Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

GioNui

Moderator
Cây này chắc khó sống quá������.
Mình thấy anh Thai tue hết cắt rồi uốn, rồi lại cắt....
....vọc nó như mèo vọc chuột mà có chết đâu.

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=133893

22 tháng trước, Gió núi mua một cây nhỏ về chơi vì thấy nó là lạ, trồng thử coi sao.



Hình trên mới chụp hôm nay, cây bỏ bê, chỉ tưới nước cho nó sống chứ kg phân bón gì.

Chất trồng là hỗn hợp gần giống như anh Chinhtv đang thử bây giờ: xỉ than + nham thạch + diatomite



Để ý cái thẹo ngay cổ rễ, lúc thay vô chậu trên, Gió núi cắt nhánh đó đem giâm.
Sau khi cành giâm sống thì đem trồng vô rổ với: xỉ than + nham thạch + một ít vỏ cây

Giờ nó như vầy, cái rổ mục, chẳng dám bưng mạnh tay:



Điều ngạc nhiên là: cây không cao lớn nhưng mập gốc, hầu như chỉ tưới nước, chẳng mấy khi có phân.
Juniper mà cành giâm sau 20 tháng mập gốc lẹ như vầy thì giàu to rồi....=))



Rễ trong rỗ đầy nhóc, bơi bơi vài viên sỏi trên mặt là thấy rễ liền.

So với cây mẹ thử xem, gốc to gần bằng:



Cây mẹ bị cắt te tua, mới mọc lên lại nên nó thấp như vậy,
trong khi cây con thì không đụng tới từ khi vô rổ.
Cả hai để cùng một chỗ, có nắng 4 tiếng vào buổi sáng.

Cây không thèm chăm vì nuôi được vài tháng Gió núi bắt đầu chán.
Cứ cái kiểu mọc thẳng lá lên trời nên tổng thể luôn tạo thành tán lá hình chóp nón
như cây Thông Noel, khó lòng cho ra hình bóng một cổ thụ già được.

Cho dù có bẻ cành cong xuống như anh Thai tue làm như vầy thì khi ra đọt mới
nó vẫn chỉa thẳng lên, nhìn chả ăn nhập gì cả.

 

chinhtv1970

Thành viên
Vậy là cây này rất khỏe, chiết rất dễ, mấy cành nhỏ xíu mình giâm cũng sống hết; Lại trồng mau lớn nữa; Đỡ phải chăm; Vậy là khỏe quá trời rồi.
Cái vụ lá mọc thẳng lên trời chắc là không hợp với cây với cây mini rồi phải không bạn Gionui? Chắc có lẽ chờ cho cây to to lên khoảng bằng nửa cổ tay thì chắc có thể tìm cách chơi được.
Bạn Gionui nghiên cứu làm cái cây mẹ theo kiểu của các anh em ngoài Bắc uốn Tùng cối xem sao ( anh Thanhcongkyvien có 1 cây tùng 2 thân mình thấy cũng đẹp lắm).
 

GioNui

Moderator
Bạn Gionui nghiên cứu làm cái cây mẹ theo kiểu của các anh em ngoài Bắc uốn Tùng cối xem sao ( anh Thanhcongkyvien có 1 cây tùng 2 thân mình thấy cũng đẹp lắm).
Cảm ơn anh đã gợi ý.

Hiện giờ em chẳng có hứng thú gì với nó nên cứ để đó.

Chủ đề này đang nói về chuyện trồng cây bằng rổ, không biết trong trường hợp này
rổ có tác dụng giúp cây nhanh mập gốc hơn trồng chậu đất bình thường không?

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
GioNui :
Chủ đề này đang nói về chuyện trồng cây bằng rổ, không biết trong trường hợp này
rổ có tác dụng giúp cây nhanh mập gốc hơn trồng chậu đất bình thường không?

