Vài góp ý về :nền bonsai cần gì để phát triển

bacalaha

Thành viên
Mời các bạn sang điểm 3 : cây cối .

điểm 3 . cây nguyên liệu

Không ít người hay nói : Việt Nam không có cây Vân sam (Abies ) đẹp như của Âu châu ,
không có thông đẹp , phong đẹp như của Nhật bản thì sao ra cây bonsai đẹp.

Quả là buồn nếu các bạn đó chỉ nghĩ được có vài cây làm được ra bonsai .

Thử hỏi , khi bạn từ Việt Nam đi sang Nhật bản chơi , bạn có mong gặp mặt vài
phụ nữ Nhật bản mặc KImono không ? Hẳn là có chứ nhỉ ?

Cũng vậy thôi . Khi một người ngoại quốc tới Việt Nam là họ đã vẽ sẳn trong đầu
sẽ gặp những phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài có tà áo tung bay .Và nếu họ tới
để ngắm bonsai Việt Nam là mong được thấy những tác phẩm của xứ nhiệt đới .
Họ thèm thuồng với những cây MCT , Linh sam , những cây cóc , cây khế , cây ổi ,
cây me , cây sơ ri hay ngay cả những cây Dương , cây Mai vàng , cây si , cây sanh
mà xứ họ không trồng nổi . Chứ họ có đến với chúng ta để mong ngắm những cây
Tùng cây bách vốn là hằng hà bên họ đâu.

.......................................................
Chờ các bạn cho ý kiến .[/QUOTE]
---------------------------------------------------------------------------

Cháu có ý kiến về vấn đề này như sau ạ.
Trong một thế giới ngày càng "phẳng" như hiện nay, thế giới ngày càng đề cao và trân trọng yếu tố "bản địa".
Bonsai VN muốn vươn ra thế giới và được thế giới công nhận, thì chúng ta phải giữ được yếu tố này. "Bản địa" đầu tiên ở trủng loại cây, sau đó là 'bản địa" trong phong cách làm cây...

Có một câu truyện có thật như thế này ạ.
Cách đây mấy năm khi Hà Nội có ý định cấm bán hàng dong trên phố. Có một cặp vợ trồng người phương Tây sống ở HN có nói, đại ý là: Điều mà họ thích và thường làm đó là mua hoa từ những chiếc xe đạp chở đầy các loại hoa trên các con phố ở Hn. Vậy khi HN cấm bán hàng dong thì đường phố Hn sẽ giống như đường phố của các thành phố phương tây khác. Và điều này khiến họ ko có lý do gì để sống ở đây (HN, VN) cả.
 

ductoanvqh

Thành viên tích cực
Để tiếp sức Chú Hưng, con xin liệt kê danh sách một số loại cây có nhiều ưu điểm làm bonsai phổ biến ở VN: (thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới)
1/. Linh sam: lá nhỏ xíu, xanh bóng, đẹp, cây già có gỗ cứng dễ tạo lũa, hoa đẹp, 2 màu chính là tím và trắng, nhiều cấp độ màu, vừa có hoa phân tán lại có hoa chùm, hoa chuỗi, nhiều chủng rất thơm, sức sống mạnh, dễ tạo bộ rễ đẹp, rễ lồi, thân dẻo dễ uốn, dễ phân chi tạo tàn, dễ vô chậu cạn ... có thể chơi đủ loại size, dáng thế bonsai.

2/. Mai chiếu thủy: lá nhỏ, xanh đẹp, hoa thơm, chùm, màu cơ bản là trắng, thân vỏ nhiều loại nu, xù xì, vỏ trắng, đen, nâu đỏ, dễ phân chi tàn, rễ phát mạnh, dễ tạo rễ đẹp, rễ lồi mau lớn, sức sống mạnh, dễ vô chậu cạn, ... thường chơi size mini đến cỡ đại (khó chơi siêu mini), thích hợp nhiều kiểu dáng nhưng ít gặp dáng đổ.

