Kỹ thuật la hán tùng

dennhem

Thành viên
Chia sẻ với ACE một số thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc LHT. Trong bài viết có sơ sót mong ACE bổ sung để hiệu chỉnh.

La hán tùng và Vạn niên tùng
La hán tùng và Vạn niên tùng đều cùng họ thông tre. Đặc tính sinh trưởng giống nhau. La hán tùng thường phân bố ở vùng đồng bằng, lá hẹp, nhọn đầu và ngắn hơn. Một số biến chủng của cây được nuôi theo kỹ thuật làm vườn là có lá nhỏ nhất, nhỏ hơn lưỡi chim nên được gọi là tùng hạt gạo , loại này có giá tương đối đắt.
Vạn niên tùng là loại thông tre Tầu với lá dài, đầu lá tròn mầu lá cũng sẫm hơn, thường phân bổ nhiều ở vùng núi cao, cây càng trên cao lá càng to. Ở Việt nam có giống Tùng LH đảo Cô tô là lá to nhất, loại này bị cấm khai thác, mua bán trao đổi.
Vạn niên tùng là tên gọi phổ thông cho cả hai loại.
Đặc điểm
Cây La hán tùng lá xanh quanh năm, là cây đơn tính, đầu hè cây đực nở hoa hình cọc có sợi mầu trắng. Cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn vẩy dạng tuyến. Tháng 5 ra hoa, tháng 10 đậu quả. Quả chía 2 phần, phần trên là hạt giống, hình cầu, mầu xanh. Phần dưới tím nhạt , hình dáng giống pho tượng La hán, quả ăn có chua, ngọt và thơm.
Đặc tính sinh trưởng cũng giống các loại tùng khác. Tuy nhiên một trong những đặc tính quyết định đến việc chăm sóc cây la hán tùng là việc phát triển của lá. Thông thường các cây khác phát triển bộ rễ rồi mới phát triển lá, LHT thì ngược lại, phát triển lá rồi mới phát triển rễ. Vì vậy, trong trời kỳ cây ra chồi non không nên đánh chuyển hoặc bấm tỉa.
Cây có thể nhân giống bằng giâm, chiêt ,cấy ghép thông thường.
Đánh chuyển:
Cây tương đối dễ đánh chuyển, thời gian thích hợp nhất vào cuối thu, đầu đông khi cây chuẩn bị ngủ. Sau khi đánh cây cắt gọn rễ, chuyển vào chỗ mát, chờ các đầu rễ se lại phun thuốc kích thích ra rễ rồi trồng bình thường ( thông thường sau 1 ngày). Đưa cây vào chỗ mát phun ẩm cho lá cây ngày 1 lần, sau khoảng 7 ngày đưa ra trồng bình thường.
Khi đánh chuyển nên cẩn thận tránh để vở bầu, cây sẽ bị suy hoặc chết
Chăm sóc:
+ Đất trồng :
LHT cần nước nhưng chỉ ẩm là đủ, chậu trồng phải thoát nước tốt. Chất trồng tốt nhất cho LHT là cát vàng hạt to + xơ dừa+đất dạng hạt theo tỷ lệ 7+3+1, nếu có xỉ than thêm vào càng tốt.
+ Tưới nước :
Cây LHT cần cung cấp nước đầy đủ, cây ưa nước nhưng rất sợ úng. Cây có khả năng chịu hạn và chịu được bóng râm.
Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 - 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất.
+ Bón phân :
TLH bón phân đầy đủ như đối với các loại tùng. Nên dùng các loại phân vi sinh, bánh dầu, nước gạo…… Có thể bổ sung phân bón lá. Không nên bón phân khi chuyển chậu hoăc cây đang ra đọt non.
+ Phòng trừ sâu bệnh:
Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm, bọ cánh cứng và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng các loại thuốc Vertimex, Baythroid, Sherpa, Sherbush, Decis, Trigard....
+ Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…
* Bệnh thường gặp nhất trên LHT là thối rễ, hiện tượng lá cây bị héo lá hoặc lá xanh tự rụng. Nhiều cây thực chất đã chết từ 3-6 tháng mới phát hiện.
Khi gặp hiện tượng trên, cách tốt nhất là nhấc cây khỏi chậu, gọt rễ sơ bộ, tỉa các rễ thối, phơi cây chỗ mát cho bầu đất khô và đầu rễ se mặt, sau đó phun thuốc kích thích ra rễ rồi trồng bình thường (đưa vào chỗ mát, thoáng gió 10-15 ngày mới đưa ra nắng) .
Tạo hình:
Thời gian tạo hình, sửa sang tốt nhất là vào tháng 3-4. Lúc này cây kết thúc thời kỳ nghỉ đông bắt đầu chuẩn bị cho thời kỳ sinh trưởng .
Khả năng đâm chồi mạnh là lợi thế cho việc tạo hình. Nên lợi dụng những cành, thân vốn có dùng phương pháp neo, vít, buộc.. để tạo những co chuyển giống tự nhiên là hay nhất, phương pháp này gần giống sự phát triển trong tự nhiên của LHT. Kết hợp phương pháp Cắt thân giữ cành thì cây sẽ hoàn mỹ hơn.
Hiện nay, rất nhiều bạn dùng phương pháp quấn dây (rất nhiều dây) để tạo hình. Phương pháp này nhìn qua có vể hay nhưng thực chất các cành chuyển không tự nhiên, mặt khác cách quấn dây nhiều như vậy làm tốc độ luân chuyển dưỡng chất lên cây chậm hoặc khi tháo dây thường bị nhả lại và cho những lằn sẹo kinh khủng.

Trân thành cảm ơn mọi sự đóng góp để hàn thiện topic!
 

lnvinh

Super Moderator
Chia sẻ với ACE một số thông tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc LHT. Trong bài viết có sơ sót mong ACE bổ sung để hiệu chỉnh.


+ Đất trồng :
LHT cần nước nhưng chỉ ẩm là đủ, chậu trồng phải thoát nước tốt. Chất trồng tốt nhất cho LHT là cát vàng hạt to + xơ dừa+phân vi sinh theo tỷ lệ 7+3+1, nếu có xỉ than thêm vào càng tốt.
Bài viết rất cụ thể và chi tiết, riêng có phần chữ đỏ, có thể không cần thiết và không nên dùng đối với đất trồng cho những cây mới thay đất của những cây trồng ở nơi quá nhiều bóng mát.
 

dennhem

Thành viên
Bài viết rất cụ thể và chi tiết, riêng có phần chữ đỏ, có thể không cần thiết và không nên dùng đối với đất trồng cho những cây mới thay đất của những cây trồng ở nơi quá nhiều bóng mát.
Thanks bác đa góp ý. Đối với cây mới đánh chuyển không nên cho phân.
 
Top