Cách trồng hoa Đỗ Quyên theo khí hậu tại TP HCM

lnvinh

Super Moderator
Không ít người ngất ngây trước vẻ đẹp của Hoa Đỗ Quyên hay mua những chậu hoa Đỗ Quyên lá nhỏ được bán rất nhiều nhất là trong dịp tết, tuy nhiên cứ mỗi lần mua về là chỉ chơi được 1 lần hoa rồi sau đó cây cũng tàn theo hoa luôn, ban đầu tưởng là hoa Đỗ Quyên không thể sống được ở khí hậu nhiệt đới nên sau khi hoa tàn xong cứ để cây sống như vậy theo kiểu hên sui có cây chết ngay, có cây cũng sống nhưng èo èo uột uột và không ra hoa hoặc có cây may mắn hơn thì ra lác đác được vài hoa nhưng cũng trong tình trạng sống dở chết dở.
Thực tế sau khi thử nghiệm cách trồng thì thấy loại Đỗ Quyên lá nhỏ có thể sống tốt và cho hoa được tại khí hậu Tp. HCM, đây là cây Đỗ Quyên đã được trồng tại TP HCM 4 năm vẫn mọc rất sung mãn và cho hoa rất nhiều:

Nguyên nhân chính làm cây bị suy yếu và không sống được chính là do đất trồng chứ không phải do khí hậu. Do chất trồng của cây khi bán chỉ bao gồm đất rất tơi xốp nên khi chơi hoa xong cây không còn đủ dinh dưỡng để sống tốt được, nên sau khi chơi hoa mấy ngày tết xong ta nên thay cho cây bằng loại đất nhiều đất thịt trộn với tro trấu, xơ dừa. Hàng tháng bón phân hữu cơ đậm đặc + bánh dầu + lân thì cây có thể sống tốt và ra hoa nhiều như những cây khác được.
 

minhnhutBT

Thành viên mới
Thưa anh ta nên thay hết hay bao nhieu % chất trồng vậy anh , về ánh sáng ta che như thế nào ?
 

lnvinh

Super Moderator
Thưa anh ta nên thay hết hay bao nhieu % chất trồng vậy anh , về ánh sáng ta che như thế nào ?
Bỏ hết đất trồng chỉ giữ lại bầu rễ, cây để nắng 100% như cây bình thường nhen bạn.
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Anh cũng đã từng giử Đỗ Quyên chơi được mấy năm đó Vinh, nhưng ở miền Nam thời tiết nóng nên cây ra hoa liên tục, nuôi mải mà chẳng thấy lớn.
 

hungdesign

Thành viên
Cảm ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm. Cho hỏi thêm chút:

- Sau Tết, khi thay đất trồng có cần phải ngắt hết bông và bấm ngọn tỉa bớt ngọn và lá không?
- Giữ lại bầu rễ có nghĩa là rũ hết đất cũ, chỉ để lại phần rễ và có cần cắt bớt rễ không?
- Làm thế nào để cây có thể trổ bông đúng dịp Tết?

Xin được chỉ giáo.
Cảm ơn!
 

lnvinh

Super Moderator
Cảm ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm. Cho hỏi thêm chút:

- Sau Tết, khi thay đất trồng có cần phải ngắt hết bông và bấm ngọn tỉa bớt ngọn và lá không?
- Giữ lại bầu rễ có nghĩa là rũ hết đất cũ, chỉ để lại phần rễ và có cần cắt bớt rễ không?
- Làm thế nào để cây có thể trổ bông đúng dịp Tết?

