Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

uha

Thành viên
cây của bác Uha nhình đã quá, chỉ 2 năm nếu chăm sóc và trồng tốt là có cây chơi tha hồ luôn, bác gửi thêm hình cho nó phê phê đi
Vậy để tôi thổi chút lửa hâm nóng cho các ae nhe. Cây thông này không do tôi gieo hạt nhưng do ông chú bạn trông đâu được 15 tuổi, cây bỏ bê không chăm sóc; yếu ớt và cành nhánh rời rạc.




Hồi đầu năm (01/2016) tôi cắt tỉa, đi kẽm định hình và thay chậu với chất trồng tốt hơn luôn tiện thí nghiệm thuốc nấm rễ mới (do người bạn giới thiệu)



Cây trước khi cắt nến mùa hè (06/20/2016)



Cây sau khi cắt nến mùa hè (06/20/2016)



Tới nay (11/09/2016) đợt chồi mùa hè đã bung lá và trưởng thành nên tôi cắt tỉa chồi và lá già, sau khi gỡ kẽm và điều chỉnh lại cành nhánh chút đỉnh thấy góc trồng không hạp lý nên thay chậu luôn. Theo lẽ cây mới thay chậu hồi đầu năm rồi mùa hè lại cắt nến thì không nên làm tiếp mà để cây dưỡng sức nhưng vì những viên thuốc nấm do người bạn giới thiệu thì thấy cây phát rất mạnh cộng thêm sự hiếu kỳ thành thử thay đất chỉnh lại góc trồng luôn. Quả thật bầu rễ đã rất dầy và nấm trắng phau.



Gọt dũa lại lũa



Chỗ bẻ hồi đầu năm bị téc nay đã lành



Cái co bẻ làm ngọn đã gỡ kẽm vì đã ăn kẽm



Cái tàn được đi kẽm lại để cây dễ phát chồi ngủ (back bud)



Cây sau khi được thay đất thì mang ra nắng để (khí hậu mùa Thu tương đối mát), cây sẽ được chăm sóc và cần thêm bốn năm tạo tàn mới có thể vô chậu đẹp.

 

uha

Thành viên
Cây của uha kim ngắn đều nhìn đẹp quá.
Cho tới bây giờ tôi vẫn còn phải "vật lộn" với việc thu kim.
Chú thử cách này xem sao, dùng đất khô (dry mix) pha với tỷ lệ 3:3:3:1 akadama, pumice, lava, than củi. Vào mùa xuân chú bón phân mạnh vô (phân hòa nước mỗi tuần, phân cake mỗi tháng), tới mùa hè chú cắt nến và rút hết phân, thay top soil để loại bỏ những hạt phân sót lại trên mặt chậu. Tưới nước mỗi ngày cho tơi khi chồi nhú ra thì rút nước lại từ từ; chồi càng dài ra thì càng rút nước. Chú đừng cắt tỉa gì hết vì nếu cắt chúng sẽ dồn sức vào chồi còn lại thì sẽ có long internode. Tới thời điểm này hay khi lá đã già thì chú mới cắt tỉa lá già và chồi.

Sang mùa xuân năm sau chú lại thay top soil nhưng 100% akadama để đất trên mặt luôn ẩm hầu giúp ích cho fertilizer cake, mùa hè thù lại thay top soil với dry mix.

Con chúc chú sức khỏe
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Chú thử cách này xem sao, dùng đất khô (dry mix) pha với tỷ lệ 3:3:3:1 akadama, pumice, lava, than củi. Vào mùa xuân chú bón phân mạnh vô (phân hòa nước mỗi tuần, phân cake mỗi tháng), tới mùa hè chú cắt nến và rút hết phân, thay top soil để loại bỏ những hạt phân sót lại trên mặt chậu. Tưới nước mỗi ngày cho tơi khi chồi nhú ra thì rút nước lại từ từ; chồi càng dài ra thì càng rút nước. Chú đừng cắt tỉa gì hết vì nếu cắt chúng sẽ dồn sức vào chồi còn lại thì sẽ có long internode. Tới thời điểm này hay khi lá đã già thì chú mới cắt tỉa lá già và chồi.

Sang mùa xuân năm sau chú lại thay top soil nhưng 100% akadama để đất trên mặt luôn ẩm hầu giúp ích cho fertilizer cake, mùa hè thù lại thay top soil với dry mix.

