Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

cedric

Thành viên mới
Bạn ráng nêu ra một ( hoặc nhiều hơn càng tốt) lý do tỉa bỏ đọt chồi ở cây Thông 2-4 tuổi cho
mình biết với .
Rất cảm ơn
Dạ, chẳng hạn một cây khoảng 3 năm tuổi có thân mọc thẳng không phân nhánh, cứ mỗi khoảng 25cm lại có 5,6 nhánh chỉa ra, những điểm tiếp giáp của các nhánh này nếu để lâu sẽ bị phù lớn, nếu không muốn bị tình trạng đó thì theo em chỉ có cách cắt bỏ bớt chỉ giữ lại 2, 3 nhánh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Xin trả lời luôn : Bỏ hết , không xài giai đoạn nào cả !

Các bạn thấy thế có khỏe không?
rất đồng ý với chú là cả 8 phần trên điều không thể áp dụng cho cây thông non đang nuôi được

vì các kỷ thuật này chỉ áp dúng cho cây thành phẩm , mà cũng chưa chắt đã áp dụng hết 8 điểm đó cho cây thông được[/QUOTE]

Cây Thông thành phẩm mà xử dụng kỹ thuật trồng rổ cũng : khỏi xài luôn !


Tức là , nếu các bạn áp dụng đúng kỹ thuật trồng rổ và tỉa rễ cho đúng lúc bắt đầu đặt cây
vô rổ ( cây thông 2 tuổi ) , thì không bao giờ ác bạn phải nhọc lòng , nhọc công tỉa rễ như dưới đây .

Bên Việt Nam trời lúc nào cũng dễ nóng , ấm mà tỉa như dưới đây thì
sinh mạng cây Thông rất dễ ở mức 50-50 . Vì vòng luân chuyển tụt xuống
quá thấp . Trong khi bên xứ ôn đới họ thực hiện vào đầu xuân , cây
gần như tê liệt suốt mùa đông . Nên chi bạn mà làm như họ thì .........Ô hô !!!!!!





Bạn sẽ thấy họ xử dụng một dụng cụ đắc biệt khá mắc tiền để cắt rễ cạnh
bờ chậu . Dụng cụ này khá mắc tiền vì có độ cứng và dẻo y hệt lưỡi kiếm của
các Samurai Nhật bản do nhà chế tạo dụng cụ bonsai truyền đời Masakuni
chế tạo (con dao này giá khỏng 300 USD) .

Chúng ta chả cần xài tới cái thứ mắc tiền này làm gì .
Cứ ra chỗ ông thợ rèn , nhờ ông ấy đánh cho vào cái liềm cắt lúa loại tốt ( bằng nhíp xe )
là xài tốt chán ( cũng cỡ 100.000 VND ?).








Bạn có thấy nấm vú em trăng trắng đó không ?
Chỉ có một khoảnh nấm nhỏ .
Chứng tỏ đất trồng (+ phân bón ) chưa thực tốt cho cây Thông .
Thường là do phân nhiều quá , mà nấm không kịp xử dụng vì ngộp phân .



Đất cần thoáng hơn cho nấm dễ phát . Tuy trông cũng d9u7o75c .
Nhưng thực sự thì rễ quá dài mà chóp rễ lại quá ít .
Vì thế mới phải thay đất , tỉa rễ , thay chậu .







Nhưng làm để cuối cùng như hình trên thì kết quả cây bị yếu kém và tử vong sẽ là khá cao
nếu thực hiện ở vùng khí hậu nóng như miền Nam và Trung bộ Việt Nam .

Các bạn nên hết sức lưu ý .

Tóm lại , tỉa rễ mà đừng lấy rễ ra khỏi chậu , khỏi đất cho cây ở Việt Nam vẫn hơn .
Mà có cỡ 50 cây như bạn Vincentvo thì sao làm cho kịp thời vụ vơi kiểu như trên
đây trời ?

Phải không Vincentvo ?
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Tóm lại , tỉa rễ mà đừng lấy rễ ra khỏi chậu , khỏi đất cho cây ở Việt Nam vẫn hơn .
Mà có cỡ 50 cây như bạn Vincentvo thì sao làm cho kịp thời vụ vơi kiểu như trên
đây trời ?

