"...Hồn ở đâu bây giờ???"

tranquanbao

Thành viên
Cái cây này đẹp thật, ngồi ngắm vậy cũng đáng.

==================================
Tinh vi con gà rừng, cứ phải làm thương nhân nếm trải mới có hồn, những người đi đào cây không có hồn, những người sống với thiên nhiên không có hồn bằng mấy thằng đi buôn đầu chợ bán cuối chợ à. Hồn gì hồn tiền chăng. Hồ Chí Minh có ngồi câu cá bên bờ suối Lê Nin không, có biết để làm gì không.
Đã ngu lại thích lên văn.
Đi câu là một dạng thiền, đừng tưởng đi câu là câu, đầy doanh nhân đi câu, chơi golf cũng vậy, câu chuyện Lã Vọng chỉ là một trong muôn vàn ví dụ, có xa quá không vậy. Sao giờ resort biển đắt giá vậy. Chưa kể kinh doanh câu cá cũng bộn tiền rùi đó. Cần gì mở miệng ra ta là thương nhân thực ra mới là dại nghe.
Còn đố ông làm nổi tiểu cảnh hoàng hôn biển đó, nói như phim.
Bạn này nói chuyện lạ thật. Nhưng không nên dùng những từ này(bôi đỏ). Và cũng không nên nói Cụ Hồ trong bài văn ngôn như vậy. Cụ Hồ là Người cần được Tôn kính nhé bạn.
 

moc_arch

Thành viên
"Hồn dân tộc Việt"
"Hồn của phố Cổ Hội An"
....v.v.v.v.v

Có rất nhiều cụm từ như vậy, nhưng để giải thích rõ ràng cần 1 khối lượng kiến thức đồ sộ mà không phải ai cũng có thể làm được.

Cái hồn mà bạn chú Trung Dũng bảo theo cháu có thể là ......?

Ai trong chúng ta đều "Nhìn" được mặt trăng nhưng mấy ai "Thấy" được chị Hằng hay là chỗ có cây Đa -Chú Cuội (nếu chưa từng biết về sự tích này).

Không phải "Nhìn" mà là "Thấy" ,mà thông thường người ta không bao giờ "Thấy" cái mình "Nhìn" mà người ta chỉ thấy cái người ta hiểu.

Khi ta nhìn, đó là con mắt công cụ. Khi ta thấy, đó mới là con mắt nhân sinh (Có thể đây là cái hồn của tác phẩm chăng?)


Cùng ý với chú hqvuhototbung
(Rõ ràng là cuộc sống này, người xem thì nhiều, người thấy chả bao nhiêu?)
 
Trả lời: Re: "...Hồn ở đâu bây giờ???"

Con nhớ con ghé nhà chú cũng lâu rồi

và con cũng không có nói gì nhiều mà ta ???

Chú làm hồi hộp quá !
-Chắc cũng 3 hay 4 năm gì rồi Anh T nhỉ...Cũng nên quên NHỮNG GÌ KHÔNG ĐÁNG NHỚ anh ạ! (vì há dể mấy ai quên...):):):)
Nhưng tuyệt nhiên anh hông nói gì ... để tôi "nhớ đến bi chừ:)":))-
Thật ngoài sự mong đợi của tôi: Chí ít tp này cũng đã sang trang thứ 7 và 62 cm.Rất mừng vì được nhiều ACE quan tâm chia sẻ.Nhất là Bác VH "đã vén mây giữa trời" để cho tôi và một vài AE nữa được học hỏi thêm không ít.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Thế nên nếu "tạm kết luận" : cái hồn cây nó nằm ở đâu thì mình cứ là
"làm sao trồng cái cây trong chậu cho nó "sống tươi vui " cái đã.

Thành thử, trước mắt là mình chả kể cây nhỏ cây to, cây già cây trẻ,
cây thẳng cây vặn. Hễ mà cây sống khỏe, tươi tỉnh, là mình thấy nó có
hồn rồi. Nên chi, với mình, một cây đơn giản cái đã. Kiểu như vầy :




Hay trẻ trung như vầy :



thì chúng đều là có hồn!

Chứ còn cái kiểu mà uốn vặn cho lắm (thì đặc sắc thật đấy), nhưng chắc gì đã có hồn
(nếu như cây nó đang rên xiết quằn quại trong chậu ?).




