Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Hết sức cảm ơn bạn GioNui với những hình ảnh thật rõ ràng cho những thứ vật liệu thông dụng cho các vùng bên nhà.
Có lẽ như vậy là quá đủ để chúng ta nói chuyện chế biến, pha trộn ra những hỗn hợp mà các loài cây bonsai ưa thích!
Để việc bàn luận tiện lợi hơn, mình mong được bạn GioNui giúp thêm một chút nữa. Bạn làm ơn xếp hình ảnh các món trên vào một bảng.
Bảng gồm 3 hàng cho 3 nhóm:
-Nhóm vô cơ thấm nước : diatomite, gạch, nham thạch(nên xếp vào nhóm này)
-nhóm vô cơ không thấm nước : cát sạn, sỏi
-nhóm hữu cơ cứng : vỏ thông , than củi, mạt cưa đã sàng
-nhóm hữu cơ mềm:trấu, xơ dừa


và cũng xin cho cái bảng tên nho nhỏ bên cạnh. Nên dùng hình cho thấy rõ bề mặt vật liệu.
Thí dụ như :

thì dùng hình 2 sẽ dễ cho mọi người thấy hơn.


hình 2 nham thạch
-----------------------

Nguyên văn bởi vincentvo1975:
ở đâu mà hắng có nhiều thứ thế nhỉ ? tất cả những lọai chất trồng trên điều dùng tốt cho cây cối, chỉ có mõi việc là pha chộn tỉ lệ theo từng giống cây và nhu cầu của cây thôi
nhìn mấy laọi cát mà ham ở dưới mình làm gì tìm ra những lọai cát hạt to như trên
Ở bên Mỹ muốn mua cát sạn hạt to, bạn đừng hỏi chỗ bonsai. Có 4 nơi mình hay lại mua :
1. Farmer supplies : họ hay bán cát No#12 (1-2 mm) để trộn vào đất trồng.
2. Lowe's họ hay có cát trồng (agricultural sand) no#12 (1-2mm) và No#20 (0.7-1mm)
3. Tiệm bán thức ăn cho gà : Poultry Supplies, Chicken Feed. Bạn hỏi mua "Chicken grit" họ có loại đá bén cạnh cỡ 3-5 mm để gà ăn giúp xay thức ăn trong mề (bao tử) chúng. Hơi đắt.

4. Rẻ nhất là bạn kiếm cái tiệm (công ty) bán đồ cho mái nhà (Roofing materials supplies). Ở đó họ có nhiều cỡ sạn rải trên mái nhà (cho trơn, để các thứ dễ tuột xuống khỏi mái). Mình hay mua loại Grit # 5, 30 lbs/bag = 6 USD. # 5 có cỡ 5-7mm

* Chớ có lại Aquarium Stores mua cát trải hồ cá là : vừa đắt vừa chết cây.

Thí dụ như cái hãng gần nhà mình đây. http://southcoastshingle.com/?gclid=...eeUaAsZR8P8HAQ

A SMALL ROOF LEAK CAN CAUSE LOTS OF DAMAGE! IS YOUR ROOF "RAIN RE Link text
SouthCoastShingle



--------------
Trong khi chờ bạn GioNui đưa ra bảng tổng kết hình ảnh những vật liệu chúng ta bên Việt Nam có thể có (tương đối dễ), mình mời các bạn cùng mình đưa ra một bảng thiết kế hỗn hợp đất trồng cho 3 nhóm cây chủ lực.

Mình đề nghị :
1. Sanh: lá dày, bóng, ưa ẩm, ưa nắng ấm, phát nhanh. Rễ từ dạng tơ đến dạng cồ (mập), rễ buông.
2: Mai chiếu thủy: lá nhỏ, ưa nước, nắng ấm ... Rễ cỡ vừa, nhuyễn.
3. Tùng Juniper : lá kim, rễ nhuyễn (chậm có rễ cồ), ưa nắng, khô.

Dĩ nhiên là chúng ta cũng chia làm 2 cỡ:
-cây phôi bán thành phẩm (cần đất trồng sao cho phát triển mạnh: rễ, cành, lá)
-cây thành phẩm : cần đất kềm hãm phát triển.

và sau nữa chúng ta cũng không quên đề cập đến vùng nuôi trồng (gia giảm ẩm độ, mức giữ nước đất trồng).
Các bạn có ý kiến thêm bớt về loại hay nhóm cây, xin cứ nêu. Sau đó chúng ta sẽ bàn để tạm đưa ra vài kiểu hỗn hợp dựa trên những vật liệu do bạn GioNui đưa ra.
 

dungvan

Moderator
phong nguyen:

Nguyên văn bởi GioNui:
9. Vỏ Thông (pine)
A kết nhất loại vỏ thông nầy,trộn với chất trồng rất bền ,giử ẩm tốt, ko bị nghẹt,nên khai thác loại nầy làm chất trồng là hốt bạc.
--------------------

Nguyên văn bởi GioNui:
Ở trên là các nguyên liệu Gió núi có thể kiếm được…….
Coi bộ cũng đa dạng chứ nhỉ! Chừng đó chắc đủ nguyên liệu để chế biến cho mọi thực khách.
Từ gieo hạt, giâm cành cho tới mấy anh thanh niên và cả mấy cụ bô lão dùng….
Nếu A ở VN chỉ cần 1/3 nguyên liệu bên trên là đủ chơi rồi( nham thạch,vỏ thông,cức trùng đất nung )bảo đảm từ lá kim đến lá bản sẻ phát triển phà phà.
================================

vincentvo1975:

Nguyên văn bởi phong nguyen:
Nếu A ở VN chỉ cần 1/3 nguyên liệu bên trên là đủ chơi rồi( nham thạch,vỏ thông,cức trùng đất nung )bảo đảm từ lá kim đến lá bản sẻ phát triển phà phà.
cái dụ võ thông này hay thế mà chẳng ai chịu làm để bán, nếu có ái đó mà làm ra sản phẩn em sẻ là người đặc mua một mớ. em đang trồng thử nghiệm đá nham thạch vớ đất phù sa nung, đá diatomite với đất phù sa nung tỉ lệ 70 đá 30 đất theo như anh Phong nói không dùng gì thêm nưả
để thời gian nửa xem kết quả thế naò
================================


hqvuhototbung:

Đúng như ý bạn Phongnguyên về vỏ thông.
Có lẽ chưa được quan tâm lắm (vì khó bán ?) nên khó kiếm mua vỏ thông.
Tuy nhiên, mình thấy vỏ dừa cưa miếng con cờ (cỡ 1 X 1 X 1 cm) để trồng Lan cũng nhiều. Hy vọng là giá không đắt. Thứ này dùng thay vỏ thông cũng rất tốt.

Nguyên văn bởi duong lieu:
Sao không thấy anh Gió nhắc đến Dương liễu nhi?
Gỗ cây Duơng liễu hầm thành than sẽ trở thành than hoạt tính rất tốt. Chỉ e là công đắt quá.
(Bên Mỹ này có mỏ than hoạt tính rất lớn).
Bên Mỹ, có lẽ số người chơi bonsai mà trộn thêm than cũng chả nhiều. (Có thể một phần do trong sách của ông John Naka chỉ đề cập trộn thêm than khi trồng các loại cây tương tự cây dừa (palm).
 

dungvan

Moderator
thanhtrucsg:

Vỏ thông, xơ dừa cục (đã hấp tẩy làm sạch..) đều rất sẵn tại các cửa hàng bán vật tư trồng hoa, giá khoảng 10k/túi như hình dưới đây.
Bên trái là vỏ thông Dusam đã được hoạt hóa lớp thụ bì, loại bỏ parafin và tanin, thêm nấm trichodema; Bên phải là xơ dừa khô già đánh thành tấm, cắt theo kích thước 20x20x20mm.



Muốn rẻ hơn nữa thì mua vỏ thông từ Đà lạt hoặc Tây nguyên, khoảng 100k/bao50 tính cả vận chuyển về SG, hoặc 15k/kg...
Các bác trồng ít có thể nhặt mấy cái buồng dừa (hoặc rễ cây dừa bị đào bỏ) về phơi khô, chặt ngắn lại, xử lý bớt chất chát rồi trồng chắc là tuyệt lắm đấy!
Nhà em không có cây bonsai để thử!!!!!!!
Riêng vỏ đậu phụng thì thực tế em thấy trồng cây tốt hơn vỏ trấu tươi khi trộn với xỉ than rửa sạch, hay dùng để phủ lên luống trồng lan mokara.
================================
 

dungvan

Moderator
GioNui

Nhóm vô cơ thấm nước

Nham thạch:
Đặc điểm:

- Cứng, nhẹ, bén cạnh, bề mặt có nhiều lổ nhỏ để chứa nước và không khí.
- Không tan rã và phân hủy.
- Có thể tái sử dụng.
- Đã phổ biết trên thị trường, dễ mua.