Con chúc chú sức khỏe
Rất cảm ơn uha, để sang Xuan sẽ áp dụng.
 

uha

Thành viên
Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Các bác, các chú , các anh cho cháu (em) hỏi: ở Đà Lạt có thông 2 lá, cũng thấy gọi là thông đen? Vậy thông 2 lá việt nam và thông đen nhật khác nhau ở những điểm nào ạ? Liệu thông Đà Lạt có đẹp được như thông đen Nhật không?
Thông Dalat và thông đen Nhật đều có hai lá cả. Mỗi loại có vẻ đẹp và đặc tính riêng. Anh nghĩ thông Dalat nếu được cây khai thác ngoài thiên nhiên (yamadori) đã già sẽ có bộ vỏ rất đẹp. Thông dalat lá dài và mềm hơn thông đen, màu cũng lợt hơn. Tuy nhiên nếu dùng đúng kỹ thuật thì sẽ rút cho lá ngắn lại và cứng hơn. Lợi thế của thông dalat là dẻo dai và phát chồi ngủ mạnh hơn, và vỏ cũng mau xù hơn.

Nên nhớ là thông dalat khác loài với thông đen nên khâu kỹ thuật và chăm sóc cũng rất khác. Một điều đáng chú ý là tuy thông dalat không bị nấm đen bằng thông đen nhưng needle cast lại rất nhiều.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Nhìn lá thông của anh Uha thích thật.
Cảm ơn anh đã chia sẻ cách rút ngắn lá thông. Em có cây nhỏ thấy lá cứ dài ngoằng. Có lẽ lý do là ở chất trồng bí quá nên vậy, nó có độ ẩm lớn. Chắc năm sau thì thay đất khác thoáng thì mới có thể điều chỉnh chế độ tưới làm sao cho lá ngắn lại
 

uha

Thành viên
Nhìn lá thông của anh Uha thích thật.
Cảm ơn anh đã chia sẻ cách rút ngắn lá thông. Em có cây nhỏ thấy lá cứ dài ngoằng. Có lẽ lý do là ở chất trồng bí quá nên vậy, nó có độ ẩm lớn. Chắc năm sau thì thay đất khác thoáng thì mới có thể điều chỉnh chế độ tưới làm sao cho lá ngắn lại
Anh có thể áp dụng cách sau xem sao; vì VN có hai mùa nắng mưa mà gặc cái mùa mưa lại là mùa đợt chồi thứ hai phát triển (sau Hè) và cũng để đề phòng nấm bịnh vào mùa ướt hay needle cast khi cắt tỉa (nhựa lá) nên có thể dùng chất trồng hoàn toàn bằng nham thạch (nếu được nham thạch đen thì quá tốt). Nếu dùng 100% thì mùa nắng sẽ rất mau khô nên anh cần thay top soil (đất trên mặt độ 1/2") với xỉ than, nham thạch, hoặc nếu có đất nung thì càng tốt... sở dĩ làm vậy để cho đất lâu khô. Mùa mưa anh lại lấy top soil bỏ và đổ nham thạch vào thì đất lại thoát tốt.

Anh ráng cẩn thận vì mùa nắng tuy thiếu nước nhưng cây không đến nỗi chết nhưng mùa mưa dư nước sẽ sinh nấm bịnh. Nấm rễ chỉ phát triển khi chất trồng khô ráo, đất ẩm ướt hoài sẽ giết chết nấm tốt và nấm sấu sẽ tái sinh.

Chúc anh trồng ra những cây thông đẹp.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Anh có thể áp dụng cách sau xem sao; vì VN có hai mùa nắng mưa mà gặc cái mùa mưa lại là mùa đợt chồi thứ hai phát triển (sau Hè) và cũng để đề phòng nấm bịnh vào mùa ướt hay needle cast khi cắt tỉa (nhựa lá) nên có thể dùng chất trồng hoàn toàn bằng nham thạch (nếu được nham thạch đen thì quá tốt). Nếu dùng 100% thì mùa nắng sẽ rất mau khô nên anh cần thay top soil (đất trên mặt độ 1/2") với xỉ than, nham thạch, hoặc nếu có đất nung thì càng tốt... sở dĩ làm vậy để cho đất lâu khô. Mùa mưa anh lại lấy top soil bỏ và đổ nham thạch vào thì đất lại thoát tốt.

Anh ráng cẩn thận vì mùa nắng tuy thiếu nước nhưng cây không đến nỗi chết nhưng mùa mưa dư nước sẽ sinh nấm bịnh. Nấm rễ chỉ phát triển khi chất trồng khô ráo, đất ẩm ướt hoài sẽ giết chết nấm tốt và nấm sấu sẽ tái sinh.

