Điểm báo sinh vật cảnh

Văn

Thành viên tích cực
Tang vật khổng lồ biến mất




Không khó để xác định xuất xứ của cây lộc vừng này
Ảnh do CCKL Ninh Thuận cung cấp

Một cây lộc vừng cổ thụ bị Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (gọi tắt là Đội kiểm lâm cơ động), thuộc Chi cục Kiểm lâm (CCKL) Ninh Thuận thu giữ, nhưng sau đó biến mất...
Bà Nguyễn Thị Kim Lan ở thị trấn Tân Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận), trình bày: “Cây lộc vừng đường kính gần 1,3 mét, cao 4,5 mét; tôi mua của một người dân ở xã Phước Chính, H.Bác Ái với giá 12 triệu đồng. Ngày 18.4, Đội kiểm lâm cơ động (KLCĐ) thu giữ cây lộc vừng, rồi dùng ô tô chở về chốt kiểm lâm Tân Mỹ, xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn. Thay vì lập biên bản xử lý, họ chở cây lộc vừng của tôi về trồng trên một khu vườn ở TP Phan Rang - Tháp Chàm. Vì vậy, tôi đã viết đơn tố cáo hành vi sai trái này”.
Theo xác minh của CCKL Ninh Thuận, trong hai ngày 17 và 18.4, có 7 cán bộ, nhân viên tham gia thu giữ cây lộc vừng của bà Lan (do mua của người khai thác trái phép, không có giấy tờ). Có 4 người tham gia bắt giữ xác nhận: Ngày 17.4, Đội KLCĐ và Hạt kiểm lâm H.Bác Ái phối hợp tuần tra rừng. Đến địa điểm suối Sông Sắc, xã Phước Chính (Bác Ái) thì phát hiện 3 cây lộc vừng khai thác trái phép, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Ngay sau đó, 2 cây lộc vừng được chuyển về chốt kiểm lâm Mỹ Sơn. Ngày 18.4, cây còn lại được chuyển về TP Phan Rang - Tháp Chàm.
Ông Nguyễn Đức Quang, một trong 7 người tham gia thu giữ cây lộc vừng, tường trình cụ thể: “Khoảng 8 giờ ngày 18.4, nhận sự phân công của lãnh đạo Đội KLCĐ, tôi lái xe chở các anh Bảo và Phong đi cùng với chiếc xe reo (không nhớ biển số) đến xã Phước Chính, H.Bác Ái chở cây lộc vừng về chốt Mỹ Sơn. Sau đó, xe reo chở cây lộc vừng đi về hướng TP Phan Rang - Tháp Chàm, có sự chứng kiến của các ông Phát, Quang, Bảo, Sơn, Cang”. Ngoài ra, CCKL Ninh Thuận đã mời 4 nhân chứng (những người tham gia đào bới cây lộc vừng trên) đến để nhận dạng và họ khẳng định: cây lộc vừng trồng ở khu vườn mà bà Lan nêu địa chỉ do chính tay họ đào bới tại xã Phước Chính, H.Bác Ái. Tường trình của bà Lan và những người liên quan đều thể hiện các thông tin trùng khớp về vụ việc.
Đến thời điểm này, việc thu giữ, vận chuyển cây lộc vừng mà không lập biên bản xử lý là có thật và do cán bộ, nhân viên CCKL Ninh Thuận thực hiện. Nhưng báo cáo xác minh của CCKL Ninh Thuận lại không nêu rõ việc ai đã chuyển cây lộc vừng đến mảnh vườn trên. Lãnh đạo CCKL Ninh Thuận giải thích do chức năng, quyền hạn của chi cục không làm được nên đã chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.
Theo báo cáo số 111/CC-CAT (PC16), ngày 25.8 của Công an tỉnh Ninh Thuận về kết quả giải quyết đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Kim Lan: cây lộc vừng trồng tại khu vườn trên là của ông Lê Huy V., do một người ở tỉnh Gia Lai tặng. Với kết quả xác minh này, dư luận đặt câu hỏi: vậy cây lộc vừng mà cán bộ, nhân viên kiểm lâm thu giữ của bà Lan biến đi đâu?
Một điểm đáng lưu ý, theo nguồn tin của Thanh Niên, vào thời điểm cây lộc vừng của bà Lan bị tịch thu và sau đó “biến mất”, lô đất của ông Lê Huy V. đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng từ ông Mai Văn Ch. (bố vợ ông V.) sang cho một cán bộ Đội KLCĐ Ninh Thuận.
Thiện Nhân
Nguồn: Thanh Nien Online
 

Văn

Thành viên tích cực
Làng hoa Tiên Nộn gieo mầm cho vụ Tết

Đến đầu tháng 10 âm lịch hằng năm, không ai bảo ai, người dân làng Tiên Nộn lại tất bật ra đồng chuẩn bị cho một vụ hoa Tết.


