Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
tmt_arc:

Sao nghe tới đây thấy ớn ớn. Rõ ràng tgeo lý thuyết, đất trồng thoáng và tạo được độ ẩm giúp cây phát triển. Có khi nào vấn đề nằm ở chổ độ gắn kết của đất trồng không ta...???
Vì khi cầm cây từ anh phong nguyễn tgi con quan sát (lúc đó có cả Hinoki tại sài gòn). Điều đầu riên con thấy là mặc dù dùng các vật liệu đá, đất nung....vv.... Nhưng khi Hinoki cầm lên con thấy hình như có các hạt mịn hơn như cám và dính như một lớp đất.
Con nghỉ chính lớp đó rã ra từ đất nung vừa đủ mềm để có thể tạo ra lượng đất bột theo thời gian giúp những cây ko chịu được điều kiện khắc nghiệt như khô hạn,.........vvv...... Mà với cây lá bản thì với thời tiết khắc nghiệt thì rõ ràng sức chịu đựng kém hẳn dòng lá kim, lá vảy.

Theo con suy đoán như chú nói thì điều kiện cần và đủ để đất trồng tốt:
Thứ nhất phải đảm bảo sạch, thoáng, nóng, ẩm như đã biết.
Thứ nhì vai trò của đất nung, chính xác là độ cứng vừa đủ để có thể tại ra lớp bột liên kết giữa các hạt to với nhau để bảo vệ mớ rể non đối với các dòng ít chịu điều kiện khắc nghiệt như cây lá bản.
Và nếu mọt khi thỏa các dk trên mà cây lá bản phát triển tốt tgi2 rõ ràng sẽ dễ dàng với các dòng chịu cực chịu khổ như dòng lá kim, lá vảy.
Hay nói cách khác dòng lá bản do sức chịu đựng dk khắc nghiệt thấp hơn dòng lá kim. Nên bộ rễ ccủng vì đó mà yếu hơn về sức chịu đựng và cần sự ổn định hơn dòng lá kim.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nhắc lại là mớ JM của mình vào cuối mùa hè coi như tiêu hết. Nghĩa là lá cháy hết, nhưng cây vẫn còn sống. Khi lá cháy, kéo dài từ giữa mùa hè tới cuối hè, thân cành không nhận được chất dự trữ nên không mập ra được. Bởi thế, cho dù cây sống đến sang năm và sẽ phát lá mới, nhưng thiếu dự trữ từ mùa Thu năm trước, cây sẽ từ từ yếu đến chết.
Vậy mà vẫn có hai rổ JM ở cuối vườn (là nơi nóng nhất vì bức tường cuối vườn hứng chịu toàn bộ nắng ở hướng chính Tây) cứ tà tà phát triển. Ngó kỹ lại, té ra là nhờ mấy giọt nước nhỏ vào đất. Bởi khu cuối vườn mình trồng cây "nhiệt đới" (Bông giấy, si...) nên làm ít ống nước cho nhỏ giọt.
Từ hai chậu JM phát tốt ấy (không cháy lá dù ở vùng nóng nhất vườn), mình mới thấy "tưới nhỏ giọt" giúp rễ JM chạy tốt trong đất Akadama. Nhờ vậy mình suy nghĩ và chế ra hệ thống "suối Đưỡng Đường"= nước chảy liên tục trên bàn.

Sau đó, trong nhiều năm, những cây JM trong rổ có điều điện chạy rễ, phát đọt dài, đỡ cháy lá và gốc bắt đầu to dần. Nhờ thế, khu vườn cũng mát mẻ và rậm rạp để có thể dễ dàng ngồi chơi ngắm cây.
Tiếc là hồi đó mình không nghĩ đến việc chụp hình làm tài liệu, nên chả thấy cây JM trên bàn suối ra sao. Cũng nhờ 3 cái bàn suối mà vườn tược thêm chút ẩm độ. (hình chụp đâu khoảng 6,7 năm trước).

Hình dưới là 1 trong 3 cái bàn suối.



Còn thì toàn hình chụp đại khái chung quanh.






Sau vài năm trên bàn suối, cây JM lá đỏ ở trên đã mập gốc (từ hơn cây đũa lúc mới mua).

