Nhân giống Lan Thiên Nga từ đoạn thân già

-Lan Thiên nga là lọai dễ trồng và dễ ra hoa nó ra theo mùa tứ tháng 7 đến 11. Sau khi tàn hoa bạn cho nó nghỉ khoàng 2 tháng, bằng cách cho vào trong mát, 1 tuần tưới nước 1 lần cho giả hành nó không có teo nhiều, nếu rể mục thì lấy cây ra khỏi chậu cắt hết rể bỏ vào chậu treo lên, nếu rể còn tốt thì cứ để yên thế trong chậu.

Khoảng 2 tháng thì nó sẽ mọc giả hành con, bạn tưới B1 1 tuần 1 lần, khi giả hành cao 10cm thì bạn đem trồng lại giống như trồng catt.

Khi cây con ra rể nhiều thì bạn cắt ngang 2/3 đoạn thân già,1/3 còn lại cho nuôi con.Nếu cây con lên được hơn 12cm thì tách thân già ra hết nếu thấy thân già còn mắt ngủ.KHI RỂ BÁM CHẮC VÀO GIÁ THỂ THÌ TÁCH THÂN GIÀ RA VÀ hoàn toàn không ảnh hường gì về sự phát triển của cây con

-Sau 5 tháng tách thân già ra khỏi cây con ra từ gốc,thì hiện nay là cuối tháng 7-2012.Cây đã có ngồng hoa,cây có 2 ngồng,cao hơn 40cm

-Đoạn thân già sau khi cắt đi thì cắt từng đoạn,một đoạn chứa ít nhất 1 mắt ngủ.Bôi vôi ăn trầu 2 đầu,đem trồng vào chậu có dớn mềm,phun Atonick 5 ngày 1 lần là lên con

-Sau 2 tháng
[
IMG]
-

-Từ 1 thân già,mình cho ra 4 con,tiết kiệm đáng kể học phí bù vào đó
 

Tracdonglai

Thành viên
Anh mát tay quá, hì hì. để hôm nào em phải thử 1 cây mí được. cách nhân giống này có vẽ khả thi.
 
Anh mát tay quá, hì hì. để hôm nào em phải thử 1 cây mí được. cách nhân giống này có vẽ khả thi.
-Cắt đoạn thân già dài,cây sẽ lớn nhanh hơn đoạn ngắn.Khi rể bám vào giá thể hút nước và dinh dưỡng được rồi thì đoạn thân sẽ teo lại
-Có thể nhân giống vào mọi mùa trong năm nhưng chúng lên kg mạnh.Từ 1 cây ban đầu đến nay hơn 1 năm mình cho ra 16 cây hoàn toàn phát triển bình thường.To nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào cây ở đoạn giữa và ngọn thôi.Cây gốc thì vẫn bình thường và to hơn cây mẹ ban đầu
-Cây Catasetum cũng thuộc chi này,nhưng phát hoa từ gốc,nhân theo phương pháp này cũng như thế
- Thực tế sau hơn 1 năm làm phương pháp này thì tỉ lệ thành công cao gần như 100%,có thể yên tâm áp dụng trên những cây nhiều tiền mà không sợ thất bại vì đợi cây lên từ gốc lớn gần trưởng thành mới làm
- Thân già dài,nhiều mắt ngủ thì cho nhiều cây con
 
-Cắt đoạn thân già dài,cây sẽ lớn nhanh hơn đoạn ngắn.Khi rể bám vào giá thể hút nước và dinh dưỡng được rồi thì đoạn thân sẽ teo lại
-Có thể nhân giống vào mọi mùa trong năm nhưng chúng lên kg mạnh.Từ 1 cây ban đầu đến nay hơn 1 năm mình cho ra 16 cây hoàn toàn phát triển bình thường.To nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào cây ở đoạn giữa và ngọn thôi.Cây gốc thì vẫn bình thường và to hơn cây mẹ ban đầu
-Cây Catasetum cũng thuộc chi này,nhưng phát hoa từ gốc,nhân theo phương pháp này cũng như thế
- Thực tế sau hơn 1 năm làm phương pháp này thì tỉ lệ thành công cao gần như 100%,có thể yên tâm áp dụng trên những cây nhiều tiền mà không sợ thất bại vì đợi cây lên từ gốc lớn gần trưởng thành mới làm
- Thân già dài,nhiều mắt ngủ thì cho nhiều cây con
- Khi trồng đoạn thân già,nên nghiêng 1 góc 15 độ so với mặt chậu cho dể thoát nước và phân khi tưới.Nếu kg nghiêng thì mắt cắt khi khô sẻ tóp lại thành lòng chảo,dể chứa nước sẻ làm thối đoạn thân già dù đang phát triển tốt
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Ngoài Bắc, chúng em không thể trồng với dớn trắng, thay vào đó là vỏ thông cỡ trung và dớn cọng (que). Sau khi hết hoa là cây rụng lá vào Đông, nếu là cây có giá thể chưa bị thoái hóa thì để nguyên, treo vào trong nơi có hơi ẩm, tránh mưa, tuần tưới 1 lần nước ấm. Còn giá thể thoái hóa, rút cây ra và cắt bớt rễ hỏng, thả vào trong 1 chậu cùng vài miếng vỏ thông để giữ ẩm rễ chút, tuần tưới 1 lần nước ấm, cây có hơi quắt hơn so với cây còn giá thể nhưng đợi đầu mùa Xuân (nhiệt độ cao hơn 16 độ C) thì đem trồng lại. Đặt rễ cây trên chất trồng (trồng nghiêng chút) treo nơi sáng hơn, tưới Atonik + B1 nhẹ khoảng 1 tuần 1 lần đến khi cây ra chồi cây con. Vào Xuân mưa nhiều, cây phát triển rất nhanh. Khi cây ra/ bám rễ thì bỏ thêm vài cọng dớn que là ổn.

