Thế cây cổ và hình vẽ ấn tượng!

CVThang

Thành viên
Tôi thấy có nguồn là Cuonghoasi, chắc là của ông Cường họa sĩ, ông Đặng Xuân Cường. Ông Cường là người khá nổi tiếng trong giới cây cảnh nên chắc nhiều anh trên diễn đàn này biết. Vài lời võ đoán, nếu có gì sai mong các anh góp ý.
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Vẽ gần giống : Cây Thế Việt Nam- nghê thuật và đạo chơi của bác Khang.cố ý biến tướng..Riêng Ngũ tử đăng khoa thành bè rừng..chán.
Vẽ giỏi sao phải dùng cả luật sư,nhà báo vụ cây mũi khoan..
Cần xem đủ các tư liệu trước khi bùng cháy.
Lâu lên,thấy nát nhèm.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Chào bạn Đông Xuân thân mến, đây là topic chia sẻ và những bạn tham gia vào topic cũng chỉ có mục đích là chia sẻ và cùng nhau trao đổi kiến thức nhằm mở rộng thêm kiến thức về bộ môn cây cảnh được hoàn thiện thêm, mình coi nhiều comment của bạn tại topic này và có rất nhiều lời văn không đúng văn phong của người làm cây, có lẽ vì bạn bức 1 vấn đề gì đó? vì vậy nhằm hạn chết vì sự bức xúc của bạn mình tạm khóa chức năng comment của bạn thời gian là 1 tháng nhằm giúp bạn điềm tĩnh hơn. Các bài viết của bạn tại topic BQT sẽ xem xét và kiểm duyệt cần thiết xóa hay không và không thông báo trước về sự việc này.

Thật thật cáo lỗi chủ topic vì đã gửi bài viết này vào bài viết của bạn để xử lý thành viên.

Chúc bạn Đông Xuân mỗi ngày 1 vui vẻ.
Nhiều kiểu cổ đúng ấn tượng. Cổ đến nỗi cổ hũ cả trong cách ứng sử với nhau. Thật tiếc cho nhưng người yêu cái đẹp đơn thuần phải chứng kiển cảnh này.
Rất cám ơn chủ topic đã chia sẻ. Dù các bức vẽ là của người khác, chủ topic khi chia sẻ không vì lợi nhuận vẫn có thể hiểu, tuy nhiên nói một cách chặt chẽ về luật anh cần có sự cho phép của tác giả, hoặc như một số thông lệ, là ghi rõ chia sẻ vì mục đích đào tạo phi lợi nhuận. Cũng không thể trách anh sao không phải bậc thánh hiền, khi bị người khác chửi mắng anh đã không "nhẫn" được. Bác Đông Xuân chắc có nhiều bức xúc với chủ topic từ trước.
Admin Trungduart xử lý rất có tình có lý để chấm dứt cãi vã ảnh hưởng xấu hình ảnh diễn đàn.
Xin hỏi bạn 1 chút : Thế bạn có biết chủ nhân của những hình vẽ đó là ai không?
Tôi thấy có nguồn là Cuonghoasi, chắc là của ông Cường họa sĩ, ông Đặng Xuân Cường. Ông Cường là người khá nổi tiếng trong giới cây cảnh nên chắc nhiều anh trên diễn đàn này biết. Vài lời võ đoán, nếu có gì sai mong các anh góp ý.
Vẽ gần giống : Cây Thế Việt Nam- nghê thuật và đạo chơi của bác Khang.cố ý biến tướng..Riêng Ngũ tử đăng khoa thành bè rừng..chán.
Vẽ giỏi sao phải dùng cả luật sư,nhà báo vụ cây mũi khoan..
Cần xem đủ các tư liệu trước khi bùng cháy.
Lâu lên,thấy nát nhèm.
Xin cảm ơn,
Đầu tiên xin cảm ơn đàn chủ đã can thiệp kịp thời và xử lý có tình có nghĩa.
Sau cảm ơn Ae đã góp ý.
Như tôi đã nói để rào đón trước những sự hiểu lầm ngoài ý muốn.
Đây là một tài liệu tôi tình cờ gặp được và bản thân cảm thấy hay có chổ đáng để học hỏi cho mình,
Qua đó tôi củng muốn chia sẽ tới ae những người kém may mắn hơn tôi khi chưa gặp được để có dịp xem và có đôi điều gì cần cho bản thân thì tham khảo.
Cái tôi cảm nhận được qua tài liệu này không phải là ở chổ vẽ đẹp hay vẽ xấu,
Mà nhiều thứ khác giúp tôi có thể gợi mở ra cách xử lý cho công việc yêu thích của mình như là việc tôi lái chiếc xe trên dường nhưng có thể gp85 cục đá hòn sỏi mà xử lý kịp thời né tránh để không bị gián đoạn biệc lái xe trên đường.
Thì trong cái cây củng có nhiều chổ với muôn hình vạn trạng khác nhau, những thứ có thể giúp tôi giải quyết các hình trạng khác nhau đó ghì tôi coi đó là việc có lợi cho bản thân và tôi đều quý ttong5.
Vì nhờ đó, dù xấu củng giúp cho tou6 tránh tạo ra cái xấu, hay đẹp thì giúp tôi học hỏi thêm.