Cũng chính bởi thế, ngắm cây Bông Trang nho nhỏ do bạn Ptaagu đăng hôm qua,
mình vẫn cảm nhận "cây rất có hồn" bởi vì trông "em nó rất tươi vui trong cái chậu tí tẹo".



(Cho dù có bạn nào bảo : cây chả tỉ lệ gì cả. Thì riêng mình : cái cây vẫn rất có hồn!)


Như vậy : cây có hồn và nét đẹp nghệ thuật của cây có gì xung khắc không ?


Cây có hồn và nét đẹp nghệ thuật của cây có gì xung khắc không ?

Có thể là có đấy !

Đó là quan niệm của cá nhân mình.

Cũng chả phải vô duyên vô cớ mà có bậc Thánh Nhân đã bảo :

"Nếu không có "tâm hồn trẻ thơ " thì chả vào được "Thiên Đường" !



Thành ra đám trẻ, khi chúng đứng nhìn tác phẩm Penjing ở trên, chắc hẳn "cái nhìn" của chúng
chả giống tí tẹo nào với những người dưới đây.



Vậy thì bạn Trungdunggialai và các bạn muốn "tác phẩm" của bạn được ngắm
dưới cái nhìn nào ? Trẻ thơ hay người lớn ? tài tử hay chuyên nghiệp ?

Dù là ai ngắm,
thì việc đầu tiên là cái cây "phải sống tươi vui trong cái chậu nhỏ xíu cái đã".

Chứ còn, bạn có "đặt ra mục đích, tiêu chí "gì chăng nữa cho
"tác phẩm bonsai tương lai" của bạn (như ý của bạn Natuan :

"...
Tác phẩm anh tạo ra cần có tiêu chí và chủ đề .
Cây không có chủ đề thì như người không tên .
Gọi chung là đồng loại bác ạ . "

mà người xem ngắm cây :

-lúc nó còn đang "quằn quại" dưới "gông cùm " của dây quấn
-lá xụi lơ hay lơ thơ vì cắt tỉa...

thì khó mà nói được là nó có hồn.



Cây tí tẹo này mà không có mấy cái đọt chồi ở ngọn cành
thì cái kiểu "hoa tàn gục đầu" ắt là cho chúng ta cái cảm giác : hồn sắp lìa xác cây ?

Tóm lại : cây có hồn thì phải sống cái đã, và cần là sống khỏe, sống tươi vui.

Thế còn nét đẹp nghệ thuật ?





Con có chút suy nghỉ về vấn đề này.
Thứ nhất dùng từ "Hồn" thực sự chuẩn xác không ?
hay nó chỉ là một dạng văn nói để miêu tả hàm ý?

củng có những từ với nghĩa đồng dạng mà ý nghĩa tương tựa.

Ví dụ: từ "Thần"
ta thường hay nghe, nhìn tác phẩm tranh, ảnh có "Thần".....
từ Thần ở đây diễn ta cái thần thái chứ không phải Thần tiên....vvv

hoặc như có người tướng số hay nói nhìn cặp mắt anh nọ có Thần.....

thì chung quy lại củng chỉ để diễn tả một thần thái của tác phẩm, vật thể.....

Thứ nhì: với câu hỏi "Thế còn nét đẹp nghệ thuật ?"
với nghệ thuật thì vô vàn và rộng lớn, vì trí tưởng tượng con người chúng ta là phong phú
và đâu thể đo được đâu là giới hạn của suy nghỉ của con người và nhân loại.

Nhưng con nghỉ trong số những nghệ thuật đó có những cái có thể người ta làm để chấp nhận liền.
có những cái người ta làm không vì mục đích đó mà vì một lý do nào khác chẳng hạn.

ví dụ như trong ngành hội họa, có trường phái trừu tượng, trường phái hiện thực, siêu thực....vvv
việc này thì có lẽ ai củng biết.

hay như vừa rồi ở Hà Nội có một sự kiện nghệ thuật trình diễn,
Một cô gái mặc áo dài trắng tinh nằm giữa trời mưa trên vỉa hè Hà Nội.



Links: http://www.yeutretho.vn/su-that-thieu-nu-deo-canh-thien-than-trang-nam-tren-via-he-212140.html

Đó có củng là nghệ thuật, nhưng mục đích của nghệ thuật đó là gì, có giống với những nghệ thuật khác không ??

(còn tiếp.....)
 

