Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

cuongnguyen

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Mình nghĩ Đông Xuân nên chia sẻ nhiều hơn những kiến thức của bạn. Chứ bạn nói vậy ảnh hưởng đến mọi người. Nếu bạn hiểu rất sâu về Hội họa hay kiến trúc hãy chia sẻ bạn nhé. Đừng vội vàng thế. Cám ơn bạn
 

Dst1079

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Bác Đông Xuân dừng trước cái chị tmt đấy đi thôi, chị ấy là dai như đỉa đói. Chát vơi cái đấy 100 trang vẫn không dừng đâu. Trước n..ó phá đám mấy bác bán hàng em cũng lỡ bỏ mồm vào, rồi nói dài nói dai với n...ó sinh ra nói dại...hehe
==================================
Đến tận giờ chị ấy vẫn chưa tha cho, chị ấy online bằng nhiều máy một lúc.nhấn phím F5 liên tục hay sao ấy mà có thể kiểm soát hầu hết các commen của diễn đàn này...hehe. Bác đừng có dại mà đụng vào nhé, C... đấy tránh xa ra bác ơi. Ông cha có câu "Chơi chó chó liếm mặt"
Xin lỗi chủ Topic và các bác nhé, đáng lẽ ra em nhắn trong hộp thư cho bác Đông Xuân mới đúng. Một lần nữa xin lỗi các bác
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Bác Đông Xuân dừng trước cái chị tmt đấy đi thôi, chị ấy là dai như đỉa đói. Chát vơi cái đấy 100 trang vẫn không dừng đâu. Trước n..ó phá đám mấy bác bán hàng em cũng lỡ bỏ mồm vào, rồi nói dài nói dai với n...ó sinh ra nói dại...hehe
==================================
Đến tận giờ chị ấy vẫn chưa tha cho, chị ấy online bằng nhiều máy một lúc.nhấn phím F5 liên tục hay sao ấy mà có thể kiểm soát hầu hết các commen của diễn đàn này...hehe. Bác đừng có dại mà đụng vào nhé, C... đấy tránh xa ra bác ơi. Ông cha có câu "Chơi chó chó liếm mặt"
Xin lỗi chủ Topic và các bác nhé, đáng lẽ ra em nhắn trong hộp thư cho bác Đông Xuân mới đúng. Một lần nữa xin lỗi các bác
Cảm ơn em nhé Toàn (Dst1079), em củng có lòng tốt và nhiệt tình như bạn Đông Xuân đã hết lòng nhắc nhở anh rằng trong tay anh đang sở hữu viên đá quý, và nó hoàn toàn không phải là ba cục sạn, sỏi ở ngoài đường.
Rất cảm ơn 2 bạn đã làm cho mình thấy rõ ràng điều đó như ban ngày.

Đó chính là điều anh cần và thu lượm được, thiệt là không phí thì giờ và công sức bỏ ra,
Điều mà 2 bạn chỉ rỏ cho mình thấy càng làm cho mình quý nó lắm lắm,
Xin cảm ơn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Cảm ơn các bạn đã có nhiều ý kiến cho chủ đề này.
Mục đích của chúng ta là bàn luận, chuyện trò cho vui. Niềm vui ở đây không những
vì có bạn hữu, nhưng còn thêm một chút là học được cái gì đó. Mình chả mong chỉ bày
gì cho ai chuyện này nọ về Mỹ thuật, Nghệ thuật, vì đó là mảng còn thiếu sót cần
nhiều học hỏi trong cuộc sống mà hồi nào đến giờ mình vốn bị mớ "Kỹ thuật" nó
quấn chặt.

Cũng bởi thế, ngay từ đầu, mình kêu gọi các bạn cùng mình góp ý cho những vấn đề
được nêu ở đây. Có lẽ đó là những vấn đề "quá quen thuộc" với những bạn đang làm
việc về "mỹ thuật, nghệ thuật", nhưng cũng có thể lại là chuyện hết sức mới lạ cho
những bạn chưa hề có điều kiện tiếp cận với một buổi học "căn bản Mỹ thuật" nào.
Đã chưa hề "đọc qua" một chút nào về căn bản mỹ thuật, nay lại thấy nói về Mỹ thuật
trong bonsai thì có lẽ ( trừ những bạn được Trời cho khả năng bẩm sinh) đa số sẽ
"chơi vơi trong khu rừng Mỹ thuật ", đặc biệt là ngành "Mỹ thuật thị giác này".