Xin được chỉ giáo.
Cảm ơn!
Anh tham khảo nhen:

- Sau Tết, khi thay đất trồng có cần phải ngắt hết bông và bấm ngọn tỉa bớt ngọn và lá không? Ngắt bông và tỉa ngọn luôn anh.
- Giữ lại bầu rễ có nghĩa là rũ hết đất cũ, chỉ để lại phần rễ và có cần cắt bớt rễ không? Không rũ mà cắt toàn bộ bầu đất của bộ rễ cho nhỏ lại.
- Làm thế nào để cây có thể trổ bông đúng dịp Tết? bình thường là bón phân 1 tháng/lần, gần tết 2 tháng thì ngưng hẳn 1 tháng đến khi còn 1 tháng nữa tết thì bón phân bánh dầu và lân vào cho cây
 

hungdesign

Thành viên
Cảm ơn anh Vinh về topic bổ ích này. Do rất yêu và thích loài Đỗ Quyên nên sưu tầm thêm được một số kinh nghiệm hay trên mạng. Xin phép anh Vinh được post trong topic của anh để chia sẻ cùng mọi người. Hy vọng Xuân năm nay bà con ai cũng có được chậu Đỗ Quyên chơi Tết.

Kỹ thuật trồng hoa Đỗ quyên

1. Chọn và nhân giống Đỗ quyên.
Trên thị trường đang sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ quyên Bỉ. Đây là giống có hoa đẹp, màu sắc đa dạng, dễ trồng và nhân giống.
Có 3 phương pháp phổ biến dùng để nhân giống hoa Đỗ quyên là: Giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 - 5 còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt.

2. Kỹ thuật làm đất.
Đất trồng hoa Đỗ quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 - 5 là phù hợp nhất.
Cách pha trộn đất trồng hoa Đỗ quyên: Lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + 1 phần lá rụng + 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn theo công thức: 3 phần đất tầng mặt + 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong 1 - 2 năm. Chú ý, phải để phân ủ trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, trước khi dùng thì phải loại bỏ tạp chất.

3. Kỹ thuật chăm sóc.

3.1 Kỹ thuật thay chậu:

Thay chậu với hoa Đỗ quyên là việc làm cần thiết. Cây hoa Đỗ quyên cần được thay chậu trong các trường hợp sau: Chuyển cây từ ngoài đất vào chậu. Thứ 2 là cây con lớn, bộ rễ đầy chậu đáy chậu có rễ ra ngoài. Cũng cần phải thay chậu sau khi đã trồng cây được 2-3 năm, dinh dưỡng trong chậu đã hết. Có thể tiến hành thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (trước khi hoa đã tàn hoặc trước khi cây vào nụ). Khi thay chậu thì nên chọn các loại chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với tuổi cây. Khi thay chậu cần chú ý bỏ hết đất cũ, cắt bỏ rễ xấu. Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước, nếu thay vào vụ thì cần chú ý giữ ẩm cho cây trong vụ đông.

3.2 Kỹ thuật tưới nước:
Cây Đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu được ngập úng lâu. Nếu hạn quá hoặc úng quá đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.
Nước dùng tưới cho Đỗ quyên tốt nhất là nước tự nhiên, sau đó là nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua cho nước tưới ta có thể cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.
Nên dùng nước và nước phân thay nhau tưới cho Đỗ quyên.

3.3 Kỹ thuật bón phân
Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn, chính vì vậy cần chú ý khi bón phân. Nếu bón nhiều phân quá, bón phân quá đặc thì còn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để có hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của các nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng.
Thông thường chỉ bón phân với các cây từ 2 năm tuổi trở lên. Đối với cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, cứ 10-15 ngày bón một lần phân loãng. Đối với cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân, đến khi tàn, cây mọc cành mới có thể bón nước phân loãng.

Một số chú ý khi bón phân:
- Không nên bón nhiều phân vào mùa hè để tránh vàng lá, rụng lá.
- Nếu mùa hè, cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thực thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) để thúc đẩy ra nụ hoa.
- Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo.
- Sau mùa đông không cần bón phân.