Diatomite:
Đặc điểm:
(chỉ đề cập đến loại đã nung và sàng lọc bột cám).
- Mềm, dùng tay bẻ gãy. Rất nhẹ, hút rất nhiều nước, lâu khô.
- Không tan rã và phân hủy.
- Có thể tái sử dụng.
- Bắt đầu phổ biết trên thị trường.



Gạch đập vụn:
Đặc điểm:

- Cứng, bén cạnh, hút nước vừa phải.
- Không tan rã và phân hủy.
- Có thể tái sử dụng.
- Chỉ cần lượm gạch vụn về đập ra, không tốn tiền nhưng tốn công.



Xỉ than tổ ong:
Xỉ than tổ ong hay là đất sét, đất thịt đã nung.

Đặc điểm:
- Mềm, dùng tay bóp bể. Nhẹ hơn nham thạch và nặng hơn diatomite.
- Hút nhiều nước. Giữ ẩm lâu.
- Tan rã chậm. Độ cứng và tan rã tùy theo chất lượng than và thời gian đốt.
- Khó tái sử dụng.
- Không tốn tiền mua nhưng tốn công đập nhỏ, sàng lọc và rửa bụi. Chỉ có mặt ở các thành phố lớn.



---------------------------

Nhóm vô cơ không thấm nước
Dĩ nhiên là nhóm này không tan rã và có thể tái sử dụng.

Sỏi đồi:
Đặc điểm:

- Cứng, tròn cạnh, rất nặng.
- Có mặt ở khắp các vùng đồi núi và trung du.
- Không tốn tiền mua. Chỉ tốn công sàng lọc và rửa bụi.



Đá vôi:
Đặc điểm:

- Cứng nhưng giòn. Nặng hơn đá nham thạch và nhẹ hơn sỏi đồi.
- Cấu trúc tinh thể nên rất bén cạnh, giữ được nhiều nước bám trên bề mặt.
- Có mặt ở vùng đồi núi và trung du miền trung, nơi có nhiều núi đá vôi.
- Nằm ở dưới mặt đất nên chỉ lấy được ở những nơi đất đá mới lộ ra.
- Tốn công đập, sàng lọc và rửa bụi.



Cát sông hạt to cỡ 3-5mm:
Đặc điểm:

- Cứng, nặng.
- Giữ nhiều nước trên bề mặt sau khi tưới.
- Có mặt ở sông suối miền trung, nơi không có nhiều đất phù sa.
- Tốn công sàng lọc mới có loại kích thước lớn.



-----------------
Nhóm hữu cơ cứng, tan rã chậm

Vỏ Thông ( Pine)
Đặc điểm:

- Hút nước và nhả nước rất chậm.
- Rất bền vì lâu phân hủy.
- Hiện có bán trên thị trường cho dân chơi Lan, nhưng ít phổ biến.



Than củi:
Đặc điểm:

- Hút nước và nhả nước chậm.
- Rất bền.
- Ở thành phố có thể mua dễ dàng than nướng lò về đập ra, tuy nhiên giá không rẻ.
- Có bán sẵn trên thị trường loại dành cho dân chơi Lan với kích thước hạt bằng ngón tay cái.



-------------------------
Nhóm hữu cơ mềm, tan rã trong vòng 1 năm trở lại

Vỏ cây tạp
Đặc điểm:

- Hút nhiều nước, rất ẩm.
- Ở thành phố có thể kiếm không ra, ở nông thôn thì đến vựa củi hốt không tốn tiền.
- Tốn công băm nhỏ, sàng lọc.
- Có nguy cơ lây truyền nấm bệnh.



Trấu rang
Đặc điểm:

- Hút ít nước, nhanh ráo.
- Tốn công nếu tự làm.
- Trên thị trường có bán loại dành cho dân chơi Lan, nhưng không phổ biến lắm.
- Sạch và không nấm bệnh.



Cám Dừa
Đặc điểm:

- Hút nhiều nước, rất lâu khô, có tình trạng sũng nước.
- Phải xả chát một thời gian trước khi sử dụng.
- Sạch và không nấm bệnh.
- Thị trường rất phố biến với giá rẻ. Mức phổ biến giảm dần từ miền nam ra miền bắc.



Đất trùn
Đặc điểm:

Đất trùn hay đất thịt ở ruộng nói chung:

- Cần phải tìm cách nung lên thì mới sử dụng nhiều được.
- Đất nung nội địa hiện nay có bán một số ít nơi với người mua thử nghiệm là chủ yếu.


----------------------

Nguyên văn bởi duong lieu:
Sao không thấy anh Gió nhắc đến Dương liễu nhi? hihihi
Vỏ Dương Liễu mình sếp nó vô loại vỏ tạp đó. Tuy vỏ mới khô rất cứng, nhưng băm nhỏ rồi tưới nước thì bề mặt giữ nhiều nước và mềm, lại lâu ráo.
Mình vẫn chưa thấy vỏ gì tương tự như vỏ Thông về độ bền và ít nấm bệnh. Vì vậy vỏ Thông được ở riêng đặc biệt.

Nguyên văn bởi vincentvo1975:
nhìn mấy laọi cát mà ham ở dưới mình làm gì tìm ra những lọai cát hạt to như trên
Em muốn có cát to thì cũng phải tốn công sàng lọc anh ơi. Chỉ có vùng gần sông miền trung thì mới ra đó hốt dễ thôi. Còn sông nước miền tây thì đúng là khó kiếm thật, vì toàn phù sa.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Gionui sao ko thêm cái vỏ đậu phộng luôn.
Nhân tiện tôi thấy có loại đá tổ ong, mặt rổ bọng, có vẻ ko hút nước, chỉ chứa trong các lỗ bọng.
Tính bén cạnh củng cao nếu đập nhỏ, vậy có dùng được ko....???
Vì vùng ở quê tôi (vĩnh cửu, trị an) loại đó củng nhiều.
Không riêng gì đá tổ ong hay vỏ đậu phụng, tự mỗi bạn ở vùng nào thì xem nơi mình ở có loại nào tương đương với một loại trong 3 nhóm trên là được.
Nghĩa là chúng ta chỉ cần một hỗn hợp trồng bonsai với thành phần gồm 3 thứ là đủ và mỗi thứ nằm trong 1 nhóm:
-nhóm vô cơ thấm nước : giữ nước, giữ phân
-nhóm vô cơ không thấm nước " giúp thoát nước + bén cạnh (đôi khi cần để tạo gốc nặng cho cây đỡ đổ ?)
-nhóm hữu cơ giúp giữ nước và phân ở mức an toàn.

Bởi vậy : chỉ cần bạn có mỗi nhóm một thứ là đủ để trồng gần như mọi loài cây. Chứ còn bạn có 3,4 thứ mà cùng một nhóm thì cũng chả ích lợi gì!
===============================

GioNui:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Nhân tiện tôi thấy có loại đá tổ ong, mặt rổ bọng, có vẻ ko hút nước, chỉ chứa trong các lỗ bọng.
Tính bén cạnh củng cao nếu đập nhỏ, vậy có dùng được ko....???
Mình chỉ kê những thứ có trong nhà mình. Chờ các bạn bổ sung mấy món phổ biến ở nơi khác.
Đá ong, có thể nói nó như đá nham thạch được phóng lớn lên vài chục lần. Tức là 1 cái lỗ ong của nó cũng đã có kích thước từ 5 đến 10mm.Tương đương với viên đá chúng ta trồng cây.
Vậy nếu bạn xay nhỏ ra thì nó là đá dăm, đá mi sử dụng trong xây dựng thôi, chứ có tính chất gì phù hợp để trồng cây trong chậu đâu.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Cảm ơn bạn Gió núi rất nhiều. Như vậy là chúng ta sẽ dư sức kiến tạo ra một lô một lốc những hỗn hợp cần thiết cho việc nuôi trồng bonsai.
Các bạn nên để ý lại 3 nhóm , mỗi nhóm có một số vật liệu đại diện do bạn GioNui thu thập những thứ thường dùng hiện nay.







