cây rừng, những điều cần lưu ý

maivinhhy

Quản lý mới
Cách 2 vả 3 làm không ổn đâu anh ơi. Nếu làm không khéo, động gốc, cây chết ngay. Mà bây giờ e mới biết cái vụ này. Em để cây trong bóng cây và tưới mỗi ngày một lần mà nó vẫn sống đâm chồi tốt.
Làm mạnh để động gốc thì chết chắc rồi, phải là ngay từ khi mới trồng, lúc tháo thì phải khéo và nhẹ nhàng
Cũng còn tùy theo thời tiết và mùa của từng nơi : có thể khô, nóng, gió mạnh, hoặc thói quen của từng người
 

nguyenminhtung123

Thành viên mới
em ở ngoài bắc, vùng trung du, nhà ông nội có 4 cây chè to bằng bắp tay, dáng tuyệt đẹp,đang định đánh về đúng dịp xuân này. Em có mấy điều mún hoải bác tẹo:
+ cây chè này thuộc loại rễ cọc nên em định về cắt rễ cái của nó(to khủng) trước 2 tuần rồi đánh về. mà sau khi cắt rễ có nên cho lun vào đây thuốc kích rễ không bác nhỉ;
+ khi mang cây về em có phải vặt hết lá nó đi không tại cây chè này mấy chục năm nay ông bà em cứ vặt búp lấy uống nên nó chùn rất tự nhiên và gốc mới to vậy; Thanx bác nhìu nhìu
 

bigbabol

Moderator
em ở ngoài bắc, vùng trung du, nhà ông nội có 4 cây chè to bằng bắp tay, dáng tuyệt đẹp,đang định đánh về đúng dịp xuân này. Em có mấy điều mún hoải bác tẹo:
+ cây chè này thuộc loại rễ cọc nên em định về cắt rễ cái của nó(to khủng) trước 2 tuần rồi đánh về. mà sau khi cắt rễ có nên cho lun vào đây thuốc kích rễ không bác nhỉ;
+ khi mang cây về em có phải vặt hết lá nó đi không tại cây chè này mấy chục năm nay ông bà em cứ vặt búp lấy uống nên nó chùn rất tự nhiên và gốc mới to vậy; Thanx bác nhìu nhìu
bạn có thể đánh gốc nó một lần luôn( cắt rễ cọc rồi bứng luôn), bạn nên bỏ hết lá và một số cành không cần thiết cũng như thu ngắn lại độ dài cành cho cây đỡ mất sức nha bạn., nếu có thể bạn có thể cho thêm thuốc kích rễ nhưng nồng độ thấp thôi nha bạn
 

pro_hacker_invn

Thành viên
em có một thắc mắc là khi cắt rễ thì máu nó chảy từ vết thương ra nhiều quá (nhựa cây ấy), đã vậy còn chôn xuống đất gặp giun đất hay vi trùng nó chui vô đúng chỗ đó gây thúi rễ thì sao bác 3B?
Nếu đúng là nguyên nhân gây chết cây vì thay đất mà hem chịu cắt rễ thì em đã bị rồi, cái cây mai mua zìa trồng được 1 năm xong thay đất kí là chết cành từ từ rồi héo queo luôn. Bây giờ vào đây rồi mới biết:(
Em hỏi tiếp về đất trồng, cát hạt to xây dựng mình mua về có cần phải rửa với nước cho sạch rồi phơi khô cho chết mầm bệnh hem (cái này em đọc ở mấy chủ đề trước)?
Còn 1 câu hỏi nhỏ nữa là cái thuốc kích rễ gì đó nhãn hiệu là gì vậy? Và ở mấy topic trước có nói về bôi thuốc sát trùng khi uốn cây, cho em hỏi luôn nó hiệu gì để em mua về dùng thử?

Em mới tập chơi cây nên hỏi hơi nhiều,mong các bác rộng lòng chỉ bảo!!!!
 

