Nhánh mồi của cây mai

Trung_st

Thành viên mới
Em mới tập tành chơi mai, đam mê của em là những gốc mai bonsai mini, nhưng có 1 số cây mini em cần làm cho nó mau lớn để cây theo nề nép

Như tiêu đề, em xin mạn phép hỏi ae chú bác trên diễn đàn là định nghĩa về chữ " nhánh mồi " là như thế nào.
Theo em được biết nhánh mồi là nhánh giúp cho thân cây mau phát triển và lớn, khi cây đạt thành phẩm sẽ cắt bỏ.

Nhánh mồi là nhánh thế nào?
Nhánh mồi là nhánh tự phát triển hay mình phải cấy ghép vào?
Thường thì nhánh mồi mọc ở đâu?
Làm sao để nhận biết được nhánh đó là nhánh mồi?

Có cao nhân nào giúp em giải đáp nhũng thắc mắc ở trên không á?
Em xin cảm ơn ae chú bác đã nán lại vài giây để xem bài viết của em ạ.
 

Tre Việt Nam

Thành viên
bạn vào mạng google rồi gõ sacrified branch rồi tìm hình ảnh.

Tạm vậy đi lúc khác tôi giải đáp giúp bạn, giờ bận quá.

Có thể chiều tôi trả lời.
==================================
Cành mồi hay cành vượt hay cành hi sinh (tiếng anh gọi là sacrified branch)
 
Last edited:

Tre Việt Nam

Thành viên
Em mới tập tành chơi mai, đam mê của em là những gốc mai bonsai mini, nhưng có 1 số cây mini em cần làm cho nó mau lớn để cây theo nề nép

Tôi trả lời thắc mắc cho bạn. Tham khảo nhé. (Có thể là ý của tôi thôi, không đại diện cho nhiều người)

Nhánh mồi là nhánh thế nào?

- Nhánh mồi hay cành thở, cành hi sinh. Chữ hi sinh đã nói lên phần nào rồi.
- Cành nào mọc trên thân, rễ, chi cành giúp cho thân, rễ, bệ, cành lớn lên, to lên nhưng ko để lại khi cây hoàn thiện, có nghĩa là nó xong việc tạo mập thì cắt đi (hi sinh là vậy)
- ngoài việc tạo mập thì cành hi sinh còn giúp cây mau liền sẹo.
- để to cỡ nào cắt thì tùy độ to của cây khi hoàn thiện, tùy độ liền da của cây. cây nhỏ thì cành hi sinh nhỏ như cây đũa là phải cắt, cây to đại thì cành này có kho như cổ chân. Thời điểm cắt là khi nó át các chi cành, cắt đi hoặc tỉa mạnh để nuôi các chi cành.

Nhánh mồi là nhánh tự phát triển hay mình phải cấy ghép vào?
- Nhánh mồi thường là tự mọc, nhưng nếu cần thì vẫn ghép.

Thường thì nhánh mồi mọc ở đâu?
- Nhánh mồi ta để chỗ nào thì đúng hơn.
- mọc chỗ mình cần liền sẹo hoặc chỗ cần to về phía gốc, tính từ vị trí cành này. (trên gốc, thân, cành)

Làm sao để nhận biết được nhánh đó là nhánh mồi?
- cứ cành nào không để lại khi hoàn thiện tác phẩm thì được coi là nhánh mồi.
- thông thường nhánh này được để dài ra ngoài tán tránh che nắng của cây.

Hình ảnh minh họa đưa sau, đang trục trặc tí. để tớ kiếm hình trên net cho bạn.
Hình cành thực tế của tớ để tối đưa lên.
 

Tre Việt Nam

Thành viên




==================================

==================================

==================================

==================================

==================================




==================================
Hi vọng qua hình ảnh bạn đã thỏa mãn câu hỏi của mình.

Chắc tôi cũng ko cần đưa cây của mình lên nữa.
 
Last edited:

Tre Việt Nam

Thành viên








==================================
Cành đang mọc ở gốc cây đào sẽ giúp rễ, gốc to ra, sau này cắt cụt, giờ để cho nó lên tự do.
==================================



Phần câu hỏi của bạn tôi nghĩ trả lời vậy đã làm vừa lòng bạn.

Chúc bạn có nhiều tác phẩm đẹp, luôn vui vẻ, yêu đời.
 
Last edited:

Trung_st

Thành viên mới
[

==================================
Cành đang mọc ở gốc cây đào sẽ giúp rễ, gốc to ra, sau này cắt cụt, giờ để cho nó lên tự do.
==================================



Phần câu hỏi của bạn tôi nghĩ trả lời vậy đã làm vừa lòng bạn.