Tiên Nộn là một trong những làng hoa nổi tiếng của đất cố đô, chủ yếu canh tác các loại hoa phục vụ việc thờ phụng, cúng giỗ. Những loại hoa này thường cần nhiều diện tích canh tác nhưng giá cả bán ra không cao. 2 năm trở lại đây, giống hoa Ly Ly (một giống hoa của Hà Lan) dù mới trồng thí điểm đã cho thu nhập cao hơn nhiều.
Hoa Tiên Nộn sôi động vào dịp cuối năm, hoa có từ rằm tháng 12 đến Tết ông táo; hoa cho dịp Tất niên, Tết Nguyên đán kéo dài ra Tết nguyên tiêu vẫn còn. Mấy hôm nay thời tiết ở Huế lạnh và có nắng nhẹ, theo bác Lê Văn Lự (53 tuổi) thì: “Thời tiết như ri rất hợp để xuống giống”.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh làng hoa Tiên Nộn vào vụ Tết:


Giống hoa cúc thường được cấy trên luống, sau đó lấy rơm vây quanh gốc để chống rét.


Luống hoa thường rộng hơn 1,2 mét, cao 0,3 mét. Lên luống là công đoạn mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tỉ mỉ.




Mầm non khỏe mạnh hứa hẹn một mùa hoa thắng lợi
.


Phân chuồng được phơi khô, chuẩn bị bỏ luống

Nguyên Thọ
Nguồn :BaoDatViet
 

Văn

Thành viên tích cực
Chiêm ngưỡng Cúc vàng Tây Tựu

Ở làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), bất cứ khoảnh đất nào cũng thấy sự hiện diện chủ đạo của màu vàng - màu của hoa cúc.



Mặt trời treo ngang những tòa nhà cao tầng quanh đồng hoa Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội, thi thoảng lại xuyên qua mái nhà chiếu xuống cánh đồng hoa đầy màu sắc. Khí thế của hoa Tây Tựu không còn buồn như những năm về trước, khi đợt lũ tràn về trắng xóa cả cánh đồng, nước mắt nay nhường chỗ cho tiếng cười và niềm tin.

Đất Việt giới thiệu một số hình ảnh cúc làng hoa Tây Tựu:




Vô vàn những nụ cúc vàng đầy hứa hẹn.



Nhiều hàng, dãy cúc đã nở vàng một góc.



Màu vàng của hoa, xanh của lá khiến cho vườn hoa thật sinh động.



Người dân lấy nilong bọc bông cúc để giữ hoa được bền hơn.



Nhiều loại hoa được trồng bên cạnh cúc.



Hoa bạt ngàn.



Từng bông khoe sắc.


... làm sáng ngời gương mặt thiếu nữ.



Lê Hiếu
Báo Đất Việt
 

Văn

Thành viên tích cực
SGTT Nguyệt San - Cửa hàng cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám từ lâu đã trở thành địa chỉ thân thuộc để những người bạn già lẫn thế hệ trẻ có thể hội ngộ, chia sẻ với nghệ sĩ Thu An từ công việc đến những chuyện bình thường cuộc sống. Hơn 80 tuổi đời, 50 năm trong nghề, Bà An thuộc lứa diễn viên đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghiã. Thu An vẫn ở trong ký ức những người lớn qua bộ phim Chung một dòng sông của đạo diễn Phạm Kỳ Nam và Nguyễn Hồng Nghi, do hãng phim truyện sản xuất năm 1959. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng.
Thực hiện: Trần Việt Đức




Tỉa cây chuẩn bị cho mùa Giáng sinh



Không lúc nào ngưng tay





Trong căn nhà nhỏ của mình



Tám với bạn bè trong tổ hưu








Với khách hàng, bà luôn chu đáo









Mặc dù con cháu mong muốn bà được nghỉ ngơi nhưng bà vẫn bám vỉa hè để sống


Cho đến bây giờ, nghệ sĩ Thu An vẫn nhớ những lời căn dặn của Bác Hồ khi đoàn làm phim Chung một dòng sông, bộ phim truyện nhựa đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, bấm máy: “Các cô chú đóng phim để phục vụ nhân dân lao động phải không? Thế thì phải xuống mà học hỏi người ta chứ. Ở nhà mà ngâm cứu à?” “Câu nói giản dị đó đã trở thành “tuyên ngôn” cho cả thế hệ chúng tôi. Nó buộc chúng tôi phải luôn học hỏi, nghiêm túc, đam mê, và dấn thân với nghiệp diễn ”.


Nguồn:SGTT
 

Văn

Thành viên tích cực
SGTT - Ông Phan Văn Hiếu, chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành (huyện Chợ Lách), cho biết đầu năm 2009 các nhà vườn ký hợp đồng cung cấp hơn năm triệu gốc kiểng kim phát tài trị giá khoảng 50 tỉ đồng cho các doanh nhân Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay họ chỉ mới giao được vài trăm ngàn gốc do đối tác Hàn Quốc liên tục thay đổi quy cách cây kiểng và các điều khoản của hợp đồng. Dù nhà vườn Vĩnh Thành đã chấp nhận chịu lỗ, giao cây kiểng với giá chỉ bằng 2/3 giá thành, nhưng nhiều đối tác Hàn Quốc đã bỏ tiền đặt cọc. “Dù bị xù nhưng người trồng kiểng không thể kiện ra toà vì những điều khoản ký kết trong hợp đồng mua bán rất lỏng lẻo, không có điều kiện gì ràng buộc hai bên, viễn cảnh nhà vườn trắng tay là khó tránh khỏi”, ông Hiếu nhận định.
Hùng Anh
Nguồn SGTT
 

