Vài góp ý về :nền bonsai cần gì để phát triển

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sau khi bình tỉnh anh Hưng mở top này theo hướng tích cực có hậu, rất đáng để lắng nghe. Xin ủng hộ tinh thần này của anh Hưng bằng tất cả tấm lòng ạ. xin được vào điểm 2 của anh cả top này ạ
Cảm ơn bạn .
mà không biết có phải bạn lộn mình với anh Hưng Cần Thơ không nhỉ ?

Có nhầm tí cũng chả sao .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua câu nói của Robert cho Wayne , các bạn thấy :

Hèn chi , Robert trong email gửi cho Wayne , anh ta nói : Số người trẻ tuổi chơi cây cảnh bên

VN rất đông , chỉ vì khó khăn vể ngoại ngữ , nếu không cứ cái kiểu họ cập nhập hàng ngàn lượt vào

trang web diễn đàn mỗi ngày thì chắc họ chiếm lĩnh hết các trang web bonsai (IBC) của thế giới mất
.


Bạn nên nhớ là email này gởi tới khắp vài ngàn độc giả của Bonsai Today , tức là Bonsai Focus
bây giờ ,trên toàn thế giới. Vậy có phải là mọi người rất lo ngại : rổi ra mấy vị trẻ tuổi bonsai
Việt Nam sẽ ào ạt xâm lấn vào những Forum quốc tế để học hỏi tìm hiểu .
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Xin có ý kiến:
Khi trích dẫn mọi ng nên xóa các phần ko cần thiết , tránh trích dẫn dài , giảm dung lượng thông tin của trang .Người đọc sau vì thế sẽ khó chọn lọc thông tin mình cần.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
"A Magical Land Where Almost
Every House Has a Bonsai " (tạm dịch : Một vùng đất kỳ diệu : nơi mà gần như mỗi nhà
đều có một cây Bonsai ) .

Và có phải
: chính cái tựa đề email này của ông Wayne đã xác định mối lo sợ : họ đông lắm lắm !

Nói như vậy , tóm lại là : tuy chả ó con số nào cả , nhưng cứ qua nhận xét của người nước ngoài
và qua số lương các chi hội ở những vùng xa về SVC là chúng ta có thể nói : vấn đề nhân sự
của bonsai Việt Nam là quá mức cần thiết để phát triển .

Bởi vì theo ý mình , chuyện nhân sự là quan trọng nhất .
Chính Nhật Bản hơn các nước cũng là ở điều căn bản này .


Giả như Việt Nam có 10 Thày giỏi cỡ ông Kimura đi . Nhưng cả nước cũng chỉ vài trăm người
thích bonsai . Thử hỏi nền bonsai của Việt Nam có mạnh lên được không ?

Mình nghĩ 10 Thày Kimura , mỗi thày quy tụ được 50 học trò . Tổng cộng có 10 cái chi hộuii
con con đó thì cũng chả mạnh mẽ gì được .


Các bạn nghĩ sao ?
 

thienhai

Thành viên tích cực
Con mà có ngoại ngữ thì con cũng chui vào học hỏi rồi, khổ nỗi trình độ không cho phép, học đủ mọi cách mà không được mấy chữ, chắc chỉ còn qua bên MỸ xin 1 vé tưới cây thuê vài năm
==================================
Ah! như mấy ca sĩ bên mình giàu nhanh chóng tại fan hâm mộ nhiều lắm:)
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cảm ơn bạn .
mà không biết có phải bạn lộn mình với anh Hưng Cần Thơ không nhỉ ?

Có nhầm tí cũng chả sao .
Xin lỗi anh Vũ Hưng em đả hoa mắt nên nhằm rồi nhưng thật tình em rất muốn theo dõi học hỏi top này của anh rất có hậu. Vũ hồng em xin được lắng nghe Anh Vũ Hưng xin anh tiếp tục, em không làm phiền anh nhé. Thanks anh
 

Stobeornottobe07

Thành viên
"A Magical Land Where Almost
Every House Has a Bonsai " (tạm dịch : Một vùng đất kỳ diệu : nơi mà gần như mỗi nhà
đều có một cây Bonsai ) .



