Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì?

nguyenthehungap8

Thành viên tích cực
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

tôi vẫn chọn hoa sen vì nó thanh cao và nở quanh năm!
 

congnguyen

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

vote cho hoa sen, vốn dĩ sống trong bùn nhưng vẫn tỏa sáng và ngát hương đó. Em thấy ý nghĩa lắm chứ. có nói ji sai mong mấy anh, chú bỏ qua.
 

maihoang84

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Báo Nhân Dân:



Tôn vinh quốc hoa thế nào cho xứng?
Chủ nhật, 31/03/2013 - 06:12 PM (GMT+7) [+] Cỡ chữ: Mặc định


Hoa sen đang được số đông ý kiến bình chọn là quốc hoa của Việt Nam.
NDĐT- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến giới chuyên môn và nhân dân về việc tôn vinh quốc hoa. Rồi một trong các loài hoa như: sen, mai, đào... hay cau, lúa, tre... sẽ được chọn ra. Rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng chưa ai nghĩ đến việc, sau khi lựa chọn, chúng ta sẽ làm gì để tôn vinh cho xứng đáng?


Theo thông lệ quốc tế, loài hoa được tôn vinh là quốc hoa của một nước thường phải là loài hoa đẹp, phổ biến ở quốc gia đó. Đặc biệt, loài hoa ấy phải hàm chứa những giá trị văn hóa, truyền thống, gần gũi tâm hồn hoặc gắn liền với lịch sử dân tộc. Chọn quốc hoa có ý nghĩa khá quan trọng. Bởi thế, trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã chọn quốc hoa làm hình ảnh đại diện cho mình. Tất nhiên, quốc hoa là khái niệm chung, không nhất thiết cứ phải là một loài hoa. Đôi khi, người ta chọn một loài cây nào đó làm đại diện, chẳng hạn như Canada chọn cây phong. Cứ thấy hình ảnh lá phong là người ta biết đến đất nước ở Bắc Mỹ này.
Đến giờ, sen hồng được xem là ứng viên "nặng ký" nhất cho danh hiệu quốc hoa Việt Nam. Sen hồng được nhiều nhà nghiên cứu, cũng như tỷ lệ người ủng hộ khá cao trong những cuộc thăm dò gần đây. Sen hồng gần gũi với người Việt từ Bắc chí Nam. Sen là biểu tượng của văn hoá Phật giáo, tôn giáo gắn liền với lịch sử dân tộc. Hình ảnh hoa sen, cây sen từ lâu cũng thân thuộc trong hầu hết các công trình kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam. Tuy nhiên, khi chưa có quyết định cuối cùng được đưa ra, thì cả mai, đào, tre, lúa... vẫn còn nguyên tư cách một ứng viên quan trọng. Và tất nhiên, các loài hoa, cây này đều có những ưu thế riêng.
Việc chọn hoa gì làm quốc hoa, cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Song, có điều mà rất ít người để ý đến. Đó là vị trí của quốc hoa trong thực tại.
Nếu đặt giả thiết là sen hồng được chọn làm quốc hoa. Nhiều người hẳn sẽ thấy ngại ngùng khi nghĩ đến cách ứng xử với sen hiện tại. Chẳng nói thì ai cũng biết, giờ muốn hít thở không khí ở một đầm sen khó thế nào! Không nói ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở các địa phương khác, bao nhiêu đầm sen, ao sen đã bị lấp đi trong thời gian qua? Chúng ta giới thiệu hình ảnh đại diện của đất nước mình với thế giới là hoa sen. Nhưng sẽ cho khách quốc tế hiểu về hoa sen thế nào khi không gian sinh tồn của loài sen ngày một bị thu hẹp? Chọn hình ảnh hoa sen, nhưng chúng ta liệu có dám nói mình là "xứ sở của sen" không?
