GIÁM KHẢO HAY “ DÁM KHỔ”

kid_chuot

Thành viên
(Trích bài viết của TG: Ngô Thành Phát)

Cứ mỗi lần tết đến, các địa phương đều tổ chức Hội Hoa Xuân, trong đó có bộ môn Bonsai. Đây là bộ môn nghệ thuật, được quần chúng và người chơi kiểng hoan nghênh. Nhưng lại ít người hiểu về nó vì bộ môn này ở nước ta còn quá non trẻ.
Tiêu chuẩn chấm thi Bonsai được ban tổ chức đưa ra là:
1. Tổng thể: 30 điểm
2. Chi tiết:
- Gốc, rễ: 15 đ
- Thân : 15đ
- Cành nhánh: 15đ
- Lá : 05đ
3. Cổ lão: 10đ
4. Chủng loại: 10đ
Tổng cộng: 100đ

Như vậy, khi thấy ban giám khảo đi lướt qua lượt đầu tiên, nhìn vẻ đẹp toàn diện của các tác phẩm Bonsai (chậu và cây phải cân đối hài hòa) ông ta gật đầu, cầm viết ghi vào sổ, kể như tác phẩm đó lọt vào vòng 2.
Các vị giám khảo nên nhớ rằng mỗi bước đi, mỗi cử chỉ của các vị đều có hàng trăm cặp mắt theo dõi để xem quý vị nghĩ gì, làm gì và tác phẩm dự thi của họ có được điểm cao hay không.
Đây là một điểm tâm lý bị ức chế đối với người dự thi, vì họ quá đặt niềm tin vào tác phẩm của mình và đặt quá cao danh dự, lòng tự hào vào cuộc chơi.
Qua kết quả được công bố, tấm thẻ ghi giải được treo tòn ten trên tác phẩm đạt giải, thì đều gì sẽ xảy ra? Niềm vui, nỗi buồn và đau khổ dâng lên từ mọi phía.
Người đạt giải thì vui cười hể hả, nhiều khi họ cũng chẳng biết vì sao được đăng quang, còn người thua cuộc ấm ức bực dọc buồn tức vì cho rằng tác phẩm đẹp nhất của mình tại sao bị đánh rớt.
Trong hơn 200 tác phẩm của hơn 30 nghệ nhân dự thi, chỉ độ hơn 10 vị đạt giải là vui còn bao nhiêu là buồn.
Tôi nghĩ cuộc chơi thì phải vui chứ sao lại buồn? Vậy thì phải hỏi mấy vị giám khảo cho ra lẽ mới đựơc.
Đi tìm mấy ổng hoài mà không thấy.
Hỏi ra mới biết, chấm thi xong, sợ bạn bè chửi vì không được giải nên phải trốn. Các ông có thể tùy điều kiện kinh tế và thời gian của mình mà đi Điều lịch hoặc đóng kín cửa lại nằm nhà (nhưng chắc không ngủ được!)
Tôi vào cửa sau mới gặp được một ông.
Bị tôi cật vấn mãi ông ta mới thú thiệt:” vừa rồi tôi chấm thi ở tỉnh bạn. Khi đi qua dãi Bonsai lớn có cây sam và cây phi lao có dáng tổng thể quá đẹp, tôi có đi vài vòng nửa để xem nhưng không có cây nào trội hơn chúng. Khi chấm đến vòng hai, phần chi tiết, thì cây sam có môt khuyết điểm là: quấn kẽm ở phần ngọn. Tôi đã trừ điểm.
Sau khi cộng điểm của tôi với ba ông bạn: cây phi lao nhất, cây sam nhì. Một ông bạn chấm chung hỏi: sao cây sam còn kẽm không trừ điểm? Tôi nói: Trừ rồi, nhưng so với cây khác nó vẫn trội hơn, nhất là phần tổng thể không thể loại được. Xét về tương lai, chỉ 4 tháng nửa, các chi ở tàn ngon của cây sam cứng cáp thì nó là vô địch, còn các chi ở cây khác 4 năm nửa cũng vậy thôi, nếu dự thi cũng không thể có giải cao được. Tôi có ông bạn thân dự thi trong nhóm kiểng này nhưng tôi không chấm ông ta có điểm cac vì kiểng của ông ta không có gì vượt trội, tôi không thể làm trái được, cho nên mấy hôm nay tôi không muốn ra khỏi nhà”.