Mùa sinh trưởng cây cần sáng nhiều, treo cao nhất đầu giàn, tưới và dinh dưỡng nhiều
 

KE SI LAN

Thành viên
-Lan Thiên nga là lọai dễ trồng và dễ ra hoa nó ra theo mùa tứ tháng 7 đến 11. Sau khi tàn hoa bạn cho nó nghỉ khoàng 2 tháng, bằng cách cho vào trong mát, 1 tuần tưới nước 1 lần cho giả hành nó không có teo nhiều, nếu rể mục thì lấy cây ra khỏi chậu cắt hết rể bỏ vào chậu treo lên, nếu rể còn tốt thì cứ để yên thế trong chậu.

Khoảng 2 tháng thì nó sẽ mọc giả hành con, bạn tưới B1 1 tuần 1 lần, khi giả hành cao 10cm thì bạn đem trồng lại giống như trồng catt.

Khi cây con ra rể nhiều thì bạn cắt ngang 2/3 đoạn thân già,1/3 còn lại cho nuôi con.Nếu cây con lên được hơn 12cm thì tách thân già ra hết nếu thấy thân già còn mắt ngủ.KHI RỂ BÁM CHẮC VÀO GIÁ THỂ THÌ TÁCH THÂN GIÀ RA VÀ hoàn toàn không ảnh hường gì về sự phát triển của cây con

-Sau 5 tháng tách thân già ra khỏi cây con ra từ gốc,thì hiện nay là cuối tháng 7-2012.Cây đã có ngồng hoa,cây có 2 ngồng,cao hơn 40cm

-Đoạn thân già sau khi cắt đi thì cắt từng đoạn,một đoạn chứa ít nhất 1 mắt ngủ.Bôi vôi ăn trầu 2 đầu,đem trồng vào chậu có dớn mềm,phun Atonick 5 ngày 1 lần là lên con

-Sau 2 tháng
[
IMG]
-

-Từ 1 thân già,mình cho ra 4 con,tiết kiệm đáng kể học phí bù vào đó
CÁCH NHÂN GIỐNG này chắc có thể áp dụng được cho củ già của vũ nữ hoàng hậu
trước mình nhân giống củ già vũ nữ hoàng hậu vì để nguyên củ nên được có một con một củ . bây giờ theo cách của bạn này thì củ lớn cắt làm đôi chắc được 2 con /1 củ
cảm ơn bạn bacsinhan85 rất nhiều vì đã chia sẻ kinh nghiệm
 
- Khi trồng đoạn thân già,nên nghiêng 1 góc 15 độ so với mặt chậu cho dể thoát nước và phân khi tưới.Nếu kg nghiêng thì mắt cắt khi khô sẻ tóp lại thành lòng chảo,dể chứa nước sẻ làm thối đoạn thân già dù đang phát triển tốt
-Yếu tố thành công ở đây về phương pháp và chất trồng là 50:50.Nếu thân cây mẹ tách ra,cây con còn lại mà chất trồng kg phải là dớn trắng mà là dớn cộng hay than,xơ dừa...thì phải bón Auxin.Auxin nó có trong dớn trắng hơn các loại giá thể khác rất nhiều.Các loại lan có giả hành no tròn hay kg là do Auxin trong giá thể nhiều hay ít
-Auxin cũng như canci ở người,nó kiến tạo cho cây một bộ khung khoẻ mạnh ngay từ đầu.Cùng 1 chế độ chăm sóc như trồng Cat,giãhạc....cây phát triển mạnh hơn khi trồng giá thể khác
-Auxin có trong giả hành già nó sẽ nuôi cây phát triển nhanh khi rể chưa bám giá thể,sau khi rể hút được auxin trong dớn trắng rồi thì kg cần thân mẹ nữa là vậy
-Auixin có nhiều trong họ nhà rong biển thiên nhiên
 

hoalandep1234

Quản lý mới
-Yếu tố thành công ở đây về phương pháp và chất trồng là 50:50.Nếu thân cây mẹ tách ra,cây con còn lại mà chất trồng kg phải là dớn trắng mà là dớn cộng hay than,xơ dừa...thì phải bón Auxin.Auxin nó có trong dớn trắng hơn các loại giá thể khác rất nhiều.Các loại lan có giả hành no tròn hay kg là do Auxin trong giá thể nhiều hay ít
-Auxin cũng như canci ở người,nó kiến tạo cho cây một bộ khung khoẻ mạnh ngay từ đầu.Cùng 1 chế độ chăm sóc như trồng Cat,giãhạc....cây phát triển mạnh hơn khi trồng giá thể khác
-Auxin có trong giả hành già nó sẽ nuôi cây phát triển nhanh khi rể chưa bám giá thể,sau khi rể hút được auxin trong dớn trắng rồi thì kg cần thân mẹ nữa là vậy
-Auixin có nhiều trong họ nhà rong biển thiên nhiên

Chỉ 1 phần. Auxin cũng vậy, còn có các hóc môn khác như Gibberellins hay các chất kích thích sinh trưởng khác.