gato68

Thành viên tích cực
Giữ ẩm cho thân là việc làm rất cần thiết,lý do thì BBB đã nói rồi, tôi chỉ thêm 1 số cách làm là
1/ Thường xuyên phun ướt thân cây cho đến khi cây đã phát chồi mạnh.Cách này rất tốn kém về mặt thời gian
2/ Lấy giấy cuộn vệ sinh vòng quanh thân kết hợp tưới ẩm: giảm đi số lần tưới, nhưng lỡ vào mùa mưa thì giấy tan nhanh lắm phải làm đi làm lại nhiều lần
3/Dùng nilon trong cắt thành dải quấn từ gốc đến ngọn, nước từ thân bị lớp nilon này ngăn chặn kg thể bay hơi được, đóng mồ hôi và làm mát thân cây. Đỡ tồn thời gian và công tưới thân hàng ngày
Cách 2 vả 3 làm trong vòng 20- 30 ngày thì phải tháo ra để cây mọc chồi
Chỗ em người ta không làm như vây. thường thường ở đây họ hay dùng thân, rễ bèo tây (lục bình) để bó cây rất hiệu quả mà mưa thì không hỏng tí nào
 

imported_phuong_nam

Thành viên mới
em ở ngoài bắc, nơi em làm có cây bằng lăng to bằng bắp tay,thẳng từ gốc lên khoảng 60 cm rồi chia 2 nhánh, toàn cây cao khoảng 2,2m em đang định đánh về . Em có mấy điều mún hỏi bác tẹo:
+ cây này nó được 12 năm rồi em định đánh nó về. mà sau khi cắt rễ có nên cho lun vào đây thuốc kích rễ không bác nhỉ, có nên đánh luôn về hay là đánh dần dần.
+ cây này em nên để tán cây thế nào đây bác .
Thanx bác nhìu nhìu
 

hoangtu1138

Thành viên
em ở ngoài bắc, nơi em làm có cây bằng lăng to bằng bắp tay,thẳng từ gốc lên khoảng 60 cm rồi chia 2 nhánh, toàn cây cao khoảng 2,2m em đang định đánh về . Em có mấy điều mún hỏi bác tẹo:
+ cây này nó được 12 năm rồi em định đánh nó về. mà sau khi cắt rễ có nên cho lun vào đây thuốc kích rễ không bác nhỉ, có nên đánh luôn về hay là đánh dần dần.
+ cây này em nên để tán cây thế nào đây bác .
Thanx bác nhìu nhìu
bác phải gửi hình lên cho anh em thỉ anh em mới giúp dc bác chứ
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
em ở ngoài bắc, vùng trung du, nhà ông nội có 4 cây chè to bằng bắp tay, dáng tuyệt đẹp,đang định đánh về đúng dịp xuân này. Em có mấy điều mún hoải bác tẹo:
+ cây chè này thuộc loại rễ cọc nên em định về cắt rễ cái của nó(to khủng) trước 2 tuần rồi đánh về. mà sau khi cắt rễ có nên cho lun vào đây thuốc kích rễ không bác nhỉ;
+ khi mang cây về em có phải vặt hết lá nó đi không tại cây chè này mấy chục năm nay ông bà em cứ vặt búp lấy uống nên nó chùn rất tự nhiên và gốc mới to vậy; Thanx bác nhìu nhìu
Tôi đã từng đánh thử cây chè (trà) này vài lần nên có kinh nghiệm xương máu. Tôi khuyên bạn như sau:

+ Cắt rễ cọc và 1/3 lượng rễ xung quanh thật ngọt, sau đó để ráo nhựa (với cây chè khoảng 1-2 ngày) mới bôi thuốc kích thích ra rễ;

+ Lấp lại để 1-2 tháng cho cây hồi phục, tuốt 3/4 lá trên cây;

+ 2 tháng sau chặt nốt phần rễ còn lại, tuốt lá trên cây sao cho cứ 2-3 dăm mới để 1 lá.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm, đã chặt rễ cọc trước Tết thì khoảng nửa tháng nữa đánh cây còn kịp. Nếu đến giờ mà chưa tiến hành, tốt nhất bạn nên đợi 8-9 tháng nữa, đến sau tiết Đông Chí mới tiến hành chặt rễ, sang xuân đánh cây thì đỡ phí. Nếu bạn tự tin, đã có kinh nghiệm thì khỏi nói :D
 

moichoicay

Thành viên
Cam ơn a 3b, nó hơi nặng về lý thuyết nhưng cũng cảm ơn a, vùng e chơi cây chủ yếu là lên rừng tìm và đào cây về trồng, chính vì thế mà nó rất có ích với em, a cho e hỏi thời điểm này ta len núi đào mai được không a. và bứng mai cần chú ý những điểm nào là quan trọng.
 

bigbabol

Moderator
Cam ơn a 3b, nó hơi nặng về lý thuyết nhưng cũng cảm ơn a, vùng e chơi cây chủ yếu là lên rừng tìm và đào cây về trồng, chính vì thế mà nó rất có ích với em, a cho e hỏi thời điểm này ta len núi đào mai được không a. và bứng mai cần chú ý những điểm nào là quan trọng.
mùa này cây đang bắt đầu giai đoạn phục hồi sinh lực sau khi đã ra hoa, hệ rễ và hệ cành đang tích cực gia tăng tổng hợp sinh khối, bứng cây rừng mà đặc biệt là mai vàng thì tỷ lệ sống sẽ không cao, tốt nhất là nên để cuối mùa đông năm sau hãy đào nha bạn, và nhớ chỉ nên đào những cây đẹp thôi, đừng đào tùm lum rồi về nhà thấy chán quăng bỏ đi, thì phí phạm tài nguyên rừng nha em.
 