Chúc anh trồng ra những cây thông đẹp.
Cảm ơn anh Uha đã hướng dẫn!
 

uha

Thành viên
Hôm nay tôi chia sẻ cách thay chậu và chộn đất cho cây thông đen bước vào giai đoạn 2 (giai đoạn tạo tàn). Cũng xin giới thiệu chút đỉnh về cây thông này, cây được đào từ vườn sau 15 năm vỗ mập (giai đoạn 1) và vô chậu trainning để gây lại bộ rễ gần gốc.




Tháng 11, 2015 tôi đi kẽm định hình và để cho cây mọc thêm một năm.



Sau khi cắt tỉa (11/2015)



Mùa hè 2016 trước khi cắt nến (06/01/2016)



Sau khi cắt nến (06/01/2016)



Cắt tỉa mùa Thu (tỉa lá già và tỉa chồi mùa Hè; chỉ giữ hai ở mỗi chi)



Điều chỉnh lại góc trồng



Do diễn đàn không cho phép đăng nhiều hình cùng một bài, mời theo dõi tiếp ở trang sau.
 

uha

Thành viên
Đây là khâu chộn đất và vô chậu để bước vào giai đoạn tạo tàn (giai đoạn 2).

Thông thường một cây thông khi đã đủ mập và đủ sườn (cành cốt lỗi, cành đề ba) thì tôi cần 4 năm để tạo tàn. Và cũng để cho khi tạo tàn không bị gián đoạn nên phải tính trước lượng chất trồng chộn ra sao cho thích hợp; mỗi năm cây sẽ được cắt tỉa hai lần (lần đầu cắt nến, lần hai tỉa chồi và lá già), mỗi lần cắt nến thì dự trù ở mỗi vết cắt sẽ cho ra 2 hoặc 3 chồi, và tới khi tỉa chồi chỉ giữ lại hai. Như vậy trong 4 năm mỗi nhánh sẽ có 16 chi. Đây là quá trình áp bức cho cây nên chất trồng phải đạt tiêu chuẩn để lượng nước và phân đáp ứng đủ để cây được phát mạnh.

Đất phải rất khô ráo, đất cho phép điều chỉnh lượng dinh dưỡng theo thời gian; mùa Xuân bón phân, mùa Hè rút phân để tạo đốt ngắn (short internode), nghĩa là sau mỗi lần tưới qua nước trong đất không còn chút dinh dưỡng nào. Đất phải khô trước vài tiếng giữa mỗi lần tưới. Và cuối cùng là đất không bị rã trong 4 năm để không cần thiết phải thay (nếu chưa tạo song tàn) để không bị gián đoạn, tôi gọi loại đất này là đất khô (dry mix). Chỉ những cây đã thành phẩm mới dùng đất ướt (wet mix).

Tỷ lệ pha là 3:3:3:1 akadama, pumice (đá non núi lửa), nham thạch đen (black lava), và than củi.

Akadama (đất nung) được sàng bụi và chọn hạt cùng kích cỡ



Pumice được sàng và chọn hạt đều nhau



Nham thạch được sàng và chọn hạt đều nhau



Than cũng được đập vụn và sàng lọc cho đều



Và đây là chất trồng trước khi chộn



Và đây là sau khi được chộn đều



Xin xem tiếp ở trang kế vì diễn đàn không cho đăng nhiều ảnh.
 

uha

Thành viên
Bẻ kẽm để khóa lưới lót lỗ thoát nước





Chạy kẽm để cột cây chắc vào chậu



Dưới đáy chậu rải một lớp pumice (hoặc sỏi) hạt lớn cho dễ thoát nước và không bị đọng nước



Sau đó rải thêm một lớp mỏng than đập vụn. Những cục than này giúp ích giải tỏa những độc chất (toxin) do phân bón lâu ngày.



Cây được lấy ra khỏi chậu (cũ) cắt tỉa rễ vừa khít với chậu mới. Vì năm xưa khi đào từ vườn đã không moi kỹ đất thịt nên lần này phải móc rất kỹ nhưng không rửa nước để khỏi mất nấm rễ.