Nên nếu ae nào cảm nhận qua đó và góp ý thì đối với bản thân you6 củng là ngang với tài liệu hay và đều được quý cả.
Và tôi càng vui mừng hơn khi mà được ae chia sẽ thêm những tư liệu cho tôi và mọi người chưa biết có dịp gặp được và hiểu sâu hơn, thì đó là điều không gì quý bằng.

Bản thân tôi chơi vì yêu thích cái cây, nhưng mà có lúc tôi bị dị ứng với cái từ "thế cổ" của bonsai nhà chúng ta, đó là điều tôi nói thật lòng.
Tôi bị dị ứng vì đã vô tình thấy cái cây bị biến thể gây ác cảm.
Vậy nên các ae nào có tài liệu, có kiến thức mà giúp cho ae khác tránh bị tình trạng mà tôi từng gặp thì có phải đã giúp một việc to lớn tới người khác không và có phải đáng quý không??

Sao chúng ta chứ chăm vào chổ xấu chổ chưa hay mà không đi ngược lại tìm cái hay để gạn lọc đi cái xấu cho bản thân và cho bạn bè quanh mình.
Đó là điều tôi mong mỏi, để cho bản thân được tiến những bước xa hin7 trong lĩnh vực này.

Thân mến!
Tmt_arc
 

Juniperus

Thành viên
Trong sách (kể cả tái bản) của cụ Khang làm gì có "Ngũ tử đăng khoa hả" cụ Lập? cái bản vẽ trong chủ đề này nó là "Ngũ nhạc" theo xếp 5 cây hình chữ Sơn, cũng khác hẳn "Ngũ lão giáng đình" xếp theo hình chữ Vi; và nhiều ông như ông Natuan dựng thế Ngũ lão giáng đình đã dựng cây chủ cao quá thành chữ Sơn hình núi chứ ko ra 5 cụ già ngồi quây quần hình chữ Vi, và thành Ngũ nhạc mà thôi. Bản vẽ này, sự phân chia cây hình .!. rất thô thiển, phồn thực; rồi ghi bừa là Ngũ tử; vậy là cả bè có 6 cây? trong đó luật số 5 rơi vào chữ Sinh thổ lại tàng ngũ phúc; vậy nên bản vẽ kém

Các ảnh này đã được đăng trên nhiều web và được download về từ caycanhnghethuatvietnam.vn do ai đó gửi lên và Tuệ Lâm đánh dấu (mảrk), trước đó lâu hơn Laki của caycanhviet cũng đã đăng rồi; bạn TMC lấy trên mạng những file từ web ccntvn thôi

Chú ChS không bao giờ vẽ những bản thô lậu, nghèo nàn và tù ngục như vậy, ông ấy có vẽ thì sẽ chỉ vẽ trên phôi có sẵn rồi, nếu vẽ cảnh hoặc vẽ siêu thực chứ ko vẽ thế cây trên giấy chưa có phôi