Juniperus

Thành viên
Trao đổi với ông "Chú" một tẹo; như một lời hỏi thăm vì lâu quá rồi... mà mới hôm rồi mới hiểu là sự ám chỉ "Tót bụng" chứ không phải là "Tốt bụng" hỡi ôi; trước cháu vẫn cứ nghĩ chú tự nhận là tốt bụng mới thảm hại, đành xin lỗi chú vậy.

Về chủ đề này và những bài chú đã nêu quan điểm, cháu lại thấy nó chảđúng có thể do kiến thức nông cạn sau này mới sáng tỏ được, nhưng cứ liều nói ra xem sao?

Nếu nói cái hồn (aka thần) post#49; #51 đã nêu quan điểm về điều kiện sống khỏe, vui tươi; cái này đi ngược lại cách nghĩ và chơi của đa số cụ, đặc biệt nệ cổ và sâu sắc bởi sao? thường những người chơi cây cổ, kỳ họ sẽ khai thác nét khắc khổ, già nua, gầy nhẳng, có đậm nét những điểm nhấn về sự trải nghiệm đời. Điểm tiếp nữa mở rộng của cổ, gầy đó là sự kỳ vĩ của đại thụ; sự kỳ vĩ của đại thụ luôn có xu hướng ngược với sự tung tẩy, vui tươi, cợt nhả, trễ nải của cây non. Cô gái trong hình khen cây vui tươi cũng là câu chê, cũng là câu khen.

Bonsaiers nào cũng đều có tâm hồn nhưng nông sâu, thẩm mỹ khác nhau nên bonsai cũng là 1 xã hội sống, ngoài chuyện cây sống thực vật thì còn cần truyền tải những cái mong ước, thẩm mỹ, trăn trở... của những người làm ra nó; trong một xã hội người thì tình cảm, cuộc sống có Vui, có Buồn. Như vậy, nếu truyền tải cái hồn của Vui thì mất đi tối thiểu 1/2 cái đời thường rồi.

Có thể duy tình một xíu thì Bonsaier thành công họ là tình nhân của hìnhảnh-nghệthuật, còn Bonsaier kém thành công họ là tình nhân của hìnhảnh-sựkiện. Nhưng khai thác như nào đạt hiệu quả?

Ngay như người nào khai thác hìnhảnh-sựkiện cũng dễ thành hàng chợ, công nghiệp do chép dáng đời thường; nhưng sự thành công sẽ đến nếu khai thác theo hướng đặc biệt kiểu như dân nhà báo hay làm có tính bấtthường; họ sẽ đưa những cái tin như tại Cao tốc Trung Lương có 1 con chó vừa cán nát một cái xe Audi A6; và người làm cây theo kiểu này sẽ khai thác những cái quái, cái theo sự kiện, bấtthường như gặp phong trào biển đảo thì đưa cái cây hình bản đồ VN có thêm điểm nhấn đảo HS, TS; lễ hội chọi trâu thì đưa hình bonsai dáng thú, hoặc cây cổ như dáng long, ngũ phúc... tả càng đúng càng ăn điểm. Những loại bonsai này dễ nhận, sự kiện; ăn nhau ở thời điểm và mẫu hình lựa chọn cùng kỹ năng; không quá chú trọng tính nghệ thuật.

Hìnhảnh-nghệthuật lại khác, đó chính là hình ảnh truyền tải cảm xúc; và phải có tính tự nhiên không phi lý nó là cái lột tả sâu kín của những cái đờithường; người đưa hình ảnh nghệ thuật sẽ không đưa tinvịt kiểu con chó cán nát cái xe Audi mà sẽ đưa hình đời thường là cảnh xe Audi cán con chó, cái đó là cái hữu lý đầu tiên một cách tự nhiên; sau đó lột tả cảm xúc, số phận bi thương của con chó có thân phận thấp hèn, hiền lành, trung thành nhưng trở thành nạn nhân của sự sang giàu, ngỗ ngược, thiếu tình thương.

Như vậy cây Bonsai nghệ thuật, có hồn sẽ khai thác một hình ảnh tự nhiên đồng thời phải lột tả cảm xúc, số phận bi thương, cái hào hùng trong khổ ải bão gió và sự biến đổi của tự nhiên... ông Thái Bá Vân cũng đã nói "thiếu tính ám thị thì sự hình tượng nghệ thuật trở nên thô lậu", bonsai nghệ thuật do vậy sẽ không hẳn đã phải tả thực như kiểu làm hìnhảnh-sựkiện.