Dùng đũa nén đất cho đất vô mọi góc cành tránh đừng để air pocket (khoảng trống)



Dùng tay gõ nhẹ thành chậu cho đất nén đều



Trên mặt chậu rải một lớp sỏi lớn hạt để khi tưới đất không bị văng ra. Và đây cũng là cán mốc dùng để thay top soil (đất trên mặt) sau này. Mùa mưa thì dùng sỏi, mùa nắng thì dùng đất mịn để giữ ẩm. Nghĩa là một năm thay top soil hai lần







Sau khi vô đất song, cây cần được tưới rất kỹ; tưới đến khi nước chảy ra từ đáy chậu phải trắng trong.



Sau khi tưới song, cây mang ra nắng để. Chú ý; khí hậu mùa Thu tương đối mát thì có thể để ngoài nắng nhưng nếu vùng của bạn nóng thì cây cần để trong râm 10 ngày mới mang ra nắng. Và cũng nhớ rằng vì cây vừa thay chậu nên trong 2 tuần đầu dù nắng hay mưa cây cần phải được tưới mỗi ngày (tưới để cho đất nén lại), và để cây ở chỗ khuất gió.

 

vanthuc123

Thành viên mới
Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Thông Dalat và thông đen Nhật đều có hai lá cả. Mỗi loại có vẻ đẹp và đặc tính riêng. Anh nghĩ thông Dalat nếu được cây khai thác ngoài thiên nhiên (yamadori) đã già sẽ có bộ vỏ rất đẹp. Thông dalat lá dài và mềm hơn thông đen, màu cũng lợt hơn. Tuy nhiên nếu dùng đúng kỹ thuật thì sẽ rút cho lá ngắn lại và cứng hơn. Lợi thế của thông dalat là dẻo dai và phát chồi ngủ mạnh hơn, và vỏ cũng mau xù hơn.

Nên nhớ là thông dalat khác loài với thông đen nên khâu kỹ thuật và chăm sóc cũng rất khác. Một điều đáng chú ý là tuy thông dalat không bị nấm đen bằng thông đen nhưng needle cast lại rất nhiều.
Vâng, em cảm ơn những thông tin kiến thức rất bổ ích của anh.
 

vanthuc123

Thành viên mới
Anh uha có thể hướng dẫn cho em và mọi người bằng hình ảnh chi tiết cách cắt nến, tỉa lá già, và kĩ thuật tạo nhiều rễ gần gốc được không? Hiện tại em đang ươm lên được khoảng 150 cây thông đen, đã cắt thân giâm đọt.(2 tháng tuổi) Theo anh thì em nên trồng ra đất để vỗ béo gốc hay trồng vào rổ theo phương pháp của bác hqvuhototbung đã hướng dẫn.
Em cảm ơn.
 

carotpst

Thành viên
Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Anh uha có thể hướng dẫn cho em và mọi người bằng hình ảnh chi tiết cách cắt nến, tỉa lá già, và kĩ thuật tạo nhiều rễ gần gốc được không? Hiện tại em đang ươm lên được khoảng 150 cây thông đen, đã cắt thân giâm đọt.(2 tháng tuổi) Theo anh thì em nên trồng ra đất để vỗ béo gốc hay trồng vào rổ theo phương pháp của bác hqvuhototbung đã hướng dẫn.
Em cảm ơn.
Tỉ lệ cây sống sau cắt thân giâm đọt là bao nhiêu a? Theo e cây a muốn trồng rổ hay trồng đất thì tự mình phải xác định được ưu điểm và khuyết điểm của từng phương pháp, căn cứ vào điều kiện của từng người mà áp dụng thôi a. Trồng đất cây nhah lớn nhưng khó kiểm soát rể, khó bứng vào chậu vì tỉ lệ cây chết cao, trồng rổ cây chậm lớn hơn nhưng dễ kiểm soát rể, dễ đưa vào chậu cạn để chưng. Trồng rổ chiếm diện tích nhỏ hơn là trồng đata
 

uha

Thành viên
Anh uha có thể hướng dẫn cho em và mọi người bằng hình ảnh chi tiết cách cắt nến, tỉa lá già, và kĩ thuật tạo nhiều rễ gần gốc được không? Hiện tại em đang ươm lên được khoảng 150 cây thông đen, đã cắt thân giâm đọt.(2 tháng tuổi) Theo anh thì em nên trồng ra đất để vỗ béo gốc hay trồng vào rổ theo phương pháp của bác hqvuhototbung đã hướng dẫn.
Em cảm ơn.
Hình cắt nến thì hẹn mùa Hè năm tới khi anh làm cây sẽ chụp hình từng quá trình cho em nhe, nhớ anh quên thì cứ căn tháng sáu nhắc anh một tiếng (vả lại cây em mới gieo hạt trong vòng 2 năm chưa cần phải cắt nến). Còn cắt tỉa lá già thì lai mai anh làm một số cây còn lại sẽ chụp hình em xem.