Nói đến cây hoa anh đào, ai cũng nghĩ đến nước Nhật. Ngay ở nơi đất chật người đông như thủ đô Tokyo, người Nhật cũng dành không gian đáng kể cho hoa anh đào. Mùa hoa anh đào nở, người Nhật tổ chức lễ hội hoa anh đào. Lễ hội này thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế. Và người ta vẫn thường bảo rằng, đến nước Nhật vào mùa hoa anh đào nở mới cảm nhận được nét đẹp văn hoá của người Nhật. Người Nhật tự hào với danh hiệu "xứ sở hoa anh đào". Tương tự như thế, là "xứ sở hoa tuylip" Hà Lan. Có những nước lập cả những bảo tàng về loài hoa mà họ chọn làm đặc trưng cho quốc gia mình.
Nếu quốc hoa Việt Nam được tôn vinh đúng nghĩa, chúng ta sẽ có rất nhiều không gian xanh. Cứ thử hình dung Hà Nội có thêm những hồ sen, hoặc có thêm những dãy phố ngập tràn hoa đào... Không khí của thủ đô sẽ bớt ngột ngạt đi rất nhiều, và dù ngày ngày người Hà Nội phải chịu đựng nạn tắc đường, người ta cũng sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn nếu có những không gian xanh như thế. Tiếc rằng, chúng ta đang làm điều ngược lại. Hồ Tây vốn khá nhiều sen, nhưng nay những vạt sen mỏng manh bên Hồ Tây đều thoi thóp trước cơn lốc bê tông. Còn vườn đào hiện tại trên bãi sông Hồng của người Nhật Tân hình thành... không phải do quy hoạch. Người Nhật Tân bất đắc dĩ phải đi tìm đất cho cây đào khi vườn đào cũ bị biến thành khu đô thị chen nhau những nhà tầng cao tầng thấp.
Có những quốc gia không có một văn bản chính thức nào về quốc hoa, nhưng thế giới vẫn "nhận diện" quốc gia đó qua loài hoa đặc trưng. Từ lâu lắm, nói đến hoa hồng, người ta đã nghĩ ngay đến đất nước Bungary. Hay láng giềng của Việt Nam, nước bạn Lào luôn gắn với hình ảnh loài hoa chăm pa (hoa đại). Bởi loài hoa này gắn bó với dân tộc họ, mà người ta đã tôn vinh nó trong thực tế. Bất kỳ nơi đâu cũng gặp loài hoa đặc trưng. Thay vì cố chọn cho được một loài hoa nào đó làm quốc hoa, ta có thể làm điều ngược lại: tạo điều kiện một số loài hoa nào đó trở thành đặc trưng của đất nước, bằng cách trồng nó ở mọi tỉnh thành, phủ lên những con phố bằng màu hoa, thay vì bê tông, cửa kính. Khi ấy, chẳng cần có một văn bản chính thức, thế giới cũng sẽ tự tôn vinh Việt Nam là xứ sở của một loài hoa nào đó. "Thương hiệu" này tự thân nó đã rất giá trị.
Có một điểm chung giữa chọn quốc hoa và việc công nhận di sản, nhất là các di sản văn hoá phi vật thể. Đó là chúng ta mải chạy theo cái danh mà quên cái thực. Dễ thấy, ta không coi trọng giá trị cây xanh, giá trị môi trường, khi những "ứng viên" quốc hoa đều không có chỗ đứng tương xứng trong thực tế. Dù chọn sen, đào hay mai... là quốc hoa, thì chúng ta cũng khó có thể quảng bá hình ảnh đất nước, quảng bá văn hoá Việt nếu như người ta đến Việt Nam để rồi chỉ được thấy quốc hoa chủ yếu trên... sách báo, hay ở những tấm pa nô, áp phích! Nếu cứ dành mọi diện tích để phát triển nhà cao tầng, bê tông cốt thép mà không dành chỗ cho cây xanh nói riêng, các loài hoa, trong đó có quốc hoa, thì việc bầu chọn quốc hoa, có lẽ là không cần thiết.


Hoa đào cũng là ứng viên quan trọng cho việc lựa chọn quốc hoa.
 