Dĩ nhiên là sau khi đưa Akadama vào JM, mình cũng đưa Akadama dần vào đám Thông đen xem sao (với tỉ lệ 1/3, tức là dùng Akadama thay hẳn cho cát). Mình thấy đám Thông đen 5,6 tuổi có vẻ cũng chả mấy khác biệt so với đất trồng cũ (cát, pumice, vỏ Fir).
Thế như phải đến 3 năm sau mấy thấy rõ chút khác biệt: những cây Thông có Akadama có vẻ như chậm rãi nhưng vững vàng hơn. Và điều rõ nhất: sức chịu hạn của Thông đen khi có Akadama tỏ ra bền bỉ hơn.
Mình đoán là những viên Akadama đã giúp đất trồng dễ liên kết "rễ + đất thành một khối". Nói khác đi : gốc cây khó bị động.
Tất cả những điều trên chỉ là những cảm nhận hết sức chủ quan. Bởi lúc đó, mình không có gì nhiều để so sánh, và mục đích chỉ để thấy Thông đen phát trong rổ xanh tốt nhưng đừng quá "bốc".

Phải chờ cho đến khoảng năm 2002, có chút thay đổi về Akadama khiến kết quả không như ý muốn, lúc đó mình mới bắt đầu suy nghĩ nhiều về Akadama và thấy được một số chuyện "phũ phàng".
-----------------

Akadama và tiến trình phát triển bonsai thế giới
Các bạn có thấy cái tiêu đề mình nêu ở trên nghe rất ư là "lớn lao" ? Thực ra thì mình có đi tới từng nước để thăm dò đâu mà biết. Tuy vậy ,chỉ dựa vào mức phát triển của tạp chí Bonsai Today từ 1992 đến nay và thỉnh thoảng đọc được vài ý trong các Forum Bonsai nước ngoài là chúng ta đoán được ngay : Akadama đã được dùng như thế nào ở những Bonsai ngoài nước Nhật.

Để mình tản mạn một ít về chuyện Akadama ra Bonsai thế giới, sau đó sẽ quay trở lại chuyện "kết quả thu được ở Bonsai do thay đổi độ cứng của Akadama từ năm 2002 ".
Nếu các bạn có dịp đọc những sách Kỹ thuật Bonsai xuất bản trước những năm 2005, gần như chả có tác giả nào nói đến Akadama. Có may ra thì thỉnh thoảng lắm mới có vài tác giả nói lướt về Akadama với một hai hình ảnh cho có. Dĩ nhiên như thế thì chả ai rảnh đâu mà phân tích về
loại đất Nhật Bản này. Thậm chí, vì là hàng ngoại nhập, đa số người ta (ở Âu châu, Mỹ...) đều khuyên nên dùng những thứ nào đó: đất sét nung cứng, nham thạch, diatomite nung...là dư sức tốt cho bonsai. Chuyện thì chả sai, bởi vì rõ ràng là bonsai ở những quốc gia không phải Nhật Bổn vẫn sống tốt mà chả cần Akadama. Ấy là chưa nói, có những chuyên gia bonsai thử nghiệm
Akadama so với nhiều chất trồng khác (như ông Colin Lewis đề cập ở trên) và tìm ra kết quả : rễ cây Lạc Diệp Tùng phát triển kém nhất trong Akadama.

Nếu các bạn có trong tay khoảng 120 số báo Tạp chí Bonsai Today (sau này kết hợp với tạp chí Bonsai Europe khoảng 2008 để thành Tạp chí Bonsai Focus), các bạn sẽ có thể ngạc nhiên khi thấy biết bao nhiêu kỹ thuật Bonsai được nêu (đa phần là từ Tạp chí Kindai của Nhật) nhưng chả hề có bài viết nào về Akadama ! Có nghĩa là hình ảnh về cây cối, kỹ thuật cắt tỉa tạo dáng đầy
rẫy, nhưng về đất trồng thì gần như hoàn toàn không có gì !
Ngay như số 17 Bonsai Today dành trọn 66 trang (từ 8 đến 74) để trình bày đủ chuyện về sang chậu, thay đất; nhưng chỉ có 2 trang nói về đất trồng. Trong 2 trang đó, Akadama cũng chỉ được nhắc sơ vài dòng.







Chắc các bạn sẽ bảo : người Nhật họ dấu nghề ?
Chả biết họ có dấu nghề hay không. Chỉ có điều rõ ràng nhất là hình như chả thấy người Nhật nào thắc mắc bận tâm về đất trồng thì phải. Mọi thứ đất trồng cho mỗi loại cây chơi: bonsai lá kim, bonsai lá bản, cây nhiệt đới... hình như đã có đất trồng đóng bao sẵn. Cứ thế mua về bỏ cây vào trồng là gần như chả mấy bận tâm.
Chuyện người Nhật thêm chút đá xốp hay sạn vào Akadama thì tương đối cũng đơn giản. Thường thì có thêm này nọ vào Akadama cũng chả mấy khi quá 25%.
Cho nên, với người Nhật, Akadama là chuyện đương nhiên cho mọi bonsai (trừ Đỗ Quyên với Kanuma). Đó là kết quả hàng bao năm tìm tòi sáng tạo của cha ông họ. Đến giờ này, con cháu họ cứ là theo đó mà làm, chả bận tâm. Vì là đương nhiên, đối với người Nhật, bỏ giờ nói về Akadama là chuyện thừa thãi ?

