Hôm rày tôi vẫn đọc bài viết này nhưng vì tôi hơi bận nên chưa đọc kỷ và nay xin đưa thêm vài ý kiến rồi sẽ gắn chủ đề chú ý:
- Lưu ý đây là chất trồng của đa số anh em vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10 năm gần đây. Người Bến Tre vào thời điểm bắt đầu chạy chỉ xơ dừa bán ra nước ngoài thì chất thải là bụi dừa trở thành nguồn ô nhiễm nặng. Anh em Cái Mơn những người sản xuất cây giống cây ăn trái nhận thấy cây trồng rất nhanh ra rể trong những đống bụi dừa, họ dùng trồng thử trong bọc các cây ăn trái con như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm thì thấy phát triển rể rất tốt, bọn làm cây kiểng bọn tôi lại bắt chước họ, cứ thế mà bụi dừa trở thành thành phần không thể thiếu trong các hổn hợp trồng cây.
Với cây mai nếu cây mạnh phát triển nhanh thì bụi dừa là chất trồng tuyệt vời nhưng với cây yếu, cây suy chúng ta sẽ gặp 1 vòng lẩn quẩn: cây không ra nhiều rể cám để hút nước, bụi dừa sẽ giử nước nhiều, nhanh phân hủy và khi chất trồng phân hủy thì cây lại càng khó ra rể
Nước tưới của anh em miền Tây là nước sông Cửu Long, trong nước có nhiều hạt phù sa nhỏ vô tình chúng ta đã bón vào chậu mai mổi ngày 1 ít dưởng chất cho cây, anh em vùng khác dùng nước giếng, nước thủy cục để tưới khi dùng chất trồng này nên lưu ý đến độ PH của nước và chất trồng, khi cây đã ra rể mạnh thỉnh thoảng nên bổ sung thêm đất thịt mổi lần 1 lượng ít
- Về chất đất để trộn vào, đất có nhiều loại: đất cát, cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất sét, đất sét nặng,.... Anh em lưu ý nên dùng đất thịt nhẹ, nếu lấy đất ruộng như bạn Luân hướng dẩn nên chất đống lại nhờ trời mưa và ta nên tưới thường để rửa bớt đi phần keo đất sẽ làm chất trồng bết lại và mất đi tính thoáng khí cho bộ rể cây, hay nhất là dùng đất mặt bờ đã được rửa trôi phần nhiều keo đất. Anh em miền Đông xin thử nghiệm hộ khi dùng đất đỏ ( nhớ cũng lưu ý chọn chổ đất gò cao ở đó đất đã bị mưa rửa trôi phần nào keo đất)