Bình-Minh

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Quốc kì ..quốc ca…quốc huy là những biểu tượng rất riêng của mỗi quốc gia..và không trùng lặp với bất kì nước nào
Vậy quốc hoa cũng phải như thế mới đúng..phải là 1 bông hoa rất đặc trưng riêng biệt của VN và cũng không trùng lặp với quốc hoa của quốc gia khác…
Tại sao mình không chọn 1 loại hoa rất riêng của quốc gia mình
Mà lại chọn 1 loài hoa mọc phổ biến nhiều nơi trên thế giới

Sen có đã có 2 nước lấy làm biểu tượng Quốc hoa. Đó là Ấn Độ, Xri Lan-ka và bây giờ Việt Nam

http://www.baomoi.com/Hoa-sen-se-la-quoc-hoa-cua-Viet-Nam/54/7821955.epi

Sự trùng lặp sẽ giống như trùng lặp 1 chữ kí….sẽ có bao nhiêu giá trị về biểu tượng riêng ?

Không phải chỉ có sen là có đặc tính “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà bất kì hoa nào mọc trên bùn…cũng có đặc tính trên là không có mùi bùn trên hoa đó: súng…hoa lục bình…hoa rau muống thả bè trên kênh nhiêu Lộc năm xưa…v.v

Vin cớ trên để chọn Sen làm quốc hoa sẽ không giá trị thuyết phục
Vì nội cái câu hỏi đặt ra: “ Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa” đã là…sai rồi
Vì câu hỏi phải là : “Bạn chọn hoa nào chỉ có ở VN làm quốc hoa” mới thật là…đúng
1 tiền đề sai…sẽ đưa 1 đáp án sai
 

Le Manh Cuong

Moderator
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Quốc kì ..quốc ca…quốc huy là những biểu tượng rất riêng của mỗi quốc gia..và không trùng lặp với bất kì nước nào
Vậy quốc hoa cũng phải như thế mới đúng..phải là 1 bông hoa rất đặc trưng riêng biệt của VN và cũng không trùng lặp với quốc hoa của quốc gia khác…
Tại sao mình không chọn 1 loại hoa rất riêng của quốc gia mình
Mà lại chọn 1 loài hoa mọc phổ biến nhiều nơi trên thế giới

Sen có đã có 2 nước lấy làm biểu tượng Quốc hoa. Đó là Ấn Độ, Xri Lan-ka và bây giờ Việt Nam

http://www.baomoi.com/Hoa-sen-se-la-quoc-hoa-cua-Viet-Nam/54/7821955.epi

Sự trùng lặp sẽ giống như trùng lặp 1 chữ kí….sẽ có bao nhiêu giá trị về biểu tượng riêng ?

Không phải chỉ có sen là có đặc tính “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà bất kì hoa nào mọc trên bùn…cũng có đặc tính trên là không có mùi bùn trên hoa đó: súng…hoa lục bình…hoa rau muống thả bè trên kênh nhiêu Lộc năm xưa…v.v

Vin cớ trên để chọn Sen làm quốc hoa sẽ không giá trị thuyết phục
Vì nội cái câu hỏi đặt ra: “ Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa” đã là…sai rồi
Vì câu hỏi phải là : “Bạn chọn hoa nào chỉ có ở VN làm quốc hoa” mới thật là…đúng
1 tiền đề sai…sẽ đưa 1 đáp án sai
Bạn này đúng nè.Quốc hoa không thể đụng hàng được vì thế những người chọn hoa sen cần phải suy nghĩ lại.
 

maivangnhonan

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

phai co tam nhin . chang le tuong lai mien bac ko trong duoc mai sao , cac nha khoa hoc lam gi , giong mai yen tu chang le ko nhan giong rong duoc sao , hoa mai dep the chang le khanh nuoc noi ko den xem sao , du lich phat trien c, can co nhung cong vien mai tai cac tinh thanh pho de tet den xuan ve la chung ta co the gam mai mot cah thoai mai roi , hoa mai rat co kinh te neu chung ta trong bon sai va xuat khau di cac nuoc , chi can nhan giong mai chieu lanh thoi . chat go mai tot rat thich hop cho cay lau nam . chung ta da anh huong nhieu phat hoc cua an do , deu nay la tot nhung neu quoc hoa cung lay theo an do thi chang le bi dung hang sao . mai viet nm cung co the ne quang nam ma tuy ko ne ro nhung , ne vai cai xem thay cuing dep roi . cam on moi nguoi yeu mai , cam on anh mai hoẵng nhieu
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Bạn maivangnhonan làm ơn viết chữ có dấu dùm để mọi người đọc được dễ dàng hơn, không hiểu sai ý của bạn và bạn cũng không phải vi phạm nội quy" VIẾT CHỮ VIỆT PHẢI CÓ DẤU"
 