Oâng bạn đứng bên cũng nói: “ Tôi cũng vậy. Tết rồi tôi chấm thi ở một địa phương nọ. Có một ông bạn thân mua một cây Du từ Trung Quốc về cũng đem dự thi. Cây có dáng đẹp nhưng tiên không chê vào đâu được. Khi chấm đến vòng 2 thì cây du phạm một lỗi quá nặng: có 2 chi dưới mọc đối xứng nhau (xương cá) nên buộc lòng tôi phải loại. Kể từ đó tình bạn giữa ông ấy và tôi cũng mất luôn”
Qua câu chuyện có thật trên ta thấy rằng: có những lỗi nhẹ (như quấn kẽm) ta nên trừ điểm, có những lỗi nặng (như xương cá) ta nên loại.
Cái hay, cái khéo của người cầm cân nẩy mực là ở chỗ đó, chớ không phải hễ cây nào có lỗi cũng đều bị loại cả!
Trường hợp này, tôi đề nghị Ban giám khảo nên ghi vào sách “ Luật thi Bonsai” đàng hoàng và phổ biến cho cái giới cho kiểng đều rõ, chớ không thì Hội Hoa Xuân năm nào tổ chức ở đâu cũng có sự tranh cãi về điểm này.
Nghệ nhân Đinh Văn Mạnh nói về:” Nhiệm vụ của Ban giám khảo” có đoạn “ Ban giám khảo và Ban tổ chức hội nên kết hợp trong việc xác định lạ kết quả của hội thi, tháo gỡ các vướn mắc giữa hai bên và giải đáp các khiếu nại của nghệ nhân. Nơi đó có kết quả tốt” sau khi tấm màn nhung của Hội Hoa Xuân vừa khép lại, các nghệ nhân đạt giải thì vui vẻ còn những người “ thua cuộc” thì tụ hợp phê bình chỉ trích Ban giám khảo và Ban Tổ Chức. Nào là Ban Giám Khảo thiên vị, bất công, chấm sai, Ban tổ chức thì tráo giả thưởng, thêm bớt giải thưởng hoặc 2,3 ngày sau mới trao giải…
Mùa xuân năm sau lại về. Và cảnh tranh cãi trên lại tiếp diễn…
Bây giờ tôi mới hiểu rằng, sau cuộc chơi nào cũng phảng phất niềm vui và nỗi buồn. Hèn chi mà mấy vị Giám Khảo chấm xong không dám tìm đến bạn bè đã từng chơi kiểng với mình.
Tôi tự hỏi: tại sao chúng ta lại đặt tình bạn trên một tấm huy chương nhỏ bé trong cuộc chơi? Đặt ra huy chương là mục đích để chúng ta cố gắng trao dồi tài nghệ làm đẹp cho đời, cho cuộc sống tiến tới chân – thiện – mỹ, được hay thua ta điều đến đích cả.

Xét cho cùng, giám khảo cũng chỉ là người chơi kiểng nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, có óc nhận xét chính xác và nhất là tính không thiên vị nên được nghệ nhân tâm phục khẩu phục hoàn toàn ( vì nghệ nhân ai cũng giỏi cả). Các ông chẳng qua chỉ là người đi trước, chưa qua một trường lớp đào tạo giám khảo chính quy và chưa có cơ quan nào cấp bằng giám khảo cho các ông. Đã đến lúc Ban Tổ Chức cuộc thi, Ban Giám Khảo cùng các nghệ nhân chơi kiểng nên ngồi lại với nhau thảo luận để tìm một luật chung cho cuộc chơi được lành mạnh và trong sáng.
Không thể vì một cuộc chơi, hay đúng hơn vì một bộ môn nghệ thuật mang nặng bản sắc văn hóa mà chúng ta mỗi ngày lại các xa nhau.
 

loc1959

Thành viên mới
Có nhiều cha giám khảo ở TP HCM về tỉnh làm giám khảo,chả biết làm gì làm chiếu lệ để lấy bao thư
 
Top