Văn

Thành viên tích cực


- Cây ngâu là loại cây quen thuộc với mọi người vì có hoa thơm và được sử dụng để ướp trà. Nhưng cây ngâu còn là vị thuốc trị một số bệnh mà không phải ai cũng biết.
Ngâu là loại cây lâu năm, gỗ nhỏ dạng bụi, gỗ vàng nhạt, lá mọc cách, kép lông chim lẻ mang tới 3 - 5 lá phụ hình trứng ngược, đầu tù, gốc làm thành cánh men theo cuống, nhẵn có màu xanh bóng đậm.
Cây ưa ánh sáng, nhu cầu nước trung bình, cành mềm dễ uốn tỉa thành cây bonsai nên được trồng làm cảnh và những nơi chùa chiền. Trong cây ngâu, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá và hoa, nhưng chủ yếu là hoa ngâu.

Hoa ngâu có vị cay ngọt, được sử dụng làm thuốc trị tăng áp,
kinh nguyệt không đều, trị sưng đau do té ngã...Ảnh:Yhocdoisong

Mời xem tiếp TẠI ĐÂY

Nguồn :Bee.net.vn
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Mai này đây quitai à.
Chậu này kêu giá 150ng lấy nguyên lô giá tại vườn

Chậu này kêu giá 80ng lây nguyên lô giá tại vườn
 

Văn

Thành viên tích cực
(GD&TĐ) - Mặc dù còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết nhưng nhiều vườn mai ở Quảng Nam, Huế và nhiều nơi khác đã thay lá non và trổ hoa khiến chủ vườn hết sức lo lắng.

Cả năm chăm sóc nâng niu chờ tới mùa để gả bán, chỉ một lần mai nở sai mùa đã khiến nhiều chủ vườn phải chịu thất thu đành ngậm ngùi chờ mùa Tết năm sau. Một trận bão kèm theo lũ lụt vừa qua, với thời tiết bất thường cuối năm ở Quảng Nam trong những ngày nay, làm cho gần 20 hộ dân trồng cây kiển và hoa phục vụ cho ngày Tết đang khóc ròng.


Ông Huỳnh Bông chủ vườn mai nổi tiếng Tam Kỳ đang bần thần bên những chậu mai đã nở hoa trước Tết hơn hai tháng

Nhiều nhà vườn năm nay có nguy cơ mất trắng không thu vào được đồng nào, so với mọi năm thì tháng nay đã có người đặt cọc tiền để chờ ngày đến là chở về, còn năm nay thì chưa thấy ai đến đặt, nếu có đặt chúng tôi cũng không dám nhận, vì còn hơn hai tháng nữa nhưng mai đã nở - ông Huỳnh Bông (chủ vườn Hoàng Bông) một chủ vườn có thâm niên trong nghề gần 20 năm tâm sự.



Đơn kiến nghị của 15 chủ vườn xin vay tiền để phát triển lại mai

Vườn Hoàng Bông có đến gần 200 cây mai ngoài đất và gần 100 cây trong chậu, mới đầu tháng 12 trên cành mai đua nhau nở vàng rực cả khu vườn. Các năm trước ông Bông thu vào gần 700.000.000 đồng từ mai, nhưng năm nay ông khẳng định là không thu vào được đồng nào, mặc dù biết trước năm nay là năm nhuận và cũng có những biện pháp kỹ thuật giống mọi năm như: (ngắt bỏ) lá lùi lại 1 - 2 tháng.
Theo kinh nghiệm của những người trồng mai có thâm niên trong nghề cho biết: nguyên nhân mai nở sớm là do thời tiết không ổn định. Lúc nắng nóng, lúc lại mưa cũng kích thích cây mai thay lá đâm chồi và trổ nụ ra hoa. Người trồng mai dù có kinh nghiệm nhiều thì cũng phải phụ thuộc vào thời tiết mà thôi.
Gần 20 năm theo nghề trồng mai, cũng có năm được năm mất nhưng năm nay là năm thiệt hại nặng nề nhất, năm nay mai nở hết thì, còn nước đem về dưỡng lại, năm sau tái ngộ thôi”. - anh Nam than.
Tại Huế, nhiều vườn mai gặp cảnh tương tự. Một trong những vườn mai lớn nhất Huế, ngay trước kinh thành, mé bên phải Phu Văn Lâu đã có cả chục gốc mai nở rộ, hoa vàng rơi vãi khắp trên mặt đất. Vườn mai gần Thư viện tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng lâm vào tình trạng tương tự.

“Hơn 500 gốc mai cho dịp Tết, nhưng đã hơn chục gốc cho hoa vàng rồi. Không có cách nào “bịt” hoa được, chỉ còn cố chăm những gốc còn lại, mong là nở đúng thời điểm”, ông Nguyễn Văn Hòa, một chủ vườn lớn tiếc nuối.


