Xin Một Điễm Nối

Juniperus

Thành viên
Rất hay, lâu rồi mới có topic thú vị như này! 4 năm chưa kín đáo, nhưng có nét có mạch, cả về hình và chăm nuôi. Cảm ơn bạn
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Re: Xin Một Điễm Nối

Quá đúng và quá hay mà trước giờ chưa thấy ai nói ra cặn kẻ như bạn Thành.
Gió ơi! Chuyện đất cát nó đau thương và máu me lắm, nó là vấn đề tranh cải nhiều nhất và không có đoạn kết trong Bonsai. Từ nghệ nhân cho đến người chớm bước vào môn chơi nghệ thuật nông dân này ai cũng có thể cho mình đúng cả, và thật vậy, nó đúng cho mỗi người trong mỗi trường hợp khác nhau. Cây không chết là đúng rồi, nhưng khi bắt nó đẹp hay tao nhã trong khuôn chậu và vấn đề tăng thẫm mỹ, thì cái đúng ấy coi chừng bị trật khớp.

Đau thương là không biết không hiểu, cứ nghe người ta nói sao là bắt chước vậy rồi đem áp dụng như mẫu số chung; không hiểu cây đang giai đoạn nào, chủng loại gì, nơi mình ở đều kiện mưa nắng ra sao. Ngay trong vườn, chổ nắng chổ mát là đã khác nhau rồi, chậu sâu chậu cạn là hai thế giới khác nhau. Khi cây cần dưỡng, chi cành cho mọc phủ phê, đốt lóng lá để dài cho chi cành và thân mau lớn thì cần trộn bao nhiêu phần hữu cơ, chậu cần phài bao sâu. Khi chi cành thân đã lớn dủ, đưa vào tạo hồn thì các đốt lá cần ngắn lại; đất, đều kiện tưới, phân bón xử lý thế nào cho hợp lý, và để đưa sang được chậu cạn để tăng nét thẩm mỹ cũng tốn khá thời gian xử lý bộ rễ, cào bới từ từ cho ra hết các phần tữ hữu cơ. Ở Florida, mùa hè nóng và ẫm như vùng duyên hải VN mình, mùa đông lạnh không chết, nhưng mùa hè là các tử thần lưỡng vưỡn chờ rước các em đẹp mặc váy ngắn về trời làm cung tì. 4 năm chơi cây, loay hoay vừa đau vừa tức với chuyện đất cát, sau 3 năm tìm tòi học hỏi mới biết là mình ngu như cục đất, hát hoài “lên xe tiễn em đi” như kẻ thất tình. Hai mùa hè rồi các nàng tiên giáng trần quen dần trong sự đạm bạc thô sơ nhưng được vuốt ve thường xuyên từ hai bàn tay nhám xạm vì vọc đất vọc cát của mình, không nàng nào phàn nàn đòi giã từ cỏi trần cả. Mấy nàng da dẻ bắt đầu hồng hào, bây giờ mới tính chuyện bôi phấn bôi son cùng may sắm váy ngắn, khoe chân dài, giày đẹp... thì trong tương lai mấy mệ mới có dịp đi lễ hội trưng cầu.

Máu me là dễ ăn chiếc dép vào mặt hay viên đá vào đầu vì khuyên người ta phải theo như công thức của mình mới đúng; người ta nghe theo khi cây có tử thần đến rước nếu không khéo mồm thì phải lo đi trốn. Tuy không cùng mẩu số chung cho tất cả mọi người, nhưng một số cơ bản bên phương Tây họ dùng làm cho việc hòa đồng mẫu số có vẻ dễ dàng hơn. Đó là việc dùng các hạt vô cơ và các nguyên liệu hữu cơ gần gần giống nhau. Những thành phần vô cơ như: Nham thạch – pumice, đá tổ ong - lava, đất nung - expanded shale, đất sét nung - turface -, gạch ngói xay – crushed tile, cát sông – river sand, đá xay – crush granite; và hữu cơ như: Than cũi – charcoal, sĩ than – peat moss, vỏ thông vữa – aged pine bark. Tùy theo loại cây chân ướt chân khô, lá kim lá bản, đang lớn hay lão thành, nhiều nắng ít nắng, chậu sâu chậu cạn, và điều kiện thời gian tưới tẫm mỗi ngày… mà trộn theo liều lượng để có độ ẫm, độ thoát nước, độ lưu giữ không khí nhiều hoặc ít. Nắm được những yếu tố trên thì cây mới khỏe, từ đó mới từ từ tìm ra cái mỹ, cái hồn cho cây, và bớt đốt gốc khô gởi khói than trời.
 