Việc nói càn rồi lôi sang vụ Th Vàng thật chả ra làm sao cả, nó thêm chứng minh đồng chí Yên Lập rất hẹp hòi đấy, đồng chí còn cần học nhiều và chịu khó lên phố thị chứ ko nên ngồi đó mà nhìn thiên hạ qua cái lỗ kim
 

Juniperus

Thành viên
Đã lỡ lời rồi xin nói hết nước, rộng đường dư luận; khi quan sát các tài liệu cây cổ của Lĩnh Nam sau này cụ Việt Chương, nhóm Minh Châu, Liên Trí Hưng có nội dung y chang và của cụ Khang sẽ thấy một số điều cơ bản

1) Để thành cây sẽ tối thiểu 2 tay, 1 ngọn; một cây sẽ lấy số tay là 2,4,6,8 đến tối đa tổng 9 chữ Cửu Trời là dừng
2) Đã có Tử là phải có Phụ Cha hoặc Mẫu Mẹ
3) Ngang vai vế thì ko lấn lướt quá như trong Phu Thê, Huynh Đệ, Ngũ Lão
4) Tử mọc trên Thân Bệ cha mẹ không có gốc
5) Tuỳ dáng âm hay dáng dương để xác định Nam hay Nữ
6) Nếu chữ Lão hoặc vai vế cao thì phải già da khô tay vỏ vặn xoắn nhiều huyệt tay cành khẳng khiu; Tử trẻ thì sung sức, dáng vẻ non tơ
7) Số cây cũng sẽ là 3,5,7,9; như vậy luôn thấy tối đa chỉ có 2 cây tử thôi; chọn lối số Dương lẻ

Vậy cái thế "Ngũ tử đăng khoa" của cụ Khang nêu sẽ phạm cái gì ?
8) Cụ ấy đã mô tả 5 cây tử trong đó 2 cây trên bệ cây chủ chính, 3 cây trên thân chủ chính với mỗi cây 4 bông 1 ngọn lấy chữ Phúc (Thế số 22, Trang 73, Sách cây thế VN tái bản NxB Mỹ Thuật 2011)

Thế này đạt niêm luật 1 thân chủ và 2 tử trên bệ như đã liệt kê ở trên nhưng phá niêm luật khi không tìm được cha/mẹ nữa; nghĩa là không thể lấy gì cho ngũ tử mà tối đa chỉ đạt Tứ Tử mà thôi; trong đó 2 tử trên bệ, 2 tử trên thân phân biệt khác bông tán khi tử được dựng lên 4 tay 1 ngọn, gốc trên thân cây cha (trực);

Từ điều phân tích này sẽ không thể gọi cách mô tả trong sách cụ Khang thành "ngũ tử đăng khoa", đó là chưa kể đến đạo lý con không thể bất kính trèo lên cổ cha khi trưởng thành (đăng khoa), khác hẳn với thơ ấu; do vậy bài trên tôi troll là sách ấy làm gì có Ngũ tử là vậy!

9) Cây do bạn TMC đưa lên gồm 4 cây nhỏ, 1 cây lớn; phá vỡ hầu hết nhận diện cây có nguyên tắc về số cành ngọn, về đường nét mỹ thuật trong sự cách điệu của mỗi cây trong quần thụ, và hơn hết cũng không chỉnh về diễn tả chữ Tử

10) Làm cây tự nhiên nhưng mang niêm luật, chẳng hạn ông Tuấn XD làm, ông CHS cũng chỉnh dần về luật cơ bản chứ không lộn tùng bậy đòi hỏi thêm độ khó; vừa đẹp lại vừa phong thuỷ thì rõ là tốt hơn chỉ được một vế
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Bạn Ju nói thì tôi đang lắng nghe đây,
Nhưng mà ý thứ 9 là Ju đang nói cây nào thế?
Tôi không có cây nào như vậy cả,
Có nhầm ai chăng?

Vả lại tôi đang rất hứng thú với cách dùng niêm luật của người xưa.
Tôi rất muốn biết nó để hiểu nó ra sao cho đẹp.

Chứ thực tình thì tôi vẫn cảm nhận cái cây bằng con tim,
Còn làm cây bằng đầu óc
Thực hiện nó bằng tay chân và phương tiện.