Có ưu điểm về vỏ nu, xù xì so với linh sam nhưng MCT thân thảo, mềm, dễ mục nên không chơi lũa được. Điểm nữa là lá MCT càng nhỏ thì cây giòn khó uốn.

3/. Sam núi: lá xanh bóng, nhỏ, rất nhiều trái chùm (nhỏ cỡ trái cùm rụm, sống màu xanh, chín màu đen), sức sống mạnh, dễ tạo rễ, phân chi rất mãnh liệt, dễ vô chậu cạn, ... thường chơi size cỡ trung trở lại với đủ kiểu dáng.

Ưu điểm của sam núi so với 2 loại trên là chơi trái rất đẹp, chi giâm phát mạnh hơn nhưng hoa thì xấu. Tuy gỗ không cứng bền bằng linh sam nhưng vẫn có thể chơi lũa được.

4/. Hải châu: lá tương đối nhỏ, xanh bóng đẹp, hoa màu trắng, đặc biệt nhất là trái rất đẹp, có thể trổ đầy cây, trái non màu xanh, già tí màu vàng, già tí nữa màu cam, chín màu đỏ, có thể nói đây là cây bonsai trái đẹp nhất ở rừng VN. Cây hải châu cũng có sức sống rất mạnh, chơi size cỡ trung trở lên với đủ dáng thế.

Cây hải châu có ưu điểm lớn nhất so với 3 loại trên là trái, còn lại khuyết điểm là lá hơi to, nhiều gai (linh sam cũng có gai nhưng nhiều giống lá rí ít gai), thân hơi giòn, gỗ có độ cứng tương đối, có thể chơi lũa.

5/. Trang lá nhỏ: lá xanh bóng, đẹp, siêng hoa, thường có 5 màu cơ bản đỏ, vàng, trắng, cam, hồng, hoa thường ra đầy cây như đổ quyên, có người bảo trang là "đổ quyên VN". Thân thảo da đen (mềm như MCT), có loại da nứt nẻ, rễ phát mạnh, dễ vô chậu cạn, sức sống mãnh liệt. Thường chơi size mini, trung với đủ dáng thế. Một số loại trang đỏ, vàng, cam thường đậu nhiều trái đường kính cỡ 3-5 mm, khi non màu xanh, già màu đỏ, chín màu đen.

So với 4 loại trên cây trang có ưu thế lớn là nhiều màu hoa, hoa rất tươi, nhiều loại lá (tròn, bầu, dẹt dài, ...) tuy nhiên thường thì hoa chùm to, cuốn hoa dài nên làm bonsai phải xử lý để cây hài hòa lúc ra hoa, chi tàn lâu lớn (chắc do mê ra hoa làm đẹp) nên phải kiên nhẫn, nhưng được ngắm hoa hoài.

6/. Sơn liễu: lá nhỏ xíu, da đen, mãnh mai, phù hợp với làm cây thể hiện nét nữ tính. Thân gỗ tương đối như sam núi, hải châu. Sức sống mạnh, phù hợp chơi đủ size, đủ kiểu dáng.

Không hiểu sao con có cảm tình rất đặc biệt với em sơn nữ này, mỗi sau cơn mưa tạnh lúc chiều tà hoặc lúc ban mai nhìn những đọt non lúng phúng của em nó là con lại nhớ núi rừng lắm, muốn lên xe phi thẳng lên La Hai liền. Có lẻ vì vậy mà con ưu ái xếp em nó ở vị trí thứ 6 ?

7/. Ổi: Có trái để ăn, hoa đẹp để ngắm, cây già nu cũng cục cục, thân chảy xệ, lá có thể nhỏ cỡ MCT lá trung. Em này đúng nghĩa cây nhà lá vườn, có thể làm cây để gợi nhớ quê hương cho những ai xa xứ, xa quê hương. Gỗ trung bình như nhóm sam núi, hải châu, ... Sức sống khá mạnh, chơi size trung, lớn, đủ kiểu dáng.