Trên lý thuyết lẫn thực tế thì mình thấy là có mập nhanh hơn thật.
Dẫu vậy, chúng ta cũng cần để ý vài chuyện :

- Ở giai đoạn đầu mới trồng thì cây trong chậu thường phát nhanh hơn ở rổ.
Nhưng một khi rễ tương đối ổn định thì ở rổ cây sẽ phát nhanh hơn ở chậu.
-Lý thuyết thì :
chóp rễ nhiều, tưới nước nhiều, phân bón đủ, đúng + ánh sáng+gió
thì cây chóng lớn. Đó là mục đích của rổ = nhiều chóp rễ vì rễ không có
chỗ chạy vòng vòng; ngược lại, rễ thò ra ngoài lỗ rổ là bị chụt lại nên
phải hồi về bằng cách phát rễ con phía trong.
-trồng chậu : có thể nhiệt độ ấm đều trong đất chậu giúp rễ phát nhanh.
(là giai đoạn đầu chúng ta thấy cây phát triển tốt)
Nhưng một khi rễ đã tới thành chậu là nó sẽ chạy quanh thành chậu = rễ
có khuynh hướng dài ra chứ không chịu phân nhánh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn cùng mình thảo luận tiếp về việc trồng rổ nhựa.
Chúng ta bước vào mục 3c.

3c.Ưu điểm nảy sinh thứ nhì.

Đó là việc : rễ sớm phân nhánh = nhiều chóp rễ.

Rõ ràng là khi ông KM dùng rổ trồng Thông thì chỉ nghĩ đến việc thoát nước .
Ông KM đã không ngờ là việc này chính là một phát kiến mới cho vấn đề trồng
cây trong chậu ngày nay.

Bình thường thì chóp rễ có vùng sinh trưởng, khi được kích thích từ đọt chồi lá
rễ sẽ tăng trưởng nhanh. Sự tăng trưởng của vùng đỉnh rễ hoàn toàn chỉ ở chiều
dài rễ. Vì vậy, nếu trồng trong chậu, chóp rễ vẫn tiếp tục nhận lện kích thích từ
đọt lá thì nó vẫn cứ dài mãi mãi. Chỉ khi nào đọt lá không gửi tín hiệu thì nó mới
dừng (hoặc chậm lại). Một trường hợp thứ nhì là nếu đọt lá tiếp tục gửi tín hiệu,
nhưng vùng sinh trưởng chóp rễ không hoạt động, thì kích thích tố ấy sẽ "kích" lên
"sinh mô dưới vỏ rễ" (vùng sinh mô này giữ nhiệm vụ tăng trưởng ngang, rễ mập ra).
Vùng sinh mô dưới vỏ rễ khi bị kích thích tăng trưởng (tức là đọt lá bảo :"tụi tui
cần nhiều nhựa!")
thế là thay vì sinh ra tế bào nhu mô để làm mập rễ, vùng này
sinh ra tế bào sinh trưởng thành lập rễ mới.

(chuyện này y hệt chuyện chúng ta khoanh vỏ ngang thân khiến vùng trên vết
cứa bị ùn nhựa luyện khiến kích thích vùng sinh mô nảy ra rễ = chiết cành)

Từ nhận xét trên, chúng ta có thể nhận ra ngay tại sao rễ ở rổ nhựa khi ló ra khỏi
lỗ rổ đã bị khựng lại. Vùng sinh trưởng ở chóp rễ đã không thể hoạt động. Điều này
đưa tới việc kích thích tố từ đọt lá đưa xuống kích thích rễ nảy thêm nhiều rễ con
phía trong. Những rễ con này lại tiếp tục bị khựng khi tiến ra thành rổ (nơi thoáng khí
và có nước chảy mạnh nhất). thế là chu trình khựng rễ, phát rễ tiếp tục. Kết quả là
rất nhiều chóp rễ = cây lấy được nhiều nước +muối khoáng =mạnh, chóng to.

Mời các bạn xem vài kiểu phát rễ và biến dạng rễ theo môi trường.



(Hình ảnh trích trong tài liệu :phát triển và Xây dựng khu nhân giống bằng phương pháp Rễ tự hủy.
tác giả : GS [FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Kern Ewing.
http://depts.washington.edu/propplnt/Chapters/air-pruning.htm )
[/FONT]
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
GioNui :
Chủ đề này đang nói về chuyện trồng cây bằng rổ, không biết trong trường hợp này
rổ có tác dụng giúp cây nhanh mập gốc hơn trồng chậu đất bình thường không?