Các bạn nghĩ sao ?


Đó là sự thật đấy bác. Nó đáng mừng cho Bon sai nhưng một phần cũng đáng buồn : Ở VN , đặc biệt là đô thị , mầu xanh nơi công cộng hiếm dần nên mọi ng phải tự tạo màu xanh cho riêng mình.
 

Thanh Nhàn

Thành viên
Tóm lược thông tin họ đưa ra:
Dân Việt nam đông
Ở Việt Nam nhà nhà có cây cảnh
Cây cảnh ở Việt Nam rất đắt.:)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Với ý của ác bạn nêu trên thì coi như phần nhân sự là không có gì trở ngại rồi.
Mà các bạn cũng biết đấy .
Bonsai là để phục vụ cho con người .
Hễ người yêu bonsai càng đông thì bonsai càng phải phát .
Không thể có lý do gì cản cái phát đó được.

Đã thế vào điểm thứ hai , chúng ta sẽ thấy mức phát bắt buộc phải nhanh
hơn bình thường vì tính ham học của người Việt chúng ta.

điểm 2. Tánh ham học của người Việt Nam


Đây quả thực là một tánh tốt .
Tánh tốt này cả thế giới bây giờ họ đã biết .
Chắc chả có bạn nào phản biện chuyện này .

Nói vậy chứ cũng vì tánh ham học này mà xảy ra khối chuyện .
Chuyện hay cũng có mà chuyện dở cũng chả thiếu gì .

Chuyện dở nhất là học nhanh quá hóa thói quen .
Nghĩa là giống như người ngoài đời hay nói : học lóm .
Học mới được vài "chiêu lặt vặt " là coi như xong chuyện .

Cũng may , bù vào cái chuyện dở đó lại có hai đỡ giùm :
a. tánh hay kết bạn.
b. tánh biết trọng Thày
Thành thử rốt lại tánh ham học của người Việt chúng ta cũng vẫn là một ưu thế tuyệt
đối cho sự phát triển.

Song song với tánh ham học , một điều mà bạn Nguyenquanghung nhắc mình : tạo phong trào.
Điều này thì chắc khỏi bàn cãi luôn . Phong trào cây cảnh bonsai đang ào ào
thế kia ai mà không thấy . Đến như mình ở tận bên California xa xôi này mà còn thấy nữa là .

Có nhiều người sẽ bảo : phong trào thì như gió thổi , lúc nổi lúc dừng .

Mình không nghĩ vậy .
Tại sao ?

Xin giải thích thế này .

Vốn là con người thì có nhu cầu . và nhu cầu thì sẽ đi theo 4 giai đoạn.
(Mình nói theo điều nhớ mại mại học hồi trẻ )n :

a-ăn mặc
b--an toàn
c-giải trí
d-sáng tạo.

Tức là việc đầu tiên của nhu cầu là cơm đủ ăn áo đủ mặc cái đã .
Hễ đủ bước a là người ta sang bước b . DỦ ăn rồi thì phải làm sao cho công việc thuận lợi
đặng bào đảm cho bước a được an toàn vài tháng (tức là nhu cầu cần công ăn việc làm ổn định ).
Hễ ổn bước b là người ta sẽ nghĩ đến chuyện vui chơi giải trí nào đó cho thỏa sau khi đã bù đầu
làm lụng .

Mà cái giống giai trí khi đã hơi chán (tức là dư đủ ) là người ta sẽ nghĩ tới chuyện sáng tạo.
Tức là phải có một cái gì đó của mình và do mình tạo ra . (Có con cũng một phần là từ nhu cầu này ).

Và 4 giai đoạn nhu cầu này lại có từng cấp .
Hễ xong 4 nhu cầu cấp 1 rồi là người ta bước lên nhu cầu a trở lại nhưng vào cấp 2 .
Tức là ăn ngon hơn ,mặc đẹp hơn . Xong rồi là sang nhu cầu an toàn cấp 2 : làm việc lương
cao hơn.....

