Đỗ Quyên toàn tập-Chia xẻ kinh nghiệm

Văn

Thành viên tích cực
Thưa quí thành viên
Đỗ Quyên là một loài cây mà khi ra hoa có vẻ đẹp ngây ngất lòng người,nhưng hiện tại,theo quan sát của Văn có rất ít vườn cây có loại cây nầy,có thể là do quá khó khăn trong việc nuôi trồng,chăm sóc và tạo dáng chăng?
Do vậy,hôm nay Văn xin mở đầu topic nầy,kính mời quí thành viên tham gia chia xẻ kĩ thuật về cây Đỗ Quyên để chúng ta có thể có khả năng sở hữu những chậu hoa rực rỡ trong vườn nhà.
Rất mong sự góp sức nhiệt tình của quí thành viên.Xin trân trọng cảm ơn.
 

Văn

Thành viên tích cực
Để mở đầu,Văn xin giới thiệu 1 và bài viết và hình ảnh được sưu tầm từ Internet
-----------------------------------------

Lóa mắt trước vườn hoa đỗ quyên rực rỡ
Nguồn:YuMe.vn

Ở các vùng lạnh trồng đỗ quyên thích hợp hơn. Ai đi Sapa, đặc biệt lên Fanxipan, đi qua rừng đỗ quyên đại thụ mới thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đối với em, nó còn khiến em xúc động hơn hoa anh đào của Nhật Bản.
Theo em biết thì SaPa (Lào Cai) rất thích hợp cho việc trồng đỗ quyên, có khá nhiều nhà vườn bày bán đỗ quyên dọc theo đường lên Cổng trời và cây nào hoa cũng rất đẹp.




Rừng Hoàng Liên (Sa Pa) là địa danh phát hiện nhiều loài hoa đỗ quyên mọc tự nhiên nhất Việt Nam. Trên độ cao 1.800 - 2.200m so với mực nước biển, cây hoa đỗ quyên mọc tự nhiên ở đây rất đa dạng về kích cỡ gồm các cây kiểu khóm bụi mọc bám vào vách đá cheo leo đến những cây đường kính 20-25cm, cao tới 15-16m.


Hoa của 30 loài hoa đỗ quyên phát hiện trong rừng Hoàng Liên khá đa dạng về màu sắc và kích thước. Trong đó kích thước hoa thường đạt từ 2-15 cm và hoa gồm có 5 màu chủ đạo là vàng, trắng, hồng, đỏ, tím. Đặc sắc hơn cả là có 6 loài cho hoa màu trắng, 7 loài cho hoa màu trắng hồng, 5 loài cho hoa màu trắng vàng, 4 loài cho hoa màu hồng đỏ, 6 loài cho hoa màu vàng, 2 loài cho hoa màu tím.





Cây đỗ quyên nở hoa gần như quanh năm, nhưng mùa có nhiều loài cùng nở hoa và cũng là khi hoa đỗ quyên nở đẹp nhất là vào dịp giữa mùa xuân đầu mùa hè hằng năm.







Trên đường chinh phục đỉnh núi Phanxipăng đầu xuân, các bác sẽ gặp khá nhiều cây đỗ quyên nở hoa rực rỡ, nhất là đi qua khu rừng cảnh quan rất đẹp và có nhiều hoa quý mang tên “rừng hoa đỗ quyên” trên độ cao 2.200m ~~> Đây là điểm đến khám phá không thể thiếu của nhiều bạn trẻ mỗi khi du xuân Tây Bắc.











Những cánh hoa rơi thu hút những người yêu thích chụp ảnh.
Đỗ quyên ở Huế cũng rất nhiều nha, ngày xưa người Pháp trồng ở núi Bạch Mã (cách TP Huế 40km) do ở đây khí hậu ôn đới như Đà Lạt. Hiện ở Bạch Mã có thác Đỗ Quyên đến mùa hoa nở rất đẹp. Đỗ Quyên đào từ núi mang về dễ trồng và dễ sống nhưng không thấy bán gốc to để chơi Bon sai. Ở Huế mối năm Đỗ quyên núi nở 2 lần vào tháng 6 và tháng 12 nếu chăm sóc đúng kỹ thuật hoa nở vào dịp tết rất đẹp.
Hoa đỗ quyên xuất hiện ở nhiều nơi như trong công viên, các vườn hoa, trường học, tạo thành những hàng rào hoa rạng rỡ như muốn níu kéo bước chân ai dạo qua...
 

Văn

Thành viên tích cực
Đưa đỗ quyên về phố
Nguồn :Báo Nông Nghiệp Việt Nam



Đỗ quyên là một loài hoa đa màu sắc sống ở vùng khí hậu ôn đới. Ở nước ta, cây đỗ quyên chỉ thích nghi được ở những vùng có khí hậu lạnh như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt nên rất khó trồng ở các thành phố lớn. Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, năm 2010, Hội Sinh vật cảnh (SVC) thành phố Yên Bái đã thành công với mô hình trồng đỗ quyên trong chậu.