longx

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

hoa nào củng có cái riêng cái đẹp của nó
chúng ta nên chọn 1 loại hoa ko đụng hàng và phải gần gủi với tất cả mọi người trên khắp đất nước
 

maivangnambo

Thành viên tích cực
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Vì câu hỏi phải là : “Bạn chọn hoa nào chỉ có ở VN làm quốc hoa” mới thật là…đúng
1 tiền đề sai…sẽ đưa 1 đáp án sai[/QUOTE]

????????????????????????????????????:-w:-w:-w
 

longx

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

bác ấy say rồi anh HÒA ơi hihi
anh Hòa củng thức khuya quá hen
 

maivangnambo

Thành viên tích cực
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

bác ấy say rồi anh HÒA ơi hihi
anh Hòa củng thức khuya quá hen
Phải chờ mấy đứa nhỏ xong mới tới mình long ơi!
 

longx

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Phải chờ mấy đứa nhỏ xong mới tới mình long ơi!
giờ tới phiên em khò đây
ko biết có đợi đến xem bóng đá c1 ko?
 

maihoang84

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Trần Đăng Khoa: Lại chuyện quốc phục, quốc hoa





Dư luận xã hội mấy ngày nay, đặc biệt là trên Internet, trên các trang mạng xã hội, lại bắt đầu bàn về quốc hoa. Điều này không còn mới nữa. Cách đây ba năm, công luận cũng đã rôm rả bàn tán về quốc hoa và cả quốc phục nữa. Lần này quy củ hơn. Bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc lựa chọn quốc hoa.

Bộ được giao chủ trì phối hợp với các tổ chức có liên quan nghiên cứu đề xuất việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và cách lựa chọn suy tôn quốc hoa. Bộ tiến hành công việc khá bài bản. Có khảo sát của các nhà nghiên cứu. Có thăm dò nguyện vọng của nhân dân ở cả ba miền qua chính trang mạng Cinet của Bộ.


Sen cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa, tâm hồn tình cảm, tâm linh của người Việt


Không ít người tỏ ra băn khoăn. Trong lúc đời sống đang rất khó khăn, phức tạp. Bàn đến chuyện quốc hoa lúc này, liệu có phù hợp không? Điều rất thú vị là có đến 78% ý kiến người dân được hỏi đều khẳng định cần phải có quốc hoa. Điều này cũng kỳ lạ, như trong những năm chiến tranh khốc liệt, giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau chừng nửa sợi tóc, nhưng chúng ta vẫn lo hoàn thành bộ thông sử đầu tiên. Một việc của muôn đời, tưởng như chẳng ăn nhập gì với tình hình chiến sự nóng bỏng. Việc nào ra việc nấy.

Cách đây ba năm, người ta cũng đã bàn đến chuyện chọn quốc hoa. Rồi rôm rả hơn nữa, người ta còn bàn đến cả việc chọn quốc phục. Nhiều người còn đề cử khăn xếp, áo the thành quốc phục cho nam giới. Tôi ngờ lắm. Trang phục của người Việt rất đẹp. Nhưng có lẽ hoàn hảo nhất vẫn chỉ là chiếc áo dài dành cho phụ nữ. Hình như chính cơ thể chị em đã tôn chiếc áo lên. Và rồi chính chiếc áo cũng tôn vẻ đẹp tuyệt vời của chị em. Đó là sự cộng hưởng đã đạt đến độ nhuần nhuyễn. Người ta cứ bảo người đẹp vì lụa. Nhưng lụa cũng đẹp vì người chứ.