Phải không Vincentvo ?
dạ chưa nói đến cây thông , chỉ việc cắt rể cho cây lá bản sống mạnh như trâu cuả cây Ls thôi mà cháu còn đang nhứt đầu không biết trong vòng 1 tháng có thể làm hết 7-8 trăm cây LS hiện đang chờ cháu sử lý không nưả

cháu đang có kế hoạch là mua rổ rồi đặc cây hết vaò trong rổ ,trồng lại xuống đất . cứ mõi năm lấy lưỡi liềm thọc xuốt cắt 1 lần mõi lần cắt phân nưả rể như vậy là lẹ nhất mà cũng không làm ảnh hưỡng gì nhiều cho sự phát triển cuả cây

chú thấy cháu dự định như vậy có ổn không chú ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dạ, chẳng hạn một cây khoảng 3 năm tuổi có thân mọc thẳng không phân nhánh, cứ mỗi khoảng 25cm lại có 5,6 nhánh chỉa ra, những điểm tiếp giáp của các nhánh này nếu để lâu sẽ bị phù lớn, nếu không muốn bị tình trạng đó thì theo em chỉ có cách cắt bỏ bớt chỉ giữ lại 2, 3 nhánh.
Á ! té ra thế !

Cảm ơn bạn .

Đây cũng chính là câu hỏi của bạn Ninhkientruc hôm trước đây mà .

Nói cho bạn rõ nhé !

Chúng ta dùng cái phần cao lòng ngòng của thân chính ở cây cao
hai , ba, bốn tuổi ấy để tạo thật nhiều lá cho cây mập gốc mập thân
(đó là giai đoạn 1 của kiến tạo cây thông bonsai : mập gốc mập
thân bằng cách cho cây thật nhiều chồi , nhiều cành nhiều lá .
Đến khi gốc phát đủ cỡ thì cắt bỏ cái thân dài ngoằng ấy đi
chứ giữ làm gì ( cành thí , cành hy sinh ).

Bạn coi như hình dưới đây .



Cây thông của ông Kusida lúc 5 tuổi trong rổ .
Bạn thấy cây cao cả thước không ?

Một phần cành hy sinh được cắt bớt , khi tỉa rễ .





Cắt bớt "cành hy sinh "khi tỉa rễ ở giai đoạn này vì giai đoạn vỗ béo không còn là ưu tiên
hàng đầu nữa . Cây bước vào giai đoạn thứ hai : tạo cành và chi cho hợp dáng
và xứng với tỷ lệ cây Thông shohin bonsai tương lai :




Vả một năm sau nữa ( năm thứ 7 ) cây sẽ như thế này .





Bạn thấy sao ?

Chắc bạn cũng như bạn Ninhkientruc đã nắm được vấn đề tại sao
không cần phải bận tâm đến vô số chồi ở thân chính khi cây Thong còn non choẹt ( dưới 5 tuổi ) .

Có thể cũng bởi các bạn thấy trong sách kỹ thuật người ta khuyên các bạn vể việc
tỉa chồi , hoặc là các bạn bị ấn tượng khi thấy người khác đè cây 3-4 tuỗi ra uốn
nắn tỉa chồi . Thấy có lý !

Thực sự thì mọi lời khuyên đều có lý , nhưng vấn đề là chúng ta thấy cây Thông đang ở
giai đoạn nào ?

Nhè cái cây 3-4 tuỗi , như đứa con nít đang mọc răng để ăn cơm cho chóng lớn
Bạn lại nỡ vặt hết răng của cháu bé rồi ngày ngày ngồi đút cháo cho nó ăn
và biểu nó lớn cho lẹ dùm thì mình cũng đến chịu !

Enjoy !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

dạ chưa nói đến cây thông , chỉ việc cắt rể cho cây lá bản sống mạnh như trâu cuả cây Ls thôi mà cháu còn đang nhưct đầu không biết trong vòng 1 tháng có thể làm hết 7-8 trăm cây LS hiện đang chờ cháu sử lý không nưả

cháu đang có kế hoạch là mau rổ rồi đặc cây hết vaò trong rổ rồi trồng lại xuống đất . cứ mõi năm lấy lưỡi liềm thọc xuốt cắt 1 lần mõi lần cắt phân nưả rể như vậy là lẹ nhất mà cũng không làm ảng hưỡng gì nhiều cho sự phát triển cuả cây

chú thấy cháu dự định như vậy có ổn không chú ?
Thì phải làm vậy mới có giờ mà ngắm cây .
Chứ mà cứ quần quật đi hầu hết lượt ngày này tháng nọ
thì giờ ngắm cây cũng chả có .
Mà kiếm vợ để ngắm cũng không có luôn
vì cô ấy chán quá dắt con bỏ về nhá má cổ mất tiêu rồi.