Auxin là một loại hóc môn thực vật kích thích sự phát triển của rễ và thân cây. Chúng được sản sinh ra từ thân, chồi hay các đầu rễ, chẳng hạn như Auxin là Indole Acetic Acid (IA). Trong thực vật hàm lượng Auxin ở thể tự do rất thấp ~ 5%.

Auxin ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sự lớn mạnh và phát triển của thực vật, bao gồm:

1. Sự mở rộng củ tế bào: Chúng di chuyển sang phần khuất sáng của thực vật khiến cho các tế bào ở đây phát triển lớn hơn các tế bào ở phần hướng sáng. Điều này khiến cho cây thường có đầu thân hướng sáng. Ở thực vật người ta gọi là quang hợp.

2. Ức chế sự phát triển của các chồi phụ và sự đâm rễ: Hầu hết thực vật có chồi bên (đôi khi còn gọi là chồi lá nách). Các chồi là các mô phân sinh duy trì một trạng thái nghỉ Đông và Auxin duy trì trạng thái này. Chừng nào đủ lượng Auxin được sản sinh từ các mô phân sinh đỉnh, chồi bên duy trì trạng thái nghỉ. Nếu đỉnh của chồi bị lấy đi (Do một động vật gặm nhấm hoặc phục vụ một nhà khoa học), sự sản sinh Auxin không còn. Điều này sẽ dẫn đến các chồi bên phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ và bắt đầu phát triển. Trong thực tế, thực vật mọc thành các bụi rậm rạp. Khi một người làm vườn cắt một hàng rào, điều đó cho thấy họ sử dụng phương pháp ức chế Auxin.

Các auxin tổng hợp được dùng trong loại bột làm cho bén rễ để chiết cành, và được dùng trong một số thuốc diệt cỏ, nơi mà nồng độ auxin cao sẽ tạo ra sự phát triển hết sức nhanh chóng làm cây cỏ tàn lụi đi. Chúng còn dùng để ngăn cản sự rụng trái.


Tôi chưa được biết xuất xứ loại dớn trắng bán ở ngoài thị trường...chắc chẳng phải ở Đài Loan hay một số nước tiên tiến. Khí hậu ngoài Bắc mưa dài mấy ngày, dớn trắng rất dễ gây thối rễ cây lan thiên nga.

Cách tách chiết thì không còn bàn cãi, cám ơn bác chia sẻ!!!
 
- Nếu hàm lượng Auxin quá nhiều,giả hành sáng bóng và đôi khi còn nứt luôn.Nếu trồng 100% bằng dớn mềm và con bón thêm phân vi sinh thì hàm lượng Auxin được giải phóng càng nhiều.Trộn với dớn cộng làm cho bộ rể thoáng,rể mọc đều cả trong lòng và ngoài chậu so với trồng 100% dớn mềm,rể cây chỉ tập trung quanh thành chậu, làm cho cây phát nhanh hơn
-Từ xưa người ta đã biết dùng rể lục bình chiết cây cũng như ngày nay dùng dớn trắng
-Thạch(jelly) dùng trong nuôi cấy mô 100% cũng làm từ rong biển.Tất nhiên ngoài Auxin còn có P2O5,K2O.Fe,Zn và các chất dinh dưỡng trung vi lượng,axit amino,cytonikin,gibberelines...
- Tham khảo thêm về dớn trắng tại đây
http://www.kimnganorchids.com.vn/content/view/120/48/lang,en/
 

thuongchi

Thành Viên Danh Dự
Chỉ 1 phần. Auxin cũng vậy, còn có các hóc môn khác như Gibberellins hay các chất kích thích sinh trưởng khác.

Auxin là một loại hóc môn thực vật kích thích sự phát triển của rễ và thân cây. Chúng được sản sinh ra từ thân, chồi hay các đầu rễ, chẳng hạn như Auxin là Indole Acetic Acid (IA). Trong thực vật hàm lượng Auxin ở thể tự do rất thấp ~ 5%.

Auxin ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sự lớn mạnh và phát triển của thực vật, bao gồm:

1. Sự mở rộng củ tế bào: Chúng di chuyển sang phần khuất sáng của thực vật khiến cho các tế bào ở đây phát triển lớn hơn các tế bào ở phần hướng sáng. Điều này khiến cho cây thường có đầu thân hướng sáng. Ở thực vật người ta gọi là quang hợp.

2. Ức chế sự phát triển của các chồi phụ và sự đâm rễ: Hầu hết thực vật có chồi bên (đôi khi còn gọi là chồi lá nách). Các chồi là các mô phân sinh duy trì một trạng thái nghỉ Đông và Auxin duy trì trạng thái này. Chừng nào đủ lượng Auxin được sản sinh từ các mô phân sinh đỉnh, chồi bên duy trì trạng thái nghỉ. Nếu đỉnh của chồi bị lấy đi (Do một động vật gặm nhấm hoặc phục vụ một nhà khoa học), sự sản sinh Auxin không còn. Điều này sẽ dẫn đến các chồi bên phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ và bắt đầu phát triển. Trong thực tế, thực vật mọc thành các bụi rậm rạp. Khi một người làm vườn cắt một hàng rào, điều đó cho thấy họ sử dụng phương pháp ức chế Auxin.