Mới hay cha ông mình tài quá, tài và lẳng nữa. Chẳng có gì tôn vinh cái "tòa thiên nhiên" của chị em bằng chiếc áo dài. Chiếc áo ôm lấy người, bó sát như dính bết vào người. Mọi đường cong, nét uốn, cả cái vẻ rừng rực của cơ thể đều phơi ra hết. Phơi ra mà vẫn kín đáo. Kín mà lại hở. Thế mới "giết" người ta. Không chỉ đàn ông mê. Đàn bà cũng say đắm. Bà Blaga Đimitrova, nữ thi hào Bun-ga-ri nổi tiếng thế giới, ngắm chị em ta trong những bộ trang phục, phải thốt lên: "Bây giờ thì tôi tin, các nàng tiên là có thực".

Cũng vì yêu những bộ trang phục ấy, bà Blaga đã vào một hiệu may nổi tiếng của Hà Nội và may đến mấy bộ làm dự trữ. Nhưng khi mặc thì bà hãi quá. Bà thấy thống thếnh như mình không mặc gì cả, mà chỉ quấn bằng tơ nhện. Mới hay, những bộ trang phục tuyệt vời mang màu sắc truyền thống ấy là "đặc quyền" riêng của Việt Nam. Chỉ phụ nữ Việt mặc mới đẹp. Cũng những bộ trang phục ấy, dù có được may đo cho vừa khít với cơ thể, nhưng phụ nữ Tây Âu mặc vẫn cứng nhắc và thô kệch. Trông chả khác gì những con bọ ngựa khổng lồ.

Trở lại chuyện quốc hoa. Xem ra còn rôm rả hơn nhiều. Hầu như xứ Việt có bao nhiêu loài hoa ở khắp mọi hang cùng, núi thẳm đều được tụ hội đua chen hương sắc. Mà “hội đồng” thẩm định, đề cử cũng rất vui tính, lại rất nhiệt thành. Người yêu hoa xoan. Người thích hoa bưởi. Có người còn đề cử cả hoa xấu hổ, hoa mào gà rồi hoa … tre. Tưởng như đùa. Nhưng rất nghiêm túc. Những người đề cử đều là những học giả có danh tiếng, với bao nhiêu viện dẫn kiến thức uyên thâm bảo đảm cho hoa.

Hoa xấu hổ còn có tên là hoa trinh nữ, được minh chứng vẻ đẹp bằng một chuyện cổ tích lâm li rất dài. “Loài hoa này là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, khả năng thích nghi mãnh liệt, có thể tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong cả nước”. Chưa bàn đến sức sống và vẻ đẹp của loại hoa này. Chỉ riêng cái tên cũng đã không ổn. Chả lẽ Quốc Hoa, một danh hiệu linh thiêng, biểu tượng cho cả một dân tộc mà lại có tên là “xấu hổ” ư?

Còn hoa mào gà được lý giải là “trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống. “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng - Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới”. Nghe cũng hay đấy. Nhưng tôi trộm nghĩ, loài hoa có tên là mào gà, vì nó xun xoăn, tím tái như mào của con gà trống, chứ nó đâu có phải là gà trống, nên chẳng có liên quan gì đến tiếng gáy “rung động cả thế giới”. Vả lại, nếu nó có là biểu tượng của con gà thật, thì lại có một câu nói nghe rất gở, đã là lũ gà qué thì chỉ có “ăn quẩn cối xay”.

Còn hoa tre thì hiếm hoi lắm. Cây tre đúng là biểu tượng của con người Việt, dân tộc Việt, cũng như cây bạch dương của nước Nga. Nhưng hoa tre rất hiếm gặp. Tôi sinh ra ở nông thôn, lớn lên ở nông thôn, nhưng đã quá nửa thế kỷ rồi, tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoa tre. Tôi hỏi mẹ tôi, năm nay đã 95 tuổi, nhưng bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy hoa tre. Cụ chỉ được truyền lại rằng loài hoa ấy không có hương sắc, trông lay lắt như rảnh tầm gửi, và khi trổ hoa thì cây tre bắt đầu còi cọc và tàn lụi.