Mai vàng đua nhau “ăn Tết sớm” tại vườn mai trước kinh thành Huế
Hầu hết các gốc mai của nhà dân trong thành phố cũng chung tình cảnh nở vàng rực.

Mai năm nay giá sẽ cao, vì nở sớm
Ước chừng khoảng 50% lượng mai của các nhà vườn bị trổ hoa trước Tết, thậm chí khoảng nửa tháng trước mà có vườn mai đã trổ hết hoa.

Nhà vườn ông Huỳnh Quang Nam (40 tuổi, khối phố 8, phường An Sơn, Tam Kỳ), nói: “Mai nở sớm khi xuân còn ở tận đâu đâu khiến tụi tui lo ăn ngủ không yên, vốn đầu tư vào hết cho mai rồi, nhưng giờ mai nở sớm, dễ mất cả vốn lẫn lãi lắm”.

Kể cả tay trồng mai được xem là bậc nhất ở Quảng Nam cũng không có cách nào cứu chữa cho mai, dù đã cố sức, nhưng mai cũng nở hoa .

Do vậy, ông Bông khẳng định năm nay giá mai sẽ cao hơn hẳn mọi năm. Hiện mấy ngày vừa qua ngày nào cũng có khách đến đặt mai cho ngày Tết, nhưng chúng tôi không dám nhận vì sợ không có mai để cung cấp, chúng tôi từ chối còn hơn là “lỡ hẹn”. Theo ông Bông thì hiện một chậu mai 5-8 năm tuổi, nếu không tạo dáng có giá khoảng 700 ngàn - 1 triệu đồng, nếu được tạo dáng thì giá từ 2-3 triệu đồng. Những chậu mai cảnh lớn từ 12-20 năm tuổi có giá cho thuê từ 4 - 5 triệu đồng là chuyện bình thường, đó là lúc mai nhiều, chứ năm nay chắc có lẽ là giá mai sẽ cao gấp đôi so với năm ngoái.
Nguyên Khang - Thanh Thúy - Thành Chung
Nguồn:Báo Giáo dục & Thời đại
 

Văn

Thành viên tích cực

Nhiều cửa hàng hoa cảnh tại TP HCM cho biết, sản lượng hoa năm nay tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khá cao, khiến giá cả ổn định so với Tết 2009. Người làng hoa cổ truyền ở quận Tây Hồ (Hà Nội) cũng dự báo giá cây cảnh chỉ tăng chút ít do tiền… trượt giá mà thôi.

Là người chuyên trồng các loại bonsai nhỏ phục vụ nhu cầu của lớp bình dân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Linh Đông (quận Thủ Đức) Đỗ Văn Thiện tâm sự: “Lượng hoa dồi dào, dòng hoa phong phú cùng giá cả dễ chịu hứa hẹn một cái tết vui vầy, sung túc không chỉ cho người trồng hoa mà cho cả người dân TP HCM khi xuân mới cận kề”.

Chuộng chậu hoa treo

Trên đường Thành Thái (quận 10, TP HCM), anh Tuệ, chủ cửa hàng hoa kiểng T - Orchid, cho biết, các nhà vườn tại miền Tây vừa thông báo sản lượng cây, hoa kiểng loại nhỏ năm nay khá cao. Dự báo xu hướng bày chậu hoa treo dạ yến thảo, mai dạ thảo, cẩm nhung, hồng tiểu muội, ly, đỗ quyên, trạng nguyên từ một tháng tuổi trở xuống sẽ được thị trường đặc biệt được ưa thích. Các loại hoa nhỏ, cánh mỏng cũng dễ bán vì rẻ (chỉ 40.000 - 50.000 đồng một chậu) và người mua có thể lựa chọn rất nhiều cách bài trí trong không gian gia đình, như để bàn, xếp thành cụm hay tạo thành dàn hoa kiểu vườn treo...

Xin mời xem tiếp TẠI ĐÂY
 

Văn

Thành viên tích cực

(VOV) - Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết cổ truyền, nhưng người dân trồng hoa cây cảnh tại Quảng Bá, Nhật Tân đang phấn khởi vì có một vụ đào, quất hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn
Mặc dù thời tiết khô hạn kéo dài và thiếu nước, tuy nhiên tính đến thời điểm này, cây quất ở vùng trồng quất ảnh nổi tiếng Quảng An, Quảng Bá đã cho quả chín vàng khá đẹp. Theo anh Lê Văn Sơn, chủ một vườn quất hơn 600 gốc tại Quảng An thì năm nay quất sẽ chín đúng vụ Tết và báo hiệu một mùa quất cảnh cho những cây đẹp phục vụ Tết cổ truyền.