Và hiện tại theo mình nhận xét , số người (nhất là các bạn ở tuổi 20-40 ) đang ở giai
đoạn 4 của mức nhu cầu (cấp mấy thì tùy người ) . Tức là nhu cầu sáng tạo đang tiềm ẩn
ở rất đông các bạn , cho nên bonsai vừa là một thú chơi giải trí ,vừa thỏa mãn nhu cầu sáng tạo.

Cũng chính vì cùng lúc thỏa mãn được 2 nhu cầu c và d , nên bonsai được ví như con virus .
Nó mà nhiễm vào ai rồi là khó gỡ ra lắm .

Bởi thế , đừng lo phong trào bị xẹp .

Các bạn thấy sao ?
 

Thanh Nhàn

Thành viên
chú nói rất đúng! Cháu tâm đắc đoạn này.
"a. tánh hay kết bạn.
b. tánh biết trọng Thày
Thành thử rốt lại tánh ham học của người Việt chúng ta cũng vẫn là một ưu thế tuyệt
đối cho sự phát triển."
 

ngoctiensvc

Thành viên
anh đưa một chủ đề quá lớn đấy ,vấn đề này đang làm đau đầu em cũng như các bạn đồng nghiệp ở thái bình ,nam định ,hải dương ... mà em hay được giao lưu với họ trong thời gian gần đây.
còn phương châm làm cây của em :cây chưa đẹp làm cho đẹp ,đẹp rồi cho nó đẹp nữa ,vì nghệ thuật là vô cùng ,
còn học :học ở mỗi người một tý


























anh đưa ra một chủ đề quá lớn mang tầm cỡ vĩ mô ,vấn đề này cũng đang làm đau đầu em cũng như các bạn đồng nghiệp ở các tỉnh thái bình ,nam định ...mà em gặp gỡ giao lưu trong thời gian gần đây .em suy nghĩ và góp ý với anh sau.
còn phương châm làm cây của em :cây chưa đẹp làm cho đẹp ,đẹp rồi làm cho nó đẹp nữa .vì nghệ thuật là vô cùng
còn học là :học ở mỗi người một tý người giỏi ta ở họ dc nhiều ,người chưa giỏi ta học ở đc ít, ai cũng cái để học
còn theo ở một người là bắt chước .


;
 

Kim Khi Tai

Moderator
Một Topic thật đáng theo dõi và cảm nhận,
Rất mong nhận được phân tích, nhận xét thêm của A,
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Cho em bổ sung 1 minh chứng nho nhỏ cho điểm 2 này là hiện tại chúng ta cũng đang lắng nghe và học nhau rất nghiêm túc đấy ạ cũng khá đông người ae ham học phải không ạ

Đang xem: 37 (32 thành viên và 5 khách)
‎bsvuhongbvdkhb, ‎Kim Khi Tai, ‎honolulu, ‎orchcactus, ‎bonsaihainhon+, ‎huynh vu2010, ‎SIEU-MONG, ‎ngoctiensvc, ‎Hinoki, ‎thienhai, ‎saoviet88, ‎quynhbvqn, ‎phamngocmai@ftu.edu.vn, ‎showhangdoc, ‎dtnhan, ‎QNK, ‎kqnam, ‎voduong, ‎bonsaichilinh, ‎Blackrose86, ‎Trungdunggialai, ‎hodoan, ‎LêNgọcTân, ‎Thai tue, ‎BachMa, ‎lnvinh+, ‎lacviet, ‎Người Rừng, ‎yeucaycanh01, ‎lehoanghai, ‎trantien46