Các auxin tổng hợp được dùng trong loại bột làm cho bén rễ để chiết cành, và được dùng trong một số thuốc diệt cỏ, nơi mà nồng độ auxin cao sẽ tạo ra sự phát triển hết sức nhanh chóng làm cây cỏ tàn lụi đi. Chúng còn dùng để ngăn cản sự rụng trái.

Tôi chưa được biết xuất xứ loại dớn trắng bán ở ngoài thị trường...chắc chẳng phải ở Đài Loan hay một số nước tiên tiến. Khí hậu ngoài Bắc mưa dài mấy ngày, dớn trắng rất dễ gây thối rễ cây lan thiên nga.

Cách tách chiết thì không còn bàn cãi, cám ơn bác chia sẻ!!!
Chào cháu, chú xin bổ sung thêm về các chất chất điều tiết sinh trưởng:

Chất điều tiết sinh trưởng hay còn gọi là chất kích thích sinh trưởng thực vật là các yếu tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chất điều tiết sinh trưởng thực vật có thể là những chất tự nhiên được sản sinh với một hàm lượng rất nhỏ trong một bộ phận nào đó của cá thể thực vật hoặc là những chất được tổng hợp nhân tạo. Những chất điều tiết sinh trưởng này được vận chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây nên những tác động điều tiết của cây.

Vai trò điều hòa của chất điều tiết sinh trưởng thực vật là khởi động cho sự hình thành các phản ứng cá biệt hay các quá trình sinh lý nhất định hoặc trì hoãn quá trình đó.

Các chất điều tiết sinh trưởng thực vật gồm hai nhóm chính là auxin và cytokinin, ngoài ra gibberelin và ethylen cũng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất ở thực vật.

1 Các auxin

Chất auxin tự nhiên được tìm thấy nhiều ở thực vật là indol axetic axit (IAA). IAA có tác dụng kích thích sinh trưởng kéo dài tế bào, điều khiển sự hình thành rễ.

Ngoài IAA, còn có những dẫn xuất khác là naphtyl axetic axit (NAA) và 2,4 –diclophenoxyl axetic axit (2,4-D). Các chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia mô và trong quá trình tạo rễ (10, 12, 40, 41).

NAA, IBA, 2,4-D là những auxin tổng hợp, có hoạt tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA. Chúng có vai trò quan trọng đối với phân chia tế bào và tạo rễ. Đối với rễ, về cơ bản auxin ức chế sự phát triển của rễ, chỉ ở nồng độ cực thấp (10-9 -10-12g/ml) thì mới có tác dụng kích thích sinh trưởng của rễ, vượt qua ngưỡng này (10-8mg/l) thì lại thể hiện tác dụng ức chế.

IAA kích thích sự ra rễ và kìm hãm sự phát triển callus. Ngược lại, 2,4-D kích thích sự hình thành callus và kìm hãm sự hình thành rễ trong môi trường nuôi cấy.

Mặc dù cùng nhóm chất auxin nhưng hai chất này lại có tính chất đối kháng..

NAA được Went và Thimann (1937) tìm ra. Chất này có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và mô nuôi cấy, tăng hoạt tính enzim và ảnh hưởng mạnh đến trao đổichất của nitơ, tăng khả năng tiếp nhận và sử dụng đường trong môi trường nuôi cấy (10, 12, 40, 41).

2 Cytokinin

Cytokinin là chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân chia tế bào.Các cytokinin thường gặp là 6-benzyl aminopurin (BAP), Kinetin.

Kinetin được Shoog phát hiện ngẫu nhiên trong khi chiết xuất axit nucleic. Kinetin là dẫn xuất của base nitơ adenin. BAP là cytokinin tổng hợp nhân tạo nhưng có hoạt tính mạnh hơn kinetin.

Kinetin và BAP cùng có tác dụng kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gianhoạt động của tế bào phân sinh và làm hạn chế sự hóa già của tế bào. Ngoài ra cácchất này có tác dụng lên quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ADN, tổng hợp protein và tăng cường hoạt động của một số enzim (10, 40, 41).

Benjamin và cs. (1987) đã cho rằng nồng độ BA cao (1-5ppm) kích thích sựphát triển của chồi đỉnh và đầu rễ của cây Atropa belladona. Lat và cs. (1988) chorằng khi sử dụng kinetin để nhân nhanh cây Picrohiza kurroa phải dùng nồng độ từ 1-5mg/l.

Những nghiên cứu của Miller và Skoog (1963) đã cho thấy không phải cácchất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh tác dụng độc lập với các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh. Tác động phối hợp của auxin và cytokinin có tác dụng quyết định đến sự phát triển và phát sinh hình thái của tế bào và mô.

Tỷ lệ auxin/cytokinin cao thích hợp cho sự hình thành rễ, tỷ lệ này thấp sẽ kích thích quá trình phát sinh chồi, nếu tỷ lệ này cân bằng thì thuận lợi cho sự phát triển mô sẹo. Barna và Wakhlu (1998) chỉ ra rằng tốc độ tái sinh chồi của cây Plantagoovata tăng cao khi trên môi trường sử dụng KIN 4-6 μM phối hợp với NAA 0,05μM.

Das (1958) và Nitsch (1968) khẳng định rằng chỉ khi tác động đồng thời củaauxin và cytokinin thì mới kích thích mạnh mẽ sự tổng hợp ADN, dẫn đến quá trìnhmitos và cảm ứng cho sự phân chia tế bào.