Chúc bạn có nhiều tác phẩm đẹp, luôn vui vẻ, yêu đời.
Dạ, em cám ơn anh Tre nhiều lắm.
Cho em hỏi 2 câu cuối
Những nhánh mọc phát triển mạnh nhất trên thân mà không theo thế dáng của cây mình tính tạo thì đều được gọi là nhánh mồi hả anh?
Và nhánh mình xem là nhánh mồi thì không được đụng chạm đến ( khi cây thành phẩm sẽ cắt bỏ ) trừ những nhánh, chi cành theo thế bonsai mình tính tạo thì sẽ cắt tỉa thường xuyên phải không anh?

1 lần nữa xin được cảm ơn anh Tre vì sự nhiệt tình của anh. Và chúc anh và gd luôn gặp được nhiều may mắn và bình an>:D<
 

Tre Việt Nam

Thành viên
Cho em hỏi 2 câu cuối
Những nhánh mọc phát triển mạnh nhất trên thân mà không theo thế dáng của cây mình tính tạo thì đều được gọi là nhánh mồi hả anh?
- Theo tôi là như vậy. cành mọc ko nằm trong thiết kế (bản vẽ cây) thì là cành mồi.

nhánh mình xem là nhánh mồi thì không được đụng chạm đến ( khi cây thành phẩm sẽ cắt bỏ ) trừ những nhánh, chi cành theo thế bonsai mình tính tạo thì sẽ cắt tỉa thường xuyên phải không anh?
- Cành mồi mọc mạnh quá làm cho cành mình tạo dáng bị yếu thì phải tỉa bớt chi dăm hoặc lá. Khi cành mình cần tạo mọc bình thường thì ko cần cắt cành mồi.
- Thứ 2 là cành mồi lúc cây phôi còn non mà cành mồi to gần bằng thân thì cũng phải cắt để thân nuôi cành ta cần, sau này lấy cành mồi khác. Với lại để sẹo ko quá to, mau liền.
- Bạn xem lại vết sẹo cây lộc vừng thì thấy ko chỉ có 1 cành mồi. Cành mồi mà lên mạnh quá cũng phải cắt để thay bằng cành mồi mới.

- Chi cành mình tạo thì cũng như tạo thân thôi:
+ tạo chi cấp 1: coi như đây là thân a, trên thân a có cành mồi a1 để thân a mau lớn.
+ Từ chi cấp 1 mọc ra nhiều cành nhỏ hơn, chọn chi cấp 2 (một số cành), những cành còn lại coi như cành mồi a1.
Chi cấp 2 coi như thân b, trên thân b có cành mồi b1.
Lúc này dùng nhôm uốn sơ bộ chi cấp 1 và chi cấp 2, cành nào làm mồi thì ko cần uốn (cành mồi có thể là phần thừa của chi cấp 2, phần kéo dài ra đot. Từ đây nuôi thả cho cây lớn nhanh.
- Tán nào đạt mức mình cần thì cắt trước (độ to tay, độ rộng tán), tán nào chưa đạt thì nuôi tiếp chứ ko phải cắt thường xuyên, cắt thường xuyên cây ko lớn được, có khi chết tay cành. (như mấy cây thông bên trên)
==================================
Chú ý mấy cái sẹo, đây là chỗ cành mồi. Vì nó lên mạnh quá làm cho chi cành phía trên chậm lớn nên cắt.




==================================
Hình cuối có 1 cành đang bẻ cong để tạo chi 1, cành giữa 2 cái sẹo. nuôi thân mãi giờ mới nuôi chi. Nuôi lấy bệ gốc kết hợp tạo thân.
 
Last edited:

Tre Việt Nam

Thành viên
đây là cành mồi nuôi cho gốc to thêm, như này thì tỉa tán ok. cành mồi ko tỉa cũng ko sao.


==================================
Như này là nuôi cho tay to lên, cành mồi cũng để sổng cho tay mau lớn.


==================================
Như này là nuôi cho cổ ngọn to cân đối với thân rồi cắt.


==================================
Tóm lại là chỗ nào còn tóp, nhỏ so vói tổng thể thì để cành mồi chỗ đó.

Khi tỉa hết lá trên cây 1 lần thì cành mồi cũng cho hết lá. Nếu ko thì cành mồi mọc còn cành ko lá đi luôn.

Nuôi cành mồi sát gốc tạo được đế to, cây khỏe. (như cây lộc vừng trên), cây sanh, mai chiếu thủy có thể theo cách này.
==================================
ý nữa là chỗ nào có sẹo muốn mau liền thì để cành mồi gần sát nó, phía trên thì mau liền hơn. Ko có thì phải ghép. Ghép áp hoặc khoan hoặc dắt ngọn, miễn có cành gần đó là được.
 
Last edited:
Top