Rừng bonsai : lý thuyết và thực hành

Kim Khi Tai

Moderator
Thật sự đây là một đề tài rất được ACE diễn đàn mong đợi trong thời gian gần đây.
Và đây cũng đề tài còn mới mà rất nhiều ACE đang thiếu những kiến thức trong việc xây dựng tác phẩm.
Rất cảm ơn A đã chia sẻ, mong nhân nhiều ý kiến đóng góp của các cao nhân để hậu bối chúng E học hỏi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu bây giờ bạn dời cây vừa bên tay phải ra đằng sau cây lớn nhất
một chút xíu , bạn thấy chuyện gì xảy ra ?



Có vẻ như không mấy khác biệt với hình đầu tiên .
Lý do vì khoảng cách giữa ba cây có vẻ bằng nhau (theo chiều ngang )

Nếu bạn dời thêm cây nhỏ xíu bên trái ra sau một chút ,và khoảng
ngang giữa ba cây vẫn gần bằng nhau , bạn thấy một chút gì đó thay
đổi về chiều sâu nhưng chưa rõ nét .




Bây giờ bạn đưa cây nhỏ bên trái tới gần cây lớn (theo chiều ngang )
bạn sẽ thấy hiều sâu đã biến đổi khá nhiều .




Thực sự thì khoảng cách về chiều sâu giữa 3 cây (nhìn từ bên hông ) có hơn nhau bao nhiêu đâu .



Nếu bây giờ bạn dùng thêm ba viên đá cuội .



Những viên đá được đặt giữa cây lớn và cây vừa , để giúp cho mắt bạn
phân định được : cây vừa đứng sau tảng đá , tức là bạn cảm được rẳng
cái cây vừa nó cũng cao tonhu cây lớn thôi . Có điều nó ở hơi xa (sau tảng
đá ) nên nó nhìn hơi hấp , lá nó nhỏ đi.
Còn một viên đá cuội nhỏ , bạn để gần cây bên trái .
Vì cây bên trái quá nhỏ và viên đá cũng nhỏ , dễ cho bạn liên tưởng tới một
cái cây ở thật xa (xa đến độ chả sao phân biệt được cành với lá ) . Còn viên đá
nhỏ sẽ như một mỏm núi cuối chân trời vậy .
(Xin lỗi đèn Flash làm hình hơi khó xem ).




Đến đây thì chắc các bạn đã có ít ý niệm về chiều sâu của đám cây
do cỡ lá , do chiều cao của cây tạo cho bạn " cảm giác sâu" nhiều , ít .

Chúng ta sẽ xem thêm vài đồ hình cho rõ chuyện .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Kế tiếp đây , mình mượn ý của tác giả Herb L.Gustafson trong Making
Bonsai Landcapes (1999) để gởi tới các bạn ý niệm phối cảnh và phép
đặt cây .

Các bạn xem hình 1 . Mình dùng đó là biểu tượng của một cây .

Bạn xem nơi hình 2 . Bạn có hai cây A và B.
Đố bạn : cây A cao hơn cây B , hay cây B cao hơn cây A ?

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nếu hỏi cây A và cây B , cây nào cao hơn ?
Đến chịu ! không trả lời được .
Đúng hơn là không thể trả lời chính xác . Cũng có thể cây A
và cây B đứng ngang nhau . Mà cũng có thể cây A đứng trước cây B
(vậy là cây B cao hơn cây A . Vì xa hơn mà bằng đầu là phải cao hơn ) .
Hoặc ngược lại , cây B đứng trước cây A ( tức là cây A cao hơn ).
Vậy là : giả thiết không rõ ràng nên câu trả lời không thể chính xác .

Bây giờ nhìn hình 3 . Bạn thấy gì ?
Hình này thì quá rõ là cây A đứng trước cây B .
Mà hai cây bằng đầu . Vậy thời cây A phải thấp hơn cây B.
Bạn đồng ý không ?


Tiếp tới hình 4 .
Ở hình 4 , bạn nói cây A và cây B , cây nào cao ?
A cao hơn B hay B cao hơn A .?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ở hình số 4 , đây cũng là một câu hỏi với nhiều trả lời vì giả thiết
không rõ ràng . Trông rong hình thì ngọn cây B thấp hơn ngọn cây A.
Nhưng nếyuu cây B ở sau cây A thì chắc gì cây A đã ao hơn cây B?
Phải không nào ?
Chứ còn hai cây mà đứng ngang nhau , hoặc cây B đứng trước cây A
thì cây B thấp hơn cây A là cái chắc .

