Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

xuantunguyen

Thành viên tích cực
Biết chắc có nhiều người đọc rồi, mình cũng đã đọc nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại thấy lòng xót xa, mong mọi người nếu có điều kiện nên cùng chia sẻ.


(GDVN) - Mình biết nước ta nghèo (nói chung, rất chung thôi), nhưng có nghèo đến thế không ?
Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, vừa trở về từ Suối Giàng (Yên Bái) với những trải nghiệm đầy xúc động. Chúng tôi xin trích đăng câu chuyện giản dị từ blog cá nhận của ông.

Sáng nay, lần đầu tiên lên Suối Giàng (Yên Bái), xe lên đến trung tâm xã Suối Giàng, thế nào lại đỗ ngay trước cửa trường học. Mấy trăm đứa trẻ con đang tập thể dục. Ngay cạnh đó là mấy dãy nhà nội trú. Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ con miền núi là mình mê.
Nhà nước không hỗ trợ

Cậu chủ* quán trước cửa trường, có vợ là giáo viên, cho biết: Trường tiểu học có 80 đứa nội trú. Phải có từ 100 đứa nội trú trở lên mới có chế độ hỗ trợ của nhà nước. Khu nội trú này dân nuôi hoàn toàn. Cha mẹ góp 2kg gạo/tuần, 5.000 đồng tiền thức ăn/tuần.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn xuống thăm bếp ăn của các em nhỏ

Bọn mình không tin, cứ* lục vấn mãi: Sao lại 5.000đ thì chúng nó ăn uống kiểu gì?. Cậu ta cứ khăng khăng đúng thế, đúng thế. Vừa lúc có một bác H.Mông xách xô nước đi ngang, cậu chủ quán bảo: Đấy, ông này nấu cơm cho chúng nó đó.

Thế là bọn mình đi theo luôn. Trèo tắt qua mấy dãy nhà trên đồi, đi thẳng vào cổng Ủy ban Xã Suối Giàng, rồi vòng ra sau nhà Ủy ban, thì có cái lều tường che gỗ ván, giữa có cái bếp đang đỏ lửa, ngoài cửa có cái chậu tắm lớn đầy những cái bát to bẩn chưa rửa. Trong bếp ngoài nồi cơm đang nấu, một nồi nữa chắc để nấu canh, còn thì chẳng có đồ đạc gì cả.

- 80 đứa chỉ ăn cái nồi cơm này đủ à?.

Bác H Mông: Nồi to lắm đấy, 13 - 14 cân gạo mới đầy đấy.

- Thế ăn cơm với cái gì?

Bác H Mông: Với canh rau...

Bây giờ mới nhìn ra chỗ tối tối, có mấy bó rau cải bé tẹo, mà lại đã úa vàng một nửa. Không hiểu canh nấu với gì, vì mắm muối giấu ở đâu, chứ không có trong bếp.

- Sao ít rau thế ?

Bác H Mông: Ừ, không đủ đâu, phải mua thêm nữa đấy

- Thế có thịt cá ăn bao giờ không ?

Bác H Mông: Không có đâu, bao giờ bố mẹ đóng thêm tiền thì mua cho ăn một bữa có thịt.

Một nồi cơm (hy vọng là đủ) và một nồi canh rau cải ( gồm xô nước vừa được xách lên, mấy bó rau, chắc ít muối, mắm, dầu mỡ cho vào nữa- nhưng quả thật bọn mình không thấy chúng được cất chỗ nào, chắc không có trong bếp vì sợ chó mèo hay ăn trộm chăng?) - Đó là bữa ăn trưa cho 80 mầm non của đất nước vào ngày 22 tháng 9 năm 2011, tức là khi đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, là sau một năm tưng bừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, là năm đầu của nhiệm kỳ Đại Hội 11...

Bọn mình nói: Trưa nay bác mua thịt cho chúng nó ăn được không?. Bạn mình đưa ít tiền. Mình đưa thêm nữa,

Sống thì chắc được thôi, nhưng mình nghĩ học khó vào lắm. Hồi đi học, lúc nào mình cũng muốn ăn, dù bố mẹ nuôi nấng đầy đủ hơn bọn trẻ con hàng xóm nhiều. Khi đi bắt đầu đi học đại học ở Thanh xuân, cả ngày thấy đói. Ăn tập thể, xong bữa, rửa bát cầm về, dọc đường từ nhà ăn đến phòng ở đã thấy thèm ăn nữa. Ngồi trên lớp ,lúc nào cũng nghĩ đến ăn.