(View-All) Thành viên đã xem bài này
3 CƠ, anhtuan1976, ataku_86, bacalaha, BachMa, Baotuyen, binh xd, binhdo, Binh_kh, Blackrose86, bongbet, bonsaichilinh, bonsaihainhon, bsvuhongbvdkhb, caycanhtruongca, centimet, Dat_nhocto, dennhem, dinhhunganh, dtnhan, ductoanvqh, DUYnguyenDUC, fanjun99, haohuynhde, Hinoki, hoanglong117, hoangtu2011, hoanvu, hodoan, honolulu, hqvuhototbung, huynh vu2010, kenwall, Kim Khi Tai, kqnam, lacviet, LêNgọcTân, leducthien85, lehai, lehoanghai, lemanhhongpv11, lnvinh, longarch, luuvietvu, lyduong_py, mattroiden_oh, mecayqua, michaelhoang, minhkhatran, minhquocct, NaTuan, ngoctiensvc, nguyen tran, NGUYENCONGLINH, nguyenquanghung, nguyenthehungap8, NGVTHUAN, Người Rừng, Nhancuibap, nhatduong, NLGPT, onnkyo2011, orchcactus, phamngocmai@ftu.edu.vn, phamvanthang, phangia, phuongbon, pitieel, pphuocthanh, QNK, Quí Tài, quynhbvqn, reset, saoviet88, seamen, showhangdoc, SIEU-MONG, sirius, Stobeornottobe07, takeda, Thai tue, thangbonsai, thang_8492, Thanh Nhàn, thanhlanqn, thanhtiena5, thanhtu_tt88, thienhai, Tiềuphu, Tr.Hùng, tramanh, tran mau vinh, tranhieubuu, trantien46, TRIENCHIEU, Trungdunggialai, vietdnpc, vietluu82, vietphong9, vinhson1204, vivu, voduong, vucongthin, vudn, vuhoang, Xichlosg, yeucaycanh01
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn .
Vậy là chúng ta có thể thông qua được phần mấu chốt nhất : vấn đề nhân sự.

Bước sang phần nguyên vật liệu chắc sẽ có nhiềyuu ý kiến hơn chăng ?

Mời các bạn sang điểm 3 : cây cối .

điểm 3 . cây nguyên liệu

Không ít người hay nói : Việt Nam không có cây Vân sam (Abies ) đẹp như của Âu châu ,
không có thông đẹp , phong đẹp như của Nhật bản thì sao ra cây bonsai đẹp.

Quả là buồn nếu các bạn đó chỉ nghĩ được có vài cây làm được ra bonsai .

Thử hỏi , khi bạn từ Việt Nam đi sang Nhật bản chơi , bạn có mong gặp mặt vài
phụ nữ Nhật bản mặc KImono không ? Hẳn là có chứ nhỉ ?

Cũng vậy thôi . Khi một người ngoại quốc tới Việt Nam là họ đã vẽ sẳn trong đầu
sẽ gặp những phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài có tà áo tung bay .Và nếu họ tới
để ngắm bonsai Việt Nam là mong được thấy những tác phẩm của xứ nhiệt đới .
Họ thèm thuồng với những cây MCT , Linh sam , những cây cóc , cây khế , cây ổi ,
cây me , cây sơ ri hay ngay cả những cây Dương , cây Mai vàng , cây si , cây sanh
mà xứ họ không trồng nổi . Chứ họ có đến với chúng ta để mong ngắm những cây
Tùng cây bách vốn là hằng hà bên họ đâu.

Cho nên , tuy rằng sách vở bonsai thì vốn cho là những cây bên xứ nhiệt đới kém
giá trị hơn cây xứ ôn đới vì cây xứ nhiệt đới phát nhanh quá và đời sống không
thọ lâu .
D(ấy là sách vở họ nói như thế , nhưng thực tâm của những người chơi bonsai vẫn
khác . Tới vùng nào là người mong muốn được ngắm những cây đậc biệt của xứ đó .

Thế thì Việt Nam có cây gì đặc biệt không ?
Thực tế danh sách thì chả thiếu , chỉ là có lẽ chúng ta chưa khai thác đúng
và chúng ta chưa làm tốt công việc lai tạo cho bonsai.


Xét cho cùng ra ,i bonsai chủ lực của Nhật dựa vào 5 cây : Thông đen ,
Thông Trắng , Thích NB (Japanese Maple ) , đỗ quyên Satsuki và Shimpaku .