8/. Sanh: nói tới em này là nghĩ ngay tới rễ, rễ khí, sức sống mạnh. Lá hơi lớn nên chơi cây cỡ trung, lớn, đại, với đủ kiểu dáng.

9/. Kim quýt: trái đẹp, nếu là giống Thái Lan thì rất đẹp, nhưng có vẻ ưu điểm này khó đấu lại hải châu.

10/. Cần thăng: lá nhỏ, đẹp, da bong, nứt có vẻ già nua.

Tạm thời con gởi Chú Hưng 10 loại cây trên, với những ưu điểm nhất định. Do nhận biết có hạn và liệt kê theo suy nghĩ cá nhân nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong mọi người bổ sung thêm thông tin nhằm giúp Chú Hưng rộng đường chia sẻ kiến thức.

Xin cảm ơn.
Bạn mới thống kê mỗi cây sanh là đặc trưng của miền Bắc trong khi miền Bắc chủng loại bónsai cũng không kém phần đa dạng như si, ngâu.... Và đặc biệt là tùng cối! Trong cuốn bónsai Việt Nam giới thiệu rất nhiều tác phẩm tùng cối đẹp đó bạn!
 

TVcoire

Thành viên tích cực
điểm 4 . Thiết kế và thực hiện dụng cụ

Chắc các bạn hẳn từng nghe mình nói về ông Cụ Mas Ishii .
Cụ vừa qua đời hồi đầu năm nay . Cụ để lại vườn ươm cây
cho cậu con trai tên Gary Ishii và một bộ dao để ghép tháp
cây gổm 5 cái . Đó là 5 cây dao đã lưu truyền qua 4 thế hệ .
Chả là Cụ Ishii được giới bonsai ở California xưng tụng là
Bậc Thày về ghép cây . Và cậu con trai cũng từng tuyên bố
rất mạnh miệng :" Chúng tôi ghép mọi thứ cây , chỉ trừ có
tre trúc và cỏ ".
Chả là vườn của Cụ Ishii ở Gardena cũng chì các nhà mình
độ 30 dặm nên hồi trước cũng thỉnh thoảng ghé vườn lân la
xem cây , xem Cụ làm việc .






Cụ Ishii đã nói :" Việc ghép cây rất dễ . Chỉ cần có đúng 3 thứ :

-một đôi tay khỏe mạnh
-một con dao sắc bèn
-một gốc tháp khỏe mạnh.

Các bạn thấy đấy , toàn bộ gia sản của Cụ Ishii được tạo lên từ đôi tay và 5 con dao.


Mà các bạn có biết , trong các thương hiệu dụng cụ làm bonsai , hãng nào của Nhật đắt
tiền nhất không ?

Đó chính là hãng Masakuni.
Ông Masakuni I đã tự thực hiện những dụng cụ làm bonsai từ những năm 1928.






Những dụng cụ trên được làm từ 1928 .
So với những dụng cụ Masakuni hiện nay thì trông kém tinh xảo hơn.
nhưng so về độ sắ bén thì chả thua tí nào .





Các bạn thử suy nghĩ và trả lởi xem :
Liệu mấy bác thợ rèn của Việt Nam ó thể làm ra được những dụng cụ sắc bén như vậy không ?
Tại sao được , tại sao không ?
Tks chú Hưng!

Thợ rèn VN có thể làm những dụng sắc bén như thế và không thua gì người Nhật.Nhưng họ không làm vì nếu làm quá chất lượng thì họ chỉ cung cấp người mua chỉ được một lần trong đời.Hàng sẽ tồn kho--> Ế + Thất nghiệp.(ý kiếncá nhân)
 

honolulu

Thành viên
Những dụng cụ trên được làm từ 1928 .
So với những dụng cụ Masakuni hiện nay thì trông kém tinh xảo hơn.
nhưng so về độ sắ bén thì chả thua tí nào .

