Kỹ thuật nhân giống,trồng chăm sóc cây Nhất Chi Mai

vanxeng

Thành viên tích cực
Anh Hải Biên không trình bày tiếp là không xong vụ này đâu? Mải mê quay phim chụp ảnh với chân dài rồi hả? Ai lại đem con bỏ chợ thế? Up lên cho anh Hải Biên hoàn thiện nhé!
 

bongbim

Thành viên
Tôi có 2 cây, một cây vừa hy sinh, một cây héo rũ lá, chưa có cao thủ chỉ giáo, tiếc thật
 

thichmaikieng

Thành viên
Chủ topic đang .... cho con bú, đợi nó đi ... học mẫu giáo mới rảnh viết bài tiếp, các bác thông cảm.
 

chaukimthanh

Thành viên
Anh chị em chờ top ic này cũng gần 1 năm rồi, chắc có lẽ a haibien quên mất bài này để hướng dẫn cho ace, vậy phải làm sao ???:!!
- Đóng quách cái topic này đi.
 

xu_xu

Thành viên mới
chào các bác, em không phải cao thủ nhưng kinh nghiệm của em là thông qua thực tế, chia sẻ cùng các bác nhé.
em không biết cách ươm nhân giống của bác haibien kiểu gì nhưng cách của em làm thì nhân giống 10 lần sống 11 á quên sống cả 10:D. đầu tiên các bác phải víu 1 cành mà các bác muốn tách ra để chồng mới xuống đất lấp đất lên đoạn tiếp xúc với đất, đợi đến khi đoạn bị lấp đất ra dễ thì chúng ta mới cắt bỏ khỏi cây chủ. đánh ra chậu khác để chồng, như vậy trong quá trình đợi ra rễ thì cây chủ vẫn cung cấp dinh dưỡng cho cành dâm nên tỉ lệ sống là rất cao, em đã thành công với cách này chưa xịt phát nào, he he.
còn cách chăm bón thì có rất nhiều em chỉ nêu cách đơn giản nhất đó là: các bác mua đậu tương về nghiền nhỏ đến mùa cây phát dục í quên phát triển thì giắc quanh gốc cách gốc khoảng từ 5-10cm tưới nước đều nhưng đừng nhiều quá đủ cho ngấm xuống đến dễ thôi em thì khoảng 1 tuần tưới 1-2 lần thôi, thi thoảng hòa loãng nước thánh (các bác chác hiểu nước thánh là gì rồi nhỉ), nhớ là loảng thôi nhé tưới cho cây. đảm bảo cây phát dục í lại quên phát triển tốt. trên đây là cách đơn giản dễ làm nhất đó hum nào dảnh em chụp ảnh 2 chậu mai cho cách bác xem nhưng tiếc là mới dụng hết hoa rồi:!!
 

dungvan

Moderator
Đang viết mà có khách vào ,các bạn cứ chờ bài viết chắc phải mấy hôm mới hoàn thành đc.
Khách vẫn chưa về sao Hải Biên? Vị khách này ở chơi lâu kinh, ngồi uống nước ở nhà Hải Biên gần một năm trời.
 

ladieubong

Thành viên
Thời gian qua em có đăng vài ảnh loài hoa này và thấy có nhiều bác quan tâm và yêu cầu viết bài hướng dẫn.
Hôm nay thời gian cành đã đạt đc độ để lấy dâm em xin viết bài.Đây là cách em vẫn làm lên sẽ còn nhiều cách khác có thế là tốt hơn.

Kỹ thuật nhân giống:
Vào khoảng đầu tháng 2 âm lịch khi lộc mai phát triển có độ bánh tẻ như trong ảnh thì chúng ta bắt đầu tiến hành lấy hom để nhân giống.




Rồi làm gì tiếp Anh haibien oi
 

chiyenlap

Thành viên tích cực
Viết bởi/Nguồn: vuonmaianhoai.com | Số truy cập: 1458798
Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai.

- Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.



CÂY CỦA BÁC CẦM CÓ PHẢI NHẤT CHI MAI KHÔNG???????????????????????:-j:-j
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
Viết bởi/Nguồn: vuonmaianhoai.com | Số truy cập: 1458798
Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai.

- Nhất chi mai: hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.