Xưa nay, nghệ thuật thường thành công khai thác cảm xúc, số phận bi thương, đau khổ... chứ ít khi khai thác cái vuitươi; vận vào bonsai không biết có đúng chăng? nhưng dư luận nói người xưa chơi bonsai thường là những người đã có sự sâu lắng, cái cảm chậm rãi do nghề nghiệp ổn định, công thành danh toại hoặc bất đắc chí mới chơi. Hơn nữa, dẫu gì cái đạo quân tử tránh họa được phúc cũng sẽ không mặn mà khai thác cái vui; trong xây dựng bonsai càng tạo hình ảnh vui, khỏe mạnh bụ bẫm, tưng tửng... sẽ càng làm cho cây giảm cái trầm mặc, cái tĩnh tại, cái gầy, cái thanh tao đi.

Như vậy hồn cây chỉ nêu cái vuivẻ có thiếu sót không chú Tót bụng?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Cho nên theo con hiểu việc để tác phẩm bonsai có thần thì ai củng muốn.
Nhưng trước khi cái thần đó được sự đồng cảm của người xem thì còn nhiều chuyện.
tất nhiên trong đó những sự chuẩn bị, những phụ kiện (đồ chơi), các chi tiết, sự tỉ mỉ....vvv
để cái cây nó vui tươi đến nổi cô gái cách đây 20 năm thốt lên
"What a little tree ! She looks so happy !"
(Cái cây bé nhỏ làm sao! Trông nó tươi vui quá sức!"
?
là chuyện cần phải làm để con người ta dễ dàng nhận ra, rồi từ đó mới nhìn dưới gốc độ mình mong muốn.

hoặc như mới đây việc chú đưa 4 bức hình của 4 tác phẩm Bonsai trong bài "chào các bạn sáng chúa nhật tốt lành"
qua đó củng thấy, thời điểm chụp hình cây không phải là lúc mà tác phẩm khoe nét đẹp của nó,
nên chi dù các tác phẩm đó có là nổi tiếng thì trong mắt người cxem vẫn không thấy hết cái đẹp của nó,
nhất là với những người không biết gốc tích và "mô, tê" như con lại càng chịu.

Hoặc như trong bài "Cây cỏ và phụ kiện" chả hạn.
thì chúng ta đã biết và bàn với nhau có khi là cương quyết để hiểu ra một vấn đề nho nhỏ.
đó là cây cỏ và phụ kiện chỉ là vật trang trí cho tác phẩm khi trình bày, mà nhất là những lúc thi đấu chả hạn.

qua đó ta thấy, một ngọn cây, nhánh lũa... chỉ về hướng cái bụi cỏ củng có thể nói thêm được nhiều điều kèm theo.
một con dế gỗ củng tả được cả một bức tranh trời thu êm ả có tiếng dế kêu,
hay như hòn đá tí xíu trong khay muối củng tạo nên một cảnh đại dương bao la bên ngọn núi hùng vĩ........

Cho nên, túm gọn.
Việc tác giả của tác phẩm cần khoe những gì, tả cái gì trong tác phẩm để người xem cảm nhận hết cái ý tứ trong đó là chuyện đương nhiên,
nhưng để làm được chuyện đó thì cần quan tâm đến việc dẫn người xem là cả một kinh nghiệm và nghệ thuật dẫn dắt đi kèm.
con tạm gọi việc đó là "dẫn dụ người xem"

Còn lại người xem có theo hay không thì có hai việc ảnh hưởng.
đó là do tài năng người dẫn dắt và tâm trạng của người xem,
kể cả việc người xem có đồng cảm với tác giả hay không củng ảnh hưởng không nhỏ.

con lấy ví dụ:
như con, chưa từng sống và sinh ra nơi vùng có tuyết rơi,
cho dù thời buổi ngày nay đứng một chỗ vẫn có thể tìm kiếm và thấy được khắp nơi.
đó là việc thấy, chứ cái cảm giác tuyết rơi, cái không khí của việc tuyết rơi làm sao mà con tìm được và cảm nhận được khi mà không từng trực tiếp trải nghiệm

cho nên nếu như con gặp một anh sống vùng có tuyết rơi,
nay giả sử ông ta về chổ con ở,
họ nhớ cái cảm giác tuyết rơi, con củng chỉ nghỉ được có cái bộng tuyết trăng trắng
chứ làm sao mà hiểu được cái lạnh, cái khoảnh khắc tuyết rơi thế nào.