Tối bọn chúng nó rủ sang phòng con gái tán, mình không đi, vì nhìn mặt con gái cũng thích nhưng đang nói chuyện tự nhiên thấy đói thì không thích gì nổi nữa.

Chỗ học sinh nội trú ở có giường tầng, mỗi buồng có bảng ghi ở cửa: “Nhóm bản Lóp”, “Nhóm bản…”... Chăn chiếu bẩn lắm. Nhưng thôi, cái này mình nhìn thấy nhiều rồi. Được cái nhà cũng kín, mùa đông trên núi nhà kín là quan trọng nhất.

Gặp cô H Mong trẻ bế con chắc mới 7-8 tháng tuổi, ngồi trên tảng đá. Hỏi ra mới biết từ bản xuống thăm con ở nội trú cấp một, đang đợi giờ tan học để gặp con. Đứa bé ngoan thật, người lạ bế cứ cười toe toét. Còn cô mẹ cũng hóm ra phết, mình hỏi đùa “ Cho tao mang về nuôi nhé”, thì trả lời “ Ừ, cho đấy, đẻ đứa khác được mà !”. Mấy anh em cho ít tiền gọi là mừng tuổi bé thì đỏ mặt gạt ra, phải dúi vào tay mới chịu lấy.
Theo Bạn, để học sinh Suối Giàng có 1 bữa thịt/ ngày, ai nên đầu tư?
Nhà nước đầu tư
Nhà hảo tâm đầu tư
Nhà nước và nhà hảo tâm cùng đầu tư
Không đầu tư
Cô giáo nhường cơm HS

Sang bên khu nội trú (cũng dân nuôi) của trường trung học cơ sở thì nhà cửa có vẻ tuềnh toàng hơn nhiều. Mùa đông thế này chết rét mất. Nhưng được cái ăn uống có vẻ quy củ hơn.

Các cô giáo ở ngay cùng dãy với học sinh. Một cô khi từ dưới đi lên nhìn cứ tưởng học sinh,vì thấp nhỏ, mặc cái áo khoác trắng như đồng phục, đến nơi nghe cô ấy nói mới hiểu là cô giáo.

Bếp chung luôn với khu giường tầng, cả hai bếp đều đỏ lửa hun hai cái nồi to đen, mở ra thấy một nồi cơm, một nồi canh bí.

- Thế có món gì nữa không hả cô?

Cô giáo chỉ gói nilon nhỏ trên bàn, mình cầm lên xem, thì ra mấy miếng cá khô. Có 45 đứa cấp hai nội trú ăn ở đây, cũng tiêu chuẩn 5 ngàn /tuần. Nhưng bọn này có vẻ được ăn khá hơn lũ cấp 1. Các cô giáo bớt tiền lương của mình, cộng vào tiền bố mẹ góp, để mua thức ăn.


"Không hiểu sao, cứ nhìn thấy trẻ em miền núi là mình mê"

Theo nhẩm tính thì mỗi tháng 45 đứa có 900 ngàn tiền thức ăn (trừ gạo) do bố mẹ góp. Tiền các cô giáo cho thêm cũng chừng ấy nữa. Bình quân mỗi cháu có 2.000 đ tiền thực phẩm/ngày (bên cấp 1 chỉ 1 ngàn/ngày). Bên này đều đặn mỗi tuần được một bữa ăn thịt.

Cụ thể là: Mua dưới chợ 1 kg loại thịt rẻ nhất, rồi kho lẫn với đậu phụ. Hôm ở gần Mèo Vạc mình cũng nhìn trẻ con trường nội trú ăn cơm, thấy chúng nó ăn cái món gì cứ trắng trắng, mình cầm bát lên nhìn kỹ , thì ra là đậu phụ màu trắng có lẫn thịt mỡ bèo nhèo, cũng màu trắng, cái bát nhôm méo cũng trăng trắng nữa, hóa ra một món màu sắc như vậy. Hôm đó các thày cô giáo nói thật là có khách đến thăm nên mới thêm món đó, chứ theo lịch thì chưa đến ngày có món ăn mặn.