Riêng tôi và chắc củng còn nhiều bạn ở lứa tuổi tôi (không phải hầu hết hay tất cả) không quen với kiểu chữ xưa.
Nên khi mà nói dựng cây theo lối ấy là cá nhân tôi tịt chắc.

Tôi chỉ có thể dựng theo đôi chút theo cái cảm nhận mỹ thuật của bản thân cho là đẹp, như cách điệu, vần luật, liên kết, đối lập......vv thì còn được tí để tự thấy hài lòng, chứ mà theo lối chữ tượng hình như các cụ xưa thì chịu.

Chỉ mong sao qua ý nghĩa và cách xử trí của người xưa giúp thêm cho cách làm hiện tại, hợp thời thì tôi vui rồi.

Củng như chính bản thân tôi đây.
Xưa tôi trồng cây bằng phân bò khô đập to to trộn với đất mùn để có loại đất tơi xốp.
Và cây phát triền.
Nhưng đứng thời điểm này tôi lại tìm thấy nhiều thứ còn ưu việt hơn để trồng, nên tôi không dại gì mà ôm khư khư cái cách củ làm gì, mà chỉ lấy cái tinh trong cách củ đã từng làm để cộng thêm vào cách mới cho việc mình cần là đủ, không tham và không mong hơn !!!
 

Juniperus

Thành viên
Bạn viết bài lung tung và chẳng ăn nhập gì cả, thậm chí bạn viết xong còn chả hiểu nội dung nó có gì như vậy giải thích cho bạn hiểu là bất khả thi!

Tự trở về trang 1 đọc chữ trên Tranh tìm từ "Ngũ tử đăng khoa" xem may ra có hiểu thêm gì ko?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Ậy, vậy là bạn nói cái hình tả thế tôi đăng lên.
Gớm thế mà bảo cây của tôi, hết cả hồn....
Còn chuyện có hiểu hay không thì sao bạn không thử rồi xem kết quả?
Mà thôi, chuyện này không ăn nhậu gì đến dáng thế nên bỏ qua??
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Vậy chớ nói tới niêm luật dùng kèm cả triết lý về các mối quan hệ trong gia đình, xã hội của cách chơi cây người xưa là điều thấy rõ.
Vậy khi bố trí trên, dưới, trái, phải thì dùng niêm luật thế nào?
Niêm luật ấy có giúp cho cái cảm nhận người xem dễ nắm bắt hơn không?
Hay là nó chủ yếu vì cái ý nghĩa gởi gắm vào?
Và làm để người xem có thể cảm được cái ý nghĩa đó dễ dàng??
 

LangTuDocHanh

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Thế cây cổ và hình vẽ ấn tượng!

Củng như chính bản thân tôi đây.
Xưa tôi trồng cây bằng phân bò khô đập to to trộn với đất mùn để có loại đất tơi xốp.
Và cây phát triền.
Nhưng đứng thời điểm này tôi lại tìm thấy nhiều thứ còn ưu việt hơn để trồng, nên tôi không dại gì mà ôm khư khư cái cách củ làm gì, mà chỉ lấy cái tinh trong cách củ đã từng làm để cộng thêm vào cách mới cho việc mình cần là đủ, không tham và không mong hơn !!!
chia sẽ cách làm đất tơi xốp đi e. Cám ơn :D
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Trong sách (kể cả tái bản) của cụ Khang làm gì có "Ngũ tử đăng khoa hả" cụ Lập? cái bản vẽ trong chủ đề này nó là "Ngũ nhạc" theo xếp 5 cây hình chữ Sơn, cũng khác hẳn "Ngũ lão giáng đình" xếp theo hình chữ Vi; và nhiều ông như ông Natuan dựng thế Ngũ lão giáng đình đã dựng cây chủ cao quá thành chữ Sơn hình núi chứ ko ra 5 cụ già ngồi quây quần hình chữ Vi, và thành Ngũ nhạc mà thôi. Bản vẽ này, sự phân chia cây hình .!. rất thô thiển, phồn thực; rồi ghi bừa là Ngũ tử; vậy là cả bè có 6 cây? trong đó luật số 5 rơi vào chữ Sinh thổ lại tàng ngũ phúc; vậy nên bản vẽ kém