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Xin Một Điễm Nối

Quá đúng và quá hay mà trước giờ chưa thấy ai nói ra cặn kẻ như bạn Thành.
Cháu cảm ơn chú ghé và đọc. Những gì cháu viết thì cũng chia sẻ ít kinh nghiệm tập tành với vài anh em còn mới mẻ trong cuộc chơi như cháu. Chú cùng một số anh em trên DĐ thì biết rõ tất tần tật chuyện đất cát như thể nào, nên đôi lúc viết mà cũng hơi lo lo cho chuyện mình đang múa rìu qua mắt thợ.
 

Juniperus

Thành viên
Đọc bài anh, thấy sự trùng hợp lạ! tôi cũng chơi được gần 4 năm, và nói thực có sự tiến bộ không nhỏ. Nếu nói kiêu mãnh lạnh nhạt với thiên hạ cũng được ở lớp >70% còn dưới đó ko để mắt; nói về cái cảm nghiệm và sợ hãi cũng có, trong số trên 30% mình muốn hướng đến có khoảng 10% có lẽ cả đời nỗ lực vẫn chả bẳng họ. Vì cái tố chất, vì cái lãnh đạm, và vì chính cái sang trọng, cái tư chất trời phú...

Tôi thua anh 6 tuổi, tôi sinh nhằm năm Bính Thìn. Đến với cây khác anh là lúc điểm võng cuộc đời, còn tôi là lúc đang trên con đường thành người, lúc đó tôi muốn đáp ứng sở nguyện nghèo xưa của Cha mẹ làm 1 khu khuôn viên cho các cụ. Tôi lại quen thân với những người đã nhập lô tùng khủng (thiên hạ chém cả ngàn tỷ) và hiểu ra được cái xảo, cái khoe mẽ của thời cuộc, của những người sống nhưng như là chết.

Vậy nên điểm nối đầu tiên tôi muốn nói là, chơi cây bonsai tôi và anh giống nhau "đi tìm cái mỹ"; muốn tìm được cái mỹ cần có một tâm hồn nhân cách, hào sảng và cảm nhận nhạy cảm xung quanh. Nếu không có tâm hồn, chả làm được gì!

Xin gửi anh điểm nối đầu tiên: Nhân cách, và tâm hồn đi tìm ưu nhã.

Sẽ tiếp tục... nếu anh có nhã hứng!
 

vanflorida

Thành viên
Trả lời: Re: Xin Một Điễm Nối

Vậy nên điểm nối đầu tiên tôi muốn nói là, chơi cây bonsai tôi và anh giống nhau "đi tìm cái mỹ"; muốn tìm được cái mỹ cần có một tâm hồn nhân cách, hào sảng và cảm nhận nhạy cảm xung quanh. Nếu không có tâm hồn, chả làm được gì!

Xin gửi anh điểm nối đầu tiên: Nhân cách, và tâm hồn đi tìm ưu nhã.

Sẽ tiếp tục... nếu anh có nhã hứng!
Anh Ju,
Có xa gia đình mới biết nhớ nhà, có xa quê hương mới biết yêu tiếng nói. Mình rời VN khi 14 tuổi, so với thời gian lưu lạc xứ người thì khoảng thời gian thơ ấu chưa tới 1/3 cuộc sống mình đã đi qua. Bây giờ khi tóc đã điểm, nhìn lại tất cả những gì may rũi trong cuộc đời, rút tỉa được rằng trong cuộc sống của con người cùng vạn vât trong thiên nhiên bao la hoặc tận cùng sâu thẵm của vũ trụ, đâu đâu cũng có cái luật bù trừ. Trong cái có lại có cái mất; và trong cái mất mác sao lại có cái theo ta cả cuộc đời.