Lại nhớ đã 6-7 năm trước, làm Nối vòng tay lớn, mình cử mấy nhóm đi vào các miền nghèo. Mỹ Linh (giờ vẫn dẫn Văn hóa- Sự kiện và nhân vật trên VTV3) đi mũi Tây Bắc quay cảnh bữa cơm của HS dân tộc nội trú.

Rồi hôm phát trực tiếp, Mỹ Linh vừa dẫn chương trình vừa khóc nấc trước bao triệu người xem TV, khóc thật sự, dù cố nén, khi nói đến chuyện: chỉ cần 2 ngàn đồng/ngày cho mỗi đứa bé thôi thì hàng ngày thì bữa ăn có màu sắc hơn, chứ bây giờ chỉ thấy có màu trắng của cơm và trắng của măng nấu muối...

Bằng ấy năm trôi qua. Năm vừa rồi là năm đầu tiên mình không còn chủ trì làm Nối vòng tay lớn của VTV. Nhưng hôm nay lên Suối Giàng, vẫn thấy bữa cơm như thế, rồi vẫn thấy con số 2 ngàn đồng thì mỗi ngày sẽ có thịt ăn, nhưng vẫn chưa có được cái hai ngàn ấy. Mà hai ngàn đồng cách đây 7 năm to hơn 2 ngàn đồng bây giờ lắm chứ.

Dự án 9 triệu/tháng và niềm tự hào của một Đảng viên

Trên đường trở ra, mình tính kỹ: Để mỗi khu nội trú (80 đứa cấp một, 45 đứa cấp hai) ngày nếu một bữa có thịt kho lẫn đậu phụ, sẽ cần 2kg thịt cho cấp 1, 1kg cho bọn cấp hai, kèm đậu phụ nữa là 300 ngàn/ngày, hay là 9 triệu đồng/tháng. Mỗi năm sẽ cần 108* triệu đồng. Nếu cả hai bữa có thịt trong ngày thì cần gấp đôi: 18 triệu/tháng, hay 216 triệu/năm.

Để có 125 đứa trẻ có đạm ăn trong cả năm, được khoẻ khoắn, đầu óc sáng láng… thì thêm số tiền đó có gọi được là nhiều không? Mình biết nước ta nghèo (nói chung, rất chung thôi), nhưng có nghèo đến thế không ?.

Mình quyết định là về nhà gọi ngay cho bạn bè để bàn về dự án cơm thịt kèm đậu cho 125 cháu ở Suối Giàng này. Bước đầu là 1 bữa có thịt/ngày, hay còn gọi dự án 9 triệu. Kéo được thêm bạn bè thì chuyển càng nhanh càng tốt sang 2 bữa có thịt/ngày, hay dự án 18 triệu/tháng. Lạy giời, đừng có lạm phát hay tăng giá nữa nhé!

Nhà báo Trần Đăng Tuấn trăn trở với cuộc sống của trẻ em vùng cao
Hay là bàn với bạn bè lập hội những người bạn của trẻ em vùng cao? Bây giờ có bao người đi phượt vùng cao, góp mỗi người một chút cho các bé. Lập trang web…

Khi rời Suối Giàng được vài chục cây số, chợt nhớ chuyện không biết buổi sáng bọn trẻ con này nó có được ăn gì không. Nói với mọi người trên xe. Mỗi người đoán một kiểu, nhưng không ai dám chắc.

Chợt nhớ lúc ở bếp trường cấp hai, mình hỏi cô giáo: Thế mỗi cô giáo phải bớt bao nhiêu tiền từ lương của mình để mua thức ăn cho các cháu ?. Cô giáo trả lời : Dạ không giống nhau, người lương cao hay là Đảng viên thì góp nhiều hơn, giáo viên hợp đồng hay quần chúng thì góp ít hơn.