Có rất nhiều người chọn hoa mai và cũng rất nhiều người chọn hoa đào. Cả hai loại hoa đẹp này đều nở vào mùa xuân và có tính khu biệt. Hoa đào ở miền Bắc. Hoa mai ở miền Nam. Cũng có loài hoa nở ở mọi miền trên cả nước. Đó là hoa sen. Đây cũng là loại hoa được mọi người yêu nhất, lựa chọn nhiều nhất. Tại Hà Nội, 20.000 ý kiến công chúng cho thấy 62% chọn hoa sen, 16% chọn hoa đào, 5% chọn hoa ban và 2% chọn hoa tre. Tại Đà Nẵng, 10.000 ý kiến có 97% chọn sen hồng, số còn lại chọn hoa mai, sen vàng và các loại hoa khác. Tại TPHCM, trong 40.000 ý kiến có 71% chọn sen hồng. Kết quả thăm dò dư luận của trang mạng quochoavietnam.com.vn cũng cho kết quả áp đảo là hoa sen.

Phải công nhận rằng, đông đảo dân chúng chọn hoa sen là rất có lý. Theo nhiều học giả, sen xuất hiện ở Việt Nam đã trên 2.000 năm, thích nghi với mọi miền đất nước. Sen cũng gắn bó sâu nặng với văn hóa, tâm hồn tình cảm, tâm linh của người Việt. Phật ngồi trên tòa sen. Chùa Một Cột cũng mang hình đóa sen. Ngôi chùa này đã từng bị giặc Pháp tàn phá, rồi xây dựng trùng tu lại. Thi sĩ Bằng Việt viết: “Chùa Một Cột đổ xuống đầu giặc Pháp - Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen”. Quê Bác là Làng Sen. Tên của Bác cũng gắn với hoa sen: Tháp Mười đẹp nhất hoa sen – Việt Nam đẹp nhất là tên Bác Hồ. Không phải ngẫu nhiên mà Lăng Bác cũng có mái mang hình của cánh hoa sen đang nở.

Trong đời sống người Việt, sen rất gần gũi. Từ hoa sen, lá sen, nhị sen, đài sen là linh vật, chất liệu dùng để thờ cúng, làm thuốc, chế biến các món ăn. Sen cũng là một loài cây duy nhất mà không có bộ phận nào bị loại bỏ. Chúng ta có chè sen, mứt sen, và đặc biệt là trà sen. Đây là đặc sản chỉ có ở Việt Nam. Và trong Hiên trà nổi tiếng Trường Xuân, trà sen cũng là đặc sản đẳng cấp nhất.

Bởi thế, công chúng tôn vinh hoa sen cũng là điều dễ hiểu. Có người bảo, nhược điểm của sen là sống dưới nước và ưa nóng nên ở miền Bắc không trồng được quanh năm. Có người còn đề nghị các nhà khoa học lai tạo làm sao để sen có thể nở hoa suốt cả bốn mùa. Tôi nghĩ cũng chả cần thiết phải thế. Hoa anh đào của Nhật chỉ nở mùa xuân. Hoa chămpa của Lào cũng chỉ nở vào khoảng tháng 4. Mẫu đơn của Trung Quốc cũng chỉ nở một mùa, một giai đoạn trong năm. Tất cả quốc hoa của các nước cũng chỉ nở trong một mùa nhất định.

Hoa là lịch thiên nhiên. Chỉ nhìn sắc hoa, ta biết trời đất đã đổi mùa. Nếu sen lại được các nhà khoa học làm biến đổi gen, để nó có thể nở hoa suốt bốn mùa thì liệu nó có còn là sen nữa không? Không lẽ ta lại bỏ hoa thật, thờ hoa giả. Sản phẩm của con người làm sao linh diệu hơn, thiêng liêng hơn báu vật của Tạo hóa?