Người có công đầu tiên đưa cây đỗ quyên từ môi trường tự nhiên về thành phố là ông Nguyễn Đăng Luận – PCT Hội SVC thành phố Yên Bái. Trong ngôi nhà sàn đầy nét truyền thống nằm trên đường Khe Sến, phường Minh Tân, ông Luận say sưa chăm sóc cho hàng trăm chậu đỗ quyên đang trong thời kỳ phát triển mạnh.
Ông Luận cho biết, duyên số đưa ông gắn bó với hoa đỗ quyên cũng thật tình cờ. Năm 1982, trong một lần đi công tác qua dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khu vực xã Mường Hung, huyện Bát Xát (Lào Cai) ông vô tình bắt gặp một loài hoa tự nhiên đẹp rực rỡ trên núi. Mê mẩn trước một loài hoa lạ, ông liền đào mang về nhà trồng, nhưng chỉ được vài hôm cây hoa héo dần và chết khiến ông Luận cứ tiếc mãi. Thế rồi tình cờ một lần đi thăm nhà người bà con, ông phát hiện một cây hoa rất giống cây hoa mà ông đã gặp trên núi. Hỏi ra mới biết đó là cây đỗ quyên, vậy là ông Luận nảy ra ý định chinh phục.
Nói là làm, ngay hôm sau ông bắt tay vào thực hiện công việc ngay. Khổ một nỗi đỗ quyên là loài hoa rất khó tính chỉ ưa vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất sợ nắng nóng, và môi trường nhiều nước nên ông Luận cứ trồng xuống chỉ vài hôm sau cây lại chết rũ. Cây nào cầm cự lâu lắm thì được hơn một tháng cũng thối rễ chết vì úng nước. “Tại sao ở tự nhiên đỗ quyên sống được mà đem về nhà cây lại chết? Câu hỏi đó cứ vẩn vơ trong đầu khiến tôi suy nghĩ mãi. Và cuối cũng tôi cũng đã tìm ra căn nguyên cốt lõi của vấn đề,” dứt lời, ông Luận hào hứng đưa tôi ra chiêm ngưỡng vườn quyên hàng trăm chậu đủ mọi lứa tuổi đang đâm chồi nảy lộc xanh mướt ngay giữa lòng thành phố Yên Bái. Ông Luận tâm sự: Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu thử nghiệm, mãi tận đầu năm 2009 ông mới thành công với mô hình trồng quyên trong chậu. Đầu năm 2010, mô hình này được nghiệm thu và nhân rộng trong toàn tỉnh.
Mấy năm gần đây, giới yêu nghệ thuật có xu hướng chơi quyên cảnh ngày càng đông. Quyên thường nở vào dịp Tết, tức là vào mùa xuân với nhiều màu sắc rất đa dạng như: Tú quyên, hồng quyên, bạch quyên, tím quyên... Mặt khác, hoa đỗ quyên khi nở phải tận ba tháng sau chúng mới tàn nên được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ làm vật trang trí trong nhà mà cây đỗ quyên còn là một vị thuốc dân gian thông dụng.
Thực chất, khi nắm bắt được đặc tính của cây đỗ quyên thì việc trồng và chăm sóc loài hoa này rất đơn giản. Điều đầu tiên với loài cây này người trồng không được để chúng bị úng nước bởi rễ rất mỏng manh. Nếu có hơi thiếu nước một tí cây cũng không sao nhưng chỉ hơi thừa nước là cây sẽ chết ngay. Chính vì vậy người trồng phải chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối mới được tưới cây, chậu hoa phải luôn khô ráo thoát nước dễ dàng.
Hiện Hội SVC Yên Bái đang nhân rộng trồng quyên bằng phương pháp giâm cành, tỷ lệ thành công là trên 90%. Chỉ trồng trong vòng ba năm là đã cho thu hoạch. Ngoài thị trường hiện nay một chậu quyên cảnh đẹp có giá lên tới vài triệu đồng, chậu trung bình giá cũng phải từ 300 – 600 nghìn đồng mà không có đủ hàng để mà bán. Với việc trồng thành công loài cây đặc biệt khó tính như đỗ quyên hứa hẹn sẽ mở ra một nghề mới cho những người đam mê làm giầu từ cây cảnh.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Ngoài những điều anh Văn trích dẫn trên đây, tôi xin bổ túc là cây Đỗ quyên rất dể nhân giống bằng cách dâm cành, và Đq rất thích môi trường có độ axit cao pH phải dưới 6.5, thân cành rất dòn nếu trồng làm bonsai khi uốn chi cành phải cẩn thận vì rất dể gảy. Mọi vết cắt to đều phải bôi thuốc liền thẹo (xẹo) "cutting paste" Vỏ cây (bark) rất mỏng manh nếu quấn kẻm thì dùng loại có chỉ bao ngoài rât tốt. Trước khi trồng vào châu nên lót dưới cùng bằng vật liệu có hạt to (cho dể rút nước) và trên mặt chậu nên dùng rông khô bằm hay xắt nhỏ phủ lên để giử độ ẩm, với khí hậu nắng gắt như ở VN tôi thấy nên để chậu nơi bóng mát và nhớ che chắn gió.
Nhớ tới đâu nói tới đó, bạn nào thich trồng Đỗ quyên gặp trục trặc gì xin nêu câu hỏi, tôi (hoặc thành viên nào khác) có kinh nghiệm sẽ đóng góp ý kiến
 