Skoog và Miller (1957) đã khẳng định vai trò của cytokinin trong quá trìnhphân chia tế bào, cụ thể là cytokinin điều khiển quá trình chuyển pha mitos và giữ cho quá trình này diễn ra một cách bình thường (10, 12, 40, 41).

3 Các nhóm chất khác

Ngoài những nhóm chất điều tiết sinh trưởng kể trên, trong nuôi cấy in vitro còn sử dụng một số nhóm chất khác như Abscicis acid, ethylen, các amino acid...

Abscisis acid sử dụng ở nồng độ cao là chất ức chế sinh trưởng và trạng tháinghỉ bắt buộc. Ethylen được sinh ra trong quá trình nuôi cấy thực vật. Ethylen có thể kìm hãm sự sinh trưởng tế bào và đNy nhanh sự lão hóa trong quá trình nuôi cấy mô.

Silver nitrat có thể được sử dụng để ngăn chặn ethylen hình thành trong quá trình nuôi cấy mô (40, 41).

Amino acid có thể nâng cao sự tăng trưởng của tế bào và sự tái sinh cây. L.Glutamine có thể được xem như là nguồn nitơ. Enzim hydrolyzed protein N-Z aminType A như casein hydrolyzate có thể được sử dụng hiệu quả đến 2g/l. Thêm vào đó malate, citrate, pyruvate và acid vô cơ tương tự có thể có hiệu quả trong môi trường nuôi cấy protoplast và có thể làm giảm bớt độc hại của muối amonium (Gamborg &Shyluk, 1970; Gamborg, 1986).

Ngoài ra, các chất chiết của cây như coconut milk của cây quả hạch xanh cóthể rất hiệu quả trong việc cung cấp phức hợp chất dinh dưỡng vô cơ không xác định và các nhân tố sinh trưởng.

Sưu tầm​

Ngoài ra, các lan củ như hạc đính, bầu rượu... cũng có thể nhân giống bằng cách cắt lát.
 

hoalandep1234

Quản lý mới
"Chất điều tiết sinh trưởng thực vật có thể là những chất tự nhiên được sản sinh với một hàm lượng rất nhỏ trong một bộ phận nào đó của cá thể thực vật hoặc là những chất được tổng hợp nhân tạo".

Cháu kết nhất đoạn này. Thực ra, cháu đọc auxin từ 1 bài giảng của chương trình giáo khoa Vn cơ bản thôi
 
Chào cháu, chú xin bổ sung thêm về các chất chất điều tiết sinh trưởng:

Chất điều tiết sinh trưởng hay còn gọi là chất kích thích sinh trưởng thực vật là các yếu tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chất điều tiết sinh trưởng thực vật có thể là những chất tự nhiên được sản sinh với một hàm lượng rất nhỏ trong một bộ phận nào đó của cá thể thực vật hoặc là những chất được tổng hợp nhân tạo. Những chất điều tiết sinh trưởng này được vận chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây nên những tác động điều tiết của cây.

Vai trò điều hòa của chất điều tiết sinh trưởng thực vật là khởi động cho sự hình thành các phản ứng cá biệt hay các quá trình sinh lý nhất định hoặc trì hoãn quá trình đó.

Các chất điều tiết sinh trưởng thực vật gồm hai nhóm chính là auxin và cytokinin, ngoài ra gibberelin và ethylen cũng có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất ở thực vật.

1 Các auxin

Chất auxin tự nhiên được tìm thấy nhiều ở thực vật là indol axetic axit (IAA). IAA có tác dụng kích thích sinh trưởng kéo dài tế bào, điều khiển sự hình thành rễ.

Ngoài IAA, còn có những dẫn xuất khác là naphtyl axetic axit (NAA) và 2,4 –diclophenoxyl axetic axit (2,4-D). Các chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia mô và trong quá trình tạo rễ (10, 12, 40, 41).

NAA, IBA, 2,4-D là những auxin tổng hợp, có hoạt tính mạnh hơn auxin tự nhiên IAA. Chúng có vai trò quan trọng đối với phân chia tế bào và tạo rễ. Đối với rễ, về cơ bản auxin ức chế sự phát triển của rễ, chỉ ở nồng độ cực thấp (10-9 -10-12g/ml) thì mới có tác dụng kích thích sinh trưởng của rễ, vượt qua ngưỡng này (10-8mg/l) thì lại thể hiện tác dụng ức chế.

IAA kích thích sự ra rễ và kìm hãm sự phát triển callus. Ngược lại, 2,4-D kích thích sự hình thành callus và kìm hãm sự hình thành rễ trong môi trường nuôi cấy.

Mặc dù cùng nhóm chất auxin nhưng hai chất này lại có tính chất đối kháng..

NAA được Went và Thimann (1937) tìm ra. Chất này có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và mô nuôi cấy, tăng hoạt tính enzim và ảnh hưởng mạnh đến trao đổichất của nitơ, tăng khả năng tiếp nhận và sử dụng đường trong môi trường nuôi cấy (10, 12, 40, 41).

2 Cytokinin

Cytokinin là chất điều tiết sinh trưởng có tác dụng làm tăng sự phân chia tế bào.Các cytokinin thường gặp là 6-benzyl aminopurin (BAP), Kinetin.