Cây thông là loài bán thảo bán mộc có nhựa đặc vì thế đôi khi chỉ cần một cọng rễ cũng có thể nuối sống cây (có điều cây sẽ yếu và chậm phát), không như bách tùng (juniper) sống theo sớ gỗ; cắt lộn rễ là mất cành. Cây thông ít rễ vẫn sống nhưng không mạnh để chúng ta áp bức (cắt nến hay tạo dáng) thành thử mỗi khi cây được cắt tỉa nhiều rễ thì thường cần phải dưỡng một năm để cây bình phục... vì thông mạnh nhờ rễ, tùng mạnh nhờ lá. Nói như vậy nghĩa là cây cần phải cắt nhiều rễ để vô lọt chậu hay cắt nhiều rễ vì mới đào dưới đất cũng không quá lo cây sẽ chết, miễng sao chỉ cần một vài cộng rễ là duy trì được mạng sống rồi từ từ bồi dưỡi.

Hãy xem cây thông này của anh, vì trồng trong chậu đen (nhựa đen) lâu năm không thay đất, cứ mối lần di chuyển thì cầm đầu xách đi chứ không bê chậu thành thử rễ bị nhố trên mặt đất lâu ngày cuốn vòng thân ở gốc.



Làm bunjin (văn nhân) quái thì không được vì cái chậu cao quá cộng thêm một vòng u ở gốc... Để thì trong 10 năm nó cũng vậy, mà làm thì 50% mất cây. Để vô được chậu cạn, sửa cái vòng u đó anh phải cắt, khi anh cắt; nó là một cọng rễ bự cuốn vòng quang cái thân, sau khi cắt cây chỉ còn một cộng rễ duy nhât bằng đầu đũa mà không có rễ cám. Anh vô chậu cạn; dùng đất rất khô để tạo rễ; 8 phần pumice (đá non núi lửa) và 2 phần đất nung (akadama), trong sau tháng đầu anh tưới ngày hai lần. Em xem hình vết cắt mà anh bôi keo



Và đây là hình trước khi cắt nên hồi đầu tháng bẩy năm nay (07/2016)



Sau khi cắt nến (07/2016)



Hiện tại anh đang đợi đợt chồi tháng 7 trưởng thành thì sẽ tỉa chồi và lá già nên chưa có hình.

Sở dĩ anh nói vậy vì cây thông em làm mạnh cỡ nào cũng không sao nhưng quan trọng khâu chăm sóc hậu kỳ (aftercare), cho nên nếu nói trồng rỗ để có bộ rễ đẹp hay vô được chậu cạn thì cũng chưa hẳn đúng; anh có những cây cắt thân trồng rỗ đã 7 năm vẫn bằng ngón chân út mà bộ rễ chưa chắc gì đẹp hơn những cây anh bứng từ vườn lên. Nếu em có đất vườn không bị ngập lụt thì nên trồng, cây thông sẽ rất mau lớn, tuy nhiên giá trị của cây thông là ở bộ vỏ nên nếu em trồng đất mà không biết khống chế thì vỏ sẽ không đẹp, cành nhánh mọc rời rạc cao ngòng vô tình sẽ thành cây thông vườn.

Cắt thân hay không cắt thân, trồng rỗ hay không trồng rỗ thì em nên khảo nghiệm xem sao. Em có 150 cây thì cắt 10 cây, rỗ 10 cây.... và cứ mỗi kiểu 10 cây như vậy sau 5 năm em còn lại được 50 cây. 5 năm trước anh từng nói với Trung (trunghongmon) câu này thì hôm nay anh cũng nói với em như vậy; trồng từ hạt 5 năm đi rồi mới biết chút đỉnh về thông, cây thông phải qua 7 tuổi thì nó mới stable (không biết dịch là gì)... và ngày hôm nay Trung đang vật vã về vấn đề đó.

Vấn đề của nhiều AE là đọc quá nhiều tài liệu đâm ra sợ sệt, đâm ra lẫn lộn... Hãy cứ gieo hạt, tưới nước cho nó sống; sau 6 tháng cho nó vài hạt phân, sau một năm cho nó ăn một cọng kẽm... đừng quá bận tâm và nếu nó sống được năm thứ hai thì đưa lên đây để cùng anh em tìm hiểu bước kế tiếp cần phải làm gì. Vậy mới vui chứ.
 