CÂY CỦA BÁC CẦM CÓ PHẢI NHẤT CHI MAI KHÔNG???????????????????????:-j:-j
Nhất Chi Mai


Mai trắng còn gọi là Nhất Chi Mai (Bạch mai, Hàn mai, Lưỡng nhị mai). Tên khoa học là Prunus mume Sieb. & Zucc. Nó đặc biệt hơn tất cả các loài hoa chơi tết là khi chưa nở, nụ có mầu hồng và khi nở thì hoa trắng muốt, sau vài ngày lại chuyển sang hồng rồi mới rụng. Hoa có mùi thơm thoang thoảng mọc dầy và nhiều cánh.

1. Đất trồng:

- NCM là loài chậm phát triển nên những cây chơi cũng thường nhỏ, chỉ việc chuyển chậu lớn hơn để chăm sóc. Thường là trong tháng giêng (âm lịch) là tốt nhất.

- Đất trồng mai nếu bạn ở quê thì đơn giản bạn lấy đất ruộng tầng hai phơi khô rồi đập nhỏ sau đó chộn với xơ dừa và phân lợn đã ủ.

2. Phân bón:

- Cây chi mai rất thích nước giải vì thế bạn cần có một cái chum để chứa thứ đó, mai rất ưa nắng nhưng nếu bị khô đất cây sẽ bỏ chi thậm chí cả cành.
- Nên tưới bằng các loại nước không lên men như nước trắng, nước vo gạo, nước tiểu ngâm hoặc nước ốc ngâm trong. Tránh tưới nước vào giữa trưa nắng. Không nên bón phân hóa học, kể cả NPK vì dễ khiến cây chảy nhựa vào mùa hè.
3. Vị trí:

- Trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm.

4. Cắt tỉa:

- Loài này thường chỉ chơi đường thân và chi cấp 1 (người ta tạo thế ở những chi này),sau đó là chi dăm rất dày và chơi tự nhiên.
- Khi loạt chi dăm này chuyển bánh tẻ (từ cành non sang màu nâu sẫm) cắt ngắn để lại chừng 2 đến 3 đốt ngón tay, sau này sẽ phát triển bộ chi dày rất đẹp.
- Thời điểm cắt tỉa: Uốn tỉa và hãm cho mai Bắc nở cũng khá dễ và gần giống đào và mai Miền Nam, tuy nhiên thời gian hãm dài hơn. Cây mai Bắc lâu định hình thế cành, nếu uốn phải từ 6 tháng đến 1 năm mới ăn khuôn. Chơi tết xong cắt thu các răm và cành. Tỉa bấm ngọn nên tiến hành khoảng 2 lần/năm để có được độ lớn và độ dài của dăm như ý, thường 1 lần vào tháng 2 AL và 1 lần vào tháng 8 AL.
Nếu thấy dấu hiệu những chi dăm bị chết ,hãy bình tĩnh sẽ có loạt chi khác thay thế,miễn là đừng để chết những cành chính.
- Thời điểm tuốt lá: Đến cuối tháng 10 AL (trước tết khoảng 50 đến 60 ngày, tùy vào thời tiết năm đó rét hay ấm) là thời điểm lặt lá và đưa lên chậu nhỏ để chơi tết.

5. Sâu bệnh: Sâu đục thân, rày nâu.

Cây có hiện tượng chảy nhựa vào mùa hè là do từ tháng 2 đến tháng 7 AL ta tưới nước và cho cây ăn quá nhiều (nên để thời gian này cho cây duy trì ko bón tưới nhiều, để hơi khô đất) sang tháng 8 AL tiết trời mát, lúc đó bón thúc bằng nước ốc ngâm hoặc nước vo gạo cho đến cuối năm.

6. Màu hoa: Thời tiết càng lạnh thì hoa càng trắng, nếu ấm quá mới nở sẽ có lớp cánh ngoài cùng phớt hồng. Muốn hoa có màu trắng thì nên bón bã trà tàu (trà mạn, chè Thái Nguyên), cây càng già hoa càng nhỏ và càng trắng, dăm càng nhỏ và càng mịn, càng đẹp...

Tham khảo:

(TTH) - Vào thời Trung đại ở Việt Nam có nhiều bài thơ dùng biểu tượng hoa mai như một ẩn dụ về “nhân cách kẻ sĩ”. Sinh thời, Chu Thần Cao Bá Quát viết: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa: Mười năm xuôi ngược tìm gươm báu/ Một đời chỉ cúi lạy hoa mai). Xưa nay, người đời sau, với một “tập quán ngữ nghĩa” đều lãnh hội cái nghĩa “mai hoa” của câu trên là hoa mai vàng (loài hoa mai mà chúng ta thường thấy mỗi độ xuân về).

