Họa sỹ Đặng Xuân Cường: “Nghề chơi cũng lắm công phu”

midavina

Thành viên tích cực
12/03/2006 09:33
Chỉ cần một cây cảnh bán với trị giá 200 triệu đã là sự kiện và là câu chuyện để mọi người trong giới chơi cây truyền tin. Thế mà gần đây có một người đã bán một cây trị giá cả tỷ bạc. Con số có thể ghi vào Guinnes cây cảnh VN. Đó chính là họa sỹ Đặng Xuân Cường - giảng viên trường cao đẳng nhạc họa TƯ. Người đã gần 10 năm qua “bỏ rơi” hội họa để tìm đến cây cảnh.



Cuộc dạo chơi... số phận

Nhìn đám bạn bán mấy cây cảnh con con bằng cổ tay với giá 2 hoặc 3 triệu. Thấy hay hay, và nghĩ là đơn giản để có thể kiếm được tiền. Trong khi năm 1996, cuộc sống khó khăn, anh không đủ tiền đến với toan, màu, giá vẽ, anh cũng không thể kiếm tiền bằng vẽ tranh hàng chợ. Anh đành thử chơi cây.



Lúc đầu bước vào nghề chơi cây cảnh, anh cứ nhẹ và tỉnh như không. Nhìn qua có vẻ dễ kiếm được bộn tiền. Nhưng... con đường mới này (gần 10 năm) đã khiến anh có nhiều suy nghĩ và cách sống khác hẳn anh trước đó. Tính vội vàng, sốc nổi... đã được thay bằng sự kiên trì nhẫn nại. Anh rẽ sang một đời sống mới, khó khăn, vất vả, bận rộn, thư thái, hạnh phúc, thành đạt... Có lẽ trước đây, trong mơ anh cũng không nghĩ mình có được những cung bậc đó.



Bắt đầu hiểu và thể hiện được các ý tưởng của mình, anh lao vào công việc. Có nhiều người không chỉ ngạc nhiên mà cho rằng anh “dở hơi” khi mua nhiều gốc với giá 10, 20, và có thể 30 triệu và hơn thế. Những cây này, nếu không biết nhìn như anh nói, có thể vài trăm họ cũng không mua thậm chí cho cũng không đắt. Vì thế, không ít người sạt nghiệp vì mê cây, lại không có kiến thức về cây. Trước đây anh bước vào chơi cây với mong muốn kiếm được nhiều tiền. Thế mà cái ý định của anh đã bị cây cảnh làm chuyển hướng. Với anh: Nếu làm cây và sửa cây theo thị trường nhằm thu lãi và có giá là bán... chỉ là sản phẩm mỹ nghệ được sản xuất hàng loạt, ít thấy yếu tố của một tác phẩm thực sự. Và chắc chắn không có bất ngờ. Chơi cây cho mình, bất chấp quy luật đồng tiền. Cần mạnh dạn và liều mạng một chút. Có nhiều người mua cây không dám cắt, luôn bị động bởi hay tham khảo dư luận. Run. Vì có thể cắt một cành - một nhát kéo mang lại cho mình 10, thậm chí 100 triệu nhưng cũng có khi thành khúc củi, mất trắng cả trăm triệu. Bản thân mình không phải khi nào và cây nào cũng thành công. Lắm khi, mất thời gian đi tận đẩu đâu không tìm được, về lại thấy ngay trong vườn mình cây có giá trị. Lạ lắm, con người nhiều khi không nhận ra những cái giá trị hay cái chân sự việc, mà phải đổi bằng kinh nghiệm mồ hôi nước mắt và cả sự trả giá. Có được thành công đó, cũng may nhờ có kiến thức mười mấy năm học về mỹ thuật nên không phải do dự nhiều mỗi khi cầm kéo để cắt, chỉnh cây. Và cũng bởi thời gian làm việc như một người sống chỉ biết đến cây.