đâm ra không thể hiểu được họ nhớ cảnh đó thế nào ?


Nói dong, nói dài con chỉ muốn nói.
Nếu người xem lẫn tác giả và cái cây nếu có thể hòa vào làm một thì mới có thể hiểu hết và nhận ra cái hay
còn không thì củng chỉ nắm bắt phần nào. và củng chớ trách, vì có thể do ta dẫn dụ người chưa tốt,
hoặc người ta chưa có dịp từng ở và cảm nhận cái thời khắc mà tác phẩm mang lại chả hạn ~O)~O)
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
xanh <trắng> vàng đỏ
đen
xin lỗi nếu dùng màu thì trắng với đen người ta không gọi là màu.
mà gọi là sắc độ. còn màu gốc là màu: đỏ-vàng-xanh
từ đó người ta pha rất nhiều màu sắc khác nhau từ 3 màu đó,
nên chi mới có màu cấp 1, màu cấp 2, màu cấp 3.....
và với sự hổ trỡ của trắng-đen thì người ta pha ra nhiều sắc độ màu từ sáng chuyển qua tối của từng màu.

nhưng trên thực tế với 3 loại màu này nếu chúng ta pha bằng tay sẽ rất khó vì độ chính xác tỉ lệ trong những lần pha là không giống nhau nên khó. nhưng với máy tính thì việc này trở nên đơn giản hơn.

nếu các bạn bên ngành mỹ thuật thì càng hiểu rõ hơn về tên gọi các màu này, mình chỉ biết ở mức căn bản nên củng góp ý thế thôi. ~O)~O)
 

Thai tue

Thành viên tích cực
xin lỗi nếu dùng màu thì trắng với đen người ta không gọi là màu.
mà gọi là sắc độ. còn màu gốc là màu: đỏ-vàng-xanh
từ đó người ta pha rất nhiều màu sắc khác nhau từ 3 màu đó,
nên chi mới có màu cấp 1, màu cấp 2, màu cấp 3.....
và với sự hổ trỡ của trắng-đen thì người ta pha ra nhiều sắc độ màu từ sáng chuyển qua tối của từng màu.

nhưng trên thực tế với 3 loại màu này nếu chúng ta pha bằng tay sẽ rất khó vì độ chính xác tỉ lệ trong những lần pha là không giống nhau nên khó. nhưng với máy tính thì việc này trở nên đơn giản hơn.

nếu các bạn bên ngành mỹ thuật thì càng hiểu rõ hơn về tên gọi các màu này, mình chỉ biết ở mức căn bản nên củng góp ý thế thôi. ~O)~O)
Tìm hiểu về Màu sắc thì các bạn tham khảo rất rất nhiều trên mạng, như link này chẳng hạn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Màu_cơ_bản
 

Proartree

Thành viên tích cực
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần bàn luận để phân biệt 02 khái niệm: Kiểu dáng và Phong cách?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
và trên thực tế thì màu có nhiều cách gọi,
nếu gọi theo chuyên ngành như hội họa thì nó có cách gọi riêng.
còn gọi theo kiểu nói miệng dân gian thì nó có cách riêng.

Ví dụ: như ai củng biết là màu hồng là gì?
màu hồng chính là màu khi pha giữa màu đỏ và thêm trắng sẽ cho ra màu hồng.
tùy theo tỉ lệ giữa đỏ-trắng mà ta có các màu khác nhau.
đó là cách gọi miệng của dân gian.

tuy nhiên các bạn biết bên ngành sơn họ không gọi đó là màu hồng
mà vẫn gọi đó là màu đỏ.
và màu đỏ đó ứng với mỗi sắc độ sẽ có 1 mã riêng mà vẫn gọi chung là màu đỏ.
xin lỗi đã đi lạc vấn đề của bài ~O)~O)
 

locnqa.mh

Thành viên
Chủ đề này có hồn qúa... Đã gọi hồn được một số Cao Nhân quay lại ,còn thiếu Anh "NguyenPhi" nữa thôi là diễn đàn lại nóng như xưa rồi...umbala ba hồn bảy vía, A Nguyenphi ở đâu về đây cho xum tụ .tks mọi người!
 

caycuimientrung

Thành viên
Đọc xong 8 trang kết luận về hồn như sau :
- Có nhiều bài biết chủ yếu chém gió ( vô hồn )
- Có ít bài viết rất hay ( có hồn )
thank anh em.
 