PhatTraVinh

Thành viên Mua Bán
mùa này cây đang bắt đầu giai đoạn phục hồi sinh lực sau khi đã ra hoa, hệ rễ và hệ cành đang tích cực gia tăng tổng hợp sinh khối, bứng cây rừng mà đặc biệt là mai vàng thì tỷ lệ sống sẽ không cao, tốt nhất là nên để cuối mùa đông năm sau hãy đào nha bạn, và nhớ chỉ nên đào những cây đẹp thôi, đừng đào tùm lum rồi về nhà thấy chán quăng bỏ đi, thì phí phạm tài nguyên rừng nha em.
Hoan hô anh 3, đúng là người từ trên rừng mới về nhe, tư tưởng tích cực, hihiiiihi
 

phuctruongcong

Thành viên
mùa này cây đang bắt đầu giai đoạn phục hồi sinh lực sau khi đã ra hoa, hệ rễ và hệ cành đang tích cực gia tăng tổng hợp sinh khối, bứng cây rừng mà đặc biệt là mai vàng thì tỷ lệ sống sẽ không cao, tốt nhất là nên để cuối mùa đông năm sau hãy đào nha bạn, và nhớ chỉ nên đào những cây đẹp thôi, đừng đào tùm lum rồi về nhà thấy chán quăng bỏ đi, thì phí phạm tài nguyên rừng nha em.
Cảm ơn 3B đã tư vấn, không đọc cái này suýt nữa mình bứng cây mai rồi. Mà 3B đã quăng cây nào chưa? Nếu có thì chỉ chỗ cho mình nhé.
 

culanluasg

Super Moderator
Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, cùng với việc sử dụng cây ở đồng bằng làm nguồn nguyên liệu tạo dáng bonsai thì nguồn cây rừng cũng được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên cây rừng có những đặc tính riêng, khác với cây được trồng nơi đồng bằng vốn quen thuộc với truyền thống. do đó có một lượng lớn cây rừng bị chết trước khi đến được đích cuối cùng( hoàn thành việc tạo dáng) thậm chí khi đã đạt đến mức cuối cùng rồi thì do thiếu hụt về kiến thức sinh lý của cây cũng làm cho nó trở về cát bụi.

Nhầm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro mà người sử dụng nguồn nguyên liệu cây rừng làm đối tượng tạo dáng, tui xin được đóng góp một chút hiểu biết của mình vào chuyên đề trên.

Cây rừng sinh sống trong môi trường tự nhiên nên chúng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường,thời tiết, vì lý do sinh tồn thực vật nơi hoang dã đã hình thành những đặc tính sinh trưởng hoàn toàn khác xa với những đối tượng thực vật được con người nuôi trồng, chúng sinh trưởng , phát triển theo mùa một cách rõ rệt, chính đặc tính này là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt giữa thực vật nơi hoang dã và thực vật nơi đồng bằng.ở đây chúng ta chỉ nói đến thực vật bậc cao vì có những thực vật bậc thấp chu kỳ sinh trưởng phát triển của nó không phải theo mùa mà chỉ theo biên độ ngày và đêm, chúng chỉ cần vài giờ là đã kết thúc một chu kỳ sống.

Như đã nói cây rừng phát triển theo mùa, do đó việc khai thác cây rừng đúng mùa là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây phôi sau khai thác.vì vậy căn cứ vào đặc tính này người khai thác cây rừng cũng như người mua cây rừng phôi
nên thực hiện vào cuối mùa nghĩ của cây( mùa cuối đông, đầu xuân), cuối mùa tăng trưởng của cây(cuối hạ) thì tỷ lệ cây khai thác cây sống được là rất cao vì khi đó nó có đầy đủ các yếu tố nội sinh cũng như ngoại sinh thuận lợi cho việc tái tạo lại hệ rễ mới là yếu tố sống còn cho việc hình thành một cơ thể mới, trong một môi trường mới.