Vì hoàn cảnh xã hội cùng nhân duyên, tuổi thơ của mình có những năm tháng dài rất gần gũi với thiên nhiên và thú vật; có cái gì đó trong thiên nhiên luôn cho mình cảm giác dễ chịu và bình an, mười tuổi mình có thể sống một mình cả tháng trên đồng trên rẫy mà không cần phải lo sợ chuyện đói khát. Những thú vật mà người ta cho là ngu dốt nhưng khi trải qua một thời gian gần gũi với chúng thì chúng cũng có sự yêu thương và cử chỉ âu yếm ấm áp bù đắp lại cho sự chăm sóc của mình và không ngu như người ta nghĩ. Hình như trong cây cỏ và cầm thú ít thấy sự phụ bạc, và nếu có phụ bạc đi chăng cũng có lẽ cũng do trong cung cách đối xử của mình.

Từ cái chổ trũng của đời người, mà hầu như ai cũng ít nhiều đi qua, cho mình cơ hội cùng thời gian để chiêm nghiệm bản thân cùng quay lại hòa nhập trong sự sống tĩnh lặng chung quanh. Sau một thời gian dài, từ lúc xa nhà xa quê, là cuộc vật lộn tranh đấu cùng xã hội, cùng miếng cơm manh áo, kinh tế gia đình, là một cuộc chạy đua không ngừng. Cũng như mọi người, chạy vì vật chất, chạy vì địa vị trong xã hội, và trớ triêu nhất là chạy để bằng hoặc hơn người khác; càng chạy càng đưa ta ra xa sự sống nhiệm màu chung quanh ta. Cái bóng mát của tàng cây đã cho sự che chở mưa nắng của những ngày thơ ấu trong vội vã đã không còn tác động lên tâm thức, dững dưng những gợn sóng lăng tăng khi con chuồn chuồn chấm nước trên mặt hồ, tiếng ve kêu đêm hè chỉ là sự bực mình cho giấc ngũ chuẩn bị cho ngày làm việc mới thay vì sự rộn ràng náo nức khi hè về của tuổi học trò.

Cái theo đuổi suốt cuôc đời của mình là những năm tháng tuổi thơ cơ cực đó, nhưng sao nó cứ lẫn quẩn nhắc nhở nơi chốn cội nguồn của chính bản thân. Mình mang ơn nước Mỹ, vì nước Mỹ cho mình cơ hội học hành, đời sống cùng sự cương nghị thẳng thắn. 35 năm lưu lạc, không phải là khoản thời gian nhỏ cho một đời người, đôi lúc tự hỏi sao không hạnh phúc với những gì mình đang có, hòa nhập với mọi người và xã hội bên này để tận hưởng những gì xã hội này đã ưu ái cho mình. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, mình vẫn mang tâm trạng của một con chim lạc bầy cất tiệng kêu vô vọng trong những buổi chiều về. Cứ nghĩ rằng thời gian sẽ xóa mờ khung trời cũ, nhưng sao khi tuổi đời càng chồng chất thì sự thôi thúc cội nguồn càng đầy mãnh lực, không biết những chú cá hồi vượt trùng dương vạn dặm và bao thác gềnh để về chết nơi nguyên sơ mở mắt chào đời có cùng bản năng như mình chăng?

Khó mà nói cho hết được anh Ju, thôi mình gởi cái link bản nhạc này, ít nhiều cũng có thể phản ảnh những suy tư của mình
+ YouTube Video
. Cảm ơn anh đưa bàn tay thân ái kết nối với mình, mang cùng dòng máu đã là anh em, có cùng được sự đồng cảm thông cảm cho nhau đã là tri kỹ.
 

Juniperus

Thành viên
Đời là kiếp tạm, mãi gần đây tôi mới nhận ra điều này; Ông Vũ Thành An nêu quan điểm sau 70 năm cảm nghiệm rằng sau này khi chết đi chỉ còn một khối tình mang theo mà thôi.