Xin lưu ý là những vật liệu bạn GioNui đưa lên chỉ lã những thứ thường dùng, chúng không hề có ý nghĩa là phải dùng hay ý là "đệ nhất". Điều mình muốn nhắc các bạn : cứ xem quanh khu bạn ở có gì tiện thì liệu mà lấy nó xài. Có điều: trước khi xài, nên nắm rõ là nó thuộc nhóm nào.

Tóm lại, khi bạn đã chắc chắn phân định rõ trong đầu về khác biệt của 3 nhóm"

A : vô cơ thấm nước (như nham thạch, diatimite, gạch nung, xỉ than....)

B : vô cơ không thấm nước ( cát thô, sạn , đá dăm...)

C : hữu cơ khó rã hay chậm rã ( như đất trùng nung, than, ...)


Kế đó bạn chỉ cần có trong tay một thứ cho mỗi nhóm. Thế là bạn đã có thể pha trộn ra đất trồng cho rất nhiều loài cây bonsai khác nhau.
Dĩ nhiên, một vài loài cây đặc biệt có thể cần vài chi tiết đặc biệt. Nhưng chuyện đó không quá quan trọng trong phần abc lúc này.
 

dungvan

Moderator
nguyenquanghung:

Anh Vũ Hưng có thể chỉ giúp cho AE thành 2 công thức ví dụ điển hình:
1-Dành cho cây đang nuôi:cần phát triển.
2-Dành cho cây thành phẩm.
Dĩ nhiên là còn tùy theo chủng loại,kích thước.
===============================

hqvuhototbung:

cảm ơn bạn nguyenquanghung. Dĩ nhiên rồi. Đó là hướng của chúng ta đang đi mà.
Rồi sẽ tới đó thôi.
===============================

GioNui:

Nguyên văn bởi dtnhan:
Cháu xin có 2 ý : 1.
2. Cần loại đất thích hợp cho cây phôi mới mua về bàu đất toàn đất sét + trấu sống sơ dừa bao quanh.
Cát sông đó
===============================

anh000yeu:

Cảm ơn bác Vũ Hưng và anh Hồng Phong. Hình ảnh vật liệu rất rõ nét, cách phân loại dễ hiểu. Nhìn những nguyên liệu của anh thật là thèm hihi ở chỗ em trong thành phố chật hẹp ít không gian thì kiếm sẽ ít đa dạng hơn nhưng chắc vẫn đủ dùng. Nhìn đất trùn mà thèm quá hehe nhưng liệu khi nung lên nó cứng sẽ thành loại chất vô cơ thấm nước ko ạ( akadama ) .
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Sẵn qua ý của bạn anh000yeu đề cập trên, mình cũng xin nhắc chừng các bạn: mức chuyển dạng của vật liệu nuôi trồng.
Chúng ta thấy rõ ràng là nếu nung cứng (nung lâu hoặc nhiệt cao) một số vật liệu vốn mịn, mềm, dễ rã (như đất thịt) thì chúng có thể trở sang dạng cứng chắc không rã.

Điều này có nghĩa là có một số vật liệu :
-chuyển dạng từ cứng chắc sang vỡ vụn theo thời gian: tỉ như đá Hoa Cương đã gần ở mức bị phân hóa (do nước mưa lâu ngày) mà người chơi bonsai bên Nam Calif. gọi thứ đá Decomposed Granite này là DG (hốt ở trên đồi chỗ mấy cây Tùng Califf. Juniper hay mọc).
Hoặc như loại sạn Tràng thạch mà bạn GioNui ghi là đá vôi ở trên cũng có thể xảy ra tình trạng rã này.

-Ngược lại, nếu dùng nhiệt lò nung ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau, chúng ta có thể biến một vật liệu mềm, dễ rả như đất sét thường ngoài thiên nhiên thành một lại đất xốp, hơi cứng hoặc rất chắc.
Đất trùng cũng vậy. Nếu nung nhẹ (và lâu), có thể đất sẽ chắc lại nhưng một số chất hữu cơ trong đất vẫn còn.Bởi vậy chúng ta có thể xếp chúng vào loại hữu cơ chậm tan rã. Nhưng nếu nung nhiệt cao, toàn bộ hữu cơ bị phân hủy, viên đất có ít silica (cát) bị chảy ra, tạo liên kết chắc, bền. Lúc đó viên đất giun nung cứng nên được xếp vào nhóm vô cơ thấm nước. Lý do: tính hữu cơ(giữ được nhiều phân trong nước tưới ) không còn cao khi viên đất bị nung cứng (cháy hết phần hữu cơ).
Tóm lại, một vật liệu có thể chuyển nhóm hoặc mang nhiều tính của nhóm này và thêm ít tính chất của nhóm khác là chuyện nên được chấp nhận để liệu chừng xài cho thích hợp đòi hỏi của từng loại cây và mục đích của người trồng.
Thí dụ như đá Diatomite vừa có tình giữ nước của vô cơ thấm nước, vừa có tính bén cạnh của cát thô, vừa có tính ngậm lượng nước gấp 7-10 trọng lượng đá như chất hữu cơ.
-------------

Giả sử bây giờ bạn đã tìm được 3 loại vật liệu tương ứng với 3 nhóm nêu trên. Vậy bạn sẽ làm gì để có thể trộn ra loại đất trồng bonsai.
Chưa cần biết là trồng gì, hễ có vật liệu, chúng ta nên sàng xẩy để:
-loại bỏ bụi
-phân ra hai cỡ : nhỏ (2-3 mm), lớn ( 3-5mm). (những hạt lớn hơn 5mm nên đập nhỏ và sàng xảy phân loại lại).
Kế tiếp, nên cố rửa sạch bụi trên vật liệu và phơi sơ cho ráo.
Khi vật liệu có đủ ẩm, nó sẽ sớm có vi khuẩn không khí "chui vào" để nhanh thảnh "đất sống".

Cuối cùng, cất từng loại vào thùng gỗ chứa.



Như vậy, một khi bạn có thể thu xếp để có 6 thùng gỗ chứa 3 loại vật liệu, mỗi loại 2 cỡ, thì bạn đã có thể sẵn sàng pha trộn mọi thứ bạn cần.
Nếu chỉ có khoảng hơn chục cây bonsai, bạn chứa mỗi loại đá vào một rổ to, xếp chồng lên nhau (để tiết kiệm chỗ và tiết kiệm nước tưới). Nhớ xếp rổ đá nặng dưới cùng và rổ hữu cơ nhẹ trên cùng.

Tóm lược công việc là thế này. Giả sử bạn có :
-nhóm A : vô cơ thấm nước = gạch nung
-nhóm B : vô cơ không thấm nước = cát thô
-nhóm C : hữu cơ = xơ dừa.

Bạn sẽ :
1.Sàng gạch lấy 2 cỡ nhỏ, lớn (bột gạch cất đi để mai mốt trộn bột xơ dừa và phân trùn làm đất trồng cây trên đá )
2. Sàng cát lấy 2 cỡ lớn nhỏ, bỏ bụi
3.sàng xơ dừa , chỉ lấy xơ (bụi cám để dành trộn đất phân trùn)
Vậy là bạn sẽ có 2 rổ gạch, 2 rổ cát và 1 rổ xơ dừa. Tất cả được rửa nước sạch bụi, đủ ẩm.

Sang bước 2 : nghiên cứu và thiết kế hỗn hợp trồng.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi trinhkhtn:
em cũng có ý định hốt vỏ thông rồi. vì vỏ thông rất là khó phân hủy và vỏ thông thì đảm bảo không có bệnh vì tinh dầu thơm diệt khuẩn của cây thông. nhưng mà chắc chỉ có xưởng gỗ mới có nhiều vỏ cho mình trồng chứ công sức mà đi cậy thì vất vả lắm
Mỗi chậu bonsai cỡ trung thì cũng chỉ cần 5,6 miếng vỏ thông bằng ngón tay cái. Bạn có mấy trăm chậu mà dữ vậy.
Cho lắm vỏ thông vào Tùng hay Thông bonsai thì chỉ là sớm giết cây hoặc nó chậm phát vì quá ẩm và nấm vú em khó phát!
------------

Đến giờ, một khi đã có trong tay 3 thứ vật liệu :
-nhóm A : vô cơ thấm nước = gạch nung
-nhóm B : vô cơ không thấm nước = cát thô
-nhóm C : hữu cơ = xơ dừa.