Chớ có dại vậy nghe !
==================================
Em nghĩ nếu trồng trong rổ với chất trồng thông thoáng thì nên để chất trống thật khô, khoét bỏ góc rổ có phần rễ muốn cắt tỉa, moi nhẹ lớp đất ra rồi tỉa rễ. Sau đó đặt cả chậu vô một rổ lớn hơn và cho thêm chất trồng, như vậy thì nhanh gọn, thao tác có thể không tới 10' mà không hề ảnh hưởng tới rễ những vùng khác.
Bạn coi lại trả lời của bạn Vincentvo nghe .
Chứ làm như bạn nghĩ thì moi được một cái lỗ trống ở rổ không thối chắc cũng phải mấy cả tiếng , nếu không có du65ng cụ thích hợp .

Cứ xài liểm cắt cỏ là xong hết !
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Thì phải làm vậy mới có giờ mà ngắm cây .
Chứ mà cứ quần quật đi hầu hết lượt ngày này tháng nọ
thì giờ ngắm cây cũng chả có .
Mà kiếm vợ để ngắm cũng không có luôn
vì cô ấy chán quá dắt con bỏ về nhá má cổ mất tiêu rồi.

Chớ có dại vậy nghe !
!
chú nói rất phải . không có thời gian mầm nưả thì lấy đâu ra thời gian để thưỡng thức nó

nhưng mà hên là năm nay cháu về có một mình không dẫn bà xã với con gái về chung , nên có phần hơi rảnh tay cho 1 tháng này

dự định kèo nài bả đi được 5 tuần , bỏ 1 tháng mần cây . còn một tuần đi thâm bạn bè .

không biết có được không nưả .

nếu mà được thì chú sấp xếp xem có thể về trùng một tuần rảnh cuả cháu rồi 2 chú cháu mình tháp túng đi ngao du một chuyến chú nhé
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen

chú nói rất phải .

nếu mà được thì chú sấp xếp xem có thể về trùng một tuần rảnh cuả cháu rồi 2 chú cháu mình tháp túng đi ngao du một chuyến chú nhé
Để ráng coi sao?
Chứ sếp tui khó ắm !
Bỏ đi quá 1 tuần ,lúc về mà bị tui bị mất cái "job" lau chùi
phòng tắm , thì chắc tui không còn cái cây con nào để ngắm nữa quá !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hết giờ ra chơi rồi !

Sau một lô một lốc trình bày vể những lý do không giai đoạn nào
của 8 giai đoạn tỉa rễ sang chậu .

Các bạn sẽ đặt câu hỏi : rồi sai ? Làm sao ?

Rất dễ dàng .

Các bạn còn nhớ cây Thông của chúng ta đang sống trong rổ nhựa
Trên mặt rổ có 4 khoen dây để đánh dấu .

Bạn dùng dây mểm , chăng dây để chia làm bốn khu vực trên mặt chậu
như các hình dưới đây
==================================


Rổ và liềm cắt cỏ .



Liềm vốn có răng nhuyễn và già thép nên rất bén .
Lưỡi liềm (hình trên ) lụt nhách vì cũ quá rồi !



Chăng giây phân vùng .
Bạn thấy mũi tên vàng chỉ vào khoen xoắn ?
Đó là đánh dấu cho dây số 1 .

Mình thích để dây số 1 ở phía bên tay phải mình .
Mỗi người tự đặt dấu hiệu sao cho tiện dụng ,.
Mỗi 6 tháng cắt rễ không bị lộn là được .



Hình trên đây chỉ là để gợi cho bạn thấy việc thọc liềm vào đất ,
"vừa cưa vừa kéo lùi" để cắt rễ trong rổ hay trong chậu .


Như vậy thì sẽ cắt thế nào ?

Cắt xong rồi hốt đất + rễ bỏ đâu ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Các bạn cần làm một con tính nho nhỏ cho cây Thông bonsai tương lai .

Thí dụ theo hình minh họa dưới đây .



Hình số 1 : Khu cấm địa và vùng phân rễ
(trên )


Hình số 2 : (hình dưới )
3 nhát cắt cho một khu vực cn cắt rễ
( hình dưới , là đợt cắt đầu tiên = vị trí A ,của A,B,C cho khu vực số 2 )


 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dựa trên hai hình vẽ trên , bạn có thể tượng tượng ngay được
là chúng ta phải thọc liềm vào trong rổ ở vị trí nào để cắt rễ .