Vậy là Đảng viên thì san từ lương giáo viên miền núi của mình số tiền nhiều hơn người khác để mua thức ăn cho học sinh. Quả thật, đã lâu lắm rồi, mình hiếm khi nghe được một điều đẹp đẽ như vậy về Đảng viên. Mà không phải nghe từ một diễn đàn hay khung cảnh hoành tráng nào. Mà nghe thì tin ngay. Nghe mà* thấy lòng đỡ lạnh. Bởi mình cũng là Đảng viên đã mấy chục năm rồi.
Theo Bạn, để học sinh Suối Giàng có 1 bữa thịt/ ngày, ai nên đầu tư?
Nhà nước đầu tư
Nhà hảo tâm đầu tư
Nhà nước và nhà hảo tâm cùng đầu tư
Không đầu tư
Blog nhà báo Trần Đăng Tuấn

*Tiêu đề bài viết do toà soạn đặt
 

xuantunguyen

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Đường đến trường của học sinh vùng cao*ở Cao nguyên Dào San (Lai Châu). "Vắt quần lên vai thế này cho khỏi ướt!"
[/img]

Một em học sinh ở Loóng Luông - Sơn La nói rất hồn nhiên: "Đi học mà bụng đói cồn cào, con chữ thầy cô cho nó cứ nhày múa rồi chạy ra khỏi đầu lúc nào không biết"


Trong khi trẻ em thành phố được bố mẹ sắm cho những đôi dép đẹp đến trường, thì trẻ em huyện Mường Nhé (Điện Biên)
đến trường trên những đôi chân đất




Tuy không có cờ hoa, có tiếng trống trường, nhưng các em vẫn đón khai giảng như nhiều bạn nhỏ trên cả nước!


==================================
Một số hình ảnh mới nhất được đăng trên báo Giáo dục Việt Nam, khi các phóng viên lên thăm và hỗ trợ cho các em.

Những đứa trẻ này, rất thích được sờ mó kỹ càng những chiếc ô tô, bởi đơn giản là chúng chưa bao giờ được ngồi lên “cỗ xe biết đi đó”. Hàng ngày, nhiều học sinh lớp 1 đến lớp 9, phải cuốc bộ từ 3 đến 5km đường đèo dốc đến trường.

Một tuần trước, sau chuyến đi, ông Trần Đăng Tuấn đã gửi 9.000.000đ lên, nhờ vậy mà mỗi tuần học sinh có vài bữa thịt (mỗi em được 3 miếng thịt mỡ). Hôm nay, 10 kg thịt, giò, chả được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nấu sẵn mang lên, đã được các em ăn hết veo sau 20 phút.


“Trâu thể. Trâu thể (nghĩa là ăn no – tiếng H’Mông). Chưa bao giờ cháu được ăn no và ngon như hôm nay, vì cháu được ăn những 10 miếng thịt” – các cô bé cậu bé này đã nói như vậy sau bữa ăn.

[/img]http://giaoduc.net.vn/Uploaded/ducgiang/2011_10_04/anh6b.JPG[/img]​

Cô bé này chỉ dám cắn nửa miếng thịt. Dù hôm nay nhiều thức ăn, nhưng những đồ ăn “quý giá như thế này” phải cắn từng miếng nhỏ - chắc hẳn cô bé đang nghĩ vậy.


“Giá bữa nào cũng có giò, có thịt, dù chỉ là 1 miếng…”


Vẫn biết, đưa máy lên chụp những cảnh này, có thể hơi bất nhẫn với các em học sinh, nhưng chúng tôi vẫn quyết định đăng tải, vì muốn gửi đi một thông điệp quan trọng hơn: Tình cảnh của các em gợi nhớ câu chuyện đau lòng “Một bữa no” của nhà văn Nam Cao. Bao giờ các em học sinh ở những vùng nghèo khó mới thôi ước mơ được ăn một miếng thịt mỗi bữa cơm? Những tấm ảnh này bao giờ mới lay động được tình tương thân tương ái của bao người khác trong xã hội?

Bao nhiêu năm nay, cái bếp này chỉ có 2 cái ấm đun nước, 2 cái nồi, bởi vì mỗi bữa ăn của các em chỉ có cơm và 1 món ăn đó là canh suông, thì cần gì nhiều nồi. Có những học sinh chỉ được bố mẹ cho 5.000đ tiền ăn trong 1 tuần, nhưng như thế vẫn còn hơn một số điểm trường trong huyện, các em chỉ có gạo mang đi. Không có tiền mua thức ăn, các em phải hái rau, măng rừng làm canh “không người lái”: Không mỡ, không mì chính.