Trên lý thuyết lẫn thực tế thì mình thấy là có mập nhanh hơn thật.
Dẫu vậy, chúng ta cũng cần để ý vài chuyện :

- Ở giai đoạn đầu mới trồng thì cây trong chậu thường phát nhanh hơn ở rổ.
Nhưng một khi rễ tương đối ổn định thì ở rổ cây sẽ phát nhanh hơn ở chậu.
-Lý thuyết thì :
chóp rễ nhiều, tưới nước nhiều, phân bón đủ, đúng + ánh sáng+gió
thì cây chóng lớn. Đó là mục đích của rổ = nhiều chóp rễ vì rễ không có
chỗ chạy vòng vòng; ngược lại, rễ thò ra ngoài lỗ rổ là bị chụt lại nên
phải hồi về bằng cách phát rễ con phía trong.
-trồng chậu : có thể nhiệt độ ấm đều trong đất chậu giúp rễ phát nhanh.
(là giai đoạn đầu chúng ta thấy cây phát triển tốt)
Nhưng một khi rễ đã tới thành chậu là nó sẽ chạy quanh thành chậu = rễ
có khuynh hướng dài ra chứ không chịu phân nhánh.
Theo quan sát của con thì thấy, một cái cây mà trồng ngoài đất đến một thời gian nhất định khi cây đã thích nghi và ổn định thì cây mập nhanh + cao nhanh (trong điều kiện thuận lợi không khô hạn....)

từ đó con có suy nghỉ:
1) rể mạnh hút nhiều nhựa nguyên cho cây,
2) phía trên cây phát triển cao, cành lá nhiều hơn nên sức hút nhựa nguyên lên nhiều hơn, đồng thời lượng nhựa luyện củng từ đó được tạo ra nhiều hơn để đưa xuống.

từ hai ý trên con thấy mấu chốt nằm ở cái sức vận chuyển nhựa nguyên, nhựa luyện trong cây nó ảnh hưởng,
nhưng ở đây khi so sánh với cách trồng trong rổ thì con thấy thắc mắc ở chổ này.

ta cứ tính cho trường hợp cây đã ổn định, lúc đó mới có chuyện để bàn, chứ mới đưa vào thì cây biết có sống không mà nói.
thế nên khi coi nó đã phát triển ổn định rồi, theo cách trồng trong rổ thì sẽ tạo ra nhiều chóp rể hơn,
việc này giúp tăng sức hút nhựa luyện từ trên xuống, đồng thời củng tăng khả năng hút dưỡng chất để tạo ra nhựa nguyên do đầu chóp rể nhiều.
và nó củng giống như khi ta trồng thả cái cây ở ngoài đất.


nhưng trên thực tế thì không phải vậy, cái cây trồng trong chậu, trong rổ sẽ không nhanh mập thân bằng ở ngoài đất?

con chưa thông ở chổ này chú ơi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Xin lỗi hình nhỏ quá.
Để mình phóng lớn ra chút.



Chúng ta có thể tạm dịch cho dễ hiểu như sau :

-Stangle : kiểu rể quấn quanh gốc làm nghẹt sức phát của gốc thân ( nên mới có tên : bóp cổ )
Đây là kiểu rất thường thấy ở cây Thông trồng trong chậu mà suốt từ lúc nảy ra bởi hạt
cho đến lớn không hề tỉa rễ. Mình hay gọi là gốc bị "cù néo".

-Twist : rễ vặn. Cũng là xoắn vặn thành vòng, nhưng trường hợp này bản thân rễ không "tự vặn".
Bình thường thì nó mọc thẳng xuống, khi chạm đáy tròn thì nó vặn mình quanh đáy.

-Crank handle : rễ kiểu "tay quay". các bạn nhớ hình dạng cái tay quay nước giếng chứ nhỉ.
Kiểu này dễ xảy ra cho những loài cây vốn có bộ rễ xòe ngang để dễ lấy "thức ăn" ở lớp
đất mặt. Nhưng khi bị trồng vào chậu, rễ chạy ngang xong là cụp xuống theo thành chậu.
(Loài cây Japanese Maple rất dễ bị kiểu này nếu ươm thẳng từ hạt).

-Pot-bound : Rễ dày đặc trong chậu. Để ý các bạn sẽ thấy tình trạng này xảy ra mà cây vẫn sống
không phải là rễ phát ra đầy các khu vực "bầu đất " cùng lúc. Ngược lại, khởi đầu rễ chạy ra hết
thành chậu và phát triển, chia nhánh, đầy mặt ngoài bầu đất (mặt tiếp xúc thành chậu).
Khi những rễ này già, chúng phát rễ mới. Đám rễ mới sẽ ép mớ rễ gì, cũ vào trong (để lấy chỗ phát).
Việc như thế tiếp diễn nhiều lần. Cứ rễ mới ép rễ cũ vào trong. Cuối cùng, chậu đặc nghẹt rễ với đất.
Nhưng thực sự, chỉ có mỗi đám rễ ngài thành chậu là còn sống.