Ở hình số 1 , các bạn cần làm một con tính trong đầu để xác định
khu vực cấm địa cho gốc thông tương lai .

Thí dụ , hiện tại gốc thông tương lai của bạn cho cây số 1 là 8cm
đường kính (cây thành phẩm) theo ý bạn . Cây được đánh số (bảng số đeo trên cây )
để bạn ghi vào sổ theo dõi từng cây , trong trường hợp bạn có nhiều hơn 1 cây .

Như vậy vòng cấm địa quanh gốc sẽ cần ó đường kính là (8+8/2 =12cm ).
(Đây là cách tự mình chế ra để làm cho lẹ . Cứ lấy đường kính đế cộng với một
nửa của chính đường kính đó là ra đường kính vùng cấm địa ).

Vùng cấm địa của gốc thông là gì ?
(Danh từ này là độc quyền của chúng ta đó nghe . Từ thủa mới sanh tới giờ , mình
chưa thấy ai gọi vùng cấm địa của gốc thông cả , nên chế ra cho nó dễ hiểu )
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình nghĩ : ai trong chúng ta cũng rất cần một khoảnh riêng tư.

Cây thông có lẽ ũng vậy thì phải ?

Mình nghiệm ra rằng : những gốc thông già có vùng đất gốc cằn cỗi ,
đất hơi bị sói mòn một chút xíu , thường sẽ cố đưa rẽ bấu mạnh ,
ăn sâu vào đất , nên chúng dễ có dáng vẻ cổ lão và oai mãnh
rất đặc biệt .

Vì thế mình hay lấy vòi nước xịt mạn vào gốc cho hơi tróc đất .
Sau đó dùng vòi nước xịt mạnh vào cạnh chậu cho hủm lỗ .
Thế là cây thông (dù bé tí tẹo ) cũng có rễ được thở thoải mái .
Và vùng gốc sẽ rất khô ráo (rất chóng khô sau khi tưới đẫm ).

Nhờ khô ráo thực sự , gốc thông - vùng cổ rễ - trở nên an toàn .
Chính sự an toàn , do khô ráo , trước sự xâm nhập của nấm bệnh
cây Thông dễ phát mạnh .

Từ đó mình gọi khu vực quanh gốc (có đường kính = đường kính
của bộ đế + 1/2 đường kính bộ đế của nó ) là khu vực cấm địa.

Khu vực cấm địa quanh gốc thông là nơi mà chúng ta :

-không nên để bị ấm ướt lâu :vị trí cao không đọng nước lâu.
-không nên để bị bất kỳ một trầy xướt vỏ (dễ bị nấm bệnh xâm nhập ).
-tránh không đụng dao , đụng kéo , đụng đũa .
-tạo biên giới vùng cấm địa nên là khởi điểm phân rễ .

-không tạo cho vùng cấm địa trở thành nơi đủ ẩm và đủ phân bón
khiến hấp dẫn chóp rễ chui qua chui lại làm rối hệ rễ
.


Vì thế , chúng ta cần xác định vùng cấm địa trước khi tỉa rễ lần đầu tiên
cho cây trong rổ .
Các bạn cũng đừng quên : vùng cấm địa của gốc sẽ lớn dần khi bộ đế lớn dần
theo sức phát triển của gốc cây .
Do đó , khi bạn tạm cố địng đường kính gốc ở một mức nào đó cho cây số 1 ,
là bạn đã ước lượng được đường kính vòng cấm địa .

Ở thí dụ trên , Đường kính vòng cấm địa là 12cm . Nếu bạn dự trù đặt cây vào
chậu bonsai có kích thước 18X24 cm .
Bạn sẽ có khoảng phát rễ cho chiều dài chậu là 24cm-12cm =12cm .
Và cho bề ngang chậu (chính và hậu diện ) là 18cm-12cm =6cm

Bạn sẽ để cây hoi lệch về trước và lệch vể phải , vậy khoảng cách sẽ tạm
như phác thảo dưới đây :
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự



Nếu các bạn ghi chú trước được điều này vào sổ theo dõi cây Thông số 1 ,
bạn sẽ tránh được nhiều điều vô ích cho cây số 1 . Ngay cả khi bạn đặt cây ở rổ số 1
vào rổ số 2 . Bạn biêtruu7o71c là sẽ nên để rổ hơi lệch về phía nào . Sau này , số rễ
thu được sẽ ở mức tương đối đầy đủ cho từng vùng phát triển của rễ .