Caphedangvn

Thành viên tích cực
Hình cắt nến thì hẹn mùa Hè năm tới khi anh làm cây sẽ chụp hình từng quá trình cho em nhe, nhớ anh quên thì cứ căn tháng sáu nhắc anh một tiếng (vả lại cây em mới gieo hạt trong vòng 2 năm chưa cần phải cắt nến). Còn cắt tỉa lá già thì lai mai anh làm một số cây còn lại sẽ chụp hình em xem.

...................

Vấn đề của nhiều AE là đọc quá nhiều tài liệu đâm ra sợ sệt, đâm ra lẫn lộn... Hãy cứ gieo hạt, tưới nước cho nó sống; sau 6 tháng cho nó vài hạt phân, sau một năm cho nó ăn một cọng kẽm... đừng quá bận tâm và nếu nó sống được năm thứ hai thì đưa lên đây để cùng anh em tìm hiểu bước kế tiếp cần phải làm gì. Vậy mới vui chứ.
Cảm ơn anh Uẩn nhiều!
Phong trào chơi thông ở nước ngoài đã khá lâu, ở Việt Nam gần đây đã thấy bắt đầu và bây giờ rất nhiều anh em đã triển khai do nguồn giống đã có mặt ở Việt Nam.
Topic đã khá lâu. Hiện tại cũng có nhiều anh em mới bắt đầu. Mong anh Uẩn tiếp tục hỗ trợ anh em để 5-10 năm nữa anh em ở Việt Nam sẽ có được những thành phẩm đẹp.
Chúc anh nhiều sức khoẻ và có nhiều thành phẩm bonsai đẹp.
 

uha

Thành viên
Cảm ơn anh Uẩn nhiều!
Phong trào chơi thông ở nước ngoài đã khá lâu, ở Việt Nam gần đây đã thấy bắt đầu và bây giờ rất nhiều anh em đã triển khai do nguồn giống đã có mặt ở Việt Nam.
Topic đã khá lâu. Hiện tại cũng có nhiều anh em mới bắt đầu. Mong anh Uẩn tiếp tục hỗ trợ anh em để 5-10 năm nữa anh em ở Việt Nam sẽ có được những thành phẩm đẹp.
Chúc anh nhiều sức khoẻ và có nhiều thành phẩm bonsai đẹp.
Cám ơn bạn Xuân. Cũng xin chúc bạn sức khỏe và nhiều tác phẩm đẹp. Các ae cứ hãy trồng thử, đừng quá đắn đo nhiều; tưới nước cho nó sống, chăm thêm chút thì rải vài hạt phân. Vài năm sau nếu có bận việc gia đình mà không chăm nổi thì tìm một góc vườn nào đem vùi nó xuống, khi công việc ổn định lại thì bới nó lên chăm tiếp. Nói như vậy để các bạn biết cây thông nó dễ nuôi như thế nào.

Kể bạn nghe, ở vùng bắc Cali có một cặp vợ chồng Mỹ nay đã 90 tuổi tên là John và Sandy. Họ chơi cây từ hồi họ mới cưới nhau, và cứ mỗi năm cặp vợ trồng này gieo chừng hai ba chục cây thông. Sau khi chọn lựa hoặc bán đi, cây nào còn sót lại họ quăng vài góc vườn; có ngày tưới ngày không. Một thời gian sau nó lại là những cây đẹp, thiệt đúng như cục đá bị thợ xây loại bỏ lại trở nên cục đá góc tường. Xin hay xem cây này của ông bà John Sandy đang trong quá trình hoàn thiện



Nói như vậy để các bạn thấy cây thông dễ nuôi và chơi như thế nào. Hãy gạt bớt những đắn đo, cứ nuôi và tưới nước cho nó sống. Gặp chở ngại gì thì cùng nhau tham khảo nhé.
 

uha

Thành viên
Anh uha có thể hướng dẫn cho em và mọi người bằng hình ảnh chi tiết cách cắt nến, tỉa lá già, và.....
Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách tỉa lá già và chồi... cái thường được gọi cắt tỉa mùa Thu.