Các bạn thử suy nghĩ và trả lởi xem :
Liệu mấy bác thợ rèn của Việt Nam ó thể làm ra được những dụng cụ sắc bén như vậy không ?
Tại sao được , tại sao không ?
Vừa rồi con có ghé nhà chú Bình (dblongthanh) nghe Chú bảo ở Nam Định làm được kềm bổ tùng rất tốt, không cần mua đồ ngoại.

Con cũng có người bạn cho con xem mấy cái cưa được rèn ở miền tây xài cũng rất tốt.

Tuy nhiên bộ dụng cụ Chú cho xem không biết có ai đặt thợ VN làm chưa thì con không dám nói họ làm được hay không.
 

soncm

Thành viên tích cực
Các bạn thử suy nghĩ và trả lởi xem :
Liệu mấy bác thợ rèn của Việt Nam ó thể làm ra được những dụng cụ sắc bén như vậy không ?
Tại sao được , tại sao không ?
Cảm nhận của em là hàng mình đa phần là chạy theo lợi nhuận, nên... :-SS
Cái tư tưởng sính ngoại ngày một ăn sâu, lâu ngày riết quen. [-O<
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Bác Hưng có biết bác đang là người giữ kỷ lục cực kỳ khó phá không?
Trong vòng 70 ngày từ bài viết đầu tiên(24/6-4/9/2013), bác có 18626 lời cám ơn,
đứng 14 trên tổng số thành viên@@
--
Về dụng cụ sắc, bén, cứng, bền thì cháu xin góp 1 ý nhỏ là:
VN hoàn toàn thừa khả năng làm đc
Nếu mang thép tốt (ko tạp chất, loại này ko thiếu) đến thợ rèn,
đặt họ làm ra sản phẩm như trên,
sau đó mang đến 1 Cty cơ khí chính xác tôi lại, thêm các chất cần thiết,
muốn sản phẩm cứng như thế nào cũng đc
(ng tắc là dụng cụ cứng cắt cái mềm, thép mềm cắt cái cứng,
ta có thể đo độ cứng của các sp tốt rồi bắt chước từ từ)

=> cháu có lần hỏi ông cậu làm giùm vài cái kềm thì ổng chê ít quá ông ko làm
nếu như ae nào ok, gom gom lại nhiều nhiều+nước bọt,
cháu sẽ nhận hoàn thiện phần độ cứng cho các dụng cụ cắt cây!
(dùng lò công nghiệp!


(lưu ý là phải nhiều, còn ít ít thì xin thưa rằng thì là có nói mỏi cổ ổng cũng ko cho đụng đến,
ổng thương cái lò hơn thương tiền ạ @@)
---
Cháu có xem nhiều phim tài liệu về cách người Nhật làm Kiếm Nhật,
thấy rất công phu, nhưng về bản chất cháu nghĩ ko phải công cụ hiện đại ko làm đc,
mà là họ cố tình lưu giữ bản sắc truyền thống nên mới đề cao sản phẩm thủ công!)
--
Máy Nhật, Thép Nhật ai cũng phải thừa nhận là tốt,
nhưng mà ko ai làm, chờ nó chuyển giao công nghệ mới làm thì đến tết Maya lần tiếp theo mới có đồ để xài,

Cái câu đố đó e cũng thử nghĩ mà ko ra, sao ngoài tiệm bán kéo TQ 65k, các anh bán kéo Nhật 1trieu,
còn kéo VN chỉ có loại cắt giấy học sinh hoặc cắt mang cá ngoài chợ, tuyệt nhiên ko có kéo dùng cho bonsai.
(e cũng ra mấy cửa hàng đồng giá Nhật, cũng có kéo cắt bonsai, nhưng là made in china, giá cao cao chỉ thua kéo Nhật,
nhưng rốt cuộc tại sao ko có kéo Vinamit thì e đúng là chịu!)