Trở lại với vùng cấm địa .
Mời bạn xem hình vùng cấm địa nhân tạo ở cây thông 3 tuổi ngoài vườn.
(Đúng ra cây Thông này phải vào chậu 4 lít từ 2 năm trước và bây giờ nên có
mặt trong rổ cho đúng thời hạn .
Nhưng rồi từ ngày ông Cụ mình qua đời , sức khỏe mình có kém đi.
Thế là cây cứ ì ra trong cái hậu nhựa bé tí .
Bây giờ cái cây nó như dưới đây ).









Bạn đã thấy cái vùng cấm địa quanh gốc cây Thông con chưa ?
Cũng may , có ít nấm vú em nên rễ cây này cũng đỡ vã !
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sau ghi xác dịnh vùng cấm địa (xác định rồi để đó cho tương lai sẽ xài ) ,
các bạn xem lại cây thông 4 tuổi (vừa vào chậu số 2 được khoảng 6 tháng ,
tức là qua một mùa tăng trưởng ). Lúc này rễ đã chui từ rổ số 1 sang rổ số 2 .

Nếu như trường hợp cây của ông Kusida , ông ta sẽ chờ cây phát triển thêm
một năm nữa ( chóp rễ nằm hết trong rổ số 2 ) là nhấc cây và rổ số 1 ra khỏi
rổ số 2 . Tỉa bớt rễ bên ngoài rổ số 1 , Chờ khoảng 3 tháng cho cây ổn
định là tỉa thêm đợt rễ nữa cho ngắn đủ hợp với chậu và cắt bớt cành đỉnh
(cành hy sinh ) và đặt cây vào chậu bonsai (Cây còn 1/2 cành hy sinh ).
Sau đó chừng 3 tới 6 tháng , khi có dấu hiệu phát triển của đọt chồi , tức là
rễ bắt đầu làm việc lại , ông ta cắt bỏ cành hy sinh .
Đó cũng là lúc ông ta chắc chắn có được một cây shohin Thông bonsai (vì
đã có dấu hiệu phát đọt chồi ).


Nhưng nếu các bạn muốn giữ cây thông mập gốc hơn một chút .
Thí du là 8 cm , như bạn dự trù ờ trên cho cây Thông số 1 . Bạn cũng
phải lo bắt đẩu cắt 1 phần rễ cho cây Thông 4 tuổi trong rổ .
Nếu không cắt từ ngay giai đoạn này , đến 2-3 năm nữa , gốc Thông
đạt 8cm hay hơn bạn sẽ không kịp có đủ chóp rễ gần gốc cho cây
Thông bonsai 9 tuổi . Lúc đó cây có thể bị bất hạnh nếu bạn cắt rễ
một lần để đưa cây từ rổ sang hậu như ông Kusida đã làm cho cây
Thông 5-6 tuổi ở trên .

Vậy thì cắt như thế nào ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cắt rễ như thế này đây bạn .

Mời bạn xem lại đồ hình :




Giả sử bạn muồn cắt rễ ở khu vực số 2 (như trên ) , sau khi xác định tử trước
là đường kính khu vực cấm địa ở khoảng 12cm . Bạn ước chừng chu vi đó trện
mặt đất rổ và thọc liềm xuống cắt rễ :

-đường cắt 1 : từ khu cấm địa ra thành rổ (theo dây chăng số 2 )
-đường cắt 2 :theo biên giới vùng cấm địa
-đường số 3 : tử khu cấm địa ra thành rổ (theo dây chăng số 3 )

Thế là xong ! Mất đúng 1 phút !

Ủa ! thế còn rễ với đất ở khu vực 2 thì sao ?

Thì cứ để yên đó !

Đất trồng ở khu vực số 2 thì khỏi đụng tới .
Còn rễ thì cứ để đó cho đám nấm vú em "chuyển tới " chóp rễ mới sẽ
được hình thành sau 2 tuần . .Lúc đó (sau 2 tuần ) bạn có thể dùng cái
móc nho nhỏ (lớn hơn cái móc tai một chút , cỡ lưỡi cây cá bống dừa ) thọc
đất đá móc rễ cũ lên để phơi trên mặt đất (làm dấu hiệu đặng lần sau
có tỉa rễ sẽ biết chỗ ).

Các bạn thấy có phẻ re không
?

Thành thử , nói ra thì dài dòng . Chứ mà làm thì nhấp nháy .
Mà làm kiểu này thì cây Thông của bạn giống như bị đứt tay
chút đỉnh vậy chứ nó không hề bị khựng bi sốc gì hết ráo .