Và dĩ nhiên, sự liên tưởng đến cây mai vàng trong những câu thơ như thế đã thành một cách hiểu “truyền thống”. Nhưng kỳ thực, trong văn chương thời Trung đại, cây mai, hoa mai được đề cập đến hoàn toàn không liên quan gì đến cây mai vàng cả. Do vậy, thiết tưởng cũng cần đính chính về hoa mai trong thơ văn xưa. Thực tế, có trên 200 loại mai khác nhau, nhưng để tập trung, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại mai liên quan đến nội dung bài viết mà thôi.

Thứ nhất, tra cứu Từ điển Hán Việt thì có thể thấy chữ “mai” được “định tính” rất rõ: đó là cây mơ, đầu xuân nở hoa, có hai màu trắng và đỏ. Thứ mai trắng nở hết hoa rồi mới nẩy lá, có quả chua (Thiều Chửu, Từ điển Hán Việt, Nxb. TP.HCM, tr. 295).

Thứ hai, tra cứu các loại sách khoa học về giống cây trồng thì cũng có thể thấy được diễn biến tương tự. Cây mai có tên khoa học là Prunus mume S.et Z thuộc họ mơ; cây mai vàng có tên khoa học là Ochna harmandii Lee thuộc họ hoàng mai (Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb.KHKT, Hà Nội, 1986, tr.706). Cũng theo tác giả Đỗ Tất Lợi trong bài viết Cây mơ, cây mai dưới con mắt người làm công tác khoa học (in trên Báo Nhân dân, ngày 22/2/1983) thì, người Việt chỉ biết đến cây mai vàng (hoàng mai) chỉ khoảng 300 năm nay.

Từ rất lâu, trong Cáo tật thị chúng, Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) từng viết: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một nhành mai).

Mãn Giác Thiền sư sống ở đất Bắc vào đời Lý Thái Tông khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038). Xét về không gian, thì ở miền Bắc không có mai vàng (ngay cả đến bây giờ, dù có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cũng khó mà ép cây mai vàng nở hoa trong khí hậu của vùng địa lý này). Xét về thời gian, thì bấy giờ, Việt Nam chưa xuất hiện giống mai vàng. Do vậy, Mãn Giác Thiền Sư không bao giờ “có cơ hội” trông thấy cây mai vàng để viết về loài hoa Ochna harmandii Lee này được. Và dĩ nhiên: Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Đêm qua sân trước một nhành mai) chính là nhất chi mai thuộc họ mơ, đó là loài Prunus mume S.et Z.

Sự ngộ nhận trên ắt hẳn liên quan những dịch giả, mà quá trình dịch các bài thơ chỉ nói đến cái cây mai, hoa mai chung chung. Trên tất cả các bài thơ thời Trung đại chữ “mai” chỉ xuất hiện với tư cách đơn lẻ: nhất chi mai (Mãn Giác Thiền sư); bái mai hoa (Cao Bá Quát); kiến mai hoa (Miên Thẩm); ức mai(Mai Am) v.v. Trong khi đó, muốn hiểu là mai vàng thì chắc chắn phải có một tính từ màu sắc ở trước là hoàng mai. Còn chỉ là mai thôi, không thể hiểu thành mai vàng được!

Thứ ba, thử xét, bản chất của cây mai (hàn mai) - Prunus mume S.et Z- là gầy guộc, mảnh mai, trong sương tuyết, phong ba vẫn trổ hoa, nẩy lộc (điều mà chắc chắn loài mai vàng không có). Nó là biểu thị cho sức sống, cho khát vọng, cho ý chí, vì vậy, cây mai còn là đại diện của chữ nhẫn và chữ dũng.

Thứ nữa, cây mai trong văn chương đã trở thành một biểu tượng thẩm mỹ có tính truyền thống của các nước đồng văn như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng.


Trong thơ văn, cây mai được đề cao do hình ảnh của nó tuy mảnh mai, gầy guộc, mong manh, hoa có hương thơm dịu dàng nhưng luôn chịu được gió tuyết để nở hoa, nào là mình hạc, xương mai; mai cốt cách, tuyết tinh thần v.v. Xin điểm qua bằng một vài ví dụ.

