các sư huynh cho đệ hỏi một chút nha

B

Bonsai

Guest
Đệ cũng mới vào nghề bonsai này khoảng 1 năm à , nghe đọc báo và hỏi một số người dạy đệ là , lấy nước vo gạo tưới cho cây thêm khoáng chất , thay phân , nhưng đệ sợ làm như vậy hông biết có chua đất không cho nên cũng hông có dám làm theo , nhưng có thử trên một số cây kiểng nhỏ khác , thì thấy nó hông có sao hết , còn cây bonsai thì chưa dám , có huynh nào có kinh nghiệm chỉ giáo cho đệ với nha cám ơn<!--emo&:)--><img src='./images/1/smilies/smile.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='smile.gif' /><!--endemo-->
 
A

anpinus

Guest
Re: các sư huynh cho đệ hỏi một chúc nha

Đúng là dùng nước vo gạo tưới cây rất tốt, ngoài ra nước vo gạo còn dùng vào nhiều việc khác, gửi huynh bài này :

Công dụng của nước vo gạo

Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như sắt, đồng. Loại nước này cũng có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày.

1. Làm tươi sắc hoa cảnh: Hằng tuần, lấy nước vo gạo tưới cho hoa lan và hoa cảnh, cây sẽ tốt tươi và hoa nở rực rỡ hơn.

2. Làm mau nhừ: Các loại măng, da heo, rong biển... khi nấu muốn cho mau nhừ, bạn hãy ngâm chúng trong nước vo gạo có thêm ít muối, sau đó tráng qua nước lạnh.

3. Làm da mịn màng: Mỗi ngày bạn dùng nước vo gạo rửa mặt nhiều lần, do trong nước vo gạo có vitamin B5, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn.

4. Làm sạch, mượt tóc: Nước vo gạo để chua (đã chuyển sang dạng acid) dùng để gội đầu hằng ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh, không cần dùng xà phòng. Nó có công dụng làm sạch gàu, tóc đen mượt và mềm mại. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

5. Làm nhuận da: Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được chứng da lão hóa.

6. Dùng đánh răng: Những người thường sâu răng, hôi miệng nên dùng nước vo gạo đặc để đánh răng. Vì nước vo gạo có chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm quanh chân răng (nha chu) và sát khuẩn. Làm giảm mùi hôi ở miệng.

7. Khử mùi tanh: Khi làm các loại cá tươi có mùi tanh, bạn nên khứa ra từng lát, rửa với nước vo gạo, rồi rửa lại bằng nước muối. Cá sẽ bớt mùi tanh.

8. Khử độc và tẩy trắng khoai mì: Muốn khoai mì (sắn) được trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm vào nước vo gạo.

9. Khử mặn và làm mất mùi tanh: Các loại cá khô để lâu ngày thường có nhiều mùi tanh và mặn, để khử hết bạn hãy ngâm cá vào nước vo gạo trong vài giờ.

10. Khử vết mốc: Quần áo có nhiều vết mốc, bạn hãy ngâm chúng vào nước vo gạo một đêm, sau đó đem giặt sạch, vết mốc sẽ không còn.

11. Khử vết dầu: Muốn tẩy sạch các vết dầu còn lại trong chai, bạn hãy đổ nước vo gạo vào ngâm khoảng 5 - 10 phút. Sau đó lắc mạnh chai nhiều lần, vết dầu hòa tan trong nước vo gạo, chai sẽ được sạch.

12. Khử vết rỉ: Muốn khử vật dụng bị rỉ, bạn ngâm chúng trong nước vo gạo 4 giờ, rồi lấy ra lau sạch sẽ hết vết rỉ.

13. Tẩy chất bẩn: Dùng nước vo gạo rửa chén bát bẩn, vật dụng vẫn được sạch như thường mà không cần dùng đến nước rửa chén chuyên dùng.

Lấy nước vo gạo rửa dạ dày, lòng heo (lợn) rất sạch, khi chế biến món ăn lại không có mùi hôi.