Anh Lê Văn Sơn đang tưới nước tránh hạn cho vườn quất của gia đình​


Thời điểm này người trồng quất ở Quảng An đang chăm lo tưới cho cây để tránh khô hạn và bắt đầu công đoạn tỉa cành, uốn thế cũng như chăm chút cho những cây quất có được vẻ mỡ màng vào đúng dịp.
Anh Trần Đình Thịnh, một chủ vườn ở Tứ Liên cho biết, năm nay do thời tiết khô hạn, chi phí cho việc tưới nước chống hạn nhiều và giá phân bón cao. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này vườn quất hơn 800 cây của gia đình anh cho kết quả khả quan.

Anh Cường, chủ vườn Cường-Hằng ở tổ 20 phường Tứ Liên đang chăm cho quất trong vườn​





Ở tất cả các vườn quất, người trồng quất đang tập trung sửa dáng, uốn cành tạo thế​



Những luống quất đang cho quả rất đẹp​


Cũng như người trồng quất ở Quảng An, Tứ Liên.... người trồng đào Nhật Tân cũng phấn khởi bắt tay vào công đoạn tuốt lá cho cây đào ra nụ. Tuy nhiên, người trồng đào có nhiều nỗi lo hơn người trồng quất vì cây đào bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thời tiết. Nếu trong 2 tháng tới, thời tiết thất thường thì sẽ vất vả thêm nhiều và kết quả thì chưa thể nói trước được điều gì.

Những vườn đào vẫn còn xanh lá​




Tuốt lá cho cây đào ra nụ​


Thành Công (thực hiện)
Nguồn: VOVNews
 

Văn

Thành viên tích cực
Nhà vườn tin không thiếu mai đẹp phục vụ tết

Minh Tâm









Thời tiết thuận lợi, chăm sóc đúng kỹ thuật
nên nhiều nhà vườn tin tưởng năm nay sẽ
trúng mùa mai.Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) - Sẽ không thiếu mai phục vụ tết năm nay và giá bán cũng sẽ giữ mức ngang bằng năm ngoái. Đó là khẳng định của nhiều nhà vườn trồng mai tại TPHCM.
Theo nhiều nhà vườn tại phường Linh Đông, Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, nơi trồng mai nhiều nhất TPHCM, thời tiết năm nay nhìn chung thuận lợi, mưa nắng khá thuận hòa nên mai phát triển tốt, số lượng cây hư hao không nhiều. Dự kiến, tỷ lệ mai đạt tiêu chuẩn sẽ vào khoảng 80 - 90%.
Anh Vũ Phong, chủ vườn mai Ba Lý (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) cho biết: “Đến thời điểm này, mai đã ra nụ đều, nhiều. Lá xanh, tươi tốt. Cứ theo đà này, cộng với thời tiết thuận lợi thì có thể chắc chắn nhà vườn sẽ được mùa, đủ mai bán trong dịp tết năm nay”.
Cũng theo anh Phong, thời điểm này đã có hiện tượng mai nở sớm. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường ở cây mai ghép (nở nhiều lần nhưng vẫn còn đủ nụ nở trong dịp tết) và diễn ra ở những cây mai yếu, chăm sóc không đạt kỹ thuật. “Các nhà vườn đều có biện pháp dự phòng như kê cao chậu nên không chịu tác động của triều cường ngập úng” – anh Phong cho biết thêm.

Các vườn mai phát triển tốt nên các chủ vườn dự đoán giá bán mai năm nay sẽ vẫn giữ mức ổn định, ngang bằng so với năm ngoái. Theo đó, các loại mai chậu để bàn sẽ dao động ở mức 250.000 – 600.000 đồng, mai đặt trong phòng khách, gốc cỡ bắp tay sẽ ở mức 2 – 10 triệu đồng, còn các chậu mai thế, to, sẽ tùy theo dáng mà có giá khác nhau, khoảng vài chục triệu đồng.
Theo các chủ vườn, trong dịp Tết Kỷ Sửu năm ngoái, nhiều người thuê mai về sử dụng hoặc ký gửi do tiết kiệm được chi phí. Hình thức này có thể tiếp tục tăng trong tết năm nay. Ông Nguyễn Văn Đực (còn gọi là Bảy Thành), Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức) nói: “Số lượng người thuê mai hoặc ký gửi tại điểm bán của chúng tôi trong năm ngoái gấp đôi số người mua. Năm nay, dự đoán số lượng này vẫn sẽ cao vì người dân vẫn tiết kiệm chi phí khi kinh tế còn khó khăn”.

Nguồn:KTSG Online
 

Văn

Thành viên tích cực
Nông dân Phú Yên đang vào vụ sản xuất rau và hoa phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần. Trải qua trận lũ lịch sử, nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và giống, cần được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.