Kinetin được Shoog phát hiện ngẫu nhiên trong khi chiết xuất axit nucleic. Kinetin là dẫn xuất của base nitơ adenin. BAP là cytokinin tổng hợp nhân tạo nhưng có hoạt tính mạnh hơn kinetin.

Kinetin và BAP cùng có tác dụng kích thích phân chia tế bào, kéo dài thời gianhoạt động của tế bào phân sinh và làm hạn chế sự hóa già của tế bào. Ngoài ra cácchất này có tác dụng lên quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp ADN, tổng hợp protein và tăng cường hoạt động của một số enzim (10, 40, 41).

Benjamin và cs. (1987) đã cho rằng nồng độ BA cao (1-5ppm) kích thích sựphát triển của chồi đỉnh và đầu rễ của cây Atropa belladona. Lat và cs. (1988) chorằng khi sử dụng kinetin để nhân nhanh cây Picrohiza kurroa phải dùng nồng độ từ 1-5mg/l.

Những nghiên cứu của Miller và Skoog (1963) đã cho thấy không phải cácchất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh tác dụng độc lập với các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh. Tác động phối hợp của auxin và cytokinin có tác dụng quyết định đến sự phát triển và phát sinh hình thái của tế bào và mô.

Tỷ lệ auxin/cytokinin cao thích hợp cho sự hình thành rễ, tỷ lệ này thấp sẽ kích thích quá trình phát sinh chồi, nếu tỷ lệ này cân bằng thì thuận lợi cho sự phát triển mô sẹo. Barna và Wakhlu (1998) chỉ ra rằng tốc độ tái sinh chồi của cây Plantagoovata tăng cao khi trên môi trường sử dụng KIN 4-6 μM phối hợp với NAA 0,05μM.

Das (1958) và Nitsch (1968) khẳng định rằng chỉ khi tác động đồng thời củaauxin và cytokinin thì mới kích thích mạnh mẽ sự tổng hợp ADN, dẫn đến quá trìnhmitos và cảm ứng cho sự phân chia tế bào.

Skoog và Miller (1957) đã khẳng định vai trò của cytokinin trong quá trìnhphân chia tế bào, cụ thể là cytokinin điều khiển quá trình chuyển pha mitos và giữ cho quá trình này diễn ra một cách bình thường (10, 12, 40, 41).

3 Các nhóm chất khác

Ngoài những nhóm chất điều tiết sinh trưởng kể trên, trong nuôi cấy in vitro còn sử dụng một số nhóm chất khác như Abscicis acid, ethylen, các amino acid...

Abscisis acid sử dụng ở nồng độ cao là chất ức chế sinh trưởng và trạng tháinghỉ bắt buộc. Ethylen được sinh ra trong quá trình nuôi cấy thực vật. Ethylen có thể kìm hãm sự sinh trưởng tế bào và đNy nhanh sự lão hóa trong quá trình nuôi cấy mô.

Silver nitrat có thể được sử dụng để ngăn chặn ethylen hình thành trong quá trình nuôi cấy mô (40, 41).

Amino acid có thể nâng cao sự tăng trưởng của tế bào và sự tái sinh cây. L.Glutamine có thể được xem như là nguồn nitơ. Enzim hydrolyzed protein N-Z aminType A như casein hydrolyzate có thể được sử dụng hiệu quả đến 2g/l. Thêm vào đó malate, citrate, pyruvate và acid vô cơ tương tự có thể có hiệu quả trong môi trường nuôi cấy protoplast và có thể làm giảm bớt độc hại của muối amonium (Gamborg &Shyluk, 1970; Gamborg, 1986).

Ngoài ra, các chất chiết của cây như coconut milk của cây quả hạch xanh cóthể rất hiệu quả trong việc cung cấp phức hợp chất dinh dưỡng vô cơ không xác định và các nhân tố sinh trưởng.

Sưu tầm​

Ngoài ra, các lan củ như hạc đính, bầu rượu... cũng có thể nhân giống bằng cách cắt lát.
Chào Chú ThuongChi
-Rất vui khi được mọi ngươi cùng góp ý cho diễn đàng,để mỗi ngày diễn đàn có nhiều bài viết hay cùng với niềm đam mê lan,kg ngừng trao đổi của mọi a e trên mọi miền của Tổ quốc
-Cái gì nó cũng có cách giải quyết nếu mọi người chung tay góp sức thì chuyện gieo hạt lan thủ công từ hạt có ngày cũng tìm ra cách.Vô trùng thì dùng nước sôi,ánh sáng thì dùng đèn....Tìm vài trăm ngàn cây khó chứ vài chục cây để trồng thì cũng có thôi...
-Hẹn có dịp trò chuyện với chú Thuongchi nhiều hơn
-Chúc chú Thuongchi luôn khoẻ và có nhiều bài viết hay
 

Xura

Thành viên Mua Bán
Cảm ơn bạn chia sẻ. Mình có 1 cây già mấy năm nay đều có hoa mà không biết làm gì với thân già. Kỳ này về làm theo chắc có chục cây con. Thanks!
 