Dùng nước vo gạo lau chùi các dụng cụ sơn sẽ sạch bóng.

Trước khi rửa dao thớt đem ngâm nó vào nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, vật dụng sẽ không còn mùi tanh hôi.

14. Kích thích khẩu vị vật nuôi: Trong nước vo gạo có chứa chất albumin, là chất kích thích khẩu vị đối với vật nuôi. Do đó, nên cho nước vo gạo vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm sẽ làm chúng chịu ăn uống hơn.

15. Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.
 
A

anpinus

Guest
Re: các sư huynh cho đệ hỏi một chúc nha

Gửi bạn BONSAI,

Bí quyết chăm sóc cây cối

Mấy bí quyết sau đây sẽ giúp bạn, việc chăm sóc cây quả thật không hề phức tạp.
- Bón cây bằng bã chè: Đây là cách thông dụng nhất, vừa giữ độ ẩm cho cây, vừa bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng không nên tùy tiện bón nhiều bã chè. Trước khi bón phải xem độ ẩm gốc cây đã thích hợp chưa, đồng thời phải bón vừa phải và theo định kỳ 1 lần/tuần.
- Tưới cây bằng sữa đã biến chất: Khi sữa đã lên men chua, đừng vội đổ đi, hãy pha sữa với nước, rồi tưới cho cây. Chú ý, lượng nước phải gấp 2 lần lượng sữa.
Không nên dùng sữa chưa lên men tưới trực tiếp vào gốc cây, vì khi sữa lên men, sẽ tỏa ra lượng nhiệt rất lớn khiến rễ cây dễ bị đốt cháy.
- Nên tưới hoa lan bằng nước vo gạo: Mỗi ngày, tưới một lần cho hoa lan, cây sẽ lớn rất nhanh, hoa ra nhiều và có màu sắc rực rỡ hơn.
- Khi vắng nhà mấy ngày không tưới được cây: Bạn có thể đựng nước vào một túi ny-lon (tùy theo thời gian đi vắng mà bạn chọn túi to hay nhỏ), sau đó châm một lỗ nhỏ ở túi và đặt vào chậu hoa. Như vậy, nước sẽ từ từ chảy ra và ngấm vào đất, giúp đất luôn giữ được độ ẩm.
Bạn cũng có thể dùng cách khác, đó là lấy một miếng vải thật to hút nước tốt, nhúng vào nước và đặt dưới gốc cây, hay lấy một chậu nước, chọn miếng vải hút nước tốt, một đầu đặt vào chậu nước, đầu còn lại để vào gốc cây. Trong vòng nửa tháng, đất vẫn giữ được độ ẩm.
- Bón cây bằng vỏ trứng: Khi trồng và bón phân cho cây, bạn dùng vỏ trứng đập nhỏ, trộn với phân hay trộn vào đất trồng cây, cây sẽ lớn nhanh hơn bình thường.
- Các cây cảnh trong nhà: Bạn không nên dùng phân hữu cơ bón cho cây thường xuyên, rất có hại. Có thể lấy vỏ đậu phụng, đậu, hạt dưa, hạt bí để thay phân bón, vì chúng có hàm lượng đạm khá lớn. Bạn cũng có thể ủ chúng để dùng làm phân bón lót hay ngâm nước dùng làm phân bón thúc, trước khi bón cho cây.
- Khi bồn hoa xuất hiện kiến: Bạn có thể ngâm đầu mẩu thuốc lá, sợi thuốc lá vào nước nóng 1-2 ngày. Đợi đến khi nước có màu nâu sẫm, hãy lấy nước đó tưới lên cành, cánh hoa và vào bồn hoa. Biện pháp này sẽ khiến kiến bò đi hết.
- Trị cỏ dại: Dùng nước có pha chút muối, tưới 3-4 lần/tuần, bạn có thể ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại.
 