Bạn thấy ;ở hình số 2 và hình số 4 , cà hai cây A và B chả có điểm nào
liên hệ nhau để xác định cây nào trước cây nào sau , nên không thể
quyết được . Tức là , khi bạn không thấy tí ti gì về chiều sâu giữa 2 cây
(trước , sau ) là bạn không nói gì chính xác được .

Mời các bạn xem hình số 5 dưới đây .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Ở hình số 5 , điều mà bạn chắc chắn ngay được là cây B đứng sau cây A.
Còn chiều cao thì sao ?
Chuyện này thì chịu ! sao mà biết được ?


Nếu nhìn sang hình số 6 . Mọi chuyện thật rõ ràng .
cây B đứng trước cây A và cây B thấp hơn cây A.
Chắc chắn là bạn không phản đối rồi ?

Bây giờ ngó vào hình số 7 . Bạn thấy gì ?
Lại cũng rõ ràng là cây B ở sau cây A (tức là xa bạn hơn ) .
Nhưng về chiều cao ? trông hơi có vẻ là hai cây bằng nhau ?
Mà nếu có cao thấp hơn nhau thì cũng chút xíu chứ chả nhiều .
Trông A và B như kiểu hàng cây trồng ven đường.

Nếu nhìn qua hình số 8 , bạn sẽ thấy cây A và cây B hơi có nét
tương tự về độ cao như ở hình số 7 . Tức là cây B cao bằng cây
A hoặc cây B ao hơn cây A một ít .
Tuy nhiên bạn sẽ cảm được là cây B ở xa cây A hơn là hai cây A
và B trong hình số 7.


Mời bạn xem tiếp hình số 9 dưới đây .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hai cây A và B trong hình số 9 cho chúng ta cảm giác thật rõ ràng :
cây B ở xa cây A nhiều lắm .

Bây giờ chúng ta chuyển sang một ý niệm khác .
Ý niệm khoảng cách giữa các điểm trên một vật thể .
Mời bạn nhìn vào hình số 10.

Biểu tượng cây A ó 3 vạch ngang , cây B có 4 vạch ngang .
Bạn cảm được gì trong biểu tượng cây A cây B ?
Một đàng 3 vạch , một đàng 4 vạch ?

Nếu giả thiết rằng cây A đứng ngang với cây B .
Bạn có cảm tưởng rằng cây B già hơn cây A không ?
Nhiều gạch hơn , tương tự như cây già nhiều cành ,
nhiều chi dăm hơn , chi thứ nhuyễn hơn .

Từ ý niệm : vạch càng xít xao là biểu tượng cây càng già .
Bạn nhìn sang hình 11 dưới đây để thấy thêm được chuyện gì ?

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bạn có thấy ở hình 11 , cây càng nhiều vạch , càng cho bạn cảm giác cây ở xa bạn .
Chính độ nhuyễn của cây B và cây C nhiều hơn cây A , khiến cho vẻ xa xăm của cây
B và C đối với cây A càng tăng .

Sang hình số 12 . Độ nhuyễn của cây C đã tăng tới mức tối đa .
Tới mức mà bạn không thể phân biệt được khoảng cách giữa hai lằn kẻ
khiến cho bạn thấy cây C càng xa cây A.
Thì cũng hệt như bạn nhìn một cái cây ở xa thật là xa , bạn làm gì còn phân biệt
được cành được lá nữa . Còn chăng chỉ là một lùm cây xanh đen phải không nào ?

Những ý niệm trên chính là những điểm nhấn quan trọng để tạo chiều sâu trong
phép phối cảnh .

Bây giờ thì chắc các bạn đã hiểu hơn tại sao ở hình ảnh ba cành Du lá lớn , lá vừa lá rí
đã tạo cho bạn cảm giác xa vời vợi trong khi thực sự chúng không xa hơn nhau
quá 5 phân .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3 . Các phần căn bản tạo rừng bonsai

Chúng ta vừa bàn luận ở điểm số 2 ở trên : chiều sâu là điểm quan trọng
trong việc kiến tạo rừng bonsai .

Nếu lướt qua vài tác phẩm dưới đây , các bạn có thể cảm nhận được ngay
tác phẩm nào có chiều sâu và tác phẩm nào không .

Từ đó , các bạn có thể chia các tác phẩm nhiều cây làm hai nhóm :
-nhóm tác phẩm nhiều cây hay một nhóm cây bonsai ( group bonsai )
-nhóm tác phẩm rừng bonsai (forest bonsai ) .



Hình bìa của Bonsai Today số 6 -1993 .