Hạnh phúc thực ra rất gần, không trên thiên đàng nó ở trong tâm cảm mỗi người, anh tới Mỹ là cái duyên phận; tôi nhiều khi trà dư tử hậu nói chuyện với những người bạn cũ là dân du sinh xưa; buồn vui lẫn lộn tựu chung lại đều thống nhất Đất mẹ nơi chôn dấu tuổi thơ rất thiêng liêng, còn lớn lên từ trung học thì cần cái Nationality chứ chả cần ông X, tư tưởng Y... nó là cái chả thuộc về mình chỉ là ánh trĂng lừa dối.

Du sinh trở về đa số do rằng thời điểm sang xứ lạ không có Survival nên chuyện đòi có được Life là bất khả thi, thực sự dân mình khá là cô quạnh; bởi rằng tâm hồn thu hẹp, sức vượt khó yếu đuối; khi bỏ cuộc nơi tiền tuyến quay trở lại rồi cái hụt hẫng vẫn chả xóa được, đến khi tỉnh ngộ chỉ còn tiếc mà thôi. Vậy nên, dù ở đâu đi nữa cần nhất vẫn là cảm nghiệm cuộc sống sao cho tự nhiên nhất, hòa vào môi trường nhưng không đc tan vỡ mất đi bẢn sắc chả khác gì Solo trên Concertino ko để lạc phách; cao quá thì cô đơn, nhiều kẻ ghét, thấp quá thì thành con chim Anh Vũ suốt đời nhặt thóc thừa.

Làm cây chính là tạo tác tác phẩm Điêu khắc Sống, là sự hiện sinh của nét mỹ trong tâm hồn; như vậy phải xác định ngay nghệ thuật kém giá trị nếu thiếu ám thị và rung cảm bởi 1 hình tượng trong tâm hồn dựa trên đời sống thực; cảm nghiệm thực; nếu ảo ảnh, tham sân si thì sẽ trần tục; bonsai chỉ là 1 công cụ hiện sinh ra đời thực của tâm hồn và nó ko thể truyền đạt đầy đủ, tùy công nghệ trình độ biểu cảm nhưng tối thiểu phải có nét của mình chứ ko vay mượn học lỏm, vì như vậy hình ảnh và cảm nhận sẽ ko đồng nhất; hồn trương ba da hành thịt ngay.

Về dữ liệu, con người sẽ thường trẢi qua sự phát triển: Đôi chân 0-16>Sinh dục 16-35>Não 35-55>Tim 55-70>Chân>Đạo

Như vậy, sự khác biệt giữa cũng đôi chân tập đi lúc nhỏ và con đường Đạo lúc già với đôi chân yếu chỉ khác sự thêm của cảm nghiệm tâm hồn, đời và sống thôi; và rồi thì phải có đức tin, chính đối diện với tẬn cùng cô đơn kể cả lúc sẮp lìa đời thì duy nhất có bạn đồng hành tốt nhất con người ko đau đớn là có đức tin bên cạnh!!!!

Đức tin mang đầy đủ tính nghệ thuật, là ưu nhã, là hướng thiện nên đạo nào đi nữa mà đẳng cấp vẫn phải đầy tràn vẻ đẹp của đời sống hạ giới! và vẫn xác định lại, cần có thực do "thấy" chứ không chỉ riêng "nhìn". Lòng thư thái, sẽ nhận thấy nhiều nét đẹp; để những nét đó phản chiếu vào tâm cảm, rồi sau tâm cảm lại phát lộ ra hành động... bonsai đẹp nó là hình ảnh mô tả cơ bản những ưu cảm ấy, và nó sẽ dày dữ liệu lên theo năm tháng; trước mộc mạc sau sẽ kín đáo, thanh kỳ giảm rườm rà kỹ xảo; trở nên gần gũi,
 