Qua sàng xảy và rửa nước sạch bụi, các bạn có thể tiến hành việc làm cho vật liệu sẵn sàng thành đất sống. Muốn vậy bạn chỉ cần để 2 cái rổ gạch vụn (A1= gạch cỡ vừa, A2 = gạch cỡ nhỏ) ra ngoài trời (chỗ định đặt cây bonsai), nưới nước như đang trồng bonsai và nhúi vào đó vài hạt đậu phộng còn nguyên vỏ lụa.
Thế là xong chuyện sửa soạn vật liệu.
Kế tiếp, chúng ta sang bước 2 : nghiên cứu hỗn hợp trồng cho loài cây.
------------------------

Trước khi cùng nhau bàn luận vài kiểu hỗn hợp đất trồng, Nếu có thể được, các bạn nên xem sơ qua thêm vài ý kiến của một số vị chơi Bonsai Âu Mỹ về trộn đất.
Xem ra, bạn chỉ cần xem hình ở 2 link dưới đây cũng là đủ. Đọc nhiều e thêm rối.
http://www.bonsailearningcenter.com/...iles/Soils.pdf

http://www.trianglebonsai.com/soil

Như ở link thứ nhất, ông Randy dẫn giải khá đơn giản và thiết thực :
a.Cây bonsai bình thường thì cứ là pha :
-Gạch nung : 1 phần
-đá xốp (nhẹ): 1 phần
-cát thô : 1 phần
-vỏ thông vụn : 1 phần

b.Còn thì nếu cây cỡ nhỏ cho Shohin thì cũng hệt trên, chỉ có điều đừng trộn cát.


Thế thôi ! Đơn giản vậy .Và xem ra ông Randy sẽ xài hỗn hợp căn bản này cho mọi giống loài. Tuy nhiên, ông ấy cũng ghi chú : vài loài đặc biệt thì thêm tí than hay tí greenmoss sẽ tốt hơn.

Xét ra nếu bạn thích đơn giản, bạn làm tương tự như kiểu ông Randy là được. Chỉ một hai điều mình nhắc bạn phải cẩn trọng :
-Hỗn hợp ông Randy dùng tốt cho vùng ôn đới và đa số cây ôn đới. (Không khí khô, cây chỉ có 6 tháng phát triển, đất không được phép trữ nước mùa đông =nước đóng băng chết rễ).
-Xem vùng bạn ở ẩm độ ra sao và cách bạn tưới thế nào để liệu thêm bớt phần vỏ thông là đủ.

Tổng quát thì như vậy. Vào thực tế, chúng ta nên đưa 2 loài cây (sanh và MCT) vào một bảng suy tính thử. Kế đó chúng ta dùng bảng tính toán đó trộn đất thử xem sao.
------------------------

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Trung bình 1 bao dùng cho 1 ngàn cây,có dư hay thiếu gì kg anh VHưng
1 cây bonsai cỡ trung cần khoảng 50-100 gr vỏ thông (?)
1000 cây => 100gr x 1000 = 100 kí => 3-4 bao bố đựng gạo?

===============================


thanhtrucsg:

Bạn nào cần cát sông kích cỡ lớn thì liên hệ với những chỗ khoan giếng + bán vật liệu lọc nước ở địa phương mình sinh sống. Rất nhiều kích cỡ từ nhỏ đến to được sàng lọc phân loại, sạch đẹp, đúng ba-rem kỹ thuật... bán cả bao ~30 lít với giá trung bình 1k/1kg.
 

dungvan

Moderator
nguyenquanghung:

Cẩm thị trồng hoàn toàn bằng cát cồn - Cát cồn là cát sông để san lấp mặt bằng.





Tốt phà phà,kg chịu nỗi luôn. Kg hề có 1 chút phân nào cả.
===============================

vincentvo1975:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Cẩm thị trồng hoàn toàn bằng cát cồn.
cát cồn thì rẻ beò , nuôi cây không sợ tốn nhiều chi phí cho cây, nhưng phải tốn tiền chửa bệnh cho người làm cây nhất là mấy người có tuổi như anh Hưng và trồng cây trên sân thượng nưả
em nghỉ anh Hưng là người cần phải lọai bỏ những lọai chất tr̀ông như cát hay chậu xi măng mới phải, em hình dung một cái chậu xi măng to như trên với số lượng cát ẩm trong đó thì khả năng một người bê là không nổi
trồng cây dưới đất khi dùng cát cồn thì thấy cây vẩn ổn, nhất là những cây rừng như LS SN
nhưng khi đưa lên chậu mà dùng cát cồn thì nguy cơ cây úng nước là rất cao +thêm nó nặng wá thấy chán. Tương lai vườn em những cây đã lên chậu thì sẻ không dùng đến những thứ nặng và khó thoát nước như cát, luôn cả cát hạt to cũng sẻ không dùng , vì khó tìm và nặng nưả
===============================


GioNui:

Nguyên văn bởi tmt_arc:
Thành quả của 1 ngày....... Đập từ than tổ ong.



Gió núi cũng làm như trên để có đất dùng.
Hình như nhiều người vẫn dùng xỉ than tổ ong mà không rửa bụi cám? Mình nghĩ, đập xong mà không rửa thì cũng chẳng khác gì đất cát lá mấy. Cái mình cần là độ bời rời của hạt để có nhiều khoảng trống trong chậu chứ không phải bột mịn.
Chẳng biết cái đen đen do than còn sót lại, chưa cháy hết thì có ảnh hưởng gì đến cây về mặt lâu dài hay không, mình cứ kiếm đất càng ít than càng tốt.
Kinh nghiệm là đi gom xỉ than ở mấy quán bán ế. Nơi đó người ta để cho cục than cháy sạch mới thay cục khác nên đất sẽ đẹp hơn.
--------------------

Gió núi cũng không rõ thực hư về chuyện ngâm nước có đúng bản chất là xả mặn hay không?
Nói chung mình nghĩ có ngâm thì càng tốt, lúc đầu cũng đem ngâm 1 đêm rồi xả nước lại mới dùng.
Mấy tháng mưa trước, lấy về một đống xỉ than bỏ bên lề đường, trời mưa hoài chẳng đụng đến, xe máy cày chạy qua chạy lại dè bẹp dúm cả đống. Tuần sau mình cần, định ra hốt vô xài thì thấy trùn ở đầy trong đó. Trong khi đất xung quanh thì chẳng có trùn.
Thế là cười thầm, trùn nó mà thích thì cây nào chẳng khoái. Từ đó về sau chả ngâm nữa, cứ sàng lọc rửa bụi là đem dùng thôi.
 

dungvan

Moderator
le-petit:

Xin đóng góp một ý kiến nhỏ:
Chúng ta rất dễ nhận thấy sự sáng tao và nhanh nhạy của người Việt để thích ứng với mọi hoàn cảnh, điều đó rất đáng trân trọng, tuy nhiên lạm dụng sẽ dẫn đến hệ quả xấu.Đó là trở nên tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu hiệu quả....
Lấy ví dụ cụ thể:Chiếc kéo cắt cành- Các bạn chơi bon sai sẽ ko so sánh được và ko có ý niệm vì dùng ít nhưng tôi làm vườn nên nhận thấy, với chiếc kéo Tàu mới giá 80k cắt dọn cây ngày đầu 40 cây (mỗi cây cắt hàng ngàn nhát), ngày 2 cùn đi và mòn chốt nên hơi lệch lưỡi nên cắt nặng tay , tay phồng rộp, đau nên giảm 20-30% năng suất, ngày 3, ngày 4.... giá trị ngày công là 300k một ngày, chiếc kéo xấu làm giảm tới trên 30% giá trị ngày công.Vì vậy , trong khi mọi người dùng kéo tàu và cũ thì tôi dùng kéo Nhật, Đức vẫn rẻ hơn nhiều (đây là thực tế tôi rút ra).
Với một chậu bon sai,dùng sỉ than rẻ hơn mua đất nung vài chục ngàn, nhưng so giá trị cây và công chăm sóc nhiều năm thì liệu có đáng để tiết kiệm? Chính vì thế mà tôi loay hoay nung đất dù sỉ than tôi ko cần nhặt mà có thể yêu cầu máy xúc xúc cho xin từng xe tải.(Xỉ than của nhà máy nhiệt điện, xỉ than của các doanh nghiệp làm bún, xỉ lò gạch chứ xỉ than tổ ong tan rã nhanh nhất nên tôi ko dùng.)
Tất nhiên, với các cây ươm, nuôi phôi tôi vẫn dùng xỉ, và vẫn trộn thêm xỉ cho một số loại cây, nhưng vì đã sử dụng từ khi bắt đầu chơi cây nên tôi hiểu rõ ưu nhược điểm của nó.
Tôi nêu như vậy để thấy rằng tiết kiệm tận dụng cũng cần nghiên cứu, suy tính cẩn thận mới có hiệu quả chứ nếu không lại trở thành lãng phí lớn.
================================