Đừng nói VN như con cua bỏ xô, con này trèo lên con kia kéo xuống
Khối thứ VN làm rất tốt đấy, có phải vô dụng hết đâu?
Nói chung vẫn là khó hiểu cho câu chuyện kéo cắt bonsai của VN!
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Bác Hưng có biết bác đang là người giữ kỷ lục cực kỳ khó phá không?
Trong vòng 70 ngày từ bài viết đầu tiên(24/6-4/9/2013), bác có 18626 lời cám ơn,
đứng 14 trên tổng số thành viên@@
Dân trí tiến bộ,đang thoát trũng...:))
Hồi xưa em chạy chơi mấy diễn đàn,chả cmas ơn thằng nào cả,mặc dù bài viết họ không tồi:)):)):))
Mà em cam đoan rằng khối vị cũng chỉ xem như em ngày xưa thôi......[-O<
 

hoang.htc

Thành viên tích cực
Tks chú Hưng!

Thợ rèn VN có thể làm những dụng sắc bén như thế và không thua gì người Nhật.Nhưng họ không làm vì nếu làm quá chất lượng thì họ chỉ cung cấp người mua chỉ được một lần trong đời.Hàng sẽ tồn kho--> Ế + Thất nghiệp.(ý kiếncá nhân)
Chưa đúng ! Thợ VN làm dc, nhưng bán mắc thì có người khác làm bán rẻ hơn.
Rồi từ cái rẻ đó, cả làng cạnh tranh nhau đạp giá xuống, cuối cùng là cho ra sản phẩm cực kì tồi.
Còn có trường hợp là làm biếng, biết làm hàng tốt sẽ mất thời gian, làm nhanh cho khoẻ.
Dân mình thì đa số có cái tật ham rẻ mà , ai buồn chịu, chứ Tui cũng ham rẻ lắm nè.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Căn cứ những con dao đi rừng mọi ng vẫn sử dụng (Giờ hầu như chỉ có vùng sâu xa mới có rèn thủ công ko đại trà bằng máy)em khẳng định thợ rèn VN làm được nhưng sẽ rất ít ng bỏ nhiều tiền để mua ví dụ một cái kéo cắt cành trong nước rèn thủ công.Vì tâm lý đó và do sử dụng dụng cụ bon sai chất lựong cao chưa nhiều nên chưa có thợ rèn giỏi tập trung nghiên cứu làm dụng cụ bon sai .
 

ductoanvqh

Thành viên tích cực
Mấy cái kìm trông đơn giản thế thôi nhưng Việt Nam mình chưa làm được! Không phải do sợ người dùng dùng không hỏng không thay mà thật sự kỹ thuật của ta chưa làm được hoặc giả như có làm được thì giá thành rất cao, cao hơn cả của ngoại nhập!
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
=====
Tôi thấy những ý Anh nêu là thiết thực đáng "lưu tâm"...
Nhưng trước hết và LƯU TÂM hàng đầu ở Anh là việc sử dụng "ngôn từ"...Sao cho "dể nghe " một tí .Trên D D này số AE có tuổi đời hơn Anh chắc không ít (và có bằng hay nhỏ hơn) khi được Anh cho nhảy dựng xù lông hết cả lên. Họ sẽ cảm thấy ...thế nào trước sự "ví von đầy hình tượng này của Anh"????????
-Xin lỗi bác VH vì có chút B/xúc này làm loãng chủ đề của Bác.
Rất đồng tình với ý kiến của anh dũng. Lời nói không mất tiền mua......... Tại sao ta lại phải dùng những ngôn từ khó nghe vậy có được gì. cám ơn anh dũng nói lời chí phải
 