Và bây giờ, cũng như đông đảo người dân Việt Nam, tôi cũng xin bỏ phiếu cho hoa sen. Và cũng như nhà Sử học Dương Trung Quốc, tôi chọn sen hồng là quốc hoa, để khác biệt với đất nước Phật Giáo Ấn Độ đã chọn quốc hoa là sen trắng…/.
==================================
Với bài viết trên ta thấy điều gì?
"..........Có rất nhiều người chọn hoa mai và cũng rất nhiều người chọn hoa đào. Cả hai loại hoa đẹp này đều nở vào mùa xuân và có tính khu biệt. Hoa đào ở miền Bắc. Hoa mai ở miền Nam........"
Khi con người có tính ích kỷ, cục bộ địa phương thì dễ dàng bỏ qua mọi thứ!!!
 

cuong xth

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

hoa đào thật đẹp nhưng chỉ có ở miền bắc và mùa xuân. hoa mai cũng đẹp rực rỡ nhưng chỉ có ở miền nam. hoa súng thì cứ nhấc lên khỏi nước là héo rũ. hoa sen thì có nhiều nước chon rồi và sen ở việt nam không đẹp bằng sen của sứ họ. hoa lúa thì phải dùng kính lúp mới nhìn được.
tôi đề nghị chon hoa xấu hổ. hoa sấu hổ có khắp mọi nơi và phát triển rất mạnh trên đất nước này. nhung quan trọng là trên đất nước này con người ngày càng ít xấu hổ hơn. nên hy vọng chon hoa xấu hổ để mỗi khi các qua chức đem tặng ai đó nhìn hoa giúp họ tìm lại cảm giác xấu hổ mỗi khi nói dối nhân dân.
 

maihoang84

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI UNESCO VIỆT NAM:

Tại sao lại phải bầu chọn quốc hoa?
Tại sao lại phải bầu chọn Quốc hoa.​



Bày tỏ quan điểm trước việc bầu chọn quốc hoa, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết: "Đối với việc bình chọn Quốc hoa cũng vậy. Câu hỏi đầu tiên vẫn là: Tại sao lại phải bầu Quốc hoa? Để làm gì? Liệu đời sống văn hoá đất nước có được cải thiện hơn sau khi xuất hiện Quốc hoa, hay cuộc sống của nhân dân sẽ thêm rườm rà, phiền hà hơn? Lẽ ra câu hỏi đó đã phải được trưng cầu dân ý đầu tiên, trước khi lấy ý dân để chọn hoa sen hay hoa đào, hoa mai..."

Tại sao lại phải bầu chọn Quốc hoa.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trên đời này chỉ có ba thứ xứng đáng được gắn với chữ "Quốc", đó là: Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy. Đó là những thông điệp tối hậu và thiêng liêng nhất. Nếu có ai đó có ý đồ gắn hoa, rượu và bất cứ vật thể nào lên những khái niệm tối thượng đó, theo tôi, đều là lạm dụng và xuất phát từ những ý đồ thiển cận, tác hại sẽ khó lường.

Về thông lệ quốc tế, thử hỏi đã có bao nhiêu quốc gia có cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức trưng cầu ý dân để biến một loại cây cỏ thành một thứ nghi thức quốc gia? Theo tôi biết, có lẽ không có. Có chăng, người ta gọi hoa Tuy líp là biểu tượng của Hà Lan, hoa Anh đào là biểu tượng của Nhật Bàn... là do tự nhiên mà có, là do "hữu xạ", là truyền thống chứ không phải nhờ các chủ trương hành chính và các con số bầu chọn trên mạng.

Quả thật tôi đã rất hoang mang khi đến dự một cuộc ra mắt chủ trương chọn hoa sen là Quốc hoa do Bộ Văn hoá tổ chức cách đây hai năm tại Triển lãm Vân Hồ, Hà Nội. Tôi nhìn thấy đâu đâu cũng chỉ là toàn là hoa sen: Những bông sen to tướng xếp dày đặc trên sân khấu, trên cánh gà, trên phông màn, trên những váy áo của tất cả các nghệ sĩ của hơn mười tiết mục văn nghệ hôm đó.