Về chất trồng cũng như việc tưới nước đối với cây mới khai thác cũng giống như cây ở đồng bằng, nghĩa là chất trồng phải thật tơi xốp, thoáng khí càng ít thành phần hữu cơ càng tốt, tốt nhất là thành phần chất trồng có tỷ lệ cát hột to (cát tô xây dựng) càng nhiều càng tốt, đặc biệt cấm kỵ việc bón phân cho cây vào giai đoạn này, luôn giữ cho ẩm độ đất ở mức vừa phải (chỉ hơi ẩm là tốt, kiểm tra ẩm độ cũng như độ tơi xốp bằng cách dùng tay nén một nắm chất trồng lại rồi cảm nhận bằng các giác quan, cái này bạn sẽ thấy được ngay), giữ ẩm cho cây bằng cách phun sương lên thân vài lần trong ngày, để nơi nắng nhẹ.

Khi cây đã sống khỏe, tiếp tục chăm sóc và tạo tác bình thường, vì là cây rừng nên khi được bón phân hợp lý chúng sẽ phát triển rất nhanh do bị đói lâu ngày( đối với những cây sống ở nơi đất bạc màu). khi cây đã được tạo dáng hoàn chỉnh thì vẫn chăm sóc bình thường, lúc này cây đã tương đối thuần thục,nếu có thay đất: tỷ lệ các thành phần của chất trồng có thể thay đổi miễn sao vẫn đảm bảo được đặc tính tơi xốp, giữ ẩm.

Việc thay chất trồng cho cây luôn là việc cần thiết sau nhiếu năm cây sống trong chậu, vì lúc này dinh dưỡng trong đất đã cạn, hệ thống rễ của cây đã phát triển quá nhiều. Đây là vấn đề cần lưu ý, vì là cây rừng nên chúng vẫn còn đó những đặc tính hoang dã (mùa nghĩ rõ rêt), vì vậy chúng ta nên thực hiện công việc này cũng trùng vào mùa mà ta khai thác cây. Lưu ý khi thay chất trồng chúng ta nên cắt bỏ những rễ không cần thiết, việc loại bỏ này sẽ giúp ít rất nhiều cho cây trong việc thực hiện lại chu kỳ sống mới( cắt bỏ rễ đúng cách sẽ kích thích việc hình thành rễ mới dễ dàng, cây được trẻ hóa..) và nên kết hợp với việc tỉa cành.

Đôi điều về rễ cây:nhiều người rất sợ phải đụng đến việc cắt rễ vì sợ cây chết hoặc bị yếu, do đó có nhiều người khi thay chất trồng đã không dám cắt rễ (đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm cho cây đã tạo tác xong bị chết, vì không cắt rễ nên khi thay chất trồng các đầu rể lông hút đã bị tổn thương, mình bỏ vô trồng lại, kết hợp với việc tưới nước không hợp lý sẽ làm cho các đầu rễ này bị thối, vết thối sẽ lan rộng, rễ lúc này là một mớ bùi nhùi làm cho việc thối rữa trở nên trầm trọng hậu quả là cây chết do không tái tạo được rễ mới)

Nhưng các bạn đừng sợ, tui nói cái này ra là mặt của bạn sẽ sáng hơn bóng đèn cao áp: rễ cây chẳng qua giống như cái ống nước, có đầu vào, đầu ra, nếu ống nước dài thì thời gian chuyển nước đi lâu và ngược lại, vậy thì cớ gì mình không dám cắt ngắn nó lại cho cây đỡ mệt, nghĩa là bạn cắt ở đâu thì nơi đó sẽ tái tạo lại hệ rễ lông hút ở đó do đó bạn cứ cắt thoải mái miễn sao cho rễ cây hòa hợp với thân là được chỉ lưu ý là không nên cắt rễ sát với vết cắt lúc ban đầu mới khai thác và nên chừa lại số lượng những nhánh rễ thứ cấp vừa phải nhằm tăng số lượng đầu rễ lông hút được tái tạo giúp cây nhanh chóng hồi phục.]