Thành thử, ngay như bạn Tmt-arc khi nói về Bố cục, cũng hết sức chung chung. Có lẽ
bản thân bạn Tmt-arc, nhờ kinh nghiệm nghề nghiệp, nắm được Bố cục là gì ? Tại sao
phải cần? Nhưng cũng có thể bạn Tmt-arc chưa có dịp đào sâu về căn bản Mỹ thuật nên
vấn đề Bố cục chưa thể trình bày chuẩn xác.

Hoặc như bạn Ptaagu đã đưa nhận xét về mặt tiền, về góc nhìn, về đường nét chữ S tạo
chiều sâu. Tất cả những chuyện đó vốn đã ít nhiều được nói tới trong nhiều chủ đề. Tuy
nhiên, nhìn kỹ lại, mình thấy đó có vẻ là những phần ngọn của các lý thuyết Mỹ thuật.

Do đấy, nếu một vài bạn nào chưa hề biết qua chút căn bản Mỹ thuật mà vào ngang để
đọc những thảo luận của chúng ta , ắt sẽ phải hét toáng lên (như có bạn đã từng ) : "toàn
là múa chữ" (?).

Do đấy, trước khi vào chuyện Bố cục tác phẩm, các bạn cho mình đề nghị thế này :
các bạn cùng mình, chúng ta chịu khó rà lại một vài "nguyên tắc căn bản của hội họa
cái đã".

Một khi nắm được vài căn bản đó rồi,tức là bạn đã biết chính xác :

-một bức tranh vẽ phong cảnh khác với cảnh thiên nhiên như thế nào ?
-vai trò của 4 đường khung tranh quan trọng như thế nào ?
-nguyên tắc chia 3 đã ảnh hưởng ra sao trong bức tranh ?
-điểm nhấn và vùng nhấn đóng vai trò gì trong bức tranh ?
-cách xếp mảng khối trong bức tranh?
-cách chia vùng trong bức tranh ?
-cách di chuyển của mắt người xem như thế nào ?....

Từ những căn bản đó, chúng ta mới có thể bàn luận về Bố cục được.
Bởi vì, bố cục chỉ là cách xếp đặt. Thế nhưng, các bạn có thể thấy ngay rằng :

-Nếu chưa có một ý tưởng cho tác phẩm, bạn chả sao xếp đặt được. Bởi vì bạn chưa
biết sẽ phải nhấn mạnh chỗ nào, làm mờ nhạt chỗ nào. Cũng thể như bạn ra khỏi nhà
mà không có mục đích sẽ đi tới đâu thì đến chịu !

-Bố cục chỉ xếp đặt được nếu có một không gian giới hạn. Bởi vì mắt người nhìn chỉ có
một khoảng giới hạn (càng tới gần "tác phẩm" , khoảng không gian càng hẹp lại). Bởi vậy,
trước khi nói chuyện Bố cục, bạn phải nắm cho được :
sự quan trong của đường giới hạn = khung hình !

Nếu các bạn có can đảm tạm gác lại mọi hiểu biết về bonsai sang một bên, để cùng mình
bước vào một thế giới "hoàn toàn lạ lẫm " : "tranh phong cảnh" để khám phá vài
điều cần cho thú chơi và thiết kế bonsai, thì mình rất vui để chia xẻ cùng các bạn trong
chủ đề này.

Mong sớm nhận ý kiến các bạn để có thể bắt đầu.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Con 1 phiêu ngồi nghe và tán gẫu, tuyệt đối không chọc phá ở đây,
(Khi nào bí lắm thì sẽ kiếm chổ phá đàng hoàng,không phá bậy....)
 
Re: Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Viết gì dù chỉ là để xem và xem, nhưng nếu xuất phát điểm không ổn thì ... bồi dưỡng cộng đồng thành bồi thêm mấy viên đạn. Đã là cơ bản thì phải vững chắc, nghệ thuật là nghiêm túc chứ không phải câu chuyện trà dư tửu hậu.
Nói thật với các bác nếu nói toẹt ra đầy bác mất lòng. Thứ nhất bố cục và tỷ lệ luôn không thể tách rời.
Thứ hai chẳng nhẽ nói toẹt luôn cây phải có hình khối và không gian vì nó gần điêu khắc hơn chứ lôi hội họa vào rồi cho ngay truyền cảm vào khác gì đem mồm mà thổi hồn.
Rồi lại có ông nghệ thuật này đẻ ra nghệ thuật kia mà chả hiểu gì bản chất nghệ thuật đó. Ví như điện ảnh gần với sân khấu chứ không có con gà nào bảo điện ảnh là con của nhiếp ảnh bới kỹ thuật chung nhưng nội dung hoàn toàn khác.
Bác này hơi nóng tánh nhưng theo mình bác ấy nói đúng về cả hai chuyện trên. Chúng ta ở đây quý cái tình, nhưng cũng phải bàn luận thẳng thắn. Vì kiến thức thì không thể trình bày một cách cảm tính được, mà cần sự chính xác. Anh em chơi cây thực ra cũng là những con người ở ngoài đời làm những việc khác nhau, họ có thể học hỏi về chơi cây, nhưng họ có thể là chuyên gia trong một vài lĩnh vực nào đó.