Các ảnh này đã được đăng trên nhiều web và được download về từ caycanhnghethuatvietnam.vn do ai đó gửi lên và Tuệ Lâm đánh dấu (mảrk), trước đó lâu hơn Laki của caycanhviet cũng đã đăng rồi; bạn TMC lấy trên mạng những file từ web ccntvn thôi

Chú ChS không bao giờ vẽ những bản thô lậu, nghèo nàn và tù ngục như vậy, ông ấy có vẽ thì sẽ chỉ vẽ trên phôi có sẵn rồi, nếu vẽ cảnh hoặc vẽ siêu thực chứ ko vẽ thế cây trên giấy chưa có phôi

Việc nói càn rồi lôi sang vụ Th Vàng thật chả ra làm sao cả, nó thêm chứng minh đồng chí Yên Lập rất hẹp hòi đấy, đồng chí còn cần học nhiều và chịu khó lên phố thị chứ ko nên ngồi đó mà nhìn thiên hạ qua cái lỗ kim
Khổ,chưa biết đến 40 thế cây ...
Nó đây này,làm mất thời gian quá,đọc kĩ vào,dặn rồi...


 

Juniperus

Thành viên
Đọc kỹ ngay bài sau, tính troll tý cho cơ hội mà bật nhưng chả đi đến đâu nên giải đáp luôn rồi đấy; bèo nhèo gì ko mua nổi quyển sách tử tế lại phải đi đọc bản điện tử vậy?
 

Dst1079

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Thế cây cổ và hình vẽ ấn tượng!

Đọc kỹ ngay bài sau, tính troll tý cho cơ hội mà bật nhưng chả đi đến đâu nên giải đáp luôn rồi đấy; bèo nhèo gì ko mua nổi quyển sách tử tế lại phải đi đọc bản điện tử vậy?
Giải đáp luôn thế là quá hợp lý đấy cụ ạ. Chứ bật lại cụ thì cái thằng chủ Topic nó chả hiểu gì nhưng nó cứ thấy bật lại bạn nó (Juniperus) là nó chém cho phát ngang xương luôn ai đỡ cho :D
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Khổ,chưa biết đến 40 thế cây ...
Nó đây này,làm mất thời gian quá,đọc kĩ vào,dặn rồi...


Cảm ơn anh bỏ công sức đưa hình và lời cho dễ dàng hình dung.
Mời anh tách trà nóng ~O)~O)
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Thế cây cổ và hình vẽ ấn tượng!

Đọc kỹ ngay bài sau, tính troll tý cho cơ hội mà bật nhưng chả đi đến đâu nên giải đáp luôn rồi đấy; bèo nhèo gì ko mua nổi quyển sách tử tế lại phải đi đọc bản điện tử vậy?
Khổ,chưa biết đến 40 thế cây ...
Nó đây này,làm mất thời gian quá,đọc kĩ vào,dặn rồi...


Tôi thấy Bác chiyenlap hiểu lầm bác Ju, vì bác Ju đang nói về thế cây của chủ topic đưa lên là thế Ngũ Nhạc mà lại viết là Ngũ Tử Đăng Khoa (5 người con đều đỗ đạt)
==================================
Vậy chớ nói tới niêm luật dùng kèm cả triết lý về các mối quan hệ trong gia đình, xã hội của cách chơi cây người xưa là điều thấy rõ.
Vậy khi bố trí trên, dưới, trái, phải thì dùng niêm luật thế nào?
Niêm luật ấy có giúp cho cái cảm nhận người xem dễ nắm bắt hơn không?
Hay là nó chủ yếu vì cái ý nghĩa gởi gắm vào?
Và làm để người xem có thể cảm được cái ý nghĩa đó dễ dàng??
Cứ làm thế nào cho cây không bỏ chi thì đấy là niên luật. Có nghĩa là nếu cây để dưới thấp thì các tán lá đừng che nhau. Còn ở đôn cao thì khác, có thể trên che dưới, tán dưới vẫn sống.

Còn thế cây các cụ xưa nhiều khê lắm, nhiều khi làm cây theo kiểu chơi chữ (hình của hán tự); nhiều khi chơi theo kiểu ước mong cuộc sống; rồi nghĩa của từng chủng loài cây....