Có lẽ đối với họ : bỏ tiền ra mua một cây về làm bonsai mà không mua đất Akadama cho cây bonsai là chuyện "vô lý". Chắc cũng tương tự như chuyện có tiền mua xe gắn máy mà không chịu bỏ tiền đổ xăng vậy. Cho nên có lẽ đó là lý do chúng ta không thấy đề cập đến Akadama trên các số báo Bonsai Today suốt từ số đầu tiên 1989 đến tận năm 2009 số 120 ,Bonsai Focus)

Thỉnh thoảng trong việc trình bày trên Bonsai Today, mình vẫn thấy một số tác gỉa Âu Mỹ dùng Akadama cho vài Bonsai loại chiến. Thế nhưng đa số trên Forum có vẻ như người ta vẫn hô hào thay Akadama bằng một thứ vật liệu tương ứng (như mình đã từng làm với các bạn). Chuyện thì có lẽ chả sai gì, có điều, nếu chúng ta biết được thêm vài đặc tính của Akadama hầu liệu chừng gia giảm những thứ chúng ta đang chế biến hiện nay cho đất trồng bonsai thì xem ra tốt hơn cho cây cối.

Tóm lại, điều mình muốn trình bày với các bạn : cho đến nay thì, ngoài Nhật Bản ra, có lẽ chả còn nước nào tự chế biến ra Akadama để chơi bonsai. Mà có lẽ chả phải là do đất nước họ không có đất sét để làm Akadama (đất sét gần khu núi lửa), nhưng lý do chính chắc là tại số người chơi bonsai không nhiều nên khó đầu tư sản xuất! Do đấy, Akadama vẫn là thứ nhập cảng. Nghĩa là đắt, khó có điều kiện xài!
 

dungvan

Moderator
nguyenquanghung:

Phần đang chen giữa chậu và cây này là 300 ngàn đó anh Thầy ơi!



==============================


hqvuhototbung:

Cây trông đẹp lắm.
Nhưng mà bộ rễ nhiều lắm hay sao mà cái chậu trông như muốn nuốt cái cậy vậy ?
===============================


nguyenquanghung:

Đang cắt giật lại để còn nuôi tiếp vài năm nữa anh trai ơi, bộ đế đã làm khi vào chậu khác chỉ cao 2 lóng tay thôi.
===============================


hqvuhototbung:

Nếu bạn Nguyenquanghung đưa được cây trên vào chậu cạn hơn, nhỏ hơn cỡ 2/3, cây sẽ có thể trông già lão vững chãi hơn. Dĩ nhiên là bạn chỉ còn tốn ít hơn 1/2 đất trồng !



Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Đang cắt giật lại để còn nuôi tiếp vài năm nữa anh trai ơi,bộ đế đã làm khi vào chậu khác chỉ cao 2 lóng tay thôi.
Cắt giật mà chậu to thì lóng dài = cây khó có chi nhuyễn = khó đẹp !
===============================
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nói chính xác thì mãi đến năm 2009, tạp chí Bonsai Focus mới có bài viết kỹ về "Đất trồng bonsai" ở số 121,122. Trong đó, dĩ nhiên họ có đề cập nhiều đến Akadama hơn một chút. Tuy nhiên cũng chỉ là : về hạt độ là chính mà thôi.
Pictures from Bonsai Focus 121, 2009 . For training purpose only)



Những điều nêu ra trong số báo 121 gồm :


Bạn nhớ sàng sảy đất trồng cho sạch bụi.

Theo Tạp chí: nếu sau 3,4 năm mà hạt đất vẫn còn có thể thấy hình dáng như nhóm đất bên trái, khi so với nhóm đất mới bên phải, thì đó là "tình trạng đất trồng lý tưởng ".



Bạn nên lưu ý nhóm chữ : tình trạng đất trồng lý tưởng ở trên. Sau này chúng ta sẽ đề cập rất nhiều đến chuyện đó.
Cá nhân mình xin đưa ngay ý kiến : đó không hoàn toàn là tình trạng lý tưởng của đất trồng sau 3,4 năm trong chậu.

Kế đó là hình ảnh một số loại vật liệu :


Đất sét nhẹ Kanuma cho Đỗ Quyên


Akadama cho mọi loại lá kim, lá bản khác Đỗ Quyên.