-Spiral :Rễ xoắn kiểu trôn ốc. Đây là kiểu đặc biệt của một số giống cây. Rễ cây Thông
cũng có khuynh hướng tự xoắn như vậy (ở cả rễ cái lẫn rễ con. Đó là lý do dễ dẫn đến
chuyện quấn vòng gốc = bóp cổ )

-Well developed : kiểu rễ phát tốt. Phát triển tốt ở đây có 3 ý nghĩa :
a.hệ rễ phân nhánh liên tục khiến len vào mọi vùng đất trồng : dưới gốc, quanh gốc
b.gần như các rễ cùng cỡ lớn và chiều dài.
c. nhiều chóp rễ (lấy được nhiều nhựa nguyên).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Theo quan sát của con thì thấy, một cái cây mà trồng ngoài đất đến một thời gian nhất định khi cây đã thích nghi và ổn định thì cây mập nhanh + cao nhanh (trong điều kiện thuận lợi không khô hạn....)

từ đó con có suy nghỉ:
1) rể mạnh hút nhiều nhựa nguyên cho cây,
2) phía trên cây phát triển cao, cành lá nhiều hơn nên sức hút nhựa nguyên lên nhiều hơn, đồng thời lượng nhựa luyện củng từ đó được tạo ra nhiều hơn để đưa xuống.

từ hai ý trên con thấy mấu chốt nằm ở cái sức vận chuyển nhựa nguyên, nhựa luyện trong cây nó ảnh hưởng,
nhưng ở đây khi so sánh với cách trồng trong rổ thì con thấy thắc mắc ở chổ này.

ta cứ tính cho trường hợp cây đã ổn định, lúc đó mới có chuyện để bàn, chứ mới đưa vào thì cây biết có sống không mà nói.
thế nên khi coi nó đã phát triển ổn định rồi, theo cách trồng trong rổ thì sẽ tạo ra nhiều chóp rể hơn,
việc này giúp tăng sức hút nhựa luyện từ trên xuống, đồng thời củng tăng khả năng hút dưỡng chất để tạo ra nhựa nguyên do đầu chóp rể nhiều.
và nó củng giống như khi ta trồng thả cái cây ở ngoài đất.


nhưng trên thực tế thì không phải vậy, cái cây trồng trong chậu, trong rổ sẽ không nhanh mập thân bằng ở ngoài đất?

con chưa thông ở chổ này chú ơi.
Chuyện bạn nói thì đúng rồi.
cây trồng ngoài đất là nhanh nhất!
rễ nó tung tăng muốn đi đâu thì đi.
bạn trồng cây Thông con ra đất đi sẽ thấy ngay nó cao to thế nào sau 10 năm.
Dĩ nhiên chóp rễ nó chạy xa gốc cả thước.
Nhưng mà ?

Bạn chỉ nghĩ đến cây lá bản kiểu LS!
Trồng ngoài đất cho to, chặt ngang, nhổ lên như khúc củi, trồng vào chậu, rễ lại ra ầm ầm.

Cây lá kim như Thông mà ở ngoài đất, bạn nhổ lên còn nguyên rễ cho vào chậu còn chết nữa là
cắt hết rễ,.
Thành ra kỹ thuật trồng rổ là :
vừa giúp cây mau lớn nhất khi vẫn lo nương nương tạo rễ con con quanh gốc.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Chuyện bạn nói thì đúng rồi.
cây trồng ngoài đất là nhanh nhất!
rễ nó tung tăng muốn đi đâu thì đi.
bạn trồng cây Thông con ra đất đi sẽ thấy ngay nó cao to thế nào sau 10 năm.
Dĩ nhiên chóp rễ nó chạy xa gốc cả thước.
Nhưng mà ?

Bạn chỉ nghĩ đến cây lá bản kiểu LS!
Trồng ngoài đất cho to, chặt ngang, nhổ lên như khúc củi, trồng vào chậu, rễ lại ra ầm ầm.