Cứ theo các cụ thì nhiều cây mình không dám chơi nữa là: Ví dụ Cây Dâu Tằm chẳng hạn, kiêng theo kiểu các cụ thì không dám chơi luôn nếu nhà không có vườn
 

Juniperus

Thành viên
Đọc sách mà không thẩm thấu được thì mất công toi, hoàn toàn có thể nhận ra cụ Khang đã sưu tầm được các Tên cây thế cổ và dựa vào niêm luật cơ bản để vẽ lại trên giấy. Rất quý! hơn hẳn các ông làm sách hậu duệ của ông Liên Trí Hưng rồi bê y nguyên vào!

Chơi cây thế cổ nó là một phạm trù văn hóa rất rộng, sâu thẳm của hồn Việt không đơn giản chút nào; có ai thử nghĩ ra đường mạnh ai nấy đi, không cần luật lệ, ko cần biết xấu hổ là gì để mọi thứ tự nhiên theo từng cá nhân nó sẽ ra sao? và Nghệ Sỹ người ta sẽ tái hiện trong cái dòng đời ấy những tâm hồn đẹp, những cử chỉ đẹp để đưa lên thành hình tượng nghệ thuật; số đông thì không làm như vậy, thấy bụi chuối vẽ bụi chuối, thấy đống rác chọc ra xem và khen nức nở, thấy viên đá cuội quái đản mang về để trên bàn tâm đắc cái dị thường... đó là sự rợ mọi trong cái mặt đối diện của nghệ thuật mà thôi!

Nghệ thuật thuộc về công chúng, vậy nên có tính thời đại và mang văn hóa, môi trường sống, tri thức và cảm nhận của tác giả kiến tạo ra chúng do vậy sẽ luôn cách tân; cây Thế cổ xưa nay cũng cần cách tân đi sao tự nhiên hơn, tăng nét vũ điệu, nhiều dữ liệu và cách điệu ngay trong các nhịp điệu (cách điệu chính là sự khác biệt). Chẳng hạn, cây ngày xưa tay cành song song, tán trái phải cân bằng, khuỷu thì lặp lại, các đường chuyển thân lặp lại từ lớn đến nhỏ, chiết chi nhị diện hoặc tán dĩa... nay không như vậy nữa; nhưng vẫn còn những cái rất cơ bản đó là Triết Lý!

Đọc sách của các tiền bối, cần nắm chắc cái ý các cụ ấy chuyền tải rồi cách tân và thu lượm lấy cái tinh hoa; không phải đọc khơi khơi rồi bắt chước, rồi chê, mà phải có giải pháp cho riêng mình. Đó mới là Học và kế thừa; điều đó làm các cụ tiền bối đi trước vui vì con hơn cha là nhà có phúc, ngược lại ăn sẵn, hời hợt rồi láo khoét xóa bỏ truyền thống thì thành vô phúc; ít nhất là chả còn truyền thống nào nữa.

Quay lại 2 bản vẽ; 1 bản của bạn TMC đăng lên (gọi là bản A), 1 bản từ sách của cụ Khang mà đồng chí Chiyenlap đã nêu (gọi là bản B) thì đánh giá nó như nào?

1) Bản vẽ A, là 1 quần thụ 5 cây; 4 cây nhỏ không có rễ nằm trên đế cây lớn; thiết kế hình chữ Sơn 山 và thường gọi là Ngũ Nhạc, nhưng số tay/ngọn lung tung, chưa đủ điều kiện tả 1 hình nhân con người. Chẳng có gì để gọi Ngũ Tử (5 con) được, vì đã có Tử thì phải có người sinh ra Tử vậy thì Cha hoặc Mẹ chúng đâu? thực tế nhìn vào bệ thấy rất bất minh, nhưng có thể xuề xòa cho qua và coi cây lớn nhất là Phụ (vì nó cương trực nam tính), vậy thì chỉ có 4 Tử mà thôi.