Juniperus

Thành viên
Âm Nhạc thể hiện dòng chảy, sự vấp váp, nhịp thở, âm trường và cái đặc biệt quan trọng là nhạc tính trong ngữ cảnh nào đó mà chủ đề ca từ muốn chuyền tải. Và, nghe được nhạc với khả năng nghe âm tối, khoảng lặng nhưng không rời rạc, nát vụn cảm xúc mới là sự cảm nhận tốt nhất nhạc sỹ và ca sỹ thể hiện. Rất tuyệt vời nếu nghe nhạc và áp dụng dòng chảy vào làm bonsai; nó tăng độ khó của tạo tác nhưng khi ngắm nó sẽ dễ tìm ra điểm nối ghép có ổn và suôn sẻ không.

Xin gửi anh mấy bài, và mong anh nghe 1 lượt theo cặp;

1) You don't bring me flowers - Barbra Streisand, Neil Diamond Grammy 1980
+ YouTube Video


2) Salena Jones - You Don't Bring Me Flowers
+ YouTube Video


Cùng một chủ đề sự nhớ chung, đầy kỷ niệm yêu và những cái đẹp đã qua rồi; khi chàng trai đã đi xa, về âm hình thì Salena Jones chất giọng Jazz có hơi hướng R&B với sự gia tăng nốt #, đem đến 1 không gian hall rất đẹp, chậm mở rộng và chậm rãi; nó làm cho tả cảm giác cái tĩnh lăng, cái vũ trụ bao la và chất chứa nỗi buồn và có một cô gái đang tự sự, đang kể chuyện, đang một mình... còn Barbra Streisand cô ấy là tâm điểm để tự sự cùng Neil Diamond và chất Jazz có xen vào Opera, một chút Pop Traditional thì cái cảm giác đang giận dỗi ngay trước mặt người yêu, nó ve vãn, nó nhẹ, đầy ma mị, nhưng âm hình mỏng và kém hẳn cái trầm mặc; có gì đó lẳng lơ, ve vãn khác với cái chất trầm buồn mà Salena Jones mang tới; về độ quyến rũ và phối hợp, Streisand như bị thổi bay lên trên nền nhạc, mỏng manh, thiên sáng; da diết. Khác biệt rất rõ.

3) Leonard cohen - Hallelujah 1985
+ YouTube Video


4) Leonard cohen - Hallelujah 2009 (sau 14 năm)
+ YouTube Video


Cái chất giọng của người đàn ông này, đã mở rộng âm hình hơn, tăng khoảng lặng, tiết tấu và điểm nhấn, phiêu hơn, lịch lãm hơn nhiều sau 14 năm cảm nghiệm. Cũng vẫn 1 nội dung cần truyền tải có hai sức biểu cảm khác hẳn nhau, nó thêm sự chau chuốt Waltz và thánh ca; cái chất trầm mộc của Folk rất đẹp, sâu trầm có phần hơn hẳn bản của Alexandra Burke trình bày.

Vậy đấy, cũng một nội dung; nhưng qua cảm nghiệm nhiều từ tâm hồn sẽ bộc phát ra bên ngoài (hiện sinh) những nét đẹp mới, càng về sau càng tự nhiên hơn, tinh tế hơn và có giá trị sâu sắc hơn; trừ những tâm hồn bị nghèo đi theo thời gian hoặc rơi vào mộng mị đánh mất mục tiêu sống của mình, hoặc những tâm hồn nhạt nhẽo kém phong cách được chăng hay chớ họ cũng chả thể có 1 mạch cảm nghiệm đầy đủ có điểm đầu, có điểm cuối, không có movement thì chả nó rymth (giai điệu) và hình ảnh, âm nhạc, món ăn ngon hoặc gì đó cũng sẽ kém vị.

Như vậy, mối ghép đầu tiên là Tâm hồn đẹp, mối ghép thứ hai là phải có mục tiêu sống và chinh phục cảm nghiệm các vẻ đẹp của cuộc sống được định hướng, rõ nét.