Kiryu-zuna: loại đá từ núi lửa xốp, có trộn lẫn sạn.


Fuji -zuna : đất từ tro núi lửa ở Phú sĩ sơn.


Hinata -tsuchi : phẩm vật từ núi lửa tương tự pumice.


Cát thô từ sông Yahagi.


Pumice : đá vôi xốp ở khu vực núi lửa.


Đất mặt ở khu vực núi lửa, đa phần là tro của núi lửa trộn lẫn với đất.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi tuananhpc:
Vậy theo chú khi muốn cắt giật thì vào chậu vừa phải, gần như bằng chậu bonsai sau này ạ để có chi nhuyễn ạ. nhưng như vậy thì chi cành lâu mập. Hay nuôi để lấy các chi nhuyễn rồi sang chậu hơi to để chi cành mập ạ
Khi đã tính chuyện cắt giật thì mục đích là rút ngắn khoảng cách đốt cành và chuyển hướng đốt cành là chính. Nếu đã vậy, cành sẽ giảm thiểu phát đọt. Thường đồng thời cũng đưa đến giảm diện tích lá và số lá. Như vậy mà còn đòi cành mập thì đến chịu !
Bạn nên chú trọng vào 1 mục đích thôi.
--------------------

Sang đến phần 2 về Đất trồng đăng trong số báo 122 (họ trích dịch từ tạp chí bonsai Kindai của Nhật) họ cũng chỉ là đưa ra một số mẫu hỗn hợp với các vật liệu và tỉ lệ khác nhau.





Họ bảo : nhà sản xuất đã sàng xảy bỏ đi bụi đất (?). Những hạt trên sàng sẽ được đóng bao để giữ ẩm (ẩm độ khoảng 30%) và bán.



Cho nên khi bạn mua bao đất, nếu thấy lấm tấm những hạt nước đọng ở mặt trong bao đất Akadama thì đó là chuyện bình thường.

Dẫu vậy, trước khi xài, người ta vẫn khuyên bạn nên sàng xảy bỏ bụi. (nên nhớ, đất càng khô càng dễ ra bụi).








Một số kiểu hỗn hợp cho lá bản, lá kim như sau.


Lá kim (kiểu A) :
Akadama : Hinata-tsuchi : Fuji-zuna : Kiryu : Pumice / 6:1:1:1:1


Lá bản (kiểu B):
Akadama : Kiryu : Fuji-zuna / 7 : 1,5 : 1,5


Với lớp đất lót đáy chậu, họ còn nhiêu khê bày ra kiểu C và kiểu D như sau.


(hạt độ đất lót : 7-12 mm)- Kiểu C
Akadama : Hinata-tsuchi : Fuji-zuna : Kiryu : Pumice / 6:1:1:1:1
(tức là hệt như kiểu A, chỉ là hạt độ lớn hơn A)


Đất lót (hạt độ 15-20mm)
kiểu D cho chậu sâu :
Akadama : Hinata-tsuchi : Kiryu : Pumice : Charcoal / 6 : 1 : 1 : 1 : 1

Từ 4 kiểu đất A, B,C,D trên người ta bày cho bạn cách xếp lớp đất trồng trong chậu bonsai như sau.
--------------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Cũng gần một tháng, không thấy bạn nào đáo vào chủ này và có ý kiến gì nữa. Có lẽ những tìm tòi, trình bày và đúc kết của bạn GioNui đã có ảnh hưởng rất tốt cho các bạn đang loay hoay với đất trồng bonsai.
Thiết nghĩ đã là đủ cho chủ đề này. Sau đây mình sẽ làm công việc tóm tắt vài ý chính của chủ đề "Đất trồng Bonsai". Đồng thời cũng đưa thêm một vài ý kiến nhắc chừng. Sau khi kết thúc chủ đề này, mời các bạn cùng mình sang chủ đề kế tiếp: Nước tưới cho Bonsai.
-------------------

Tóm tắt và kết luận chủ đề : Đất trồng Bonsai

Khi Bonsai của người Nhật được đưa đi trưng bày đầu tiên bên Âu Châu năm 1937, người Tây Phương thích thú với những cây già lão nhỏ xíu trong chậu cạn. Đồng thời nhiều người bắt đầu thử "trồng Bonsai" như Nhật nhưng đa phần cây chết rất nhanh. Từ đó người ta có quan niệm: người Nhật có loại đất trồng bí mất giúp cây trong cái chậu bé tí vừa sống tốt, lại vừa "lùn".