Cảm ơn bạn chia sẻ. Mình có 1 cây già mấy năm nay đều có hoa mà không biết làm gì với thân già. Kỳ này về làm theo chắc có chục cây con. Thanks!
Chào bạn
-Bạn có làm là có cây con thôi.Mình cũng lưu ý với bạn mấy điểm sau
-Nếu cây bạn có nhiều thân già thì nhiều cây là đương nhiên.Nếu là Thiên Nga đen thì hay rồi.10 cây sau 1 năm là 1 tài sản nha bạn...hihi
-Lúc này thì cây lớn rồi,tách thân ra thì thay giá thể luôn.Nếu bạn sợ mưa thì trộn xen kẻ dớn trắng và than hay dớn cộng sao cho lớp trên cùng là dớn trắng.Dớn trắng mềm,bảo vệ được lớp vỏ gạo trùm mắt ngủ
-Nếu củ già khú cố đế,bạn test trước xem các mắt ngủ còn tốt kg bằng cách
-Chôn toàn bộ củ già sau khi tách ra dưới lớp lục bình hay dớn trắng khoảng 1cm và treo dưới ánh sáng 60 đến 70% và kiểm tra 2 hay 3 ngày 1 lần,xem các mầm ngủ căng to chưa.Mình làm như vậy thường căng to bằng 1/2 hạt gạo sau 3 ngày.Căng như vậy là ok 50% rồi bạn.Nếu nó quá lì lượm kg căng mà giả hành căng thì phun Atonik là căng
-Nếu 2 mắt ngủ nằm gần thì cho nằm chung 1 đoạn,ủ dớn trắng xung quanh cho ra nắng như trên thì lên 2 cây
Chúc bạn thành công
 
-Diện tích mặt cắt phải nhỏ hơn diện tích các mặt còn lại,dưới 1/3 là ok...Thoa vôi ăn trầu làm thay đổi PH của mặt cắt,chỉ chống được vi khuẩn ưa axit thôi,còn vi khuẩn ưa bazờ,ái khí vẫn tấn công như thường..Chưa kể các vi khuẩn ưa môi trường khác đột biến tấn công vì lúc này đoạn thân già quá nhỏ,sức yếu...Bạn làm được vô khuẩn thì hay,sạch cũng được...
 
hay quá anh ơi,cảm ơn anh rất nhiều-bài viết rất ý nghĩa
-Nhiều bạn cũng làm cách này là cắt ngay đoạn thân già ngay lúc đầu ngay mua sinh trưởng.Chắc chắn là được hai hay 3 cây nhưng cây từ gốc lại kg cho hoa đẹp hơn mẹ vì kg được phát triển liên tục.Dớn trắng là ưu điểm chọn lựa trong nhân giống,chiết cành và sẽ trồng lại giá thể khác khi cây lớn
 

-Trong cơ thể sinh vật có rất nhiều Reseptor(thụ thể),bình thường các reseptor này chỉ sản sinh ra những chất cần thiết đủ để sống và phát triển bình thường.Vì 1 lý do nào đó chất này ở môi trường sống cao hơn và xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì các Reseptor này ngừng hoạt động,bảo vệ cơ thể,tránh quá liều ức chế các cơ quan khác.Đúng liều với cơ quan này,quá liều với cơ quan kia trên cùng 1 cơ thể
_Nếu các yếu tố này xâm nhập nhiều lần và thường xuyên lâu ngày các Reseptor này trước đây hoạt động thường xuyên(bây giờ nghỉ thời gian dài) trở thành suy chức năng,không còn hoạt động như trước nữa khi không nhận các yếu tố kích thích như là dùng phân bón lá kéo dài làm cho lá suy và xuống nhanh hay dùng B1 kg đúng thời điểm
+ Một kích thích ĐÚNG ngưỡng thì sẽ đáp ứng
+Một kích thích DƯỚI ngưỡng thì không đáp ứng,QUÁ ngưỡng thì ức chế
-Sự cộng hưởng các yếu tố kích thích với nhau trong nông nghiệp vô hình cũng phần nào đem lại sự thành công cũng như thất bại trong quá trình sản xuất,nhân giống….
- Các yếu tố kích thích có từ trước chỉ đủ để cho cây lan Ngọc điểm ra hoa,kết trái,trái chín cho ra hạt nhưng chưa đủ để ra cây non.Cần có thêm nhiều yếu tố khác cộng lại,đủ mạnh ức chế Reseptor cho ra cây non,nếu quá mạnh mà dài làm các Reseptor này tê liệt rồi mới ngưng đột ngột hay giảm cả về biên độ và tần số thì việc nuôi cây trở nên khó

-Phun B1 hay các thuốc kích thích rể đúng thì rể ra nhiều,kg đúng thì rể ra ít hay kg ra
-Cây đem từ rừng về nhà là 1 yếu tố kích thích,nếu phun tại thời điểm đó hay sau 1 tuần và 1 tháng mới phun thì kết quả khác nhau.Trường hợp nào là quá ngưỡng,dưới ngưỡng,đúng ngưỡng thì mọi người chơi lan đều biết VÀ LÀ KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI ĐÓ tại vùng mà khi thay đổi sẽ trở thành yếu tố kích thích
-Các yếu tố kích thích có cộng lực với nhau cũng chỉ có kết quả khi diễn ra đột ngột và trong 1 thời gian ngắn.Nếu quá dài,lập đi lập lại nhiều lần đúng ngưỡng thì cây thuần phát triền,quá ngưỡng cây chết,dưới ngưỡng kg đáp ứng...Đúng ngưỡng mà thường xuyên lâu ngày không còn là yếu tố kích thích nữa.Tăng liều thuốc,phân.. hay tăng các yếu tố kích thích mãi mãi…
Bằng chứng là phun NPK với những tỉ lệ N-P-K khác nhau cũng cần phải đúng thời gian thì cây mới ra hoa,hoa lâu tàn và thơm.Cái này cần có thời gian và thực tế hay hỏi các tiền bói như a Thuận và chú Thuongchi và các ae trồng lâu năm rồi…
-Trong nhân giống người ta muốn cho nhiều cây như cấy mô cũng là tận dụng sự cộng hưởng các yếu tố kích thích với nhau,làm cho mô phát triển nhanh thành cây,trước khi nó suy chức năng sống khi kg nhận được các yếu tố kích thích nữa
-Các yếu tố kích thích là 1 quy luật trường diễn tồn tại xung quanh mọi sinh vật.Cơ thể sinh vật có thể đáp ứng lại hay không phụ thuộc vào tần số(frequency) và biên độ(amplitude) cho mỗi lần kích thích mà chúng ta là người nhận thành quả của lan.
 

