Xin ace cho biết trong kiểng cổ em này tên gì?

tranquy83

Thành viên Mua Bán
Xin trả lại tên em.
Số là hôm nay mình thỉnh được 1 em nu Gò Công song thụ trên 1 gốc hoành 60cm, cao 2m,mỗi thân 9 dĩa, 1 tử 2 dĩa. Mà mình chưa biết tên em. Xin các tiền bối đã từng nghiên cứu về kiểng cổ Gò Công cho em biết tên em. Chân thành cảm ơn
 

dongnp2013

Thành viên
Còn tiền em nói anh nghe
Hết tiền em nói anh ghè gẫy răng.

Thế này chắc là song long tụ hội bác ạ ( em đoán bùa thôi, chẳng biết đúng không bác đừng tin)
 

tranquy83

Thành viên Mua Bán
Còn tiền em nói anh nghe
Hết tiền em nói anh ghè gẫy răng.

Thế này chắc là song long tụ hội bác ạ ( em đoán bùa thôi, chẳng biết đúng không bác đừng tin)
Có người cũng nói như a. Song long giao hop. Hay Lưỡng long tranh châu. Cam on a.
 

vohongvu

Thành viên mới
Theo em biết trên mạng
Thế song thụ
Bây giờ đến thế có hai cây trồng chung trong một chậu. Thế song thụ còn có thể song xiêu, hai cây to cao như huynh đệ, nhưng đều bị gió xô đổ ngã về một bên, hoặc một cây ngã bên này, một cây ngã về bên kia, theo chiều đối nghịch nhau để giữ thăng bằng
Thế lưỡng long tranh châu
Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm
 

tranquy83

Thành viên Mua Bán
Theo em biết trên mạng
Thế song thụ
Bây giờ đến thế có hai cây trồng chung trong một chậu. Thế song thụ còn có thể song xiêu, hai cây to cao như huynh đệ, nhưng đều bị gió xô đổ ngã về một bên, hoặc một cây ngã bên này, một cây ngã về bên kia, theo chiều đối nghịch nhau để giữ thăng bằng
Thế lưỡng long tranh châu
Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm
Cảm ơn a vohongvu đã đưa 2 tên thật hay.
 

Juniperus

Thành viên
Đây không là một cây Kiểng Cổ chuẩn chỉ, đã cách tân và sử dụng lối chế tác và Dáng Vẻ của Kiểng cổ Gò công còn phần chi tiết không đáp ứng được; điển hình nhất là Tam cang Ngũ Thường được xây dựng trên cốt cây Phụ Tử, hoặc Tam tòng Tứ đức trên cốt cây Mẫu Tử!

Đặc điểm cây chung bệ, gốc và 1 ĐOẠN THÂN hình thành 1 dáng vẻ như Song Thụ, Trực Liên Chi của Kiểng Thế (Phân biệt 03 loại Kiểng cổ <> Kiểng thế <> Kiểng bonsai). Như vậy, muốn định vị tên trong Kiểng Cổ cần loại bỏ những lý tính và cách gọi của Bonsai và Kiểng Thế, không thể lấy kiến thức của Kiểng Thế, Bonsai để nhận diện Kiểng Cổ để gọi Trực Liên Chi, Song Thụ, Lưỡng Long Chầu Nguyệt... vì đặc trưng Kiểng cổ Nam bộ phải chứa đựng "Giáo lý Nho Gia" và Thế kiến tạo rất đặc trưng.

Kiểng cổ Nam bộ có 02 loại cây đặc trưng được tạo nhiều nhất Tam cang Ngũ thường (1) và Tam tòng Tứ đức (2) đều có đặc tính:
- Có thân tử con mọc trên thân chính, và 2 bông tán 1 ngọn (Tam cang hoặc Tam tòng).
- Thân Cha (với Ngũ thường) thì 4 bông 1 ngọn; Thân Mẫu (với Tứ đức) thì 3 bông 1 ngọn. Đều dùng tay số 3 sẽ che đầu Tử, và thân Cha cứng cỏi dương tính hoặc thân Mẹ phải dẻo mềm âm tính.
- Tên gọi dùng triết lý Nho Gia.

Và xưa nay có một luật bất thành văn hình hài cây đều phải có tối thiểu 1 Đầu và 2 Tay, như vậy Tử cũng là 1 cây thì tối thiểu phải có 1 ngọn 2 tay; với cây Mai đang phân tích không có Tử chỉ 2 tay và mất đầu được! nên kết luận cái gọi là Tử (như chủ thớt nói) là 1 Tay có 2 bông mà thôi. Đến đây tạm kết luận hình dạng cây này là Quái lưỡng đầu, và không có Tử, làm mỗi vế thân theo dáng vẻ cây Cha trong thế Tam cang Ngũ Thường với 9 bông 1 ngọn.