4. Phòng trừ sâu hại:
- Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu trên hoa. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng các loại thuốc như DDVP 0,1% để phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.
- Rệp ống: Gây hại trên lá, cành non và hoa. Đối với loại này cần chú ý đến việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
- Nhện râu ngắn: Loại nhện này gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
- Bệnh thối rễ: Bệnh làm cho cây khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
- Bệnh đốm nâu: Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây Đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boođo 1% để trừ bệnh.
- Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.

(Theo báo điện tử Vĩnh Phúc)
 

vuthelucpro

Thành viên
Anh Vinh cho em hỏi, khí hậu ngoài Bắc có trồng đỗ quyên được không ạ. 100% nắng hay để trong bóng râm hả anh
 

Gì Nhỉ

Thành viên
Anh Vinh cho em hỏi, khí hậu ngoài Bắc có trồng đỗ quyên được không ạ. 100% nắng hay để trong bóng râm hả anh
Đây cũng là câu hỏi em muốn hỏi anh Vinh và mọi người, em cũng có trồng mấy cây nhưng phát triển kém chỉ lác đác vài bông hoa và cây héo dần rồi chết.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Tôi củng có một ít kinh nghiệm về cây Đổ quyên, xin được đóng góp thêm.
Thông thường nên tỉa cành vào sau vụ bông (bên Mỹ nơi tôi ngụ thì vào tháng 5 hoặc tháng 6) không nên tỉa quá muộn vì cây bắt đầu có nụ hoa vào khoảng tháng 7 nếu tỉa cành và nhánh quá trể thì năm sau sẽ không có hoặc có rất ít bông (hoa). Nếu cắt cành to thì phải bôi keo (cutting paste) chổ cắt (nếu vết cắt to) để tránh mất nhựa và tránh nhiểm. Các nhánh bị cắt nếu là nhánh trụi (không có lá) thường hay có hiện tượng "die back" (đầu nhánh nơi bị cắt sẽ bị khô và chết) nên khi cắt phải trừ hao vài cm ví dụ ta muốn chừa nhánh còn lại là 10cm thì phải cộng thêm 2 hoặc 3cm.
Khia tỉa cây nên nhớ là Đổ quyên phát triển rất yếu ở phần đọt do đó phải tỉa phần dưới gốc nhiều hơn phần đọt.
Nhớ đến đâu nói đến đo bạn nào có thắc mắc xin cứ nêu câu hỏi tôi sẽ cố gắng trả lời theo sự hiểu biết của tôi, và nếu cần sẽ tra thêm tài liệu
 

dauhongphuong

Thành viên mới
Em cũng mê giống này lắm, em có tham khảo một số tài liệu nhưng mua cây về trồng mà cây sống rất yếu vậy bác nào có kinh nghiệm hay tài liệu chi tiết (đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm, phân bón, PH..vv )thì chia sẻ cho em với, và với khí hậu của Nghệ An. Thank
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Cảm ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm. Cho hỏi thêm chút:

- Sau Tết, khi thay đất trồng có cần phải ngắt hết bông và bấm ngọn tỉa bớt ngọn và lá không?
- Giữ lại bầu rễ có nghĩa là rũ hết đất cũ, chỉ để lại phần rễ và có cần cắt bớt rễ không?
- Làm thế nào để cây có thể trổ bông đúng dịp Tết?

Xin được chỉ giáo.
Cảm ơn!
Đây là cách tôi cắt rễ cây Đq từ phôi sau mùa bông









 

longga

Thành viên tích cực
Trả lời: Cách trồng hoa Đỗ Quyên theo khí hậu tại TP HCM(tác giả LnVinh)