Hinoki:

Anh petit có lý đấy. Một ông anh chơi BS lâu năm ở xứ Âu Mỹ nói với Hinoki: chất trồng chỉ thể hiện phẩm chất tốt hay xấu sau 3 năm.
Nhưng Hinoki trồng Thông đen thì thấy chất trồng xấu thể hiện ngay sau 4 tháng. Cũng thứ đó đem trồng lá bản thì cây phát ầm ầm, nhưng trồng TĐ thì gặp mưa dầm 1 tuần cây tèo luôn.
Cho nên đầu tư cả vườn phôi vài trăm chai thì Hinoki cũng nhất định đầu tư chất trồng ngay từ đầu, chứ đợi đến 3 năm sau coi bộ muộn rồi. Giống như mua nổi con trâu thì ráng mua thêm sợi dây thừng. Rất đồng ý với anh petit
===============================


TUANPA180976:

Quy trinh làm xỉ than để trồng cây của tôi khác một chút xíu với anh em. Quy trình: Xỉ than đập nhỏ -------> ngâm nước 2 ngày cho bở, dùng cành cây, que khuấy đều cho những phần mà tan rã được thì tan ---> phơi khô --> sàng bỏ hết các phần căn nhỏ, cặn, bụi ---> ngâm nước và khuấy lần cuối cho bụi chìm xuống đáy --> vớt phần tốt bỏ cặn lắng ---> ngâm nước (càng lâu càng tốt và thỉnh thoảng thay nước tẩy muối và hóa chất...vv) ----> trồng cây -----> phát triển quá tốt
===============================

phong nguyen:

Nguyên văn bởi BVDung:
than bên trên là than củi thì nó mới hút nước tạo độ ẩm ,còn thang ở xỉ than là than cám a chưa cháy hết bạn à
Thấy AE có sự lầm lẩn về tác dụng của than củi trong chất trồng,tôi xin giải thích một tí theo hiểu biết hạng hẹp của tôi.
người ta trộn than củi trong chất trồng không phải làm tăng độ ẩm mà là để trừ khử bớt những chemical trong nước tưới cũng như những toxic tích tụ lâu ngày từ khoán chất,phân,rề cây già bị phân hủy ..v..v...
Liều lượng than củi trộn trong chất trồng là 1/10 áp dụng cho các loại cây đều tốt cả.
Riêng tôi vì số lượng cây hơi nhiều nên ko trộn than củi trong chất trổng mà cho nguồn nước tưới qua carbon filtor trước khi tưới cây và cứ mổi 3 tháng thay carbon lần.
===============================


le-petit:

Trong chậu thì tôi ko rành nhưng than đá trồng cây vẫn rất tốt. Ở Quảng ninh trồng rau, nhất là hoa,tôi thấy nhiều khi than đá, than cám chiếm tới 50% chất trồng nên đất thoáng, cây phát triển tốt ít bệnh.
==============================
 

dungvan

Moderator
Hinoki:

Vì sao xỉ than có hại cho cây trồng, trong khi than củi lại tốt?
-----------
Than đá là các chất hữu cơ trầm tích nên rất nhiều khoáng vi lượng. Than tổ ong là bùn trầm tích nhưng ngắn thời gian hơn.
Muốn biết tốt hay xấu cho cây trồng thì phải có bảng phân tích thành phần. Nhưng theo cuốn: Sổ tay phân bón (tác giả quên rồi, sách đang ở nhà cô em, rảnh tớ chụp lại cho xem)
Thì bùn ao hồ sau khi xử lý có thể làm phân bón, nồng độ NPK ~ 3:2:0.3 (ko nhớ chính xác)
Mấy cây Tùng mới về chớ có đụng vào rể cho đến sau mùa Xuân. Mà có mấy cây, bạn chỉ cần 2L nham thạch, 2L đất nung (ít nên xài Akadama cho oách), 2L Diatomite là quá chuẩn và đẹp chậu, lăn tăn xỉ than chi cho mệt
===============================

GioNui:

Về cơ bản, Gió núi nghĩ than đen lẫn trong đất xỉ than cũng chẳng hại gì. Tuy nhiên, Gió núi vẫn thích thứ đất sạch, không lẫn than đen vì lý do: kiểm soát chất lượng.
Lượng than nhiều ít khác nhau chắc sẽ ảnh hưởng đến chế độ chăm sóc khác nhau. Nên chi cứ chọn đất sạch, sau đó thêm bao nhiêu than là tùy ý mình, và mình theo dõi tỉ lệ đất đó để rút ra cách sử dụng cho riêng mình. Nếu dùng đất lẫn than bừa bãi, sẽ tạo nên chất trồng không ổn định, mỗi lần làm đất thì lại ra một phẩm chất khác nhau.
Quan sát mấy chậu cây của mình, mặc dù trộn tỉ lệ các chất như nhau nhưng vẫn cho ra chậu tốt chậu xấu, không đều nhau. Căn cứ vào cây đậu phộng mọc trong chậu chứ không phải cây bonsai. Chậu nào đậu phộng lên tốt thì bonsai cũng lên tốt và ngược lại.
===============================
 

dungvan

Moderator
GioNui:

Anh em đã trồng bằng chất trồng vô cơ hạt lớn thì rút tỉa được kinh nghiệm nuôi trồng như thế nào?
-Trồng chơi cho biết với người ta hay thực sự thích nó vì có nhiều ưu điểm?
.-Trồng bao nhiêu cây trong vườn rồi? hay chỉ trồng vài chậu để thử?
.-Loại cây nào? thời điểm nào thì chuyển qua chất trồng vô cơ, hay là cứ thích cây nào phang cây đó? Sống chết nhờ trời, không biết lý do.
-Có vài anh em nói tôi trồng tốt lắm mà chả thấy hình, quan trọng là chia sẻ xem anh trồng như thế nào, chứ cứ nói khơi khơi như thế, tôi bắt chước làm theo thì cây chết phà phà, làm sao để tin đây?

Không có những thông tin và hình ảnh cụ thể hơn, thì thôi cứ quay về đất cát truyền thống như bao đời nay cho rồi, hình ảnh truyền thống thì thấy đầy ra đó.
Ngay như anh Hưng đưa hình thế này, Gió núi đâu có lý do gì để phải thay đổi?

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Cẩm thị trồng hoàn toàn bằng cát cồn.

Còn cây của núi thì như vậy nè:

Phôi mới mua về:





Một phôi khác lên không thể đẹp hơn:



Còn cái bọn Linh Sam 86 giâm cành này thì khỏi bàn:



Đừng hỏi cây trồng bao lâu mà lớn được chừng đó. Cứ nhìn mấy chậu cây để nơi có nắng cả ngày, ngày tưới một lần mà mùa này đọt phát đầy cây, lá lớn tối đa... thì đủ biết Gió núi đã chăm tốt tụi nó rồi.
Có ai đưa thêm hình ảnh, lý do hay phương pháp nuôi trồng để thuyết phục mình thay đổi cái.
 

dungvan

Moderator
Hinoki:

Nguyên văn bởi GioNui:
Quan sát mấy chậu cây của mình, mặc dù trộn tỉ lệ các chất như nhau nhưng vẫn cho ra chậu tốt chậu xấu, không đều nhau. Căn cứ vào cây đậu phộng mọc trong chậu chứ không phải cây bonsai. Chậu nào đậu phộng lên tốt thì bonsai cũng lên tốt và ngược lại.
Cái đậu phọng này chưa chắc.
Trong số các cây BP 2 tuổi của tui, một số em èo uột nhưng cây đậu phọng phát thấy ớn. Trong khi mấy cây kia phát vượt trội thì cây đậu èo uột.
===============================


anh000yeu:

Em nghĩ đất trồng như nào còn phụ thuộc rất nhiều vào mình trồng chậu to hay nhỏ và mỏng như bonsai nước ngoài nữa. Chậu to thì đơn giản hơn rồi chỉ cần thoát nước tốt,đất trồng hợp lý cây lên tốt. Còn chậu mỏng và vừa e nghĩ nếu trồng bằng đất,hữu cơ nhiều thì khoản tưới nước đất trôi dần đi ko bền được thế lên mới dùng vô cơ.
Theo em phần than đen chưa đốt trồng cây vẫn tốt nhưng ko lên dùng vì nó mềm có thể vỡ ra gây thoát nước kém. Em thì sau khi đập than ,rửa sạch rồi phân loại ra 1 phần đốt trơ hoàn toàn và 1 loại tạp nham.
Còn về than củi em thấy khá tốt vì rẻ,nhẹ,có nhiều lỗ nhỏ như đá pumice,các loại cây phong lan sống vẫn tốt trên than củi nhưng em ko biết nếu cho nhiều thì cây có ổn ko .
Các loại vỏ sò,ngao,ốc,hến đập ra em nghĩ vẫn dùng được,nó sắc cạnh,rất nhiều canxi như lên chọn loại vỏ dầy đỡ vụn bé quá.
Và còn 1 loại nữa là viên đất nung nó nhẹ,rẻ, nổi trên mặt nước,mặt bên ngoài hơi nhám ko thấm nước nhiều,ở bên trong có rất nhiều khoang lỗ bọt li ti có lẽ đập qua tốt hơn như pumice ,tay bóp ko vỡ lấy j đập nhẹ là vỡ

 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

cảm ơn các bạn đã có những ý kiến thực nghiệm hết sức thiết thực cho phần đất trồng bonsai. Đầu năm, chúc các bạn phát kiến được nhiều chuyện hay ho hơn nữa về đất trồng bonsai.

Chẳng phải chúng ta đã thấy ngay từ đầu của chủ đề này : đất trồng bonsai vốn là chuyện không đơn giản. Lý do đơn giản là nó không thể đồng nhất trong cách nhìn, cách thử nghiệm, cách nuôi trồng (+loài cây, cỡ cây, nơi trồng...) của mỗi người . Do đấy, ý kiến tổng quát về hạt độ như của bạn Stobeornottobe7 là một trong những ý kiến đáng quý cho chúng ta.

Nguyên văn bởi Stobeornottobe07:
Trồng cây trên nền chất trồng có kết cấu hạt to, cây có bộ rễ phân nhánh chân gà, khỏe, mập nên tương ứng cây có cành nhánh ngắn, phân chi khỏe nên thân gốc nở nhanh hơn. Đặc điểm khá rõ là lá nhỏ, dày, bộ lá thưa nên ánh sáng chiếu sâu (thuận lợi phát triển cành nhánh ).

Ngược lại, cây trên nền chất trồng hạt mịn có bộ rễ phân chùm mạnh rễ tơ nhiều, cây có bộ là mướt, lá to, mỏng nên cành nhánh có xu hướng vươn cao, xòe rộng, cành mảnh, hay bỏ các cành phía dưới và phía trong.
Nguyên văn bởi Stobeornottobe07:
Giải thích thêm để các bạn khỏi hiểu lầm: Trên đất trồng hạt mịn, cây phát triển nhanh nhưng do bộ lá dày nên cây hướng sáng, thân và cành nhánh vươn dài nên sinh khối lớn nhưng tỷ lệ chiều dài và đường kính lớn nên tôi nói cây mảnh chứ thật sự cùng thời gian và chế độ chăm sóc, cây trên nền hạt nhỏ vẫn có chu vi gốc và cành lớn hơn chất trồng hạt lớn.

Bù lại, trên chất trồng hạt lớn, cây "rụt rịt" hơn, cành có mật độ dày đặc và cân đối hơn.
----------------

Tóm tắt những chuyện từng được đề cập từ đâu tới giờ, có thể thấy chúng ta đã xét về khá nhiều chuyện :

-phân biệt chất trồng vô cơ, hữu cơ
-hạt độ chất trồng
-tính kềm giữ và nhả nước của chất trồng đi đôi với tính trao đổi "ion"phân bón thuộc tính dương.
(Dĩ nhiên là có dương thì phải có âm, rễ sẽ lấy vào cả hai. Tuy nhiên, bởi thường thì những chất ở dạng ion dương dễ có vấn đề trở ngại (khó hiện hữu, khó lấy....) nên mới được coi trọng)



Kế tiếp đó, chúng ta đã liệt kê một lô những vật liệu thường gặp để chia chúng thành 3 nhóm :
-vô cơ thấm nước
-vô cơ không thấm nước
-hữu cơ

Rồi cuối cùng là cố gắng tạo ra một tỉ lệ đất trồng có chút thay đổi tùy loài cây, tùy mục đích trồng (phôi cần phát mạnh, bonsai thành phẩm...). Và các bạn đã đưa nhiều ý kiến xác định khi nào nên dùng hạt lớn, khi nào nên xài hạt mịn.
Rất mong là những ý niệm vô cơ, hữu cơ và độ hạt chất trồng giúp cho các bạn được phần nào trong thử nghiệm với những loài cây lạ.

Bên cạnh những ý niệm về đất trồng nêu trên, còn một số chuyện, theo mình, cũng khá cần thiết nên biết. Thế nhưng có lẽ đa phần nhiều bạn bỏ qua.
Chúng ta sẽ lần lượt xét qua vài chuyện dưới đây :
-thời gian từ lúc rễ cây "bất tỉnh" trong đất trồng mới tới khi rễ cây bắt đầu làm việc lại.
-thời gian thực sự để có thể nói : đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất) ?
-khu vực bao quanh rễ là gì ?
 

dungvan

Moderator
dungvan:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Bên cạnh những ý niệm về đất trồng nêu trên, còn một số chuyện, theo mình, cũng khá cần thiết nên biết. Thế nhưng có lẽ đa phần nhiều bạn bỏ qua.
Chúng ta sẽ lần lượt xét qua vài chuyện dưới đây :
-thời gian từ lúc rễ cây "bất tỉnh" trong đất trồng mới tới khi rễ cây bắt đầu làm việc lại.
-thời gian thực sự để có thể nói : đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất) ?
Đúng là hồi đầu cháu cũng không để ý đến những vấn đề này. Sau này, trải qua thực tế, cháu mới thấy và chú ý đến.
Cá nhân cháu thấy là những vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố như chủng loại cây, thời điểm tiến hành, loại chất trồng, là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.
===============================


GioNui:

Nguyên văn bởi dungvan:
Cá nhân cháu thấy là những vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố như chủng loại cây, thời điểm tiến hành, loại chất trồng, là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.
Anh có thể ví dụ cụ thể hơn về các cây của anh được không?
Cá nhân em thì tạm thời 2 cái gạch đầu dòng kia của chú Hưng chưa để ý.

Riêng cái chuyện:
- Thời gian thực sự để có thể nói: đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất)?
Có lẽ nên phân ra làm 2 trường hợp:
1/ Đất trồng phù hợp cho cây nuôi để phát triển: hàng năm đều thay đất, tỉa rễ.
2/ Đất trồng phù hợp cho cây nuôi để giữ dáng: loại này thì phải sau 3-4 năm không thay đất mới biết đất nào tốt/xấu.

Em hiện giờ mới chỉ có cây trường hợp 1, nên cảm nhận thế này:
- Sanh, Si, Linh Sam: khoảng chừng 3 tháng, nếu đọt phát sung mãn đầy cây thì đất trồng phù hợp.
- Mai Chiếu Thủy, Nguyệt Quế: khoảng 6 tháng, tức là đợt phát đọt lần 2 cây vẫn phát mạnh thì đất phù hợp.
- Tùng: chắc phải 8 tháng, vì nó có thể mất 5-6 tháng chẳng nhúc nhíc.
===============================


anh000yeu:

-thời gian từ lúc rễ cây "bất tỉnh" trong đất trồng mới tới khi rễ cây bắt đầu làm việc lại. Theo cháu điều này còn phụ thuộc vào thời tiết,sức khỏe của cây,loại cây và kỹ thuật thay đất lên rất khó trả lời
-thời gian thực sự để có thể nói : đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất) ? Theo cháu là khi mầm,chồi non đã ra lần thứ 2,3
-khu vực bao quanh rễ là gì ? Là đất trồng trong lòng chậu ạ
===============================


hoang_qtp:

-khu vực bao quanh rễ là gì ? Khoãng 1, 2 tháng thay đất cho 1 số cây, thấy khó phát quá, chắc có lẽ khu vực bao quanh rễ nên có hỗn hợp đất mồi, bao gồm nhiều hữu cơ 1 chút, tạo độ ẩm cao và ổn định cho dễ phát rễ.
===============================
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Cảm ơn ý kiến các bạn về vấn đề được nêu ở bài trước :
-thời gian từ lúc rễ cây "bất tỉnh" trong đất trồng mới tới khi rễ cây bắt đầu làm việc lại.
-thời gian thực sự để có thể nói : đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất) ?
-khu vực bao quanh rễ là gì ?


