Giao lưu chậu Mini Độc sắc

DONGGIANG

Thành viên
Theo cảm nhận của mình đây là chậu độc sắc cây mai : Cao 10.5cm , Ngang phủ bì 15cm , lọt lòng 12cm . lành tít





* Lưu ý : Hãy xem xét kỷ trước khi liên hệ mua : 0902.378.377 . cám ơn .
 

centimet

Quản lý mới
Theo cảm nhận của mình đây là chậu độc sắc cây mai : Cao 10.5cm , Ngang phủ bì 15cm , lọt lòng 12cm . lành tít





* Lưu ý : Hãy xem xét kỷ trước khi liên hệ mua : 0902.378.377 . cám ơn .


hình ảnh đầy đủ . đúng nội qui của chuyên mục. Rất cám ơn anh!

Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm định tuổi về cặp chậu này?


Chúc Đông ka giao lưu nhanh

Cung kính
Centimet
 

DONGGIANG

Thành viên
Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm định tuổi về cặp chậu này?
Cám ơn Mod Centimet đã gợi ý . Theo hiểu biết của bản thân mình thì dòng gốm cây mai ( Gốm Sài Gòn xưa ) ra đời giữa thế kỷ 18 & phát triển đến đầu TK20 & chia làm 03 giai đoạn :
* Giai đoạn 1 : giai đoạn đầu sx chủ yếu là đồ gia dụng : Lu , hủ , vịm .... một số chậu tròn lớn. đôn nhưng chù yếu là đắp nổi

* Giai đoạn 2 : giai đoạn từ giữa thế kỉ 19 - cuối TK 19 SX các loại đồ không tráng men , các đồ men vàng , men nâu ...các loại chậu tròn , lục giác ... với các hoa văn Bát tiên , tùng lộc , mai điểu .... Chậu chủ yếu phát triển ở giai đoạn này ( Không có chậu Mini )...


* Giai đoạn 3 : Cuối thế kỷ 19 đến đầu TK 20 : SX chủ yếu : bát , dĩa ,ấm , bình rượu , lư hương ,thố ... lúc này ngoài men đặt trưng ( Trắng , xanh ngọc ... ) còn có men lam ( Tím ) ....


Dựa vào các yếu tố trên mình nghỉ 02 chậu ( lư hương đục làm chậu ) trên được làm ra khoảng thời gian cuối TK 19 & đầu TK 20
Đó là hiểu biết của Mình mong Anh Em trao đổi thêm nhằm học hỏi .
 

hoangnguyentg

Thành viên
* Giai đoạn 3 : Cuối thế kỷ 19 đến đầu TK 20 : SX chủ yếu : bát , dĩa ,ấm , bình rượu , lư hương ,thố ... lúc này ngoài men đặt trưng ( Trắng , xanh ngọc ... ) còn có men lam ( Tím ) ....


Dựa vào các yếu tố trên mình nghỉ 02 chậu ( lư hương đục làm chậu ) trên được làm ra khoảng thời gian cuối TK 19 & đầu TK 20
Đó là hiểu biết của Mình mong Anh Em trao đổi thêm nhằm học hỏi .
E xin giơ tay phát biểu ý kiến 8-}
Theo e được biết thì giai đoạn đầu của gốm Cây Mai vẫn có men tím lam (men lam ta chứ không phải lam Nhật mà sau này các lò Lái Thiêu sử dụng) nhưng vì loại men này rấy quý và mắc nên họ "hơi tiết kiệm" khi sử dụng men này, đặc biệt là trên chậu thì bị "hao" nhiều men ạ!:D Nhưng vẫn có những chậu Cây Mai men lam tuy rất hiếm, cá nhân e mới chỉ biết được 1 vài cái chậu men lam chuẩn Cây Mai (chú yếu là loại chậu bát giác)!
E xin hết bài phát biểu dài dòng mà k biết có tới đâu k..! Các bác có gì cứ phán tẹ ga, e xin tiếp thu ạ!:)>-
 

DONGGIANG

Thành viên
Vâng ! Đúng men lam lúc đầu không phổ biến chỉ dành để điểm tô ( Điểm nhấn ) . Đến giai đoạn 3 mới là màu nền ( Màu men đặt trưng ) .
 

hohoangtuan

Thành viên
Kính chào các Anh!
Về lịch sử gốm Cây Mai hiện tại chưa thấy tư liệu nào có sức thuyết phục về thời điểm hình thành!Được biết gốm Cây mai phát triển, nở rộ vào khoảng giữa thế kỷ 19 đến những năm đầu thế kỷ 20 thì suy tàn!
Về màu thì có loại chỉ là đất nung, hoặc đất nung quét sơn rất mộc mạc (như những tượng thờ, mẽ lu, chén....), thường loại này tạm gọi thời kỳ đầu và rất sâu tuổi!
Ngoài ra còn có dòng hắc dú (tạm hiểu cốt đất có men ) như những lu, chậu, chóe... màu da lươn, màu đen, da bò....
Dòng bạch vụ (tạm hiểu cốt đất trắng và có men trắng xanh và men màu ngũ sắc) như bây giờ gọi là đồ xanh trắng Sài Gòn xưa thường là các sp như bình hoa, chén, dĩa.....
Dòng thanh dú hiểu nôm na như dòng độc sắc Quảng đông, hoặc phối nhiều màu với các màu chủ lực trắng, xanh, vàng...
ý cá nhân có vài lời!Xin nhận được ý kiến góp ý!
Trân trọng kính chào!
 
Top