Khu rừng của gia đình Cụ Saburo Kato




(không biết tác gia )



nguồn : internet



nguồn : internet



Tự các bạn thẩm định .
Nếu chưa quyết định được tác phẩm nào nên gọi là Rừng bonsai ,
mời các bạn xem tiếp phần dưới đây .
Sau đó , các bạn có thể vòng trở lại thẩm định sau .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Để dễ dàng tạo được chiều sâu cho tác phẩm Rừng bonsai ,
người ta thường dựa vào kiểu dáng của ba cành du mà mình
gợi ý tới các bạn ở phần đầu bài.

Người ta đặt tên :cây chủ , cây phụ tá và cây khách .
Đó là những danh từ đặt cho kiến tạo hòn non bộ , tiểu cảnh .

Với cây , chúng ta có thể dùng hình ảnh gia đình để dễ thể hiện hơn:
Chồng , Vợ và con trai .

Đó là hình ảnh của ba cây chủ lực trong cụm rừng .
Bất kỳ cụm rừng bạn thiết kế có bao nhiêu cây chăng nữa , thì không
có cây nào cao hơn , lớn gốc hơn, lớn thân hơn ba cây chủ lực trên.

Dĩ nhiên , trong ba cây trên , cây chủ rừng sẽ là cây to nhất , cao nhất
và đẹp đẽ hùng vĩ nhất .
Vóc dáng và thế đứng của cây sẽ bao trùm toàn khu rừng .Dĩ nhiên ,
vể mặt thực tế , các cành nhánh của cây chủ chỉ bao trùm một phần
khu rừng . Nhưng ở mặt tinh thần của khu rừng , cây chủ phải
đủ uy lực thống lĩnh . Có như thế , khu rừng của bạn mới có hồn được .
Sở dĩ mình nói với các bạn được như thế vì đó là "thói quen sinh tồn "
của "giới động vật ". Hễ cứ có bầy , có đàn là sẽ có"một anh đầu đàn " .
Với thói quen đó , khi chúng ta ( ở giới động vật ) ngắm nhìn "đám cây "
(giới thực vật ) , thường cũng áp dụng luôn "chính sách đầu đàn " cho
giới thực vật . Vô hình chung ,chúng ta dễ có quan niệm với đám cây :
không đầu đàn , không kỷ cương , không đáng xem !
 

thienphu

Thành viên Mua Bán
con rất cảm ơn chú đã chia sẽ và một cách viết bài ko ngừ nghỉ đã 6h đồng hồ wa và cứ liên tục(12h30-6h30) con chúc chú thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.
 

tranhthuan

Thành viên mới
Cảm ơn bác Hưng thật nhiều vì bài học bổ ích này. Có những lúc ngắm nhìn những tác phẩm rừng cảm nhận rất đẹp nhưng không hiểu vì sao nó đẹp. Bây giờ con đã hiểu được phần nào vẻ đẹp của nó.
Cảm ơn bác, chúc bác nhiều sức khoẻ!
 

duyanh446

Thành viên
Không biết chú thấy sao, chứ cháu sắp chết đuối rồi.

Hết luồng kiến thức này đến luồng kiến thức khác khiến cháu ngộp thở luôn.

Cháu sống gần rừng nên rất thích rừng nhất là mỗi lần chạy trong đường rừng. Hết xẩy.
Nhưng rừng chỗ cháu thì um tùm chằng chịt không biết đâu là đâu luôn.

Xin chú cho phép cháu lót dép ngồi nghe.

Cảm ơn chú.
 

kimkepy

Thành viên
cháu có đọc được ở đâu đấy... có câu là ((một người thợ giỏi ko phải là làm được cái gì, mà là dạy được bao nhiêu người giỏi ))
mà cháu thấy chú là một người giỏi!
 

honolulu

Thành viên
3 . Các phần căn bản tạo rừng bonsai

Chúng ta vừa bàn luận ở điểm số 2 ở trên : chiều sâu là điểm quan trọng
trong việc kiến tạo rừng bonsai .

Nếu lướt qua vài tác phẩm dưới đây , các bạn có thể cảm nhận được ngay
tác phẩm nào có chiều sâu và tác phẩm nào không .

Từ đó , các bạn có thể chia các tác phẩm nhiều cây làm hai nhóm :
-nhóm tác phẩm nhiều cây hay một nhóm cây bonsai ( group bonsai )
-nhóm tác phẩm rừng bonsai (forest bonsai ) .



Hình bìa của Bonsai Today số 6 -1993 .



Khu rừng của gia đình Cụ Saburo Kato




(không biết tác gia )


Theo con 4 tác phẩm này là rừng, vì có cây chủ và cây khách rõ ràng, hơn nữa con nhìn cảm giác quen quen 1 hình ảnh rừng ở đâu đó mà mình từng gặp.
2 tác phẩm còn lại 1 cái thì giống 1 góc công viên, 1 cái giống người ta gieo rau mầm hay gieo mạ lúa
 
Top