sieubip07

Thành viên
Hôm trước, ghé vào chém vui theo tinh thần chủ topic ra đề, ko ngờ anh V. Hưng nghiêm túc nên chột dạ, hôm nay viết lại vậy. Cũng an ủi là mình thiêng quá, gọi đ hồn Juniperus về (dù hắn vẫn viết với văn phong trên mây,tuy nhiên mấy tháng địa phủ đã giúp hắn gần mặt đất hơn nên khá dễ hiểu rồi), tôi chẳng thể tin hắn lại thổi hồn cho cây được dù rất tin hắn sẽ làm được cây đẹp! Vấn đề này nếu hắn có lời và khi có hứng tôi sẽ phân tích!
Vấn đề “hồn” cây, tôi cũng ko đồng ý với anh V,Hưng.
Theo các ví dụ và phân tích anh nêu, chỉ cây sống khoẻ và tươi vui mới có hồn?
Các hình anh đưa làm ví dụ có thể hiểu: Cây nói với cô gái” Tôi vui tươi và dễ thương”, với đám trẻ” chúng tôi xinh xắn và đáng yêu”….
Theo mạch đó tôi sẽ phát triển: Cây rau nói với bà nội trợ “ tôi rất ngon”, cây cỏ nói với con bò “tôi tươi non”…vvv
Tôi ko phản đối gọi đó là “có hồn”, nhưng cây bị sâu nói”tôi đau đớn” cây khô hạn nói “hãy thương tôi”…vvv .. thì cây có “hồn” ko?
Theo tôi mọi thực thể đều có thể nói với đối tượng quan tâm đến chúng điều gì đó nên chúng đều có “hồn” (Bức tranh, cây bút, viên đá…). Cây là thực thể sống nên mọi cây, khoẻ mạnh hay bệnh tật, đẹp hay xấu, ăn được hay làm chết người (!) đều có “hồn” cả vì chúng luôn nói điều gì đó với người quan sát.
Nhưng đó là HỒN CÂY, mà vấn đề nêu ra có lẽ thuộc phạm trù khác, đó là HỒN MỘT BON SAI!
Vậy, có “hồn” của một cây cảnh, một bon sai hay ko?Điều kiện để một người có thể thổi “hồn” cho một bon sai? Điều kiện để “đọc” được “hồn” một bon sai?
Tôi sẽ trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề trên sau, giờ mỏi rồi, xin phép nghỉ giải lao đã.Ah, trước khi nghỉ tôi xin đưa hai hình ảnh cùng vài nhận xét để mọi người cảm nhận:



Các cây đều được chăm sóc kỹ lưỡng nên hẳn là tươi tốt và khỏe mạnh nên đều có " hồn", vậy tác phẩm đó có thể gọi là một tác phẩm "có hồn"???
Xin mời các bạn xem lại bài"Rừng bon sai: lý thuyết và thực hành" của anh V.Hưng.
Quan điểm của tôi : Cụm cây này ko có bố cục, ko chiều sâu, cây dàn trên hàng ngang thiếu hầu hết các yếu tố gợi nhắc đến một rừng cây mà lại gần đủ các yếu tố để trở thành tiểu cảnh hàng rào nên xét theo "hồn bon sai" thì cây này có hồn khi gọi là tiểu cảnh "phên giậu" còn nếu nói " cụm rừng" thì tác phẩm đó mãi mãi về sau dù sửa chữa sao nữa vẫn cứ là một tác phẩm vô hồn!

Và gửi tặng các bạn một hình ảnh lấy trong topic nói trên của anh V.Hưng:

http://upload.caycanhvietnam.com/images/92435894246022372803.jpg
 

Juniperus

Thành viên
Thổi làm sao đc mà thổi? luyện cây cần có thời gian, có cảm thụ nghệ thuật và kỹ nghệ. Ông SB07 chắc cũng nhiều khi trên bảo dưới còn chẳng nghe nữa nhỉ, đằng này còn tam sao thất bản từ trái tim ra đôi tay rồi lên điêu khắc sống, viết văn ông còn chê chưa đủ khả năng truyền đạt ý thì cây cọt cái khỉ gì nữa đây. Lên tiếng vì có ông chú quý 6 tháng gần đây thay đổi thói quen quá, đâm ra cứ lo lắng sao ấy.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Hinoki cho cái hình này nhìn mắt khiếp thế, hình như là bức tranh khiến người ta tự sát thì phải
 
Top