Cũng có thể cho đến nay, nhiều người chưa chơi bonsai cũng vẫn nghĩ vậy. Và ngay cả những bạn mới chơi bonsai có thể cũng nghĩ vậy. Do đấy, gần như mọi Diễn Đàn Bonsai trên thế giới, câu hỏi : đất trồng bonsai gồm những gì ? chả bao giờ ngừng xuất hiện.

Một số hình ảnh dưới đây để diễn tả sự việc được trích trong quyển " Classic Bonsai of Japan" do Hiệp Hội Bonsai Nhật Bản xuất bản năm 1989. (Pictures from Classic Bonsai of Japan, 1989. For training purpose only)







Vấn đề bí mật về đất trồng của người Nhật cho Bonsai lại có vẻ càng "bí ẩn", bởi vì sách vở của người nhật viết về Bonsai (người Mỹ, Đức, Anh dịch nhiều lắm) cũng chả bao giờ đề cập đến đất trồng (như bạn thấy những trang chữ ở trên).
Nhưng các bạn có để ý: người Nhật họ cũng bỏ công tìm tòi đất trồng hàng trăm năm chứ chả phải ít. Bạn cứ nhìn chậu Dào Bonsai ở hình dưới xem cái chậu bây lớn, nó có giống những chậu hoa Mai, MCT các bạn hay trồng bây giờ không. Đó là thời kỳ suốt 400 năm đầu chơi bonsai của người Nhật.



Mãi đến sau những năm 1900, tìm ra kiểu đất sét nung: một vật thể trơ, mòn dần theo thời gian
tưới, hợp với tính phát triển chậm của một cây già lão hay của nhóm Thông Tùng Bách, người Nhật mới "hùng dũng, tự tin" đưa cây sang châu Âu khoe.
-----------------
 

dungvan

Moderator
Chú Hưng:
Trên đây là toàn bộ nội dung của chủ đề này mà cháu lưu trữ được.

Cháu có một sự băn khoăn, không hiểu vì lý do gì mà nội dung cháu lưu bị chuyển đột ngột (bị trống - ngắt quãng), đang từ nội dung ở trang 59 theo bản gốc mà cháu đã tải lên ở bài #125, rồi chuyển đột ngột sang nội dung của trang 83 theo bản gốc mà cháu đã tải lên ở bài số # 126

Hình ảnh trên trang word của bản lưu dưới đây ạ:



Ở hình trên chú cũng thấy nội dung đang từ đoạn "Từ 4 kiểu đất A, B,C,D trên người ta bày cho bạn cách xếp lớp đất trồng trong chậu bonsai như sau. " rồi chuyển đột ngột sang pg 63: forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=140040&page=83

pg 83 là trang 83 theo bản gốc của chủ đề. Cháu thường lưu theo trang gốc để dễ tra cứu. Như vậy là bị trống phần nội dung dang dở từ trang 59 đến 83. Cháu chưa rõ lý do, hay có khả năng phần nội dung đó có gì đó đặc biệt mà cháu lưu riêng ra làm một file khác không thì cháu cũng không rõ nữa. Cháu không nhớ ra nội dung của đoạn đó như thế nào nên không thể tìm được trong lưu trữ. Chú và anh chị em thông cảm cho cháu.

Chú có nhớ được đoạn đó có nội dung như thế nào không ạ? Nhờ chú giúp cháu.

Giờ cháu xin bàn giao topic này lại cho chú. Nhờ chú tiếp tục giúp.
Cảm ơn chú nhiều.

----------------------

(PS: Do là tải lại nội dung nên topic không có được khung cảnh trao đổi sôi nổi giữa người hướng dẫn và người tham gia thảo luận, khi xem chủ đề có cảm giác gần giống như đọc một trang sách tĩnh nên có lẽ phần nào giảm sự hứng thú từ người xem. Mong chú Hưng và anh chị em thông cảm giúp. Cảm ơn ạ.)
 

dungvan

Moderator
@ GioNui:
Hình như là phần cuối của chủ đề này trước đây là nói về việc anh em đi tìm nguồn đá diatomite ở VN và thử nghiệm thì phải?
Chính vậy nên anh mới không lưu, không biết có phải vậy không nhỉ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Được rồi.
Chuyện bạn Dungvan lưu lại và đăng được như trên là đã tốt lắm rồi.

Các bạn cho mình ít thời gian để xem lại phần hình ảnh trong kho Photobucket
của mình. Mình sẽ từ từ đăng lại thôi.
Bài vở thì để các bạn và mình xem có cần gì, hay ý kiến gì mới, thì mời các
bạn cứ nêu. Chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận thêm cho rõ.

Rất cảm ơn bạn Dungvan đã chịu khó, cùng các bạn đã góp ý cho chủ đề này.
 
Top