Nhiều người đến với Bonsai theo phong trào, và cũng chẳng biết sẽ làm gì với nó và đẹp ở cái gì; như vậy để chơi được bonsai như cách vật trí tri; đầu tiên phải làm đẹp ngay cái lõi "Tâm Hồn", và cần định hướng để đi tìm cái đẹp, cái tự nhiên gần gũi và truyền cảm. Khó, với yêu cầu đặt ra như tôi nói này rất khó, nhưng đã chơi là chơi tới bến, và biết bước qua rác rưởi. Dẫn đến, cứ lên diễn đàn là chăm chăm xem rác như nào, quái đản tò mò ra làm sao, mà quên béng Bonsai nó cũng là 1 vật ngoại thân mà thôi; chết chả mang đi được, và làm thì cần thời gian làm cho tử tế, hoặc còn hàng tá món nghệ thuật khác có thể theo đuổi để hỷ xả và trải nghiệm cơ mà?

Cũng như âm nhạc, cái khó nhất của Bonsai là gia tăng khoảng lặng (silent, space, cái không) trong movements. Điều đó đem đến sự huyền ảo, trầm mặc và lịch lãm; Ông Robert Steve đã chứng minh và làm nổi bật giá trị rất lớn của khoảng trống, khoảng lặng trong tiết tấu bonsai để ngắm có điểm dừng nghỉ, và thêm huyền bí, dễ nhấn, thoáng đãng; 1 không gian quá hẹp trong bóng viền của Bonsai thì xử lý có khoảng trống là một thách thức cao. Cái tham của con người và kém quản lý về đầu óc, sẽ dẫn đến cái cây không thể như chim bay được qua kẽ lá như lời cụ John Naka đã dạy; nó không tinh sạch kiểu quý tộc được, cũng chẳng giống cây già ngoài tự nhiên.
 

soncm

Thành viên tích cực
Âm Nhạc thể hiện dòng chảy, sự vấp váp, nhịp thở, âm trường và cái đặc biệt quan trọng là nhạc tính trong ngữ cảnh nào đó mà chủ đề ca từ muốn chuyền tải. Và, nghe được nhạc với khả năng nghe âm tối, khoảng lặng nhưng không rời rạc, nát vụn cảm xúc mới là sự cảm nhận tốt nhất nhạc sỹ và ca sỹ thể hiện. Rất tuyệt vời nếu nghe nhạc và áp dụng dòng chảy vào làm bonsai; nó tăng độ khó của tạo tác nhưng khi ngắm nó sẽ dễ tìm ra điểm nối ghép có ổn và suôn sẻ không.

Như vậy, mối ghép đầu tiên là Tâm hồn đẹp, mối ghép thứ hai là phải có mục tiêu sống và chinh phục cảm nghiệm các vẻ đẹp của cuộc sống được định hướng, rõ nét.

Nhiều người đến với Bonsai theo phong trào, và cũng chẳng biết sẽ làm gì với nó và đẹp ở cái gì; như vậy để chơi được bonsai như cách vật trí tri; đầu tiên phải làm đẹp ngay cái lõi "Tâm Hồn", và cần định hướng để đi tìm cái đẹp, cái tự nhiên gần gũi và truyền cảm. Khó, với yêu cầu đặt ra như tôi nói này rất khó, nhưng đã chơi là chơi tới bến, và biết bước qua rác rưởi. Dẫn đến, cứ lên diễn đàn là chăm chăm xem rác như nào, quái đản tò mò ra làm sao, mà quên béng Bonsai nó cũng là 1 vật ngoại thân mà thôi; chết chả mang đi được, và làm thì cần thời gian làm cho tử tế, hoặc còn hàng tá món nghệ thuật khác có thể theo đuổi để hỷ xả và trải nghiệm cơ mà?

Cũng như âm nhạc, cái khó nhất của Bonsai là gia tăng khoảng lặng (silent, space, cái không) trong movements. Điều đó đem đến sự huyền ảo, trầm mặc và lịch lãm; Ông Robert Steve đã chứng minh và làm nổi bật giá trị rất lớn của khoảng trống, khoảng lặng trong tiết tấu bonsai để ngắm có điểm dừng nghỉ, và thêm huyền bí, dễ nhấn, thoáng đãng;1 không gian quá hẹp trong bóng viền của Bonsai thì xử lý có khoảng trống là một thách thức cao. Cái tham của con người và kém quản lý về đầu óc, sẽ dẫn đến cái cây không thể như chim bay được qua kẽ lá như lời cụ John Naka đã dạy; nó không tinh sạch kiểu quý tộc được, cũng chẳng giống cây già ngoài tự nhiên.