Rõ hơn một chút, bố cục là bố cục của các tỉ lệ. Điện ảnh bản chất là kể chuyện bằng hình và âm thanh. Điện ảnh có thể gần với nhiếp ảnh về kỹ thuật (thu sáng), nhưng nên nhớ, chỉ kỹ thuật này thôi không phải là điện ảnh. Ngay cả khi các ảnh của chuỗi ảnh trong âm bản phim, cũng phải sắp xếp theo một CÂU CHUYỆN. Chứ không phải là các ảnh chụp ngẫu nhiên nối nhau.

Có vài điều trình bày của chú Vũ Hưng, mình cũng sẽ phản biện, tất nhiên là trên tinh thần cầu thị.
 

cuongnguyen

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Chẳng gì Vui hơn ạ.
Thank Bác.
 

ptaagu

Thành viên
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Con hay lanh chanh mong chú ko giận ! Nhưng vì những điều chú chia sẽ quả thật đối với con quý giá vô cùng! Con xin phép lại được nghe chú chia sẽ về vấn đề: TRANH PHONG CẢNH ạ!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Cảm ơn các bạn.
Chuyện Bố cục gì gì đó trong Bonsai thì vốn đã được nhiều bạn đề cập hồi nào tới giờ.
Riêng cá nhân mình cũng thỉnh thoảng nhắc tới.
Ngay như một số sách vở Bonsai ( như của các tác giả AndyRutledge, RS, Davit De Groot...)
cũng nói nhiều về Bố cục :

-các "nguyên tố " (vật chất) cấu tạo tác phẩm : đường nét, hình dạng, khối mảng...
-các ý niệm : tỉ lệ, cân bằng, hài hòa ...

Thế nhưng, đến bây giờ, rốt lại, cá nhân mình thấy nhiều bạn "vẫn còn bơi bơi" trong mớ
hỗn độn trên. Do đấy mình đoán: chắc là bắt đầu từ "lớp mẫu giáo Mỹ thuật" thì mình mới
dễ thấy sự việc.

Bởi vì, chưa biết về sự quan trọng của đường đóng khung thì quả khó là biết cách xếp đặt.
Tức là cho dù đã có ý tưởng, cũng chả sao xếp để "dẫn dắt" mắt người xem "từng bước"
theo ý người kiến tạo được.

Mà đã không giúp người xem nắm được chủ thể của tác phẩm thì làm sao "xuất thần" đây ?
Cho nên, dẫu rằng "tự bản thân người xem "cũng phải có đủ tâm hồn " như ý bạn Juniperus
từng nêu đi chăng nữa :

#391

Cái Tài liệu mà Andy nêu, tôi đọc hiểu sau đó sẽ tham chiếu vào giác quan của con người thông qua phần vật chất (Body); cái bạn cần đó là cái Soul/Spirit được tôi luyện, nghĩa rằng bạn phải sử dụng những giác quan của bạn. Khi Online những giác quan nào sẽ vô tác dụng?
+ Vị Giác
+ Xúc giác
+ Khứu giác

Còn lại Thị giác và Thính giác là Nhìn & Nghe; bạn có thể vẫn có khả năng bổ khuyết 03 giác quan trên bằng những dữ liệu đã có trong Trí Nhớ (Memory) của bạn với điều kiện bạn có vốn sống và đã trải nghiệm; ví dụ thấy hoa trắng Nguyệt Quế và hình mặt mũi người ta đang khoan khoái ngửi (Khứu) và xem, đồng thời bạn thấy văn người ta tả... bạn đã ngửi hoa Nguyệt bạn có thể nhập vai được. Với cái texture nhám bạn nhìn thấy nếu bạn đã từng sờ (Xúc giác) bạn căn cứ độ nhám lồi lõm, phần sáng tối... bạn có thể cảm được; Vị giác cũng vậy, nhìn thấy chanh sẽ chua, mítmật thì ngọt nhưng múi nhũn, mít thái thì múi giòn vị ngọt thanh...