Nhưng có một chuỵen quan trọng : Giảm tưới nước xuống 1/2 sau khi tỉa rễ .
Mức giảm một nửa sẽ giúp đất ấm hơn (vì khô ráo hơn ) sẽ giup
rễ mới phát nhanh hơn .

và ngay cả nấm vú em cũng sẽ chuyển tơi chóp rễ mới nhanh hơn .

Mức giảm mình thường làm là : cách một ngày tưới 1 ngày (tức là 2 ngày tưới 1 lấn ,
thay vì mỗi ngày nhu trước khi tỉa ). Hoặc bạn ở vùng ít nắng nóng hơn thì nên 3 ngày 1 lần .
Vấn đề là giữ cho đất đủ ẩm nhưng phải có khoảng 6 tiếng đồng hồ (cho 1 ngày )khô ráo .
Có khô ráo , rễ và nấm mới đủ ấm để phát nhanh .

Mà chừng nào tỉa cà ?
Chuyện này thì nói mãi rồi ! Ai cũng biết hết rồi .

Vậy là chuyện tỉa rễ coi như xong .

Bạn nào có thắc mắc , ý kiến , xin nêu giùm .

Cảm ơn .
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Cháu up tạm ảnh 9 cây thông đen 2,5 tuổi còn lại của cháu, chú hqvuhototbung đánh giá giúp cháu với! Lát cháu đến chỗ làm sẽ bổ sung thông tin và quá trình làm (ko còn ảnh). Giá mà cháu được đọc topic này của chú cách đây 3 năm thì giờ cháu đã có 1 loạt cây mi-ni để chơi rồi :p :p :p









Có cây này ko biết sao có mấy lá bị úa:

 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
có câu hỏi liền đây . không cghỉ 1 câu mà là nhiều câu

cây thông được 2 tuổi là bắt đầu cho vaò rổ số 1 để trồng ? đúng hay không ?

khi cây thông từ 2 tuổi đến 4 tuổi là thời gian phải lo cắt rể ? yet ro no?

chu kỳ cắt rể được chia làm 4 đợt trong 2 năm đó ? cắt như thế naò thì biết rồi không nói nưả

khi cây bước vaò tuổi thứ 5 là khiên cả rổ lẩn cây bỏ vaò cái rổ to hơn ?

tiếp tục chu kỳ cắt rể cho 2 năm tiếp theo từ lúc cây 5 - 6tuổi cũng chia ra làm 4 giai đoạn cắt rể như trên ? lúc này vị chí cắt sẻ nằm bên ngoài rổ nhỏ vì lúc này rể cây đã chui ra khỏi rổ nhỏ và phát triển trong rổ lớn

lúc cây 7-8 tuổi cũng thực hiện những bướt cắt như trên ?

sao chu kỳ 8 tuổi là lúc sẻ bỏ cây vaò chậu bonsai để tiếp tục trainning cây trong chậu bonsai ?

thế là hết giai đoạn nuôi cây trong rổ đúng không chú Hưng ?

một câu hỏi hơi sì tú bịt một chúc là nếu định hướng cây tương lai sẻ đặc trong chậu bonsai hình chử nhật thì cắt rể theo dạng hình chữ nhật
còn nếu muốn bỏ cây vào chậu tròn thì nên cắt rể như thế naò ? do diện tích trong chậu có khác đi với sự phất triển không đồng điều cuả bộ rể thì muốn cắt bộ rể theo dạng hình tròn để phù hợp cho việc vô chậu bonsai tròn
câu hỏi ở đây là nó có phát sinh ra những rắt rối gì nưả không ? hay cũng áp dụng giống như kiểu cắt hình chữ nhật?

hỏi sông rồi nghỉ lại thấy mình sì tú bịt thiệt
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu up tạm ảnh 9 cây thông đen 2,5 tuổi còn lại của cháu, chú hqvuhototbung đánh giá giúp cháu với! Lát cháu đến chỗ làm sẽ bổ sung thông tin và quá trình làm (ko còn ảnh). Giá mà cháu được đọc topic này của chú cách đây 3 năm thì giờ cháu đã có 1 loạt cây mi-ni để chơi rồi :p :p :p



Có cây này ko biết sao có mấy lá bị úa:


Cảm ơn bạn đã đăng hình .
Cho mình biết bạn đang ở thành phố , tỉnh nào được không ?

Mấy cây thông có vẻ như được sống ở khu vực môi trường không tệ .
Nhưng tội một điều là rễ của chúng bị chèn đất cát ướt .
Chắc là rễ chả bao giờ được khô ráo .
Kể cả cây vàng lá cũng vậy thôi .