Theo lời ông Nguyễn Xuân Thắng kể, trên mặt mấy chục chiếc bàn tiếp khách là những bình hoa sen ngất ngưởng, là những đĩa mứt sen được bày biện cẩu thả và những tách trà sen được pha chế đắng chát như thuốc bắc... Tôi chợt hỏi: Dân tộc của chúng ta, giang sơn gấm vóc của chúng ta chả lẽ chỉ có mỗi một thứ - và chỉ bấy nhiêu? Bản chất nhân văn, nhân bản của văn hoá là nằm trong chính sợi dây nối kết hài hoà giữa con người với thiên nhiên muôn hình vạn trạng.

Ngày nay, UNESCO đang tuyên ngôn cho nền một nền văn hoá nhân bản mang tính đa dạng để giúp giải phóng con người, giải phóng các dân tộc khỏi xích xiềng gò bó, kỳ thị, lấy đó làm cơ sở để con người phát huy tiềm năng lao động sáng tạo và làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn.

Hôm nay Liên Hợp quốc cũng đang kêu gọi mọi người hãy bảo vệ thế giới này bằng một sự phát triển cân bằng theo đúng quy luật phát triển tự nhiên. Vậy sẽ ra sao nếu từ nay chúng ta chỉ tôn thờ một loài hoa, khánh tiết quốc gia, lễ hội, sự kiện cơ quan đoàn thể, hiếu hỉ cộng đồng chỉ sử dụng một loài hoa cho “chính thống”, bởi chỉ vì loài hoa đó bỗng một ngày được gắn hai chữ "Quốc hoa"? Lợi ích này dành cho ai? Thành tích này thuộc về ai? Kỷ lục này do ai lập ra? Để làm gì và vì sao?

Ông Nguyễn Xuân Thắng kết luận: "Tôi xin đề nghị đã đến lúc Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu để đưa ra những chủ trương nhằm hướng dẫn cho nhân dân và quy định cho các ngành hữu quan về các vấn đề liên quan đến những hoạt động xác lập thành tích về văn hoá và thi đua bầu chọn để tránh gây ra những tổn thất đáng tiếc cho sự nghiệp xây dựng đất nước".


Theo ĐV
 

maihoang84

Thành viên
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Ai Bảo Miền Bắc không có hoa mai vàng?

Trích :Hành hương tháng ba ngắm mai vàng trên đỉnh Yên Tử

"...........................
Đến Yên Tử mùa này bạn còn có dịp ngắm những nhành mai vàng khoe sắc giữa rừng núi.

Đến Yên Tử mùa này, bạn có còn dịp trải lòng hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, được ngắm và hít thở thứ hương thơm lan tỏa đến nhẹ nhàng và thanh khiết từ một loài hoa có tên là mai vàng. Mai vàng Yên Tử độc đáo, tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang và may mắn.

Tương truyền câu chuyện rằng, thời đó Phật hoàng Trần Nhân Tông đã mang theo giống mai tôn quý thanh cao này về trồng. Có lẽ vì thế mà mai ở Yên Tử còn được gọi là “đại lão hoàng mai”. Các điểm có nhiều mai vàng như thác Vàng, thác Bạc, khe Chè, dốc Hẩy. Những cây mai vàng cổ thụ vươn cao chọc trời, tỏa mùi hương thơm phảng phất và khoe sắc vàng rực giữa chốn núi rừng xanh thẳm."


Cây mai cổ thụ ở chùa Hoa Yên.​
TÂY YÊN TỬChia sẻ bài viết của bạn qua:
 

anhmytg1974

Thành viên tích cực
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Mình chọn hoa Sống Đời .
 

DUY_TamQuan

Thành viên tích cực
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

Có 1 loại hoa mà vùng nào cũng có , từ bắc tới nam từ cao nguyên tới vùng biển.. Và ai ai cũng thích từ người già tới con nít, từ nam tới nữ , và tôi cũng rất thích hoa này vô cùng nên tui chọn hoa này, đó là ''hoa nhũ'', hay còn gọi là ''nhũ hoa'':D
 

thubuonlaroi

Thành viên Mua Bán
Trả lời: Tại sao chúng ta lại thờ ơ việc bình chọn quốc hoa? Chuyên mục Mai đã làm gì

các bác thích cái nào làm quốc hoa...



 
Top