- Lư Mai Pha, một thi nhân đời Tống (T.Q), đã so sánh mai và tuyết qua hai câu:
Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
Tuyết khước thâu Mai nhất đoạn hương
(Mai nên nhường tuyết ba phân trắng
Tuyết phải thua mai một bậc thơm).

- Thi hào Nguyễn Trãi từ thế kỷ XV đã có 8 bài “Ngôn chí” đề cập đến hoa mai với những câu như: Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng (Ngôn chí 2); Thưởng mai, về đạp bóng trăng (Ngôn chí 15) v.v.
- Thi hào Nguyễn Du viết:
Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du, mai đã xuất hiện đến 15 lần, mà quá nửa là mỹ từ: sân mai, song mai, trướng mai, tiên mai, giấc mai, hồn mai...

Lại xét, hai câu đã nêu ở phần đầu của Cao Bá Quát, ta thấy, một người ngạo nghễ bậc nhất, xem uy quyền nhẹ như lông hồng như Chu Thần mà gập mình, cẩn trọng để “một đời chỉ cúi lạy hoa mai”. Không lẽ họ Cao lại cúi lạy “mai vàng” (?) Chắc là không rồi, ở đây Chu Thần chỉ cúi lạy cái khí tiết không khuất phục phong ba của loài hàn mai mà thôi, cái loài mai đã là biểu tượng thẩm mỹ chung với những lý do giải thích được của các nước đồng văn vậy.

Đó là loài mai mà hiện còn một cây « dáng vẻ cổ thụ » trong chùa Gò ở Phú Lâm (Tp. HCM). Theo các nhà khoa học, chính cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và nhóm bằng hữu của ông viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi ở Nam Bộ bấy giờ như: Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt...

Cuối cùng xin đơn cử thêm một ví dụ ngoài văn chương để thuyết minh thêm cho sự liên quan giữa mai và mơ, nhằm hiểu thêm về loài hàn mai trong văn học Trung đại. Ở Hà Nội, có Phố Bạch Mai mà cuối phố này cái chợ có lẽ đã sinh ra được vài trăm năm, nguyên nó chỉ là cái chợ của mấy làng mơ. Đó chính là Chợ Mơ, nơi kết thúc phố Bạch Mai. Điều này giải thích sự liên hệ giữa Phố Bạch Mai và chợ Mơ đều liên quan đến cây mai có tên khoa học là Prunus mume S.et Z thuộc họ mơ vậy (Bạch Mai - mai trắng và Chợ Mơ - khu chợ vốn trước đây bán quả mơ).

Cuối cùng, xin nói rõ, người viết bài này không có ý mạo phạm đến cây hoa mai vàng, tự thân loài mai này cũng đã toát lên vẻ đẹp uyên nguyên của nó. Nhưng cái gì của Ceza ắt hẳn phải trả lại cho “khổ chủ”, đó là công bằng, công bằng với lịch sử thẩm mỹ và văn chương. Có thể ai đó sẽ thất vọng vì lâu nay đã quá “thần tượng” về loài mai vàng trong cách nghĩ của mình, nhất là những liên tưởng trong văn chương, nhưng cũng không cách nào khác, phải công bằng cho một biểu tượng thẩm mỹ vốn đã bị ngộ nhận từ rất lâu.
 

thieuhaucaycanh

Thành viên
cam on Trần Hùng bài viết rất hữu ích mình sẽ áp dụng. nhung nhất chi mai nuôi thân bé quá có cách nào cho nó to lên chút không
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
cam on Trần Hùng bài viết rất hữu ích mình sẽ áp dụng. nhung nhất chi mai nuôi thân bé quá có cách nào cho nó to lên chút không

Oh! Tôi cũng mê Nhất Chi Mai nên sưu tầm tài liệu về học hỏi và chia sẻ cùng anh em vậy chớ bài này không phải của tôi.

Loài NCM này chúa là chậm lớn, bác có nuôi vài năm thì nó cũng chẳng to được là mấy. Cách để thân mau lớn nhanh nhất là bác mua một cây khác to hơn!
=))
 

Stone_fman

Thành viên
Cây đẹp quá.
Còn Bác chủ thớt thì các bạn đừng trông mong, kiểu mang con bỏ chợ này thật thật k hay tí nào, làm mọi người mất time.
 
Top