Mỗi ngày lại thêm... “say”

Bước qua giai đoạn lúng túng, bắt đầu có sự am hiểu về cây thì tất cả những cây anh đã mua ban đầu phải cho và tặng gần hết. Sau này, có cây cảnh đầu tiên bán được giá khá cao: 38 triệu năm 1998. Anh tự dưng thấy buồn. Tiếc. Anh cũng thật sự ngạc nhiên về mình - nhưng khi đã gắn bó với cây lâu đã có tình cảm. Anh chỉ mong giá như mình còn tiền để có thể giữ lại. Lúc đó, anh cần tiền cho quá nhiều việc, từ chỗ để cây, chăm sóc cây, mua phôi mới (cây gốc). Bởi anh đã “lún” quá sâu vào cái nghiệp chơi cây này. Lâu không được chăm sóc, không được thể hiện một tác phẩm mới anh không chịu được. Còn nhớ, năm 1998 cây anh mua đã quá tải so với ngôi nhà 100m2 của anh, không còn chỗ để, tiền đã hết mà anh luôn trong tình trạng thèm cây mới. Thấy anh bần thần ăn ngủ không yên, vợ anh tần ngần đưa cho anh chiếc dây chuyền vàng kỷ niệm của gia đình. Không suy nghĩ nhiều, anh cầm và nhắc xe ra đường. Hôm đấy “may”, đi mãi không tìm được cây nào ưng ý, đành ra về. Và giờ vẫn giữ được chiếc dây chuyền đó. Thế là nhà anh cứ hẹp dần lại, cây chắn ngõ, vây xung quanh nhà, tầng lầu khiến anh buộc phải đi thuê chỗ để cây. Nay anh có một khu vườn tại Gò Đống Đa - Hà Nội với số lượng lớn cây.



Học được tính kiên nhẫn từ cây

“Cường là một người trồng và chơi cây được. Chúng ta có trên đầu ngón tay những người biết chơi cây và được coi là được như thế”. Ông Hoàng Ngọc - một hội viên hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long. Để có được lời nhận xét “đơn giản” ấy, nghe có vẻ “dễ”, thảnh thơi và nhàn hạ, anh đã trải qua cả một quãng đường dài những bộn bề công việc, suy nghĩ. Nhiều lần yên xe máy nóng rộp, bữa ăn bằng kẹo lạc, kẹo bột đã giúp anh rong ruổi khắp các tỉnh của đất nước. Hễ nghe ngóng nơi nào có cây đẹp là lại khăn gói lên đường. Nhìn nước da rám nắng của anh, nhìn quãng đường mà anh đã trải qua, và cả những thành quả... khó ai có thể nói về những được và mất từ anh. Thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự ủng hộ của người thân... thực sự là những điều kiện cần để anh có thể thỏa sức sáng tạo. Từ những công việc nặng nhất, bưng bê, đến sự kiên nhẫn chọn cây, chờ đợi cho cây nảy mầm (nhiều lần chủ nhân phải mắc màn cho cây chống... bị ăn mầm), phát triển... Sự chờ đợi và chờ đợi đã rèn luyện cho anh tính kiên trì, điềm đạm và hy vọng. Cái thú ngắm cây, sự chuyển động chậm, bất ngờ bật ra một cái mầm, thật sung sướng. Không dễ có được ngay cảm giác thích thú đó. Chỉ khi nào tình cảm bén dần, trở nên gắn bó anh mới ngộ ra rằng: có một sợi dây vô hình gắn bó giữa người và cây. Cây cũng mang trong mình một sự sống. Cây có giá trị hay không là ở cái hồn của tác phẩm, sự tinh tế, ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong nó. Để có được điều đó, theo anh, cần hiểu cội nguồn, hiểu các thế cây của cha ông truyền lại.