Cây lá kim như Thông mà ở ngoài đất, bạn nhổ lên còn nguyên rễ cho vào chậu còn chết nữa là
cắt hết rễ,.
Thành ra kỹ thuật trồng rổ là :
vừa giúp cây mau lớn nhất khi vẫn lo nương nương tạo rễ con con quanh gốc.
con hiểu cái chuyện trồng cây ngoài đất rồi đem vô chậu rồi,
con củng nhớ cái chuyện cây thông, tùng trồng ngoài đất rồi đem vô chậu nó cực lắm,
nếu bứng ngang cái rụp đem vào chậu thì có thể nói là thập tử nhất sinh,
muuốn đem nó vào thì cần có thời gian để cắt từng phần rể để thu ngắn rồi mới đem vào,

nhưng vấn đề ở đây không phải ý con nói là trồng ngoài đất,
mà ý con muốn hỏi chú là có cách nào bắt chước hay làm cho nó gần bằng khi trồng ngoài đất để cây chóng mập gốc trong một giai đoạn nào đó nhất định không?

chỉ nhất định thôi chứ không phải khi nào củng điều này, vì mình đang trồng bonsai, nên cây nó mà lên ầm ầm như trồng ngoài đất thì hỏng hết.

tại con lủng củng chưa thông ở cái suy nghỉ đó nên đặt câu hỏi nó củng không được rõ, chú thông cảm :D
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
con hiểu cái chuyện trồng cây ngoài đất rồi đem vô chậu rồi,
con củng nhớ cái chuyện cây thông, tùng trồng ngoài đất rồi đem vô chậu nó cực lắm,
nếu bứng ngang cái rụp đem vào chậu thì có thể nói là thập tử nhất sinh,
muuốn đem nó vào thì cần có thời gian để cắt từng phần rể để thu ngắn rồi mới đem vào,

nhưng vấn đề ở đây không phải ý con nói là trồng ngoài đất,
mà ý con muốn hỏi chú là có cách nào bắt chước hay làm cho nó gần bằng khi trồng ngoài đất để cây chóng mập gốc trong một giai đoạn nào đó nhất định không?

chỉ nhất định thôi chứ không phải khi nào củng điều này, vì mình đang trồng bonsai, nên cây nó mà lên ầm ầm như trồng ngoài đất thì hỏng hết.

tại con lủng củng chưa thông ở cái suy nghỉ đó nên đặt câu hỏi nó củng không được rõ, chú thông cảm :D
À ! giờ thì mình hiểu ý bạn rồi.
Tức là kiểu tổng hợp, đúc kết , rồi tìm cách tối ưu đây ?
Mình thì chả thấy cách nào cả.

Cứ lớn nhanh là cành dài, đốt dài. Mai mốt có muốn đưa chồi lá về đoạn cành gần thân
nó cũng chả chịu. Cho nên người ta phải là ghép chồi cành Thông là vậy.
Bằng không thì chỉ còn cành mồi, sao cho vết cắt sẽ ở chỗ khuất.

Thành thử bạn hỏi vậy thì mình cũng ráng chờ bạn Tmt_arc tìm ra cách nào đó.
Dù có chờ 1, 2 chục năm mà tìm ra cách thì cũng nên chờ.

Bạn Tmt_arc ráng nghĩ và "chế" thử coi sao ?
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Mình thấy anh Thai tue hết cắt rồi uốn, rồi lại cắt....
....vọc nó như mèo vọc chuột mà có chết đâu.

Cây này khi đã có nhiều chóp rễ rồi cho vào chậu thì đúng là khó chết, nuôi rất dễ Gió núi, cây này mình vần đúng như mèo vờn chuột thật, vì tự do sáng tác, mới đầu làm cây thí nghiệm xem sức sống... thế nào? nên tự do cắt tỉa trồng.

- Đối với cây này, muốn làm tán thì phải cuốn dây xòe các chi cấp 2theo mặt phẳng, rồi mầm nó mọc hướng lên trời chúng sẽ tự tạo thành tán. Còn nếu để mọc tự do thì chúng hướng thiên hết cả.
- Giống này người ta lai, nhanh lớn lắm hiện giờ nhiều nơi bán cây cao cỡ tầm 80cm rồi
-Hình cây dưới đây đang làm tán, mới lấy lại ngọn và tạo đủ chi, giờ chỉ đợi cốt chi lớn xòe tán là xong

 

tmt_arc

Thành viên tích cực
À ! giờ thì mình hiểu ý bạn rồi.
Tức là kiểu tổng hợp, đúc kết , rồi tìm cách tối ưu đây ?
Mình thì chả thấy cách nào cả.