Bây giờ mình đề nghi thế này .
1 .Ngưng hẳn việc tưới nước ít nhất là 2 tuần .
2 .Lấy dao phay xắn bỏ đất như vầy :



Tạo cho vùng đất trồng trở thành vùng đất gò ,
sẽ giúp rễ cây thông thở dễ hơn .
Nhiều hy vọng cây thông mạnh lên .(đừng bón phân ).
Đến cuối năm nay , nếu lá thông xanh đậm hơn mới tính tiếp được .

Hy vọng thôi .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

có câu hỏi liền đây . không cghỉ 1 câu mà là nhiều câu

1.cây thông được 2 tuổi là bắt đầu cho vaò rổ số 1 để trồng ? đúng hay không ?

2.khi cây thông từ 2 tuổi đến 4 tuổi là thời gian phải lo cắt rể ? yet ro no?

chu kỳ cắt rể được chia làm 4 đợt trong 2 năm đó ? cắt như thế naò thì biết rồi không nói nưả

3.khi cây bước vaò tuổi thứ 5 là khiên cả rổ lẩn cây bỏ vaò cái rổ to hơn ?

4.tiếp tục chu kỳ cắt rể cho 2 năm tiếp theo từ lúc cây 5 - 6tuổi cũng chia ra làm 4 giai đoạn cắt rể như trên ? lúc này vị chí cắt sẻ nằm bên ngoài rổ nhỏ vì lúc này rể cây đã chui ra khỏi rổ nhỏ và phát triển trong rổ lớn

5.lúc cây 7-8 tuổi cũng thực hiện những bướt cắt như trên ?

6.sao chu kỳ 8 tuổi là lúc sẻ bỏ cây vaò chậu bonsai để tiếp tục trainning cây trong chậu bonsai ?

thế là hết giai đoạn nuôi cây trong rổ đúng không chú Hưng ?

7.
một câu hỏi hơi sì tú bịt một chúc là nếu định hướng cây tương lai sẻ đặc trong chậu bonsai hình chử nhật thì cắt rể theo dạng hình chữ nhật
còn nếu muốn bỏ cây vào chậu tròn thì nên cắt rể như thế naò ? do diện tích trong chậu có khác đi với sự phất triển không đồng điều cuả bộ rể thì muốn cắt bộ rể theo dạng hình tròn để phù hợp cho việc vô chậu bonsai tròn
câu hỏi ở đây là nó có phát sinh ra những rắt rối gì nưả không ? hay cũng áp dụng giống như kiểu cắt hình chữ nhật?

hỏi sông rồi nghỉ lại thấy mình sì tú bịt thiệt


A! hôm nay Vincentvo suy nghĩ há !

Biết hỏi vầy mà kêu là tú bịt thì bán cái tú bịt này đi chắc cũng ăn được vài chục năm đa .

Trả lời bạn đây :
1. 2 tuổi vô rổ = đúng (đọc lại bài ông Kusida đi bạn )

2. 2 tuổi tới 4 tuổi trong rổ = không cắt rễ (cần rễ nhiều , vì rễ còn ngắn .Rễ nhiều , ăn phân nhiều chóng lớn ).

3.Không cần biết năm thứ mấy (3,4,5 ..) hễ thấy rễ nhú ra thành rổ sô1 =đặt hết vào rổ số 2.

4.Không cần biết năm thứ 5 hay 6 . Cứ rễ vào đẩy rổ số 2 là bắt đầu cắt rễ ở rổ số 1

5.Làm gì có vụ cắt rễ ngoài thành rổ số 1
. (Vụ này đáng trừ 200 điểm ?)
Xem lại cách tỉa rễ ở ngau bài phía trê kia .
Đợt đầu (năm đầu ) cắt ở ngay vòng cấm địa .
Đợt hai 9 (năm thứ nhì )ở vòng đi qua điểm B (chỗ A, B , C )
đợt ba (năm thứ ba ) là qua điểm C,(gần thành rổ ) .

Sau đợt 3 chừng 3 tháng là ssu73a soạn đưa vào chậu bonsai .

6.Muốn làm bonsai nhỏ thì hết xài rổ .
Muốn làm bonsai cỡ trung , để thêm trong rổ 4-5 năm có sao đâu . (tổng cộng 12-13 tuổi )

Miễn là mỗi năm tỉa rễ 2 lần (bên trong rổ 1 ).