Và giờ đây sau tất cả những lo toan thường nhật và cả các cung bậc tình cảm, anh lại vẽ. Mới đây anh cũng có một tác phẩm được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Dẫu anh ý thức về cuộc chơi của mình, tạm dừng để quay về nghiệp chính là hội họa... Nhưng đến lúc này, khó mà nói được cái nghề gì sẽ chiếm nhiều thời gian, tình cảm của anh... Bởi trong anh niềm khát khao tạo dựng về một thế cây của Hà Nội còn đau đáu. “Mình đã tốn nhiều thời gian để sưu tầm sách nghiên cứu về văn hóa Hà Nội. Muốn cây thế của Hà Nội phải mang dáng dấp của văn hóa Hà Nội, người Hà Nội”...



HNM

 

welbinh

Thành viên mới
nghe bạn nói mà thấy mê. nhưng để có được thành quả đó công sức bỏ ra không nhỏ.đúng là bây giờ có nhiều người chuyển qua kinh doanh hoa va cây cảnh. một lĩnh vực kinh doanh còn rất mới và đâỳ khổ cực.
 

midavina

Thành viên tích cực
Cực thiệt nhưng vui.Có điều cây bây giờ giá cao quá khó mua, chỉ còn cách trồng từ cây con và chờ khoảng 5 - 10 năm thôi .U20 như bọn mình mà lo gì, đến khi u30 là có cây tha hồ chơi.
 

welbinh

Thành viên mới
bạn thật lạc quan. nhưng theo mình chỉ khoảng 5 đến 10 năm thì còn quá ngắn, chứ có nhiều người chờ đến 20 đến 30 năm đó. phải nói cây càng lâu giá trị càng cao phải không?
 
G

gatre

Guest
khong biet ong CUONG da mat bao nhieu ti de co cay ban tien ti vay?
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Anh Cường họa sĩ này có cây mâm xôi con gà năm 2006 ban cho Quí Trôi 950t Đầu năm 2008 Quí bán lai cho Thành vàng ở Việt Trì 5.6 tỷ tháng 7 vừa rồi Thành đem cây đó xuống triển lãm ở thành phố Vĩnh Yên có người trả 1.2 triêu USD mà còn chưa bán đấy.
 

NaTuan

Quản Lý Viên
minh co cay xuong ca lua 1 ben chac 1 thang nua post len cho anh em xem ho co duoc 100trieu ko vay,day la cay doc nhat luon.
 

bomlyluan

Thành viên
Trả lời: Họa sỹ Đặng Xuân Cường: “Nghề chơi cũng lắm công phu”

Ah, đây có phải bác Cường họa sỹ có cây "Nghênh Phong" ở triển lãm cây cảnh Thăng Long hôm mùng 8 vừa rùi ko nhỉ? Nghe nói cây này bác Cường Họa Sỹ phát giá tới 2 triệu USD!!! Khủng quá!!!:D
 

minhhunggh

Thành viên
Trả lời: Họa sỹ Đặng Xuân Cường: “Nghề chơi cũng lắm công phu”

Ah, đây có phải bác Cường họa sỹ có cây "Nghênh Phong" ở triển lãm cây cảnh Thăng Long hôm mùng 8 vừa rùi ko nhỉ? Nghe nói cây này bác Cường Họa Sỹ phát giá tới 2 triệu USD!!! Khủng quá!!!:D
Bác nào có ảnh cây "nghinh phong" này có thể post lên đây cho mội người chiêm ngưỡng và học tập với.
 

bsthanh

Thành viên
Trả lời: Họa sỹ Đặng Xuân Cường: “Nghề chơi cũng lắm công phu”

các bác cho em hỏi nhé: Thực sự cái ông Cường này làm nghề gì? Buôn cây cảnh tiền tỷ hay là họa sỹ nhỉ? Nghĩ cũng thấy hơi buồn cho Nhà trường đã đào tạo
chỉ nghĩ vậy thôi, mong các bác bỏ quá cho.
 
Top