Nông dân phường 9, TP Tuy Hòa đang trồng hoa cúc phục vụ Tết Nguyên đán. - Ảnh: Q.ĐẠT


Vùng rau, hoa truyền thống xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) những ngày tháng 10 âm lịch, không khí lao động khẩn trương. Trải qua trận lũ lịch sử, cánh đồng rau hoa ven sông được khoát lên một lớp phù sa màu mỡ, nhưng cũng làm hư hỏng những hạt giống cuối cùng. Năm nay giá giống hoa lay ơn tại Đà Lạt tăng khoảng 50%, đã đẩy chi phí đầu vào lên cao. Ông Nguyễn Văn Tiến, ở thôn Ngọc Phước, cho biết: Nếu như năm ngoái, một sào (500m2) trồng hoa lay ơn đầu tư chỉ khoảng 5 - 6 triệu đồng thì vụ hoa năm nay phải đến 9-10 triệu đồng. Thiếu vốn, bà con phải đi vay từ bên ngoài hoặc ngân hàng để làm vì một năm chỉ trông vào một vụ hoa tết, trong khi thời tiết bấp bênh khiến cho nông dân hết sức lo lắng. Ông Nguyễn Sang, nói: Với kinh nghiệm trồng hoa mấy chục năm nay ở vùng đất ven sông, bà con không sợ lạnh, không lo kỹ thuật, chỉ sợ bão lũ gây ngập úng, như vụ hoa năm ngoái hơn 80% hoa bị thối củ và hư hại.

Lo ngại rủi ro và thiếu vốn nên nhiều nông dân thay vì đầu tư trồng hoa tết đã chuyển sang trồng các loại rau ăn lá. Thế nhưng nếu trồng các loại cây ăn lá thông thường thì nhà nhà làm rau, người người trồng rau, khi có sản phẩm chịu cảnh “rẻ như bèo”. Bà Trương Thị Kha, ở thôn Ngọc Lãng buồn rầu nói: Giá phân, thuốc, giống tăng cao, trong khi 1kg xà lách bán không được 2.000 đồng thì lấy đâu ra lời. Trong các loại rau thì hành mang lại lợi nhuận cao nhất, nhưng khổ nỗi vốn đầu tư cao. Bà con đang rất cần sự hỗ trợ để xuống giống kịp thời vụ.

Trong khi đó người trồng hoa ở Bình Kiến, Phường 9 (TP Tuy Hòa) thì đang rộn ràng chuẩn bị cho mùa hoa tết. Hoa ở đây không chỉ cung cấp cho thị trường Phú Yên mà cả các tỉnh lân cận như Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định với các loại hoa như cúc, mai, quất… Ở phường 9 và xã Bình Kiến hầu như nhà nào cũng trồng hoa và cây cảnh. Từng chậu xếp thẳng hàng, người tưới nước, người phun thuốc, bón phân, uốn nắn tạo kiểu cho cây. Năm ngoái giá trung bình mỗi chậu cúc từ 80.000 - 100.000 đồng. Chậu đẹp giá tới 300.000 đồng. Tuy nhiên, theo nhiều nhà vườn, năm nay thời tiết thất thường hơn mấy năm trước. Sau trận bão lụt, cây con bị dập, rụng lá nhiều. Khi vừa dưỡng được ít thời gian, cây lại gặp mưa, lạnh liên tục nên chậm phát triển. Để kích thích cây sinh trưởng tốt, ban đêm nhà vườn phải tăng cường thắp điện.

Từ những yếu tố khách quan trên, người trồng hoa Bình Kiến, phường 9 lo ngại năm nay chất lượng hoa sẽ không bằng những năm trước. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Cường ở Bình Kiến nói: “Nếu giá được như năm ngoái thì bán hết vườn cúc, vợ chồng tôi kiếm lãi cũng được vài chục triệu, còn giá thấp hơn thì phải chịu lỗ bởi vốn đầu tư phân thuốc, tiền công rất cao”.

Để đáp ứng nhu cầu của bà con, từ nguồn giống rau, ngô do Chính phủ hỗ trợ, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Phú Yên đã có văn bản về việc phân phối ngay 5.800 gói hạt giống rau cho các địa phương trong tỉnh, bao gồm các giống cải xanh, cải ngọt, xà lách, khổ qua, dưa leo... Số hạt giống rau này được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phân phối các địa phương. Những hỗ trợ này mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu giống của nông dân, nhưng cũng đã giải quyết được những khó khăn trước mắt đối với những nông dân không có điều kiện tái sản xuất, giúp họ cải thiện đời sống, nhất là trong dịp Tết Canh Dần sắp đến.


LÊ BIẾT - TẤN TRỰC

Nguồn:phú Yên Online
 

Quí Tài

Quản Lý Viên
Mai này đây quitai à.
Chậu này kêu giá 150ng lấy nguyên lô giá tại vườn

Chậu này kêu giá 80ng lây nguyên lô giá tại vườn
Nếu tại Chợ Lách chủ vườn rao giá sỉ như thế này thì theo mình chủ vườn khó lòng có hợp đồng nhiều được. Vì nếu lái mua theo lô thì còn phải tính phí chuyên chở, phí nhân công, phí thuê mặt bằng, phí rủi ro( nở không đúng) .v.v.Theo cá nhân nhận định( hoặc đóng vai là lái xuống mua về bán lại ) thì hình trên giá bán ra là 75000-95000 , hình dứoi giá 45000-65000 đồng là hợp lý hơn.:confused:
 

Văn

Thành viên tích cực

Mai đã mang lại lợi nhuận lớn cho người dân xã Điền Hòa.