Để đến chừng muốn đưa vàio chậu bonsai là gỡ rổ ra đặt cái rẹc vào chậu bonsai .
(vì rễ vẫn được tỉa ngắn đều đều rồi )

7.Chậu vuông chậu tròn gì thì bộ rễ cũng tỉa hình hơi oval hết .

Cây Thông đen chỉ trồng trong chậu vuông là ra dáng nam nhi nhứt .
Chỉ cây Thông trắng là thỉnh thoảng trồng chậu Oval (vì Thông trắng thuộc phụ nữ )
Thông đen , thông đỏ chỉ trồng chậu tròn ở dáng văn nhân .

Thăc mắc gì cứ hỏi .



.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

A! hôm nay Vincentvo suy nghĩ há !

Biết hỏi vầy mà kêu là tú bịt thì bán cái tú bịt này đi chắc cũng ăn được vài chục năm đa .

Trả lời bạn đây :
1. 2 tuổi vô rổ = đúng (đọc lại bài ông Kusida đi bạn )

2. 2 tuổi tới 4 tuổi trong rổ = không cắt rễ (cần rễ nhiều , vì rễ còn ngắn .Rễ nhiều , ăn phân nhiều chóng lớn ).

3.Không cần biết năm thứ mấy (3,4,5 ..) hễ thấy rễ nhú ra thành rổ sô1 =đặt hết vào rổ số 2.

4.Không cần biết năm thứ 5 hay 6 . Cứ rễ vào đẩy rổ số 2 là bắt đầu cắt rễ ở rổ số 1

5.Làm gì có vụ cắt rễ ngoài thành rổ số 1
. (Vụ này đáng trừ 200 điểm ?)
Xem lại cách tỉa rễ ở ngau bài phía trê kia .
Đợt đầu (năm đầu ) cắt ở ngay vòng cấm địa .
Đợt hai 9 (năm thứ nhì )ở vòng đi qua điểm B (chỗ A, B , C )
đợt ba (năm thứ ba ) là qua điểm C,(gần thành rổ ) .

Sau đợt 3 chừng 3 tháng là ssu73a soạn đưa vào chậu bonsai .

6.Muốn làm bonsai nhỏ thì hết xài rổ .
Muốn làm bonsai cỡ trung , để thêm trong rổ 4-5 năm có sao đâu . (tổng cộng 12-13 tuổi )

Miễn là mỗi năm tỉa rễ 2 lần (bên trong rổ 1 ).

Để đến chừng muốn đưa vàio chậu bonsai là gỡ rổ ra đặt cái rẹc vào chậu bonsai .
(vì rễ vẫn được tỉa ngắn đều đều rồi )

7.Chậu vuông chậu tròn gì thì bộ rễ cũng tỉa hình hơi oval hết .

Cây Thông đen chỉ trồng trong chậu vuông là ra dáng nam nhi nhứt .
Chỉ cây Thông trắng là thỉnh thoảng trồng chậu Oval (vì Thông trắng thuộc phụ nữ )
Thông đen , thông đỏ chỉ trồng chậu tròn ở dáng văn nhân .

Thăc mắc gì cứ hỏi .



.
kakkakakak cái này cháu đặc câu hỏi chứ đâu phải trả lời câu hỏi đâu mà bị trừ điểm :bz:bz

nhiều khi cố tình hỏi theo kểu sì tú một chúc để nấm rỏ hơn những gì mình chưa chắc lấm ấy mà :bz:bz
 

GioNui

Moderator
Tặng anh Vinh 200 điểm về câu hỏi........ :-*

Gió núi thấy sau mỗi vấn đề chính đã trao đổi (kiểu như hết chương ấy), chú Hưng nên có tổng kết gút lại ngắn gọn và cụ thể để khỏi phải hiểu nhầm. Cháu dám chắc nếu chú Hưng hỏi một loạt câu như anh Vinh hỏi ở trên chỉ cần câu trả lời đúng/sai là nhiều người người trả lời kết quả tùm lum liền à (trong đó có cháu... @-)).

Vì trao đổi, thảo luận là để mở rộng và hiểu sâu, hiểu rõ. Nhưng càng rộng thì càng mất phương hướng. Sau một hồi dễ bị lộn chuyện này ra chuyện kia lắm à.

Có khi chú đưa câu hỏi mà không thấy ai trả lời, cũng có khi anh em bí thiệt, những cũng có lúc chú hỏi và trả lời nhanh quá. Thời gian đó anh em không có online nên chưa kịp lên tiếng.
 
Top