mytienorchids

Thành viên
Re: Trả lời: Nhân giống Lan Thiên Nga từ đoạn thân già


-Trong cơ thể sinh vật có rất nhiều Reseptor(thụ thể),bình thường các reseptor này chỉ sản sinh ra những chất cần thiết đủ để sống và phát triển bình thường.Vì 1 lý do nào đó chất này ở môi trường sống cao hơn và xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì các Reseptor này ngừng hoạt động,bảo vệ cơ thể,tránh quá liều ức chế các cơ quan khác.Đúng liều với cơ quan này,quá liều với cơ quan kia trên cùng 1 cơ thể
_Nếu các yếu tố này xâm nhập nhiều lần và thường xuyên lâu ngày các Reseptor này trước đây hoạt động thường xuyên(bây giờ nghỉ thời gian dài) trở thành suy chức năng,không còn hoạt động như trước nữa khi không nhận các yếu tố kích thích như là dùng phân bón lá kéo dài làm cho lá suy và xuống nhanh hay dùng B1 kg đúng thời điểm
+ Một kích thích ĐÚNG ngưỡng thì sẽ đáp ứng
+Một kích thích DƯỚI ngưỡng thì không đáp ứng,QUÁ ngưỡng thì ức chế
-Sự cộng hưởng các yếu tố kích thích với nhau trong nông nghiệp vô hình cũng phần nào đem lại sự thành công cũng như thất bại trong quá trình sản xuất,nhân giống….
- Các yếu tố kích thích có từ trước chỉ đủ để cho cây lan Ngọc điểm ra hoa,kết trái,trái chín cho ra hạt nhưng chưa đủ để ra cây non.Cần có thêm nhiều yếu tố khác cộng lại,đủ mạnh ức chế Reseptor cho ra cây non,nếu quá mạnh mà dài làm các Reseptor này tê liệt rồi mới ngưng đột ngột hay giảm cả về biên độ và tần số thì việc nuôi cây trở nên khó

-Phun B1 hay các thuốc kích thích rể đúng thì rể ra nhiều,kg đúng thì rể ra ít hay kg ra
-Cây đem từ rừng về nhà là 1 yếu tố kích thích,nếu phun tại thời điểm đó hay sau 1 tuần và 1 tháng mới phun thì kết quả khác nhau.Trường hợp nào là quá ngưỡng,dưới ngưỡng,đúng ngưỡng thì mọi người chơi lan đều biết VÀ LÀ KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI ĐÓ tại vùng mà khi thay đổi sẽ trở thành yếu tố kích thích
-Các yếu tố kích thích có cộng lực với nhau cũng chỉ có kết quả khi diễn ra đột ngột và trong 1 thời gian ngắn.Nếu quá dài,lập đi lập lại nhiều lần đúng ngưỡng thì cây thuần phát triền,quá ngưỡng cây chết,dưới ngưỡng kg đáp ứng...Đúng ngưỡng mà thường xuyên lâu ngày không còn là yếu tố kích thích nữa.Tăng liều thuốc,phân.. hay tăng các yếu tố kích thích mãi mãi…
Bằng chứng là phun NPK với những tỉ lệ N-P-K khác nhau cũng cần phải đúng thời gian thì cây mới ra hoa,hoa lâu tàn và thơm.Cái này cần có thời gian và thực tế hay hỏi các tiền bói như a Thuận và chú Thuongchi và các ae trồng lâu năm rồi…
-Trong nhân giống người ta muốn cho nhiều cây như cấy mô cũng là tận dụng sự cộng hưởng các yếu tố kích thích với nhau,làm cho mô phát triển nhanh thành cây,trước khi nó suy chức năng sống khi kg nhận được các yếu tố kích thích nữa
-Các yếu tố kích thích là 1 quy luật trường diễn tồn tại xung quanh mọi sinh vật.Cơ thể sinh vật có thể đáp ứng lại hay không phụ thuộc vào tần số(frequency) và biên độ(amplitude) cho mỗi lần kích thích mà chúng ta là người nhận thành quả của lan.
Cám ơn anh vì 1 bài phân tích quá xuất sắc. Đây chính là cái em đang tìm hiểu. Đọc bài này em thấy "sáng" ra nhiều lắm.
 

culanluasg

Super Moderator
bản thân các receptor không tạo ra các chất mà chỉ là cơ quan tiếp nhận kích thích và sẽ tạo một xung(một lệnh ,cách nói đơn giản) để khởi động một chu trình hay quá trình trong động vật hay thực vật ...
 
Top