B

Bonsai

Guest
Re: các sư huynh cho đệ hỏi một chúc nha

<!--QuoteBegin-anpinus+03/11/2005, 02:56 PM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (anpinus &#064; 03/11/2005, 02:56 PM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin-->Gửi bạn BONSAI,

Bí quyết chăm sóc cây cối 

Mấy bí quyết sau đây sẽ giúp bạn, việc chăm sóc cây quả thật không  hề phức tạp. 
- Bón cây bằng bã chè: Đây là cách thông dụng nhất, vừa giữ độ ẩm cho cây, vừa bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng không nên tùy tiện bón nhiều bã chè. Trước khi bón phải xem độ ẩm gốc cây đã thích hợp chưa, đồng thời phải bón vừa phải và theo định kỳ 1 lần/tuần.
- Tưới cây bằng sữa đã biến chất: Khi sữa đã lên men chua, đừng vội đổ đi, hãy pha sữa với nước, rồi tưới cho cây. Chú ý, lượng nước phải gấp 2 lần lượng sữa.
Không nên dùng sữa chưa lên men tưới trực tiếp vào gốc cây, vì khi sữa lên men, sẽ tỏa ra lượng nhiệt rất lớn khiến rễ cây dễ bị đốt cháy.
- Nên tưới hoa lan bằng nước vo gạo: Mỗi ngày, tưới một lần cho hoa lan, cây sẽ lớn rất nhanh, hoa ra nhiều và có màu sắc rực rỡ hơn.
- Khi vắng nhà mấy ngày không tưới được cây: Bạn có thể đựng nước vào một túi ny-lon (tùy theo thời gian đi vắng mà bạn chọn túi to hay nhỏ), sau đó châm một lỗ nhỏ ở túi và đặt vào chậu hoa. Như vậy, nước sẽ từ từ chảy ra và ngấm vào đất, giúp đất luôn giữ được độ ẩm.
Bạn cũng có thể dùng cách khác, đó là lấy một miếng vải thật to hút nước tốt, nhúng vào nước và đặt dưới gốc cây, hay lấy một chậu nước, chọn miếng vải hút nước tốt, một đầu đặt vào chậu nước, đầu còn lại để vào gốc cây. Trong vòng nửa tháng, đất vẫn giữ được độ ẩm.
- Bón cây bằng vỏ trứng: Khi trồng và bón phân cho cây, bạn dùng vỏ trứng đập nhỏ, trộn với phân hay trộn vào đất trồng cây, cây sẽ lớn nhanh hơn bình thường.
- Các cây cảnh trong nhà: Bạn không nên dùng phân hữu cơ bón cho cây thường xuyên, rất có hại. Có thể lấy vỏ đậu phụng, đậu, hạt dưa, hạt bí để thay phân bón, vì chúng có hàm lượng đạm khá lớn. Bạn cũng có thể ủ chúng để dùng làm phân bón lót hay ngâm nước dùng làm phân bón thúc, trước khi bón cho cây.
- Khi bồn hoa xuất hiện kiến: Bạn có thể ngâm đầu mẩu thuốc lá, sợi thuốc lá vào nước nóng 1-2 ngày. Đợi đến khi nước có màu nâu sẫm, hãy lấy nước đó tưới lên cành, cánh hoa và vào bồn hoa. Biện pháp này sẽ khiến kiến bò đi hết.
- Trị cỏ dại: Dùng nước có pha chút muối, tưới 3-4 lần/tuần, bạn có thể ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại.<!--QuoteEnd--></td></tr></table><div class='postcolor'><!--QuoteEEnd-->

cám ơn sư huynh nhiều lắm , đả bỏ công viết bài và chỉ dẫn cho đệ , đệ rất vui khi được huynh chỉ giáo , đệ sẽ thưc hành theo <!--emo&:)--><img src='./images/1/smilies/smile.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='smile.gif' /><!--endemo-->

chỉnh sửa lỗi bởi LNT
 
Top