 

vanflorida

Thành viên
Anh Ju,
Cảm ơn anh đã chia sẻ những suy nghĩ của mình, chúng ta cứ chuyện trò như những bức thư không bao bì, ai cũng đọc được và nếu có anh em nào muốn tham gia chia sẻ góp ý càng tăng thêm màu sắc cùng ý tưởng. Mình gọi đây là những bức thư trao đổi, chứ không chyện trò như những lúc trà dư tữu hậu, vì khi viết là chỉ cá nhân mình suy nghĩ, lục lọi trong vùng trí nhớ những tư duy, kinh nghiệm, cùng sự cảm nhận để gữi gắm một vấn đề.

Trong nghệ thuật, người nghệ nhân khi tạo ra một tác phẩm, rốt cục cũng chỉ là gỡi gắm một vấn đề; vấn đề ấy có thể thấy hoặc nghe, nhưng đối tượng nghe-thấy ấy có cảm nhận được những gì người nghệ nhân ấy muốn gời gắm. Thành công hay không của nghệ nhân cuối cùng là sự cảm nhận từ đối tượng nghe-thấy. Trong ngôn ngữ nghệ thuật nó đơn giãn chứ không rối rắm như ngôn ngữ con người, vì vậy trong nghệ thuật mình nghĩ là không có chuyện hiểu lầm. Ngôn nghữ âm nhạc tóm gọn thì chỉ có 7 nốt nhạc và các khoản lặng, còn trong nghệ thuật thị giác thí có: Dường nét – Lines, Hình thể-Form, màu sắc-Color, khoản trống-space, lồi lõm-texture. Dựa trên mớ ngôn ngữ vỏn vẹn chỉ có vậy, người nghệ nhân làm sao cấu tạo một tác phẩm áp dụng các yếu tố như: Dòng chảy-movement, nhịp điệu-rhythm, yên-cân bằng-balance, đồng nhất-unity-harmony, kiễu mẫu-pattern, tiếp nối-repetitive, đa dạng-variety, và điểm nhấn-emphasis.

Mình đính kèm bản nhạc này và khi nghe cứ nhìn vào hình cái cây thủy tùng trong vườn cùa anh chàng Niels. Bản nhạc cũng như cái cây, Không cần rườm rà nhiều với các nhạc cụ cho rối rắm, tiếng guitar điều như một dòng chảy cũng như dòng chảy của cái cây, chổ nào cả 3 đang bè, chổ nào anh chàng Paul, hoặc Peter lẽ loi khúc khuyễu tự sự, và cả 3 hòa đồng và nhấn như thế nào để đạt được sự balance và harmony-unity đó.

+ YouTube Video




Và để đồng ý với anh về những cảm nhận của hai bài hát cách biệt mấy mươi năm của Leonard Cohen, mình gởi hai bài nhạc này cách biệt nhau hơn 30 năm. Sự khác biệt như thể nào khi tuổi đời chồng chất cùng nổi buồn xa quê hương, mình nói là xa quê hương chứ không phải xa quê, vì cô ấy đã mang nổi buồn xa quê trong bản nhạc đầu rồi.

+ YouTube Video

+ YouTube Video


Và sau cùng mình nghĩ qua bài hát này, anh có đồng ý khi kiến tạo Bonsai đâu cần phải rườm rà, quằn quại, giẫy chết như một bi kịch mới có hồn đâu anh nhỉ?
+ YouTube Video
 

GioNui

Moderator
...anh có đồng ý khi kiến tạo Bonsai đâu cần phải rườm rà, quằn quại, giẫy chết như một bi kịch mới có hồn đâu anh nhỉ?
Thích câu trên của anh!

Cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp đến từ sự đơn giản sẽ khiến tâm hồn thư thái nhẹ nhàng.
Bonsai mà rườm rà, quằn qoại, giẫy chết thì người thực hiện đang ở trạng thái làm cây chứa chưa phải chơi với cây đúng không anh?
 

haohuynhde

Thành viên tích cực
Chào mừng anh đến với diến đàn, rất hâm mộ sự gọn gàng, sạch sẽ của a. E nhiều cây hơn thế nhưng lại ít có thời gian chăm sóc nên vườn rất bừa bộn.
 

vanflorida

Thành viên
Thích câu trên của anh!

Cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp đến từ sự đơn giản sẽ khiến tâm hồn thư thái nhẹ nhàng.
Bonsai mà rườm rà, quằn qoại, giẫy chết thì người thực hiện đang ở trạng thái làm cây chứa chưa phải chơi với cây đúng không anh?
Một trong những tinh túy của Bonsai là: Less is more. ít nhưng nhiều, cũng là sự rút tỉa cho bản thân. Nghe có vẻ thiền Á Đông, nhưng người chơi cây phương Tây hầu như đồng ý với quan điểm này. Vấn đề thứ 2 là mình đang phô diễn cái cây hay là đang phô diễn bàn tay "nghệ nhân" của mình.


Chào mừng anh đến với diến đàn, rất hâm mộ sự gọn gàng, sạch sẽ của a. E nhiều cây hơn thế nhưng lại ít có thời gian chăm sóc nên vườn rất bừa bộn.
Cảm ơn anh ghé thăm vườn. Đó là hình 4 năm trước, còn bây giờ thì không dám chụp để khoe, cây cối đang dưỡng um tùm cùng đất cát.
 

vanflorida

Thành viên
Nhìn lại một khoảng vườn sau 4 năm, hình chụp tháng 3 năm 2016


Cây bông giấy mùa xuân ra hoa lúc tháng 3, những chiếc lá ngã vàng sau mùa đông chưa rụng hết.


Đời đôi lúc có những cái duyên nho nhỏ, nếu mình không đi ngang thì cái gốc này bị xay vụn trong vòng 30 giây sau đó.
Hình chụp tháng 10 2014, sau 4 tháng khi lượm được.


Từ một khúc cắt, 1 năm sau khi dâm cho ra rể.



Cây Si - Ficus Retusa. Hình chụp lúc đem vặt lá tháng 6 2016. Thêm một cái duyên, đứng lớ ngớ chờ đón con tan học vô tình người cai trường nhổ cái cây mọc trên vách vất xuống đất.

Cây sau 4 tháng trồng, hình chụp tháng 10 năm 2013.


Cảm ơn các bạn ghé thăm vườn.
 

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Cảm ơn những chia sẻ của anh, thật tuyệt vời khi được học hỏi từ những người thật sự yêu cây, yêu thiên nhiên, cảm giác cứ như gặp tri kỷ vậy. :D
 

vanflorida

Thành viên
Anh là người thật sự yêu cây. Chúc mừng đã có một niềm đam mê.
Cảm ơn anh Cường, lúc mới bắt đầu nhìn tay chân mặt mày đầy bụi đất bà nhà phán "rồi anh sẽ chán". Hơn 4 năm, tay chân mặt mày vẫn đầy bụi đất nhưng chưa chán.

rất vui khi được anh chia sẻ về cây cối, chúc anh và gia đình thật nhiều sức khỏe.
Cảm ơn anh Lử. Mình cũng cầu chúc anh cùng gia đình bình an hạnh phúc, và yên vui với cây cối.

Cảm ơn những chia sẻ của anh, thật tuyệt vời khi được học hỏi từ những người thật sự yêu cây, yêu thiên nhiên, cảm giác cứ như gặp tri kỷ vậy. :D
Anh Thịnh trên DĐ đã hơn 4 năm nhưng lòng nhiệt tình vẫn cháy bỏng. Với mình, cùng dòng máu đã là anh em, cùng sở thích là tri kỹ. Cảm ơn anh.
 
Top