2) Bản vẽ B, cụ Khang rất thông thái và nắm chắc các luật tạo Tử, Bệ, số Tay Cành nên đã phóng tác vẽ ra cái gọi là Ngũ Tử Đăng Khoa; nhưng cụ vẽ ẩu vì chính cái Tử không đủ điều kiện, nghĩa là không có Cha/Mẹ, và cũng chỉ tạo lên được 4 tử thôi; cây to nhất nếu theo phương pháp luận của cụ ấy nó là thân Mẫu.

Như vậy, để chỉnh nhất cho dáng cây Ngũ Tử Đồng Khoa theo niêm luật, thì chỉ có cách giải duy nhất xây dựng quần thụ 07 cây; gồm 01 cặp Phụ Mẫu và 05 tử. Trong 05 cây tử phải có tính dương/âm của dáng, để có cả trai lẫn gái. Cụ Khang đã vẽ ẩu, chính cụ đã chống lại những niêm luật được liệt kê xuyên suốt cuốn sách của cụ qua 2 lần xuất bản.

Chi tiết:
+ Quần thụ gồm 07 cây, trong đó 02 cây chủ có dáng Phụ Tử, 1 cây trực cương mãnh cao nhất và 1cây xiêu có độ mở gốc nhỏ thấp hơn; hai cây này chung bệ khác gốc. Trên bệ có 05 cây tử trải dài vòng ra mặt trước; trong đó có thể phân chia 03 nam, 02 nữ.
+ Các cây đều có kết cấu gồm 4 tay và 1 ngọn.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Thế cây cổ và hình vẽ ấn tượng!

+ Các cây đều có kết cấu gồm 4 tay và 1 ngọn.
Thể hiện người: gồm 2 chân, 2 tay và đầu. Ngoài ra chúng còn thể hiện ngũ hành, chỉ có con người mới có đủ ngũ hành. Đây có lẽ là thâm ý của các cụ.

Nếu đăng khoa thì có lẽ các cây tử, chúng phải đều là dáng trực hoặc tương tự như trực, hoặc đầu ngóc lên chứ cúi gập xuống thì đâu phải là đăng khoa phải không bố cháu? Ah còn nữa ngoài ra các tay chi phải mạch lạc tách biệt để biểu lộ tính thông thái, vì đã có khoa cử thì chúng phải thông thái rồi. Còn dựng tử mà mập ú, rối bời thì có mà đăng phải không?

Đấy là suy luận của tôi thôi, chứ tôi cũng không hiểu rõ lắm. Nhưng có lẽ hình bác chiyenlap cũng có khả năng đúng lý do: các chi dựng đều nhau, ngọn cũng vậy đại diện cho anh trưởng rồi... xuống dần tới gốc. Còn thân chính nói là cùng chung một nhà => và đây cũng là suy luận thôi nhé
 

Juniperus

Thành viên
Nếu 5 con đỗ đạt cao về nhà vinh quy bái tổ; tất nhiên phải có Bố Mẹ ra chụp ảnh chung, cùng vui mới trọn đạo; nên dùng 07 cây nó cực kỳ sâu sắc. Còn khi đỗ đạt về quần tụ gia phong, cha hoặc mẹ mất rồi, hoặc 5 đứa ra chụp với nhau thì cũng tiếc lắm. Với lại nếu như thế chả bao giờ thành Tử được, ko cha mẹ thì sao có con cái?

Đăng khoa tất nhiên là phải ngẩng đầu, vì tuổi còn khỏe, sức tráng kiện; nếu dùng dáng lão như thân xoắn vặn, nhiều huyệt, tay khúc khuỷu khô cằn, lưng gù cổ gân guốc thì hỏng.

Em có anh bạn, bố là bậc túc nho bác Tuế ạ; hắn sưu tầm tên thế cây cổ, rồi đọc các triết lý và nắm niêm luật cơ bản rồi phác thảo mà run tay lắm, có khi còn không dám phác thảo; bởi mối quan hệ đời thực được đặt vào, mất đi cái tự nhiên trong đời sống là hỏng ý nghĩa ngay. Thế nên cây thế cổ đương đại, phải Tự nhiên về Hình ảnh và tự nhiên về Nội dung; khó hơn hẳn chỉ làm mỗi vế tự nhiên về hình ảnh.
 
Top