Tóm tắt chút đỉnh để các AE lắm rõ kỹ thuật. Cây thông vào mùa Xuân sẽ đâm chồi (bud) tiếp theo ở mỗi đầu chi trừ khi bạn phá chồi đó thì chi đó sẽ chết nếu lá già rụng hết mà vẫn không bung chồi ngủ ở lách lá. Đặt trường hợp bạn để chồi đó thì nó sẽ vươn dài thành nến và vào cuối Xuân lá sẽ bung ra, sang tới Hè lá sẽ già và chúng lại tụ chồi tiếp tục. Nếu cứ để như vậy thì chi đó sẽ rất dài và sẽ không có chi thứ cấp, người ta gọi đó là leggy. Thế nên vào mùa Hè người ta cắt đọt nến đó, và ở vết cắt (nếu cây mạnh) sẽ cho ra hai hoặc ba chồi... người ta gọi đó là chồi mùa Hè.

Chồi mùa Hè sẽ từ từ vươn dài và bung lá, và lá từ từ trưởng thành và già đi, tính theo thời gian thì độ khoảng 100 ngày từ khi chồi nhú ra đến khi lá già. Trong quãng thời gian này rất quan trọng, tùy theo giai đoạn của cây mà cần điều chỉnh lượng nước và dinh dưỡng. Khi mà chồi mùa Hè bắt đầu nhú ra, nếu bạn không cắt phân và giảm nước thì chồi sẽ vươn dài thì sau này khoảng cách từ chi cấp một tới chi thứ hai (secondary branches) sẽ rất dài, người ta gọi dó là long internode (đốt dài). Khi chồi đã vươn dài độ khoảng 30 - 45 ngày lá sẽ bắt đầu bung ra. Khi lá bung ra mà bạn muốn lá ngắn (kim ngăn) thì bạn cũng phải thăm chừng nước, tuy nhiên tùy theo kích cỡ của cây mà tính độ dài của lá. Và một điều rất quan trọng cần phải nhớ là lá dài thì sang năm sẽ rút ngắn lại được nhưng đốt dài (long internode) thì không rút ngắn được mà chỉ ngồi ngáp đợi phát chồi ngủ ở nhánh đó (backbud).

Thành thử vào mùa Thu, khi mà chồi mùa Hè đã bung lá và lá đã trưởng thành thì người ta chuẩn bị việc cắt tỉa để cho cây thông thoáng cũng như tích lũy năng lượng để nuôi chồi cho mùa Xuân năm sau. Đây là khâu rất quan trọng, nếu bạn tỉa chồi và lá già quá sớm khi mà đợt chồi mùa Hè chưa trưởng thành thì năng lượng từ nhiều chồi sẽ dồn vào nuôi cái chồi bạn giữ, đâm ra bạn sẽ vẫn có đốt dài và kim dài. Thêm một điều lời từ việc cắt tỉa mua Thu là làm cho cây thông thoáng không vị nấm bịnh... thường khí hậu và mùa Thu thì độ ẩm cao, đêm dài hơn ngày nên chuyện nấm bịnh là lẽ thường tình... và cách đề phòng tốt nhất là cắt tỉa cho cây thông thoáng.

Khi cắt tỉa bạn cầm xem qua tổng thể cành nhánh; cành nào yếu cành nào mạnh, cành nào cần mập ra và cành nào cần chậm lại để khi bạn cắt tỉa bạn còn biết cần giữ chồi mạnh hay yếu, lấy nhiều hay ít lá. Việc này người ta gọi là cần băng năng lượng và nó rất phức tạp, khi nào có dịp mình sẽ chia sẽ cách thức này. Hiện tại bạn chỉ cần làm cách như vây cho đơn giản, việc đầu tiên là bạn dùng nhíp hoặc kéo cắt hết lá già






Sau đó bạn dùng kéo thiệt bén tỉa chồi, chỉ chọn hai chồi cân đối ở vị trí thích hợp nhất





Đây là hình cây thông được định hình và cắt nến lần đầu tiên (initial style) vào 06/27/2013



Trước khi cắt nến 2014



Sau khi cắt nến 07/04/2014 (ngày lễ độc lập của Mỹ)



Sau khi cắt nến 06/24/2015



Chồi mùa Xuân 03/10/2016



Trước khi cắt nến 07/01/2016



Sau khi cắt nến 07/01/2016



Trước khi cắt tỉa mùa Thu (chồi và lá già) 11/14/2016



Sau khi cắt tỉa mùa Thu 11/14/2016









Cây này vẫn còn 2 lần cắt nữa mới song cái tàn sau đó mới vô chậu đẹp được.
 

