Khả năng học hót kỳ lạ của hoàng yến

<img src='http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DE3F5/canary.jpg' border='0' alt='user posted image' /> <img src='http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DE3F5/canary1.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Những con hoàng yến nhỏ được nuôi tách biệt với đồng loại có thể học những điệu hót xa vời với nguồn gốc, nhưng khi mùa sinh sản đến, chúng tự nhiên chuyển sang những bài ca gọi tình truyền thống của tổ tiên, mặc dù chưa hề được nghe qua.

Các nhà khoa học tại Đại học Rockefeller ở Manhattan, Mỹ, nhận thấy những con hoàng yến đực được nuôi trong phòng thí nghiệm từ nhỏ không hề gặp khó khăn trong việc học những điệu hót nhân tạo, chẳng giống gì các bài ca mà cha mẹ chúng thường dạy.

Nhưng một buổi sáng, họ đã ngạc nhiên tìm thấy, vào đúng thời điểm trưởng thành, chúng ngân nga những điệu hót mà chúng được sinh ra để cất lên, cho dù chưa được nghe lần nào.

"Đó là điều mà chúng tôi không hề ngờ tới", nhà nghiên cứu Timothy Gardner nói. "Hệ thống học bản năng của chúng mạnh mẽ đến nỗi điệu hót thực thụ đã được cất lên".

Các nhà khoa học từ lâu tranh cãi liệu ngôn ngữ của loài chim thuộc về bản năng hay được học hỏi. Nghiên cứu này đã cho thấy cả hai. Nhóm tìm thấy những con chim trưởng thành từ cuộc thí nghiệm ca điệu ca chúng học được, nhưng đôi khi giai điệu cũ được học từ thuở ấu thơ cũng được cất lên. "Nó cho thấy có sự tự do trong quãng đầu đời, tự do bắt chước và thử nghiệm với điệu hót", Gardner nói.

Lý do vì sao những con chim trưởng thành độc lập đó lại quay về với điệu hót truyền thống của chúng vào đầu mùa sinh sản vẫn chưa được rõ. Nhưng nhà nghiên cứu Fernando Nottebohm nhận định, khả năng hót 2 kiểu của hoàng yến cũng tương tự như con người có thể nói 2 ngôn ngữ.
 
Top