(Ảnh 20/22)
Một cô giáo nhắn nhủ rằng: “Nhà báo chụp đi, tôi muốn ông Trần Đăng Tuấn xem thêm những tấm hình này, để hành trình nâng bước đến trường của ông và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ còn dài mãi


Nhìn bức ảnh đã trở nên hiện tượng bình thường ở các thành phố lớn này: Phụ huynh đưa con đi học bằng xế hộp bạc tỉ, liệu bao nhiêu người trong chúng ta xót xa nhớ đến cái nồi canh suông – thức ăn duy nhất của biết bao “mầm non đất nước” - ở nơi miền cao heo hút Suối Giàng?

 

dragon081188

Thành viên Mua Bán
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

đơn giản thôi anh ạ.học sinh miền núi tiền đâu đóng học phí cho mấy ổng ăn.còn miền xuôi thì khác,phải tập trung để kiếm ăn chứ.bởi vậy em cứ thấy học phí tăng lên vùn vụt như tên lửa,soạn ra đủ thứ khoản để đóng,đại học thì lôi kéo sinh viên vào càng nhiều càng tốt,chỉ tiêu tăng,điểm vào trường hạ xuống.thời buổi giờ ko còn giáo dục đơn thuần mà giáo dục luôn gắn với 2 chữ kinh tế.
 

tranhuybinh

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Thật là chua xót và đau lòng cho các em học sinh vùng cao.
 

nguyển thị lê

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

vớt con tàu vinasin lên bán sắt vụn mà không được vài nghìn tỷ ủng hộ miền núi hả mấy bác:-<.cứ bơi qua sông thế kia gì ma tàu chả chìm
 

diep_cn

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

nhà nước mình cứ thấy lo đâu đâu, con em miền núi đói nghèo vậy thì bảo chúng học thế nào được
e 22t rồi ngồi đói còn không học nổi nữa là những e bé này
 

Nhacaimon

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Trào nước mắt ! Ko biết mấy ông lãnh đạo biết chuyện này ko ? Ko biết ! Thì lãnh đạo làm cái gì ? Còn biết thì sao để trình trang này còn mãi ?? ???????
 

namquyennhii

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

mình có một người bạn làm giáo viên ở miền núi biên giới. kể về cuộc sống nghe rất khó khăn. hay là diễn đàn chúng ta làm một quỷ khuyến học hàng năm sẽ trao sách vỡ cho các em nhỏ vùng núi , vùng sâu vùng xa! coi như ủng hộ phong trào khuyến học
 

Mê BonSai

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Cảm ơn nhà báo Trần Đăng Tuấn, cảm ơn XTN !
Đọc xong tự nhiên thấy ngèn ngẹn... dẫu những hình ảnh đó với mình ko phải lạ lẫm gì nhiều...
Ôi cái nghèo!
Những ngôi trường cheo leo cỏ dại ngút mắt muỗi như ong, vách ghép gỗ thưa mùa đông ko đủ che cái gió lùa tứ phía, những nụ cười hồn nhiên bừng sáng khi nhận chút quà nhỏ của người khách vãng lai dấu sau những mái tóc bờm xờm...
những thân hình nhỏ bé gày guộc sau nhưng bộ quần áo thùng thình nhàu nhĩ...
những cái cu thò ra vè ị ra quần mà chỉ có mỗi một cái chị nó mới giặt ven hồ chưa kịp khô....
Buồn hơn khi nhìn những bó hoa, hay cả vườn hoa trang hoàng khu phố vùi nát thành rác rưởi bẩn thỉu vô nghĩa....
 

tuandefzajj

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Thật tình e đang rơi nc mắt vì đọc đến đoạn "món màu sắc".chắc chúng ta ở đây chưa bao giờ đc thưởng thức món ăn này.BUỒN!!! Làm gì đây?câu này ai trả lời hộ em với.
E nhớ năm ngoái ở phú thọ nơi cách thủ đô có hơn 100km dân vẫn bị đói.tivi báo trí đưa tin mà thấy BUỒN.có lẽ ng như e chỉ biết BUỒN thôi,chứ biết làm gì nữa?
Tb:chỉ mong các cơ quan chức năng đọc đc bài này...
Cảm ơn bác chủ thớt đã cho ae biết 1sự thật đằng sau ánh hào quang mà ta đang nhìn thấy.
 