Bonsai Indonesia dựa vào Pemphis acidula , cây Dương (Casuarina equisetifolia )và
cây si ( Ficus Benjamina).

Tàu Đài loan dựa vào cây Du, Ngũ châm tủng (thông năm lá )

Âu châu chủ lực cũng chỉ trên ba cây : sồi ,olive và thông Scot.

Thế nên cứ so với họ , Việt Nam cũng chỉ cần vài cây chủ lực là đủ .
Thử tạm nêu :
-Linh sam (lũa , hoa )
-Mai chiếu thủy (hoa ),Mai vàng (hoa)
-Dương liễu
-Vạn niên tùng
-cây có trái :khế, ổi ,me ...

Thế đã tạm đủ để chơi .

Cho nên ý kiến mình : chúng ta đủ giống cây nguyên liệu .

Điều chúng ta còn thiếu : phối giống lai tạo những chủng lá nhỏ , cây lùn cho bonsai.

Mình sẽ ghi nhận vấn đề này để rồi đưa đến hướng giải quyết ở phần cuối .
Chờ các bạn cho ý kiến .
 
Mong rằng đây sẽ là làn gió mới ...Đủ sức đưa con tàu Bonsai Việt vượt đại dương trong tương lai...Và Bây giờ có "cơ sở để hy vọng , để làm nền tảng ..."Vượt trũng. Cám ơn sự "ĐÓNG GÓP THIẾT THỰC" của Bác Vũ Hưng cùng sự quan tâm chia sẻ của ACE,
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chắ hẳn có bạn sẽ nêu ý kiến : chỉ riêng cây Maple NB , bonsai Nhật bản đã có vài trăm
chủng loại , chứ những thứ như Satsuki có 1000 chủng loại , còn thông trắng thông đen
và Shimpaku thì cũng cỡ gần 10 chủng cho mỗi loài .

Sự thể đúng là như vậy. Mỗi loài của số cây chủ lực bonsai , người ta có khá nhiều chủng
loại . Có thứ do kết quả trong thiên nhiên (thụ phấn chéo ) , có thứ do bàn tay người
đụng vào. Nói vậy thôi , để thấy là Nhật bản họ vốn thích lai giống cây và họ đã làm
chuyện đó vài trăm năm nay. Tuy số lượng chủng loại có nhiều tới số trăm , nhưng
thực sự những chủng có thể dễ đưa vào bonsai cho đẹp thì cũng ở số chục .

Nhưng đó là Nhật bản , còn những nước khác thì sao?
Những nước khác thì họ cũng chả khá hơn chúng ta về chủng loại là mấy .
Đa số chủng họ có được là do công kiếm được ngoài thiên nhiên .

Tại Việt Nam hiện nay , cứ như số liệu do bạn Blackrose nghiên cứu , chúng ta cũng đã có
vài chục chủng loại Linh Sam . Mỗi giống Nha trang, Khánh hòa ,Ninh thuận , Cam ranh ...
đều có những chủng loại đặc sắc từ lá nhỏ , lá trung , lá rí .

Ngay như MCT thì mình chưa nắm rõ tài liệu , nhưng nghe qua nghe lại thấy đâu cũng cả chục
chủng loại . Chứ còn như Mai vàng thì quá trời . Ấy là chưa kể những thứ quý hiếm như Mai Hương
ngoài Nha trang .

Nói chung theo ý mình thì chúng ta cũng tạm có khá nhiều chủng loại cho bonsai . Tuy nhiên
chúng ta vẫn có khả năng lai tại nhiều chủng hơn nữa . Và khả nặng lai tạo trong thời đại
này sẽ sớm cho kết quả chắc chắn hơn thời vài chục năm trưốc .
Chỉ có điều là chưa được hỗ trợ mạnh để thực hiện mà thôi. Làm sao để được hỗ trợ ?
Chúng ta sẽ bàn sau ở phần đúc kết .
 
Top