Cứ lớn nhanh là cành dài, đốt dài. Mai mốt có muốn đưa chồi lá về đoạn cành gần thân
nó cũng chả chịu. Cho nên người ta phải là ghép chồi cành Thông là vậy.
Bằng không thì chỉ còn cành mồi, sao cho vết cắt sẽ ở chỗ khuất.

Thành thử bạn hỏi vậy thì mình cũng ráng chờ bạn Tmt_arc tìm ra cách nào đó.
Dù có chờ 1, 2 chục năm mà tìm ra cách thì cũng nên chờ.

Bạn Tmt_arc ráng nghĩ và "chế" thử coi sao ?
Trong đầu con đang nghỉ cái rổ + cái suối dưỡng đường của chú.
Hai cái này kết hợp 1 lúc trong 1 giai đoạn nhất định để tạo độ mập thân nhanh.

Nhưng vì chưa có thực hiện được nên sẳn đây con trình bày qua để chú góp ý thêm.
Trước sau gì con củng làm tới cái giai đoạn này.
Mà chú biết con rồi đó, làm hết, không ngại,
Nhưng phải suy tính hết các ngóc ngách cái đã mới bắt tay vào làm.
Tới đó có sai mình củng đủ lập trường đương đầu nổi được.
 

thienhai

Thành viên tích cực
Trồng trong rổ và đặt trên mặt đất rễ sẽ thò ra ngoài như mình trồng dưới đất nhưng lượng rễ con gần gốc vẫn đủ để tiện cho việc vô chậu bonsai.
Theo con thấy nhu trồng rổ rễ ra nhiều và ít rễ to. Linh sam miền tây nhanh lớn nhưng đã số rễ rất to khi vào chậu nhìn mất tự nhiên.
Cây sam hương ở nhà con trồng rổ một thời gian rễ nó ra chùm chùm như rễ lúa vậy. Mà nó chỉ có lanh quanh gốc thôi. Rất dễ thay chậu nhỏ.
==================================
À ! giờ thì mình hiểu ý bạn rồi.
Tức là kiểu tổng hợp, đúc kết , rồi tìm cách tối ưu đây ?
Mình thì chả thấy cách nào cả.

Cứ lớn nhanh là cành dài, đốt dài. Mai mốt có muốn đưa chồi lá về đoạn cành gần thân
nó cũng chả chịu. Cho nên người ta phải là ghép chồi cành Thông là vậy.
Bằng không thì chỉ còn cành mồi, sao cho vết cắt sẽ ở chỗ khuất.

Thành thử bạn hỏi vậy thì mình cũng ráng chờ bạn Tmt_arc tìm ra cách nào đó.
Dù có chờ 1, 2 chục năm mà tìm ra cách thì cũng nên chờ.

Bạn Tmt_arc ráng nghĩ và "chế" thử coi sao ?
Chú cho con hỏi là cây thông dáng trực với số cành nhiều, rất nhiều trên thân và mọc nhiều chỗ khác nhau thay vì 1 đoạn 4 nhánh thì người ta có ghép cành hay họ chỉ nuôi và cắt tỉa.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trồng trong rổ và đặt trên mặt đất rễ sẽ thò ra ngoài như mình trồng dưới đất nhưng lượng rễ con gần gốc vẫn đủ để tiện cho việc vô chậu bonsai.
Theo con thấy nhu trồng rổ rễ ra nhiều và ít rễ to. Linh sam miền tây nhanh lớn nhưng đã số rễ rất to khi vào chậu nhìn mất tự nhiên.
Cây sam hương ở nhà con trồng rổ một thời gian rễ nó ra chùm chùm như rễ lúa vậy. Mà nó chỉ có lanh quanh gốc thôi. Rất dễ thay chậu nhỏ.
==================================

Chú cho con hỏi là cây thông dáng trực với số cành nhiều, rất nhiều trên thân và mọc nhiều chỗ khác nhau thay vì 1 đoạn 4 nhánh thì người ta có ghép cành hay họ chỉ nuôi và cắt tỉa.
cây hàng chợ thì người ta làm đủ trò.
Dĩ nhiên không thiếu chuyện ghép chồi vào cành.
Còn cây để chơi thứ thiệt thì người ta cố sao lai giống
hoặc tìm những giống, loài hoặc chủng loại người ta thích rồi chơi.
Thành thử tuy là cùng giống Thông, cùng loài Thông Đen NB, nhưng
có chủng loại chủ về vỏ, chủng loại đẹp về lá, chủng đặc biệt về lá ngắn,
chủng có sức vặn vẹo cao, chủng phát nhiều cành...
Thế là người ta chỉ cắt bỏ chứ chả ghép thêm.