vanthuc123

Thành viên mới
Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Tỉ lệ cây sống sau cắt thân giâm đọt là bao nhiêu a? Theo e cây a muốn trồng rổ hay trồng đất thì tự mình phải xác định được ưu điểm và khuyết điểm của từng phương pháp, căn cứ vào điều kiện của từng người mà áp dụng thôi a. Trồng đất cây nhah lớn nhưng khó kiểm soát rể, khó bứng vào chậu vì tỉ lệ cây chết cao, trồng rổ cây chậm lớn hơn nhưng dễ kiểm soát rể, dễ đưa vào chậu cạn để chưng. Trồng rổ chiếm diện tích nhỏ hơn là trồng đata
Mình ươm 250 hạt giờ cắt thân giâm xong còn đc 100 cây+ 50 cây còi, nhỏ ko cắt để tự nhiên, mình ở đà lạt thấy rất nhiều thông đẹp nên vừa tìm cây phôi kết hợp ươm thông đen, vì ươm trồng lần đầu tiên nên chưa có kinh ngiệm gì.
==================================
Cám ơn bạn Xuân. Cũng xin chúc bạn sức khỏe và nhiều tác phẩm đẹp. Các ae cứ hãy trồng thử, đừng quá đắn đo nhiều; tưới nước cho nó sống, chăm thêm chút thì rải vài hạt phân. Vài năm sau nếu có bận việc gia đình mà không chăm nổi thì tìm một góc vườn nào đem vùi nó xuống.....

Em chỉ lo một vấn đề là khi trồng xuống đất bứng lên phải cắt nhiều rễ liệu có mất nhựa và chết cây không? Và gặp phải rễ cọc dài, to trong khi cây chỉ có vài cọng rễ, em muốn cắt mỏng bộ đế thì phải xử lý như thế nào.
 

uha

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Em chỉ lo một vấn đề là khi trồng xuống đất bứng lên phải cắt nhiều rễ liệu có mất nhựa và chết cây không? Và gặp phải rễ cọc dài, to trong khi cây chỉ có vài cọng rễ, em muốn cắt mỏng bộ đế thì phải xử lý như thế nào.
Cây thông cắt thân mà trồng xuống đất thì mất đi mục đích ban đầu của việc cắt thân rồi. Còn những cây không cắt thân đuơng trước khi trồng xuống đất cũng cần phải cắt rễ chuột (tap root). Thường sau khi cắt rễ chuột vẫn phải trồng cây trong chậu khoảng 1 năm rồi mới đưa xuống đất. Khi trồng người ta đắp luống cao; lợi tức của việc đắp luống là cây không bị ngập lụt mùa mưa, đất trên cao rút nước và khô ráo hơn, vì cây cắt rễ chuột nên rễ sẽ đâm ngang... rễ nào đâm ra khỏi luống thì tiện bề cắt đi (đây là do quan sát vườn anh Danh ở Gilroy).

Khi cây đã đủ mập thì người ta bứng vô chậu, đương nhiên là chậu rất lớn; cắt hết rễ lớn nhưng vẫn giữ bầu đất gần gốc khoảng 3-4 lần đường kính của gốc. Sau một năm người ta lấy đi một nửa bên của bầu đất, năm thứ hai nửa còn lại thay vào với đất của bonsai. Qua năm thứ ba là đất thịt đã lấy sạch, cây vẫn để chậu lớn nuôi hết năm thứ 4... lúc đó ta vừa tạo tàn bên trên vừa gây rễ ở dưới. Tới năm thứ 5 ta đã có cành nhánh khiêm tốn và rễ rễ cám cũng đủ để cắt ngắn vô chậu nhỏ hơn (xem hình), thêm 4 năm nữa tạo tàn và khi song cái tàn thì có thể vô chậu cạn.

 

vanthuc123

Thành viên mới
Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Cây thông cắt thân mà trồng xuống đất thì mất đi mục đích ban đầu của việc cắt thân rồi. Còn những cây không cắt thân đuơng trước khi trồng xuống đất cũng cần phải cắt rễ chuột (tap root). Thường sau khi cắt rễ chuột vẫn phải trồng cây trong chậu khoảng 1 năm rồi mới đưa xuống đất. Khi trồng người ta đắp luống cao; lợi tức của việc đắp luống là cây không bị ngập lụt mùa mưa, đất trên cao rút nước và khô ráo hơn, vì cây cắt rễ chuột nên rễ sẽ đâm ngang... rễ nào đâm ra khỏi luống thì tiện bề cắt đi (đây là do quan sát vườn anh Danh ở Gilroy).

Vâng, em cảm ơn anh rất nhiều, nhờ anh hướng dẫn kĩ thuật mà em cũng như mọi người được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ anh.
 
Top