kimkepy

Thành viên
điểm 4 . Thiết kế và thực hiện dụng cụ





Các bạn thử suy nghĩ và trả lởi xem :
Liệu mấy bác thợ rèn của Việt Nam ó thể làm ra được những dụng cụ sắc bén như vậy không ?
Tại sao được , tại sao không ?
dạ cháu thấy có
- kéo cắt hoa hồng đà lạt cuống = ngón út người lớn vẫn cắt tốt (sơn tây hn rèn bán ở chợ hoa mê linh VP)
- cưa thì có cưa ông QUÁ (hưng yên) cắt tốt thể gỗ mềm còn gỗ cứng thì lập bập(loại cưa cắt gỗ cứng mà cắt gỗ mềm thì bị mút)
- kìm bổ thợ NAM ĐỊNH họ vẫn rèn và xử dụng tốt
(cháu đã dùng cả hai loại thấy một 9 một mười, mẫu mã ko đẹp = hàng nhập & giá = 1/10 hàng nhập)
-
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Mấy cái kìm trông đơn giản thế thôi nhưng Việt Nam mình chưa làm được! Không phải do sợ người dùng dùng không hỏng không thay mà thật sự kỹ thuật của ta chưa làm được hoặc giả như có làm được thì giá thành rất cao, cao hơn cả của ngoại nhập!
Cái cơ bản của mấy ông Việt là chả tin nhau,lòng đó kỵ....
Bác đọc Lê Quý Đôn toàn tập chưa,Đau nhất là ông ta nói chính xác chủng da vàng: ..hung hăng...man di....
Cái ông lạ thật,biết cả bọn da trắng chuyên mua được bọn da vàng......8->8->8->
 

Thanh Nhàn

Thành viên
nói về công cụ, dụng cụ, phải thừa nhận là chúng ta yếu kém và đi sau. Nguyên nhân cũng thật rõ ràng:
- Công nghệ luyện kim của chúng ta gần như là con số không. đến con dao thái thịt, cái kim khâu chúng ta còn làm không bằng nước ngoài (nếu có bằng thì chi phí sản xuất cũng cao hơn nhiều lần).
- Công nghệ luyện kim là bí kíp, là cái cần câu cơm của các nước phát triển, nó dựa trên nền tảng vũng chắc của khoa học cơ bản và sự đầu tư to lớn, dài hạn.
Chúng ta thua về nguyên liêu sx dụng cụ nhưng nếu biết phát huy tính sánh tạo, chúng ta chưa chắc thua về thiết kế và tính hữu dụng của công cụ.
đó là nhận định cá nhân của cháu!
 

haibien

Quản Lý Viên
Xin lỗi chú Hưng vì chú quá tuyệt vời ,cháu ko thể chê dc chú và cả những điều chú đã làm và đã chú nói ko thể chê. Vấn đề cháu nói ở dưới đây chỉ là ví dụ ko liên quan đến bài viết.
***********************

Muốn chê thì phải có dẫn chứng và phân tích cụ thể! Chứ cái kiểu tự nhiên nhảy bổ vào hô " vì sao mày ngu thế?" thì có ngày ăn cả cái giày vào mặt em ạ! Muốn tìm hiểu "vì sao mày ngu" trước hết phải nói được "mày có ngu thật không? Ngu ở điểm nào?" và muốn xem người ta có ngu thật không thì trước hết mình phải là một thằng thông minh!!! Một thằng ngu đi nói về cái ngu của một thằng khác thì hỏi rằng thiên hạ ai thừa hơi để nghe!!!
Cho dù đúng, cho dù sai... Nói để mọi người im lặng ngồi nghe không phải cứ muốn là làm được đâu em ạ!!! Đấy là tri thức và cả một nghệ thuật đấy em!
"Kẻ khen ta mà khen sai là kẻ thù của ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta"
Vậy đó anh,khen thì anh có soi sét gì đúng sai ko mà chê thì anh bắt chứng minh ghê thế ạ?
Ngu ở đâu khi mình chưa tự soi mình đã đi chê người chê mình ngu và điều họ chê là ngu?