Ngay như đọc văn, cũng cần cảm thấy văn cảnh, dòng chảy nhịp điệu, ngắt câu... bạn yên tâm có người nói được ko viết ra được, có người làm được mà ko giải thích được, có người nói láo được nhưng không làm được, có người trên không gian ảo nói được mà ngoài đời chả hé 1 câu... vậy nên cái gì cũng có cái lợi cái hại.


thì nhiệm vụ của người kiến tạo vẫn phải là :

-nắm được đường đi của mắt nhìn ở một người bình thường,
-nắm được những nguyên tắc "xếp đặt" giúp mắt người ta "nhìn" để rồi"thấy "
ra ý tác giả.

Cho nên, gọn lại là mời các bạn cùng mình bước vào "tranh phong cảnh".
(Bạn đừng quên, cây Bonsai của chúng ta rồi ra sẽ được trưng bày sao cho nó diễn tả
được câu chuyện của nó. Thế nên khu vực trưng bày sẽ rất giống một bức tranh
phong cảnh)
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Nếu coi đây là bài chém gió về nghệ thuật các bác cứ tự nhiên mà xài. Còn nói để đúng mục đích thì như sau .
Nói đến các nghành nghệ thuật khác chẳng qua là để quay về bản chất của nghệ thuật bonsai. Không thể hiểu nghệ thuật bonsai theo kiểu tràng giang đại hải lôi đủ các thứ trên đời vào. Hoặc kiểu Tàu khựa cứ có cỗ nào nó đi qua là đất của nó, hay kiểu cuối cùng hội họa thành một đống mực tầu, hay kiểu điện ảnh cuối cùng thành một mớ ảnh. Hay kiểu bonsai cuối cùng cũng thành ... cây hồn, có đúng bản chất của nó không vậy.
Đây cũng không đủ cao để trình bày cho ai, nhưng cũng không đủ thấp để bị điếc. Còn các bác cứ việc văn OK.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Cần một cái khung

Muốn xếp đặt cho mắt người xem nắm được sự việc, chúng ta cần giới hạn
khu vực. Lý do đơn giản là mắt của con người ta đã tự có giới hạn khi nhìn.
Nếu bạn chịu khó thu hẹp khoảng nhìn vào "một khuôn khổ" nào đó, người
xem sẽ dễ chăm chú hơn.

Cho nên, cũng chả lấy gì làm khó hiểu khi thấy : hình người hay hình cây bonsai
khi lên hình chụp cũng dễ đẹp hơn nhìn ngoài thực tế (ấy là bỏ qua mọi chuyện
ánh sáng, ...) : chỉ riêng cái khung hình cũng đã tác động việc ngắm nhìn của
người xem.

Bởi vậy, ngay trong chủ đề " Tự phác thảo kiểu dáng bonsai", mình từng đề nghị
các bạn : vẽ ra một cái khung cho cây phôi. Làm được chuyện đó rồi, trí tưởng
tượng của bạn sẽ dễ được kích thích để nảy sinh ý tưởng.

Ở đây, khi nói đến khung giới hạn, chúng ta có vô số lựa chọn :



Dù là hình khung ra sao thì ít nhất nó cũng đã tự giới hạn mắt người ta.
Dĩ nhiên bạn có thể vẽ một cái cây hay cả trăm ngọn núi trong khu vực cái khung đó.
 

GioNui

Moderator
Re: Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

nhiệm vụ của người kiến tạo vẫn phải là :

-nắm được đường đi của mắt nhìn ở một người bình thường,
-nắm được những nguyên tắc "xếp đặt" giúp mắt người ta "nhìn" để rồi"thấy "
ra ý tác giả.
Dân mù tịt nghệ thuật như cháu, nhờ mấy bước căn bản từ mẫu giáo của chú mà hiểu được chút đỉnh.

Chờ xem bài của chú!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Nếu xét từng hình dạng khung, chúng ta có thể tạm nói :

-hình dạng nào cũng từng được người ta xài : tròn, vuông, bầu dục, chữ nhật hoặc
không hẳn ra hình dạng nào, cũng từng có người thử.

-hình vuông thì 4 cạnh đều đặn quá, dễ gây đơn điệu nên cũng ít người dùng.
Hoặc có khi xoay 45 độ thành hình gần quả trám, cũng hiếm thấy.
-ngay như hình tròn, cũng thể hiện một "cái gì đó" không có "chỗ kết" , thế nên
cũng là hiếm gặp.

-chúng ta thường gặp nhất (nhiều họa sĩ dùng nhất) là hình chữ nhật. Tại sao ?
 