Sở dĩ vấn đề như trên được được đặt ra cốt là để nhắc chừng các bạn vài chuyện về liên hệ giữa đất trồng và sự sống chết của cây. Có khi bạn dùng đúng loại đất trồng cho cây, nhưng vì thời gian bất tỉnh của cây lâu hơn bình thường (nhất là trường hợp so giữa những loài cây lạ với những loài bạn đã quen, hoặc giữa lá kim với lá bản...) thế nên bạn làm một chuyện gì đó không thích hợp cho tình trạng bất tỉnh của cây (tỉ như tưới nhiều quá, tưới phân sớm quá, nắng quá, gió quá....) khiến cây không hồi tỉnh và đi luôn. Dĩ nhiên bạn sẽ "dễ dàng " đổ tội cho "đất trồng không hợp".

Với câu hỏi :
-thời gian thực sự để có thể nói : đất trồng phù hợp với cây trồng là bao lâu (kể từ lúc cây được thay đất) ?

thì những người chơi bonsai (tùy vùng khí hậu) có thể nói ngay là tối thiểu cũng phải 1 năm cho cây lá bản và trên 2 năm cho cây lá kim. Bởi vì, thường thì nếu thay đất đúng cách, sau thời gian bất tỉnh, cây bonsai sẽ bắt đầu phát rễ mới trong vùng đất mới (rộng rãi). Do đấy mức phát triển thường là cao hơn bình thường (và cũng thường là điều chúng ta không ưng ý lắm cho một bonsai thành phẩm. Vì thường phát dài đọt, lá to hoặc dài). Thế nên, sau 1 năm, khi mức phát rễ chậm lại (ổn định) mới là lúc chúng ta đánh giá : hỗn hợp đất trồng có thực sự hợp với cây bonsai này không.

Thế còn vùng quanh rễ thì sao?
---------------

Vùng quanh rễ ?
Không gian quanh "cọng rễ " được các bhà thực vật học gọi với tên ghép latin là "the rhizosphere" (rhizo = rễ, sphere = khoảng không gian).



Họ gọi vậy để dễ phân định trong nghiên cứu đấy thôi.

Chả là cây cối sống do rễ hấp thu nước và muối khoáng. Mà rễ lấy được nướ + muối khoáng là khi mặt tiếp xúc của vỏ rễ (lông hút) với chất trồng có một "khoảng hở ".
(http://en.wikipedia.org/wiki/Rhizosphere)
[1]
A=
Amoeba consuming bacteria; BL=Energy limited
bacteria ; BU=Non-energy limited bacteria; RC=Root derived carbon; SR=Sloughed root hair cells; F=Fungal hyphae
; N= Nematode worm


An illustration of the rhizosphere.

Thế nhưng trên thực tế, nhà nghiên cứu chỉ làm công tác này cho cây cối mọc ngoài thiên nhiên, chứ đâu có ai rảnh mà đặt cơ sở nghiên cứu cho cây bonsai của chúng ta. Thành thử, nếu từ những kết quả nghiên cứu ngoài thiên nhiên ấy, chúng ta rút được gì cho việc chơi bonsai thì tốt. Bằng không, chúng ta đành là ráng tự tìm tòi "tạo kinh nghiệm " vậy.



Trong lý thuyết ghi trong quyển "Plant Nutrition and Soil Fertility Manual" (Cẩm nang về Chất Dinh Dưỡng cho Cây Trồng và Mức Màu Mỡ của Đất Đai"( tái bản năm 2012) của tác giả J.Benton Jones, Jr. vấn đề vùng quanh rễ được đề cập để nhắc chừng 2 chuyện:

1. độ pH vùng quanh sợi rễ sẽ có mức pH giảm 1 bậc so với vùng đất bên cạnh (không rễ).
Tì như nếu bạn thọc mũi kim máy đo pH chạm cạnh chóp rễ, có thể bạn thấy kim chỉ ở pH=6.
Nhưng thực sự khu đất trồng (không chóp rễ) có pH=7.
Lý do là chóp rễ giải phóng ion H+ trong lúc rễ hô hốp để rễ dễ lấy vào những ion + khác
như Fe (sắt) chả hạn.

2.Hầu hết các loại rễ cây cần khoảng hở (rhizosphere) để làm khu vực đệm cho đám nấm rễ
(Mycorrhizae) dễ phát triển quanh rễ.

Từ những chuyện như trên, điều mà bản thân mình muốn gởi tới các bạn là như vầy. Rõ ràng là chúng ta chả cần phải trở thành một nhà nghiên cứu thực vật để chơi bonsai. Cũng có nghĩa là chúng ta cũng không cần phải đọc hết sách lớn sách bé về Thực vật, về Nghiên Cứu Đất Trồng làm gì. Thế nhưng, vấn đề cây cây cối+đất trồng nó cũng chả phải là cực kỳ đơn giản. Do đấy, chỉ xin là đừng đánh đồng mọi thứ làm một.

-Cây phôi nuôi cho phát nhanh phải khác cây bonsai thành phẩm.
-Mỗi loài cây có hệ thống rễ hơi khác nhau cho nên cũng chả nên dùng củng một hỗn hợp đất.

Tóm lại, chúng ta lại trở về những khởi đầu mình trình bày cùng các bạn : tìm hiểu vể mỗi loại vật liệu rồi thì tùy thử nghiệm mà áp dụng cho từng loài cây bạn có.
 

dungvan

Moderator
nhanddb

Vừa rồi em có test thử như sau:
1. Cách setup:
- dùng hệ thống phun sương tưới tự động cho cây trồng trên sân thượng ở SG, mùa này nắng & gió nhiều.
- chế độ setup phun sương: từ 6am sáng đến 4pm, cách 15phút phun 5 phút. Chọn péc nhỏ nhất, mật độ 40 cm2 bố trí 01 péc.

2. Quan sát & đo lường:
- nhiệt độ tại vị trí phun ra rất lạnh, tầm 26-28 độ, do áp suất & hơi nước tạo ra
- sau khi phun 5 phút, nước ẩm ngưng tụ 100% trên lá và bề mặt chậu. Không gây đọng nước như phương pháp tưới thông thường.

3. Một số kết luận sơ bộ:
- Với phương pháp tưới như thế này đảm bảo ẩm độ cho lá & rễ. Do lượng nước thấm xuống rể ở dạng sương li ti và vừa đủ nên hạn chế được tối đa việc chất chồng bị nén lại bít rể như phương pháp tưới thông thường -> duy trì được khoản không gian quanh rễ để chúng làm nhiệm vụ như bác nêu trên.
- Vì phun sương nên duy trì nhiệt độ mát mẻ, mặc dầu lúc đó là 12h trưa, oxy hòa tan trong nước cấp liên tục (do phun nhiều lần) Cây phát đọt rất tốt, đặc biệt là phôi.
==============================


hqvuhototbung:

Cảm ơn chia xẻ của bạn Nhanddb.
Tạo khu vực đủ ấm ẩm (giống rừng nhiệt đới ) thì đa phần là cây cối thích rồi. Chỉ vấn đề là khi lá cây nhận sương mà nắng làm khô nhanh, có thể bị tình trạng xấu lá (mất bóng) do những chất (như đá vôi chả hạn) đọng trên mặt lá.
===============================


GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Vùng quanh rễ ?Hầu hết các loại rễ cây cần khoảng hở (rhizosphere) để làm khu vực đệm cho đám nấm rễ (Mycorrhizae) dễ phát triển quanh rễ.
Điều trên giải thích cho việc đất trồng cần thông thoáng, có nhiều lỗ khí là vậy?