Để làm nên cái gọi "Cách tân" cho nó sang chảnh thì vẫn có thể sử dụng diễn nôm để gọi cây này thành: Song Toàn Thập Nghĩa. Đặt Song Toàn bằng lấy cái dáng vẻ song thụ để kiến giải, và mỗi 1 vế thân tạo nên 9 bông tán và 1 ngọn để đạt Thập Nghĩa của Nho gia.
 

tranquy83

Thành viên Mua Bán
Trả lời: Re: Xin ace cho biết trong kiểng cổ em này tên gì?

Đây không là một cây Kiểng Cổ chuẩn chỉ, đã cách tân và sử dụng lối chế tác và Dáng Vẻ của Kiểng cổ Gò công còn phần chi tiết không đáp ứng được; điển hình nhất là Tam cang Ngũ Thường được xây dựng trên cốt cây Phụ Tử, hoặc Tam tòng Tứ đức trên cốt cây Mẫu Tử!

Đặc điểm cây chung bệ, gốc và 1 ĐOẠN THÂN hình thành 1 dáng vẻ như Song Thụ, Trực Liên Chi của Kiểng Thế (Phân biệt 03 loại Kiểng cổ <> Kiểng thế <> Kiểng bonsai). Như vậy, muốn định vị tên trong Kiểng Cổ cần loại bỏ những lý tính và cách gọi của Bonsai và Kiểng Thế, không thể lấy kiến thức của Kiểng Thế, Bonsai để nhận diện Kiểng Cổ để gọi Trực Liên Chi, Song Thụ, Lưỡng Long Chầu Nguyệt... vì đặc trưng Kiểng cổ Nam bộ phải chứa đựng "Giáo lý Nho Gia" và Thế kiến tạo rất đặc trưng.

Kiểng cổ Nam bộ có 02 loại cây đặc trưng được tạo nhiều nhất Tam cang Ngũ thường (1) và Tam tòng Tứ đức (2) đều có đặc tính:
- Có thân tử con mọc trên thân chính, và 2 bông tán 1 ngọn (Tam cang hoặc Tam tòng).
- Thân Cha (với Ngũ thường) thì 4 bông 1 ngọn; Thân Mẫu (với Tứ đức) thì 3 bông 1 ngọn. Đều dùng tay số 3 sẽ che đầu Tử, và thân Cha cứng cỏi dương tính hoặc thân Mẹ phải dẻo mềm âm tính.
- Tên gọi dùng triết lý Nho Gia.

Và xưa nay có một luật bất thành văn hình hài cây đều phải có tối thiểu 1 Đầu và 2 Tay, như vậy Tử cũng là 1 cây thì tối thiểu phải có 1 ngọn 2 tay; với cây Mai đang phân tích không có Tử chỉ 2 tay và mất đầu được! nên kết luận cái gọi là Tử (như chủ thớt nói) là 1 Tay có 2 bông mà thôi. Đến đây tạm kết luận hình dạng cây này là Quái lưỡng đầu, và không có Tử, làm mỗi vế thân theo dáng vẻ cây Cha trong thế Tam cang Ngũ Thường với 9 bông 1 ngọn.

Để làm nên cái gọi "Cách tân" cho nó sang chảnh thì vẫn có thể sử dụng diễn nôm để gọi cây này thành: Song Toàn Thập Nghĩa. Đặt Song Toàn bằng lấy cái dáng vẻ song thụ để kiến giải, và mỗi 1 vế thân tạo nên 9 bông tán và 1 ngọn để đạt Thập Nghĩa của Nho gia.
Cảm ơn a đã lý giải rất hay. Em sẽ giử cho em tên a đã đặt. Khi nào có dịp ghé Tiền Giang ae hội ngộ. Thanks a
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Thập nghĩa phải thập toàn, chứ thập nghĩa (mười lẽ phải gồm cha từ, con hiếu, anh lành, em kính, chồng nghĩa, vợ nghe theo, lớn huệ, bé thuận, vua nhân, tôi trung) lại có song toàn thì Tèo.
Vẫn có câu Nhân vô thập toàn có nghĩa là không ai hoàn hảo. Kiểng cổ thường chơi 3, 5, 9 tán kể cả ngọn, còn đại khái chơi 10 thì chỉ nghĩa trọn vẹn chứ không phải số đẹp.
Vậy song toàn thì sao lại không thể gọi là Nhân Nghĩa Song Toàn ... he he.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Cây này được sản xuất trước 75, nên các cụ không giám đọc to câu ...

THÁP MƯỜI ĐẸP NHẤP BÔNG SEN
VIỆT NAM ĐẸP NHẤT có cụ sinh ở LÀNG SEN

Nên các cụ mần cây này. He he ... rõ 2 cây hình Tháp lại mười tàn chung gốc đó.
 
Top