cây sam núi rừng nè anh em


như vậy nắm được một số ý này là bạn có thể chơi cây rừng thoải mái nhé
tui viết có gì sai xót xin quý vị niệm tình lượng thứ:D
các bạn thấy tui viết chính luận như vậy có được không?
còn tui thấy việc viết kiểu này làm tui hơi mệt.:( hahahahahahah :Dcười một cái cho nó khỏe:D
tui đi ăn cơm, tắm rữa đây, đói bụng và mệt rồi akakkakakakak
hôm nay mới đọc thanks 3B,nghe cứ như trồng lan rừng vậy
 

abel2103

Thành viên
A Tuấn!!!
không biết gọi là a hay chú nữa, em là lính mới, mới toanh mới ra lò. hjhj. Nhưng xin a chỉ giúp với. em có 1 số câu hỏi nhé( vì e bứng thử 2 cây mai rừng, 1 cây lộc vừng, 1 cây sung nho nhỏ nhưng tất cả đả về bên kia yên nghỉ rùi):
- khi bứng thì mình đào sâu khoảng bao nhiêu để lấy bộ rể(có thể so bao nhiêu % với thân cây)( có cần phải giử lại đất ko).
- nguyên liệu dùng để ủ ra rể(tỉ lệ % các loại, pha thêm thuốc k thích , chống thối...với liều lượng bao nhiêu))
- cách tưới nước hằng ngày như thế nào
- cần che đậy như thế nào
- khi cây ra lộc lại thì khoảng bao lâu đưa vào chậu được
- ....
- tương tự như vậy khi đưa vào chậu cách làm cụ thể như thế nào
vì ko biết nên em hỏi như thế, mọi người đừng cười nhé!, chỉ vì thích nhưng ko đủ sức để chơi nên phải đi đào thui, xin giúp đỡ!!! thankS nhiều!!!
 

nguyendangduoc

Thành viên tích cực
A Tuấn!!!
không biết gọi là a hay chú nữa, em là lính mới, mới toanh mới ra lò. hjhj. Nhưng xin a chỉ giúp với. em có 1 số câu hỏi nhé( vì e bứng thử 2 cây mai rừng, 1 cây lộc vừng, 1 cây sung nho nhỏ nhưng tất cả đả về bên kia yên nghỉ rùi):
- khi bứng thì mình đào sâu khoảng bao nhiêu để lấy bộ rể(có thể so bao nhiêu % với thân cây)( có cần phải giử lại đất ko).
- nguyên liệu dùng để ủ ra rể(tỉ lệ % các loại, pha thêm thuốc k thích , chống thối...với liều lượng bao nhiêu))
- cách tưới nước hằng ngày như thế nào
- cần che đậy như thế nào
- khi cây ra lộc lại thì khoảng bao lâu đưa vào chậu được
- ....
- tương tự như vậy khi đưa vào chậu cách làm cụ thể như thế nào
vì ko biết nên em hỏi như thế, mọi người đừng cười nhé!, chỉ vì thích nhưng ko đủ sức để chơi nên phải đi đào thui, xin giúp đỡ!!! thankS nhiều!!!
lên trên cho bác 3B thấy mà trả lời.@};-@};-
 

abel2103

Thành viên
Chào A Bigbabal!!!
a cho e xin ý kiến cụ thể với từng loại cây luôn nhé A! đó là Lộc vừng, bằng lăng, sung, mai và bồ đề. (tham quá hỏi 1 lần mấy cây luôn). hôm trước e đào 1 gốc mai nhưng ko nuôi được nên khô rùi. hjhj. A chỉ e cách giử ẩm, trộn đất và cần bôi thuốc gì để ko bị thối gốc và mau ra rể nha, cụ thể là thuốc gì và tỉ lệ bao nhiêu nha a!, cảm ơn anh nhiều
 

bigbabol

Moderator
- khi bứng thì mình đào sâu khoảng bao nhiêu để lấy bộ rể(có thể so bao nhiêu % với thân cây)( có cần phải giử lại đất ko).
cái này tùy thuộc vào chủng loại cây, độ lớn của cây và hình thái của rễ( bứng bầu đất lớn về phía có nhiều rễ)
- nguyên liệu dùng để ủ ra rể(tỉ lệ % các loại, pha thêm thuốc k thích , chống thối...với liều lượng bao nhiêu))
chất trồng gì cũng được nhưng phải đạt được yêu cầu thông thoáng, về thuốc hổ trợ em có thể sử dụng thuốc kích ra rễ và thuốc trừ nấm bệnh theo hướng dẫn trên bao bì
- cách tưới nước hằng ngày như thế nào
chỉ cần tưới giữ ẩm cho thân ngày nhiều lần vào mùa nắng, còn phần chất trồng bên dưới khi nào thấy khô thì tưới
- cần che đậy như thế nào
che nắng gắt hạn chế sự mất nước của cây
- khi cây ra lộc lại thì khoảng bao lâu đưa vào chậu được
khi thấy lá già và rễ già thì có thể cho lên chậu
 
Top