Thành thử, khi Triển lãm, người trưng cây sẽ ghi rõ, thí dụ như vầy:
-giống Thông
-loài Thông Đen NB
-chủng loại lá ngắn
(Kiểu như vầy : Pinus thunbergii var. Mikawa)

Những cây ghép chồi lá khác loài chả hạn thì gần như mình chưa hề thấy
dự thi hay Triển lãm cấp cao.
Chứ còn lấy nó ghép nó thì chấp nhận được, miễn là đừng lộ liễu vết ghép.

Chứ còn ghép thật đẹp, rất Mỹ thuật rồi trưng trên sách báo thì nhiều.
(kiểu như ghép Shimpaku vào thân California Juniper thì nhiều lắm,
nhưng trưng bày trong Triển lãm thì thỉnh thoảng thấy.
Chứ còn dự thi thì không !)

So sánh đùa tí cho vui.
Chả biết các thiếu nữ đi thi Hoa Hậu thì Giám Khảo họ có dùng phương pháp gì
để khám chuyện "thật giả " không ? Chứ còn Hoa Hậu mà lại có độn chất này
chất nọ vào người thì coi bộ dẹp hết Giám Khảo đi cho rồi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Tiếp tục chuyện ở mục 3c: ưu điểm nảy sinh thứ nhì (đâm nhiều rễ con)

Khi rễ thò ra lỗ rổ rồi rụt lại và phát rễ con thì người ta mới gọi tên
trường hợp này là : air pruning = tỉa rễ bằng không khí ?
Tức là rễ thò ra ngoài không khí mà không đủ ẩm thì tự "hủy sức phát triển dài "
để chuyển sang "phân nhánh rễ" = nảy rễ con.

Nhà trường Washington họ nghiên cứu cho thấy một số ưu điểm của việc "không khí tỉa rễ"
như sau.


-thúc đẩy rễ phân nhánh
-tạo điều kiện dễ ra nhiều rễ mới
-tránh được trạng thái rễ chạy vòng vòng quanh chậu
-tránh tình trạng rễ đặc trong chậu (vì rễ mới ở thành chậu sẽ ép rễ cũ vào trong)
-cây có thể ở trong chậu lâu hơn (tức là lâu phải sang chậu hơn)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Từ những nghiên cứu về "không khí tỉa rễ " để rút ra các nhận xét :

-thúc đẩy rễ phân nhánh
-tạo điều kiện dễ ra nhiều rễ mới
-tránh được trạng thái rễ chạy vòng vòng quanh chậu
-tránh tình trạng rễ đặc trong chậu (vì rễ mới ở thành chậu sẽ ép rễ cũ vào trong)
-cây có thể ở trong chậu lâu hơn (tức là lâu phải sang chậu hơn)

người ta đã chế ra loại chậu "không đáy" :










Và kết quả thu được là hệ rễ ở đám cây non chạy hết xuống đáy và
tỏa đều cả trong bàu đất chậu.



Mời các bạn xem một số hình vẽ do trường Washington giải thích.



 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Hình vẽ do trường Washington giải thích sự khác biệt phát triển hệ rễ
trong một chậu có đáy và chậu không đáy (cây để trên bàn mặt lưới)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
3d. Những phát kiến nảy sinh từ việc trồng rổ

Sau những ghi nhận của trường washington, người ta so sánh ngược lại
với cái rổ nhựa thì thấy rổ nhựa vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong trường hợp
cần bầu rễ tròn.
thế là người ta tiến thêm một bước nữa để tạo ra lại chậu trồng tương tự
cái rổ nhưng tháo ráp được tể tiện cho nhà vườn : "sau khi trồng sẽ tháo
lớp chậu quanh bàu đất rễ ra và dùng trở lại".

Mời các bạn xem rễ hoạt động ở rỗ có lỗ như thế nào:
https://www.youtube.com/watch?v=hsakG5JRUcI

+ YouTube Video
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Việc tháo ráp loại "chậu không khí = chậu có lỗ như rổ " sẽ đơn giản như vầy:

https://www.youtube.com/watch?v=LntlKwe0GLE

+ YouTube Video
 
Top