Ở cái xã hội thích khen và sợ chê này đúng là chẳng ai dại mồm mà chê thật,vì chưa gì đã ăn liên hoàn cước rồi.
 
dụng cụ họ là đúng chuẩn thì sẽ dùng loại thép dùng cho kiếm Nhật
nói ôm na là loại thép đấy không cứng quá và không mềm quá ( cứng và mềm là đang nói về thép)
thế làm sao làm dc.cứng quá thì dễ vỡ,mềm quá thì dễ oằn.theo tài liệu thì trải qua bao trăm năm dân tộc Nhật họ đúc kết lại và có 1 cách đó là tạo ra 1 loại thép 1 lớp cứng,1 lớp mềm ( lưu ý cực mỏng và gồm nhiều lớp dc kết hợp lại với nhau thành 1 khối thép.lúc đó nó sẽ thể hiện dc chuẩn nhất đặc tính ưu việt của thép.
với tính làm ăn chộp giật gian dối như hiện tại hoặc không có những tính đấy thì Tân nghĩ cũng còn lâu mình mới nắm dc cái bí quyết thâm sâu đấy.
chứ đưa cục thép đơn thuần muốn gì mà các bác thợ rèn ko làm dc????
vài ý kiến chủ quan theo ý riêng có gì sai xót mọi người bổ sung thêm hộ với

cháu cảm ơn chú Hưng nhiều
 

haibien

Quản Lý Viên
Dụng cụ thì ko làm dc ta mua của Tàu,Đài hay Nhật cũng dc mà,giờ giá có thể chấp nhận dc rồi ko quá đắt. Vấn đề đó cháu nghĩ là ko phải vấn đề lớn.
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
dụng cụ họ là đúng chuẩn thì sẽ dùng loại thép dùng cho kiếm Nhật
nói ôm na là loại thép đấy không cứng quá và không mềm quá ( cứng và mềm là đang nói về thép)
thế làm sao làm dc.cứng quá thì dễ vỡ,mềm quá thì dễ oằn.theo tài liệu thì trải qua bao trăm năm dân tộc Nhật họ đúc kết lại và có 1 cách đó là tạo ra 1 loại thép 1 lớp cứng,1 lớp mềm ( lưu ý cực mỏng và gồm nhiều lớp dc kết hợp lại với nhau thành 1 khối thép.lúc đó nó sẽ thể hiện dc chuẩn nhất đặc tính ưu việt của thép.
với tính làm ăn chộp giật gian dối như hiện tại hoặc không có những tính đấy thì Tân nghĩ cũng còn lâu mình mới nắm dc cái bí quyết thâm sâu đấy.
chứ đưa cục thép đơn thuần muốn gì mà các bác thợ rèn ko làm dc????
vài ý kiến chủ quan theo ý riêng có gì sai xót mọi người bổ sung thêm hộ với

cháu cảm ơn chú Hưng nhiều
Bác đúng trong mọi cái nhưng cái này chưa phải.:))
Thép có pha Liti tạo độ đàn hồi cực tốt,giữ được đặc tính của thép nhưng tận dụng được sự đàn hồi,nên nó sắc như thép,sáng như inox,dẻo như lá lúa.
Hồi trước em điện cho mấy thằng Nhật,nó nói em chả hiểu,em nói nó chả hiểu...bực,nên thôi.Tỉ lệ trộn và nhiệt vẫn là bí ẩn.
Thank bác.

Cái bác nói nó là kính chống đạn.:)):-SS
 

ductoanvqh

Thành viên tích cực
Xin lỗi chú Hưng vì chú quá tuyệt vời ,cháu ko thể chê dc chú và cả những điều chú đã làm và đã chú nói ko thể chê. Vấn đề cháu nói ở dưới đây chỉ là ví dụ ko liên quan đến bài viết.
***********************



"Kẻ khen ta mà khen sai là kẻ thù của ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta"
Vậy đó anh,khen thì anh có soi sét gì đúng sai ko mà chê thì anh bắt chứng minh ghê thế ạ?
Ngu ở đâu khi mình chưa tự soi mình đã đi chê người chê mình ngu và điều họ chê là ngu?

Ở cái xã hội thích khen và sợ chê này đúng là chẳng ai dại mồm mà chê thật,vì chưa gì đã ăn liên hoàn cước rồi.
Riêng trong một không gian lịch lãm như topic này, tôi không thèm chấp với haibien!
 
Top