ktnt - Điền Hoà là xã thuần nông, nằm bình yên bên phá Tam Giang (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). Ngoài cây lúa, người dân nơi đây còn trồng mai để tăng thu nhập. Ở Điền Hòa, hầu như nhà nào cũng trồng mai. Đây không chỉ là nghề giúp nông dân làm giàu mà còn hình thành một nét đẹp văn hóa. Mỗi khi xuân về, cả làng lại nô nức vào hội hoa mai.
Độc đáo mai Điền Hòa
Cụ Võ Sỹ Đài, một cán bộ lão thành ở Điền Hoà cho biết: “Nghề trồng mai ở xã có từ lâu đời nhưng trước đây do đường sá đi lại khó khăn nên mai Điền Hoà chỉ trồng để bà con thi thố với nhau mỗi dịp Tết đến xuân về. Nghề trồng mai ở Điền Hoà thực sự hái ra tiền khoảng vài chục năm trở lại đây. Khi đời sống kinh tế khấm khá hơn, những cội mai già bị bỏ quên sau chiến tranh đã trở thành những món hàng độc của giới chơi cây cảnh ở Huế. Mai Điền Hoà ra thị trường, nghề trồng mai hồi sinh, trở thành cây trồng chơi ăn thật...”. Hiện, nhiều gia đình có ruộng cát chua mặn bên phá Tam Giang đã trở thành triệu phú nhờ nghề trồng mai như các ông Nguyễn Văn Bé, Đặng Văn Hiếu, Nguyễn Minh Lợi, Nguyễn Đăng Thân, Đặng Tân...
Ở Điền Hoà hiện còn lưu giữ và nhân giống được nhiều giống mai quý như hoàng trúc mai, hoàng diệp mai, hiệp cúc mai... Đặc biệt, nơi đây có trăm cội mai già hàng trăm năm tuổi, được trả giá hàng trăm triệu đồng/cội. Tiêu biểu như cặp mai già với thế long giáng gần trăm tuổi đang được đặt ở công viên xã đã có người ra giá 100 triệu đồng. Có gia đình chỉ bán một “lão” mai đã có thể xây nhà, mua sắm tiện nghi đắt tiền không thua kém gì người thành phố.
Bà con Điền Hoà không chỉ trồng mai để chơi mà đã hướng ra thị trường với mục tiêu đưa mai thành cây xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Câu lạc bộ mai cảnh Điền Hoà ra đời đã trở thành nơi chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, tạo thế mai cảnh cho các hội viên để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cũng vì thế, giới chơi mai cảnh ở Huế không khỏi ngỡ ngàng khi đến với làng mai Điền Hoà. Mai Điền Hoà đã vinh dự có mặt trong nhiều bộ sưu tập, trưng bày mai cảnh ở Huế như Tịnh Lạc Viên, vườn An Hiên, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Huế, Đại nội Huế... và vào tận TP. Hồ Chí Minh.
Nghề hái ra tiền
Những ngày cuối năm, bất chấp cái rét căm căm, người chơi mai các nơi vẫn đổ về Điền Hoà để chọn cho mình một cây mai ưng ý. Năm nay, giá mai ở Điền Hoà không cao hơn các năm trước do sức mua giảm. Trung bình mỗi chậu mai trên 5 năm tuổi được bán với giá 3 - 5 triệu đồng, trên 10 năm tuổi có giá 10 - 15 triệu đồng, còn các “lão” mai giá từ 50 -100 triệu đồng. Theo các thành viên trong Hội mai cảnh Điền Hoà, cả xã hiện có trên 2.000 cây mai có tuổi từ 10 - 15 năm, còn dưới độ tuổi ấy thì có đến hàng chục ngàn cây... Làm một phép tính đơn giản, chỉ cần bán hết số mai 10 - 15 tuổi, với giá 10 - 15 triệu đồng/cây, tết này làng Điền Hoà có thu từ 20 - 30 tỷ đồng, con số mà chưa có một loại cây trồng nào đem lại được cho những người nông dân bên phá Tam Giang từ trước đến nay.
Có lẽ, ít ai ngờ mai lại trở thành cây xoá đói giảm nghèo cho người dân trên vùng đất chua phèn này. Người dân Điền Hoà cũng rất tự hào với nghề trồng mai cảnh của mình, nghề không chỉ làm sang, làm đẹp cho đời mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Ngô Minh Thuyên
Nguồn: KTNT
 

Văn

Thành viên tích cực

TT - Ngày 9-12, ông Trần Văn Thăng, chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết để chuẩn bị tết, các nghệ nhân làng hoa Sa Đéc đã xuống giống hơn 6 triệu giỏ hoa kiểng, chủ yếu là hồng, cúc mâm xôi, vạn thọ, hướng dương, thược dược, mai, hạnh.

Nghệ nhân Trần Văn Phương (Sa Đéc) xuống giống 10.000 giỏ cát tường chuẩn bị tết - Ảnh: D.T.H.