Nguyên văn bởi nhanddb:
...Với phương pháp tưới như thế này đảm bảo ẩm độ cho lá & rễ. Do lượng nước thấm xuống rể ở dạng sương li ti và vừa đủ nên hạn chế được tối đa việc chất chồng bị nén lại bít rể như phương pháp tưới thông thường...
Phun sương thì giải quyết tốt chuyện ẩm độ và mát mẻ, thế còn bón phân thì bạn làm như thế nào?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Độ cứng của hạt đất trồng
Qua phần mình trình bày về chuyện vùng quanh rễ ở trên, sẽ là những liên tưởng về hạt độ và độ cứng của đất trồng.
Sở dĩ vấn đề này được đưa ra và mình mong đón nhận nhiều ý kiến từ các bạn (vốn đã nuôi trồng bonsai vài năm) vì xem ra cả những người Âu Mỹ chơi bonsai lẫn chúng ta đều dễ bị chuyển về ý niệm đất trồng từ thái cực này sang thái cực kia.

Đất mềm nhão
Rõ ràng là chả ai trong chúng ta chấp nhận được việc trồng bonsai trong một chất trồng mềm nhão. Tức là chất trồng bonsai không nên là một hỗn hợp như bùn quanh rễ lúa. Hoặc giả, không đến độ nhão nhoẹt như đất bùn thì ắt cũng chả nên quá 50% chất trồng hữu cơ giữ quá nhiều nước kiểu như "potting soil" (đất trồng cây trong chậu) của nhà vườn, tương tự như hình dưới đây.

(Hình ảnh trích trong quyển Thành Công với việc Trồng Cây Trong Chậu. Images from "Success with Containers", by Stephani Donaldson and Peter Mc Hoy, 2005)



Đa phần thì đất trồng chậu cho những cây "nhiệt đới" được khuyên dùng những chất hữu cơ (giữ nước) như vầy .



Tuy có pha ít "đất sét viên cứng" hoặc Perlite (đá trân châu) hay sạn (đá dăm) để giúp xốp và thoát nước :



Nhưng rõ ràng hỗn hợp chất trồng vẫn chủ lực là chất hữu cơ giữ nước.
Đã thế, người ta còn trộn sẵn vào đất những hạt phân tan chậm (thường là loại phân tan nhiều khi nhiệt độ tăng, ngược lại, nhiệt độ giảm thì phân kém hòa tan) .



Bởi thế, cây lá bản (lá rộng) trồng bằng loại hỗn hợp như trên thường là luôn mọng nước (như rau cải vậy)





dĩ nhiên bạn thấy rễ của những loài cây trồng chậu với đất hữu cơ xốp như vậy sẽ thường là phát mạnh và luôn ở trạng thái "non trẻ" để có thể hút nước tối đa (gần như) suốt chiều dài rễ.

Rõ ràng là những cây bonsai thành phẩm của chúng ta không cần thiết loại đất như trên vì rễ của những thành phẩm bonsai vốn dĩ già cỗi. Chúng chỉ hoạt động dựa vào chút chóp rễ là chính.
Bởi thế, chúng ta đã chuyển suy nghĩ sang đất trồng thuần vô cơ.
Cũng có thể chúng ta trộn thêm chút hữu cơ (vỏ cây, trấu) để tăng mức giữ nước và mức kềm giữ chất dinh dưỡng(cho giữa 2 lần tưới).
Thoạt nhìn thì thấy có vẻ khá tốt, nhưng thực sự có tốt không sau 2,3 năm ?
---------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi GioNui;
Phun sương thì giải quyết tốt chuyện ẩm độ và mát mẻ, thế còn bón phân thì bạn làm như thế nào?
Đây chính là vần đề mình định thong thả nói với bạn Nhanddb và các bạn sau. Nhưng sẵn bạn đặt vấn đề, mình góp ý luôn.
Phun sương giúp môi trường trồng cây trong chậu đủ ẩm, ấm thì tốt cho cây. Tuy nhiên, môi trường này rất tốt cho cây chuyển từ tình trạng bị "suy yếu" sang "hồi phục". Nhưng cho một cây bonsai thành phẩm về lâu về dài thì thường là không hợp. Nhất là với những cây cần bộ vỏ khô cằn với lá nhỏ, đốt ngắn nhờ nắng gió kích thích.
Bởi vậy, khi một bonsai thành phẩm được nuôi trồng trong chậu giữa trời (và dĩ nhiên việc tưới nước bón phân có chế độ nghiêm ngặt) ắt hẳn sẽ dễ giữ dáng hơn.
==============================


GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Bởi thế, chúng ta đã chuyển suy nghĩ sang đất trồng thuần vô cơ. Cũng có thể chúng ta trộn thêm chút hữu cơ(vỏ cây, trấu) để tăng mức giữ nước và mức kềm giữ chất dinh dưỡng(cho giữa 2 lần tưới).
Thoạt nhìn thì thấy có vẻ khá tốt, nhưng thực sự có tốt không sau 2,3 năm ?
Đây cũng chính là điều cháu đang băn khoăn. Từ đó suy nghĩ:
- Làm sao để các chất hữu cơ đến khi tan rã thành bột thì trôi hết ra khỏi chậu theo nước tưới là tốt nhất.

Lại kéo theo suy nghĩ: - Vậy thì lót đáy chậu nên là hạt kích thước hơi lớn một chút (1-1.5mm) hay là vẫn sử dụng hỗn hợp chất trồng bình thường?

Đọc nhiều trang web nước ngoài, cháu thấy có 2 luồng tư tưởng:
1/ Lót đáy chậu bằng 100 hạt vô cơ kích thước lớn. Càng lên cao thì hạt độ nhỏ dần.
2/ Chất trồng trong chậu được trộn lẫn lộn to nhỏ chứ không phân lớp phân tầng.
Chúng ta nên theo tư tưởng nào?
===============================


bsvuhongbvdkhb:

Nguyên văn bởi nhanddb:
Vừa rồi em có test thử như sau:
1. Cách setup:
- dùng hệ thống phun sương tưới tự động cho cây trồng trên sân thượng ở SG, mùa này nắng & gió nhiều.
- chế độ setup phun sương: từ 6am sáng đến 4pm, cách 15phút phun 5 phút. Chọn péc nhỏ nhất, mật độ 40 cm2 bố trí 01 péc.
…………………
Chào bạn. Mình không biết bạn thực hiện kế hoạch này được bao lâu rồi? theo những gì bạn chia sẻ mình thấy có vài vấn đề nhờ bạn tư vấn giúp, vì Mình cũng có vườn sân thượng đang chuẩn bị làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự động chứ chưa dám làm dạng phun sương, toàn bộ phụ kiện đả mua xong, hệ thống cấp nước chính cũng đả lấp rồi, riêng phần péc phun thì chưa mua vì

- Với péc phung loại nhỏ nhất + hệ thống ống dẫn ở điều kiện ngoài trời nắng Mình e sẽ bị nghẹt péc phun
- Với vị trí đặt péc phun như thế nào? vì nó có liên quan đến lượng nước được cấp cho thân lá hay chất trồng trong chậu, mặt khác cứ cách 15phút phun 5 phút với điều kiện nắng gió thì có thể lượng nước chỉ cấp được cho phần bề mặt chất trồng trong chậu mà thôi
- Như Bác Vũ Hưng nói. Giữa trưa nắng gió mà phun sương cho lá thì có nên không?

Với hệ thống nhỏ giọt tự động thì cấp nước cho chất trồng trong chậu tốt hơn nhưng nhược điểm là không tưới được cho thân lá

Giải pháp có thể
-Vừa hệ thống tưới tự động vừa tưới thủ công cho phần thân lá khi cần thì có tốt hơn không? Trường hợp này có cái được là tưới vẫn nhanh hơn tưới thủ công và ta có đi vắng nhà vài hôm cũng ok?
- Vừa hệ thống tưới tự động vừa tưới phun sương trên cùng 1 hệ thống tưới và ống dẫn chính: Trường hợp này ta chỉ cần thêm 1 co từ 1 ra 2 đường dẫn tại vị trí cây được cấp nước ( 1 đường là của nhỏ giọt, 1 đường là của phun sương) và 2 cái van khóa cho 2 đường cấp nước này. Phương pháp này ta chỉ cần khóa các van tưới nhỏ giọt thì chỉ còn péc phun sương hoạt đông và ngược lại
- Không cần máy tạo áp suất hay péc gì cả mà đơn giãn cấp nước nhỏ giọt bằng độ chênh áp của nước. Phương pháp này chỉ cần 1 cái van tổng ở đầu nguồn cấp nước để điều chỉnh, sẽ đơn giãn, rẽ tiền nhưng và có thể giúp chữa cháy khi vắng nhà vài hôm. Tuy nhiên cũng phải tưới thủ công cho thân lá khi cần

Vài ý chia sẻ mong bạn và các ace cùng trợ giúp ạ
 
Top