GioNui

Moderator
Re: Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

-chúng ta thường gặp nhất (nhiều họa sĩ dùng nhất) là hình chữ nhật. Tại sao ?
Cháu đoán là cái thuở mới chào đời, ánh mắt trẻ thơ bắt đầu nhìn ra ngoài từ ô cửa.
Cho nên khung hình chữ nhật là quen thuộc nhất.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Hình chữ nhật được dùng làm khung, nhiều nhất trong hội họa, vì nó dễ tương
hợp với "khoảng mắt nhìn của con người". Kế nữa, chính cái cạnh dài cạnh ngắn
của nó cũng khiến cho mắt người ta nhìn thấy "sinh động" (ở đây chưa bàn đến
tỉ lệ).

Thế nhưng, có hai kiểu : hình chữ nhật đứng và chữ nhật nằm.
Chúng ta thấy ngay : những bức vẽ chân dung (đặc biệt là chỉ vẽ phần đầu mặt) đa phần
chọn hình chữ nhật đứng làm khung (thỉnh thoảng bạn thấy người ta vẽ hay chụp thiếu nữ
có tóc bay trong gió, mới thấy dùng chữ nhật nằm)




Hình chữ nhật nằm thì bạn sẽ thấy thường được dùng nhất trong việc diễn tả
phong cảnh của họa sĩ.



Điểm dễ thấy để dùng chữ nhật nằm là khi bạn bước từ trong nhà ra ngoài trời,
trước mắt bạn xuất hiện ngay một "khung trời" rộng "ở đuôi khóe mắt", tức là
hai khoảng "a" và "b" ở hình 8 rộng (dãn ra), còn hướng của đường "c" thì kéo
đến vô tận (đường chân trời).

Tóm lại, chúng ta rồi ra sẽ bàn luận dựa vào cái khung hình chữ nhật này.
(Bạn có thấy những tác phẩm bonsai hầu hết sẽ có "khung hình chữ nhật"
khi chụp tác phẩm trưng bày ở Takonoma hoặc trưng bày với phụ kiện ?)
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Nếu các bạn có can đảm tạm gác lại mọi hiểu biết về bonsai sang một bên, để cùng mình
bước vào một thế giới "hoàn toàn lạ lẫm " : "tranh phong cảnh" để khám phá vài
điều cần cho thú chơi và thiết kế bonsai, thì mình rất vui để chia xẻ cùng các bạn trong
chủ đề này.

Mong sớm nhận ý kiến các bạn để có thể bắt đầu.
nếu nó có liên quan đến bonsai thì chẳng có gì phải ngại để tìm hiểu thêm cả ,hiểu biết thêm để có thêm ý tưởng cho quá trình mần cây thì cũng nên lấm chứ
cháu sợ nhất là cầm cái cây trong tay mà trong đầu chẳng nghỉ ra được ý tưỡng nào hay ho cho cái cây phôi đó thế mới là đáng ngại

khi đã có được ý tưởng rồi thì chuyện làm sao để mần cái cây nó ra được như ý thì đối với cháu nó chẳng thể làm khó được mình , 1 này không sông thì 1 năm , 1 năm không ổn thì 5-10 năm nó cũng thành .
có nhiều bài học mà hôm nay mình học được nhưng có lẻ 5-10 nưả mới có dịp để áp dụng cũng không chừng
 

phamthanhkt

Thành viên
Trả lời: Re: Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Cháu đoán là cái thuở mới chào đời, ánh mắt trẻ thơ bắt đầu nhìn ra ngoài từ ô cửa.
Cho nên khung hình chữ nhật là quen thuộc nhất.
Là do tâm lý thị giác đó bác, bác có thể search 1 chút về từ khóa đó để tìm hiểu thêm, ví dụ hình chữ nhật nằm ngang do mắt người có xu hướng nhìn sang hai bên nhiều hơn và thuận tiện hơn so với từ trên xuống dưới nên các màn hình máy tính, tivi... phát triển chiều ngang ngày càng lớn hơn so với chiều rộng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Tạo đường nhìn

Nếu bạn có một khung chữ nhật như hình 9 dưới đây, và bảo ai đó nhìn vào đấy.
Rõ là người ta chả thấy gì ngoài mảng trắng = mắt người xem đứng yên và nhòa
đều mọi khu vực trong khung.




Nhưng chỉ cần bạn tạo một vết "bẩn" nhỏ xíu trong khung đó, bạn thấy ngay:
mắt người xem sẽ "tự động chú ý " vào vết "đậm" đó.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Hồn ở đâu bây giờ ? Phần 2 : Bố Cục và Sức Truyền Đạt

Nếu bạn tạo 2 vết "bẩn", có độ lớn khác nhau thì sao ?



Có phải mắt người xem sẽ chuyển từ vết này tới vết kia.
Nhưng mà chuyển từ vết nhỏ xuống vết lớn ?
Hay là từ vết lớn lên vết nhỏ ?
 
Top