Đặc biệt, năm nay bà con đưa ra nhiều giống hoa kiểng mới lần đầu tiên trồng tại Sa Đéc như dạ yến thảo, cát tường, hoa hậu Thái, thịnh vượng, hồng nhung, hồng đào, hồng tiểu muội được du nhập từ Thái Lan, Singapore. Do mai vàng nở sớm nên lượng hoa “vàng” như cúc mâm xôi, vạn thọ, hướng dương... sẽ được tăng số lượng thay thế, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Số lượng hoa kiểng năm nay tăng nhiều hơn năm ngoái khoảng 40% do có nhiều hoạt động như festival hoa Đà Lạt, lễ hội 1.000 năm Thăng Long...
D.T.H.
Nguồn:Tuoi Tre Online
 

Văn

Thành viên tích cực
NGỌC KHANH


Bằng nguồn vốn tự cân đối của đơn vị,
trong thời gian qua Trung tâm giống
cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi đã tiến
hành trồng thử nghiệm hoa lily.

Hoa li ly là loại hoa cao cấp, thích hợp vùng khí hậu ôn đới, loài hoa này phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ từ 20 – 25oC; ở Việt Nam loài hoa này được trồng chủ yếu tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thời điểm trồng thử nghiệm hoa lily được Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi tiến hành vào thời gian tháng 6/2009, đây là khoảng thời gian có nền nhiệt trung bình khá cao, luôn ở mức 29 – 30oC, độ ẩm 78 – 79%.
Để hoa lily phát triển được trong môi trường này, Trung tâm đã phải làm nhà lưới để giảm nhiệt độ trong ngày. Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng của giống hoa lily Yelloween (hoa màu vàng) là 60 ngày, giống Sorbonne (hoa màu hồng) là 57 ngày, tương đương với thời gian sinh trưởng tại Đà Lạt, tỷ lệ hoa thu đạt 86%, trong đó tỷ lệ cây 2 hoa đạt 50%, cây 3 hoa 33%, các giống hoa lily được trồng tại Quảng Ngãi có hương thơm, chất lượng không thua kém với hoa lily được trồng Đà Lạt. Việc trồng thành công hoa lily tại Quảng Ngãi đã mở ra một triển vọng mới cho nghề trồng hoa tại địa phương này.
Anh Trịnh Lương Thơm, cán bộ Kỹ thuật Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, hiện nay chúng tôi đang trồng 1.000 chậu hoa lily cho nở vào dịp Tết Nguyên đán phục vụ nhu cầu chơi hoa của người dân.
Nguồn: Báo Nông Nghiệp
 

Văn

Thành viên tích cực

Nguồn: Báo Ninh Bình


UBND thành phố Ninh Bình vừa có kế hoạch
về việc tổ chức Festival sinh vật cảnh Ninh Bình năm 2010.


Đây được xác định là lễ hội văn hóa chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc và năm Du lịch Việt Nam; là dịp để tôn vinh các nghệ nhân sinh vật cảnh; cơ hội để tăng cường giao lưu, hợp tác kinh doanh sinh vật cảnh…

Festival dự kiến được tổ chức từ ngày 23/3 đến 03/4 năm 2010 (08 đến 19 tháng 2 năm Canh Dần), tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh.

Festival sinh vật cảnh Ninh Bình 2010 có sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố, Trung tâm Bon-sai-đá cảnh, câu lạc bộ và cá nhân tiêu biểu trong nước, trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện UBND thành phố Ninh Bình, Ban tổ chức Festival sinh vật cảnh Ninh Bình năm 2010, Hội Sinh vật cảnh tỉnh đã thống nhất kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan thực hiện công tác chuẩn bị để Festival diễn ra đúng kế hoạch và thành công tốt đẹp

Nguồn:TIN TỨC DU LỊCH
 

Văn

Thành viên tích cực
TTO - Đôi rồng kỷ lục này được các nghệ nhân sử dụng từ hàng trăm cây sanh ghép, uốn và tạo dáng trong suốt một năm qua với độ dài lên đến 108m, cao khoảng 3m.



Rồng hoa bên bờ hồ Xuân Hương, Đà Lạt


Chiều 13-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng cho biết hướng tới Festival hoa Đà Lạt 2010 và kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long (Hà Nội), đơn vị đã phối hợp với Công ty TNHH Thành Văn (Đà Lạt, đơn vị thực hiện) và Công ty Viet Remax (TP.HCM, đơn vị tài trợ) trưng bày đôi “rồng hoa” dài nhất Việt Nam tại bờ hồ Xuân Hương, Đà Lạt để du khách trong và ngoài nước thưởng lãm.
Tổng chi phí cho tác phẩm “đôi rồng hoa” này gần 500 triệu đồng.
Cũng theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng, từ nay đến trước giờ khai mạc lễ hội hoa, các nghệ nhân còn phải trang trí hoa cho thân rồng, thảm hoa xung quanh tác phẩm và lắp đặt hệ thống chiếu sáng để đêm đến du khách cũng có thể tham quan, chụp ảnh lưu niệm.
Được biết, đây là một trong những tác phẩm sẽ được đăng ký thiết lập kỷ lục Việt Nam tại Festival hoa Đà Lạt 2010.
Tin, ảnh: VÕ TRANG

Nguồn :Tuoi Tre Online
 
Top