minhductq83

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Hic.dù biết rằng có rất nhiêu nơi còn khó khăn.nhưng sao đọc bài này vẫn thấy rơm rớm nước măt. các anh chị em trong diễn dàn chúng ta phải nói là thựuc sự rất hạnh phúc.vì phải có kinh tế kha khá thì mới nghĩ đến chơi cây cảnh. trước đay em và bạn bè có làm chương trình áo ấm mùa đông.đi lên các bản vung cao mà ko cầm nổi nước măt.trời ret 11,12 độ mà các em đứa có áo thì không có quần.đứa có quần thì không có ao10 tuổi đầu mà vẫn ở truồng.hic.e lại khoc rồi...
 

Người Rừng

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Bài viết phản ảnh đúng thực tại trên các huyện vùng cao Hà Giang đó các bác, mùa rét đến rồi mà trẻ em trên bản mình vẫn như vậy nè, ảnh mình chụp bằng điện thoại hôm đi lên bản kiếm đá về ghép cây.



 

TVcoire

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Nhà nước mình giàu mà các Bác!!! chuẩn bị xây tượng đài hơn 400 tỷ đó thôi.
X_XX_X​
 

duyde72

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

vớt con tàu vinasin lên bán sắt vụn mà không được vài nghìn tỷ ủng hộ miền núi hả mấy bác:-<.cứ bơi qua sông thế kia gì ma tàu chả chìm
Sáng kiến của muội rất hay.Cần được nhân rộng.9,9 điểm/10 (~~)
Duy Đệ:Nông nghiệp- Nông thôn
Giữ mãi mầu sanh
 

duyde72

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Đất nước mình còn nghèo mà phải đình việc xây dựng tượng đài "Mẹ việt nam anh hùng" Thật đău lòng mẹ THỨ và mẹ của nhưng người con đã hy sinh vì tổ quốc ngây chấn động cho người con đất việt đã một đời cho quê hương đất nước mà nay...
Duy Đệ:Nông nghiệp-Nông thôn

  • Giữ mãi mầu sanh
 

namquyennhii

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Chúng ta cố gắng làm giàu để có thể giúp đỡ chính mình và giúp được nhiều người.
 

hau26

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

giống tui lúc trước cách đây 20 năm,
tại sao ta không gom tiền từ diễn đàn này cho các em.
thay vì cứ nhìn những cây sanh giá hàng tỷ.
Đàn chủ phát động đi của ít lòng nhiều, chúng ta gom anh em mỗi người vài trăm nghìn góp gió thành bão.
 

TVcoire

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

giống tui lúc trước cách đây 20 năm,
tại sao ta không gom tiền từ diễn đàn này cho các em.
thay vì cứ nhìn những cây sanh giá hàng tỷ.
Đàn chủ phát động đi của ít lòng nhiều, chúng ta gom anh em mỗi người vài trăm nghìn góp gió thành bão.
Chính xác!!!!!!
 

tuandefzajj

Thành viên tích cực
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

giống tui lúc trước cách đây 20 năm,
tại sao ta không gom tiền từ diễn đàn này cho các em.
thay vì cứ nhìn những cây sanh giá hàng tỷ.
Đàn chủ phát động đi của ít lòng nhiều, chúng ta gom anh em mỗi người vài trăm nghìn góp gió thành bão.
ok anh.e cũng đang chờ đợi ng đứng ra cầm càng.
 

minhductq83

Thành viên
Trả lời: Trần Đăng Tuấn: Nước mình nghèo, nhưng có đến mức này không?

Em nghĩ là nên có 1 buổi off anh em ta họp lại rồi đi giúp đỡ trực tiếp nhưng người dân khốn khó đó bằng công cụ lao động và các hinh thức khác như góp quần áo và đồ dùng cũ mọi người ko sử dụng đến nhưng vẫn còn giá trị sử dụng.như tv cũ(CRT chứ ko phải LCD)....vv.như vậy chúng ta mới thấy được tình cảm giữa con người và con người nó vẫn còn nhiều giá trị lắm.
 
Top