mới sưu tầm thêm, anh em nghiên cứu thêm nhé
Đặc điểm sinh trưởng
Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.
Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, đến sự ra chồi hoa, nụ hoa và khống chế sự ra hoa.
Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.
Nước – Độ ẩm:
Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây . Vì vậy, phải nắm chính xác chất lượng nước của địa phương để xem có cần thiết phải xử lý nước hay không.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên.Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%. Ở các vùng núi cao và ven biển, độ ẩm không khí lớn, Đỗ quyên sinh trưởng rất tốt. Với Đỗ quyên trồng chậu, để thỏa mãn nhu cầu, cần tạo điều kiện môi trường có độ ẩm thích hợp.
Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng nhu cầu về phân bón khác nhau. Cây 4-5 năm thì mỗi lần bón 10-20g/cây; cây 6-7 năm thì mỗi lần bón 20-40g/cây.
Kĩ thuật trồng, chăm sóc
Chọn chậu: Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng. Đỗ quyên là loài mọc cạn vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao.
Trồng chậu: Dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2-3cm. Đổ đất vào khoảng 1/2-2/3 chậu và chuyển cây vào chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ . Thường 2 năm thay chậu 1lần, trước khi thay phải tưới nước trước 1-2 ngày để chậu và đất rời nhau. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ để xúc tiến ra rễ mới, cắt bớt cành để điều chỉnh cân bằng của lá và rễ.
Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.
Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.
Điều chỉnh thời kỳ ra hoa:
Điều kiện ra hoa: Ánh sáng và nhiệt độ: ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày. Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.
Phương pháp xử lý: Để hoa nở sớm: tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…
Một số sâu bệnh hại thường gặp
•Bệnh thối rễ:
- Nguyên nhân: do quản lý nước và phân không thoả đáng, như phân quá nhiều, nước ẩm quá lâu làm cho cây con bị chết.
- Biểu hiện: lá chuyển vàng, một phần lá rụng, lá mới, chồi non cành không bóng, dần dần héo.
- Phòng trừ: Rửa sạch rễ, rồi cắt bớt rễ và cành lá. Sau đó rửa sạch chậu và thay đất mới, rồi trồng cây lại. Tưới nước cho cây và để nơi khô mát nuôi dưỡng.
•Bệnh phồng lá:
- Nguyên nhân: thường do nấm gây ra.
- Biểu hiện: trên lá non có các đốm phồng đỏ, mặt sau lá lồi lên.
- Phòng trừ: thực hiện chế độ kiểm dịch, cải thiện điều kiện thoáng gió xung quanh, tăng độ chiếu sáng và bón phân hợp lý. Phải kết hợp tỉa cành với xới xáo để nâng cao sức sinh trưởng của cây.
•Bệnh rỉ sắt:
- Biểu hiện: trên cả 2 mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng, nâu hoặc nâu vàng, đường kính 2-6mm.
- Phòng trừ: khử trùng các xác cây bệnh, lấy các cành lá rụng đốt đi. Sử dụng các loại thuốc hợp chất lưu huỳnh, vôi để giảm nhẹ tình hình bệnh.
•Bệnh phấn trắng:
-Nguyên nhân: cây dễ bị bệnh khi trong mùa sinh trưởng mà điều kiện thông gió kém, thiếu ánh sáng.
-- Biểu hiện: trên lá, cành non và hoa có các đốm tròn mất màu và trên lá xuất hiện các bột màu trắng.
-Phòng trừ: trong mùa phát bệnh có thể dùng Benlate 0,1% cách 7 ngày phun một lần, phun 3 lần là khỏi.
•Rệp sáp:
- Biểu hiện: xuất hiện trên lá và cành non với thân trắng sáp hiện rõ trên mặt lá, dễ phát sinh ở những nơi điều kiện không thông gió.
- Phòng trừ: phun cồn hoặc nước rửa sạch.
•Nhện đỏ:
-Biểu hiện: mặt sau lá hình thành các đốm nhỏ màu nâu hoặc cả lá màu nâu.
-- Phòng trừ: phun hợp chất lưu huỳnh – vôi để tiêu diệt, kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại. Cắt bỏ cành bị bệnh, phun thuốc diệt nhện. Lợi dụng các loài thiên địch như bọ rùa, chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong ký sinh.
 
Top