nguyendangduoc

Thành viên tích cực
Ở quê em cũng có rất nhiều đổ quyên, ở đây em chưa thấy cây nào to, cây khoảng 10-15cm hoành đc gọi là lớn. E cũng đc đem về trồng rồi nhưng chưa có cây nào sống.
Cách trồng của em là: cây khai thác về, rửa sạch rể, cắt bỏ rể dập, trồng trong cát vàng hạt to, để cây trong mát.
Đó, em làm như vậy đó, vậy mà ko có cây nào sống, các bác có cách trồng hiệu quả ko, chỉ em với.
Thanks!
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Ở quê em cũng có rất nhiều đổ quyên, ở đây em chưa thấy cây nào to, cây khoảng 10-15cm hoành đc gọi là lớn. E cũng đc đem về trồng rồi nhưng chưa có cây nào sống.
Cách trồng của em là: cây khai thác về, rửa sạch rể, cắt bỏ rể dập, trồng trong cát vàng hạt to, để cây trong mát.
Đó, em làm như vậy đó, vậy mà ko có cây nào sống, các bác có cách trồng hiệu quả ko, chỉ em với.
Thanks!
Bạn cho biết đất trồng "cát vàng hạt to" có tính chất giử được độ ẩm không vì theo kinh nghiệm bản thân thì Đq dâm cành rất dể thành công. Môi trường trồng phải luôn được giử ẩm và không ứ nước nhiều, mùa dâm cành khí trời phải ấm áp. Một điều quan trọng khác là cành dâm phải cắt bớt lá đí từ nơi bứng về đén nhà phải luông giử không để bộ rể bị khô (cho dù do gió)
 

Văn

Thành viên tích cực
Ngoài những điều anh Văn trích dẫn trên đây, tôi xin bổ túc là cây Đỗ quyên rất dể nhân giống bằng cách dâm cành, và Đq rất thích môi trường có độ axit cao pH phải dưới 6.5, thân cành rất dòn nếu trồng làm bonsai khi uốn chi cành phải cẩn thận vì rất dể gảy. Mọi vết cắt to đều phải bôi thuốc liền thẹo (xẹo) "cutting paste" Vỏ cây (bark) rất mỏng manh nếu quấn kẻm thì dùng loại có chỉ bao ngoài rât tốt. Trước khi trồng vào châu nên lót dưới cùng bằng vật liệu có hạt to (cho dể rút nước) và trên mặt chậu nên dùng rông khô bằm hay xắt nhỏ phủ lên để giử độ ẩm, với khí hậu nắng gắt như ở VN tôi thấy nên để chậu nơi bóng mát và nhớ che chắn gió.
Nhớ tới đâu nói tới đó, bạn nào thich trồng Đỗ quyên gặp trục trặc gì xin nêu câu hỏi, tôi (hoặc thành viên nào khác) có kinh nghiệm sẽ đóng góp ý kiến
Cảm ơn Chú Xuân Lê đã nhiệt tình chia xẻ
Văn có những điều chưa rõ nhờ chú và quí thành viên chia xẻ giúp.
Văn hiện đã có một số cây ĐQ mới nhập về,hiện đã trồng vào chậu và đặt trong nhà lưới có hệ thống phun sương làm mát,Văn dùng chất trồng gồm:Trấu+xơ dừa hoai mục+cát sạch+1 ít phân gà ủ hoai.
Sau thời gian trồng vào chậu,theo quan sát của Văn thấy có chiều hướng phát triển,đã ra ngọn non và tiếp tục trổ hoa.
Sau đây à vài hỉnh ảnh mới chụp cách đây ít phút







Hiện Văn đang có dự tính nhân giống loại hoa nầy,kính nhờ quí thành viên chia xẻ:

  • Nhân giống theo phuơng pháp nào(chiết hay dâm cành) là hiệu quả nhất.
  • Chất trồng như thế nào là tối ưu nhất
  • Điều kiện cần và đủ để nuôi dưỡng như nhiệt độ,độ ẩm bao nhiêu phần trăm là thích hợp,cách bón phân và hàm lượng từng loại đa vi lượng,sâu bệnh và cách phòng trị.
  • Chu kì sinh trưởng của ĐQ,thời gian từ lúc chiết cành đến khi cắt ra trồng,thời gian từ lúc trồng đến trổ hoa...và làm thế nào để ra hoa đồng loạt.
  • ........................
Rất mong sự chia xẻ của chú Xuân Lê và quí thành viên.
Trân trọng cảm ơn
 

hoangdung

Thành viên tích cực
mình nghe nói đổ quyên với khí hậu như miền trung khó có bông lắm không văn
 

Văn

Thành viên tích cực
Và đây là hình ảnh Đỗ Quyên tại vườn nhà




Chậu Đỗ Quyên hôm sau tết
 

Văn

Thành viên tích cực
mình nghe nói đổ quyên với khí hậu như miền trung khó có bông lắm không văn
Em cũng không rành anh ạ,nhưng thấy hoa đẹp quá nên có ý định trồng thử nghiệm.Hiện em đã nhập một số giống và nhận thấy đang phát triển rất tốt
 

xuantunguyen

Thành viên tích cực
Em đã thấy một số người ở Đà Nẵng mua hoa chơi tết, về chăm một cách rất bình thường (vì họ ko phải là người chơi cây) nhưng cây vẫn sống, hoa vẫn ra. Hỏi thăm 1 vài người trong cơ quan, họ nói cây sống bình thường.

Anh Văn thử nghiệm nhiều nhiều để anh em học hỏi theo. Cảm ơn anh.
 

xuantunguyen

Thành viên tích cực
Ở quê em cũng có rất nhiều đổ quyên, ở đây em chưa thấy cây nào to, cây khoảng 10-15cm hoành đc gọi là lớn. E cũng đc đem về trồng rồi nhưng chưa có cây nào sống.
Cách trồng của em là: cây khai thác về, rửa sạch rể, cắt bỏ rể dập, trồng trong cát vàng hạt to, để cây trong mát.
Đó, em làm như vậy đó, vậy mà ko có cây nào sống, các bác có cách trồng hiệu quả ko, chỉ em với.
Thanks!
Em nhớ không nhầm quê anh nhiều nhà vườn trồng Đỗ quyên lắm. NGhe anh nói Hoành cây 10-15 mà thèm, em chưa thấy được cây nào to hơn ngón tay chứ đứng nói to đến vậy.

Em nghĩ anh trồng bằng cát vàng thì thoát nước tốt rồi nhưng nên trộn thêm ít sơ dừa, hoặc thứ nào có thể giữ ẩm được là ok đó anh. EM cũng mới mua mấy chậu về thử nghiệm xem thử, toàn xíu xíu.
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
mình nghe nói đổ quyên với khí hậu như miền trung khó có bông lắm không văn
Sống khỏe đó D ơi, nhà anh Minh Sơn có 02 cây mini cũng kha khá, ổng trồng được 02 năm rồi, bữa Tết trổ bông quá trời. Cây của anh mua hôm Tết, tuần trước ngắt hết bông đi nay chỗ mình ngắt đâm chồi nhiều lắm - Xanh tốt mơn mởn, sau này thì thế nào anh không biết chứ hiện tại thì ngon lành!

Một số kinh nghiệm mình tìm hiểu được, góp chút cho vui:
- Khi mua về, kiếm chậu lớn hơn hom nhựa nhà vườn trồng nó trước khi bán một chút. Dưới đáy chậu lót đá hoặc sỏi 10x10mm (không có đá sỏi thì gạch vụn cũng OK), đổ khoảng 2cm cát vàng loại hạt to. Lót chất trồng xung quanh, gỡ hom nhẹ nhàng đặt vô và phủ đều chất trồng kín gốc.
- Chất trồng: 30% địa y phơi khô (loại trồng phong lan) + 10% xơ dừa + 30 % tro trấu + 30 % đất.
- Loại này ưa chua nên nước gạo ngâm pha loãng tưới hắn rất khoái.
- Cũng như loài Serissa Foetida (Ngàn sao), Đỗ Quyên không khoái ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Vị trí đặt hắn thích hợp nhất là chỗ bóng râm có nguồn sáng mạnh.
- Chơi hoa tàn, bấm hết nụ và hoa (tận nách lá phía cuống hoa nhé).
- Khi cây phát triển mạnh mới bón phân bình thường.
- Cắt tỉa tạo dáng vào cuối mùa hè, tránh nghịch ngợm vào mùa đông vì những chồi nụ kết bông vào thời điểm này >>> nở vào mùa xuân.

Bấy nhiêu học hỏi đúc kết được (chả biết trúng trật chi mô nữa!) chia sẻ cùng anh em.

Khoe cây một chút bù lại công ngồi gõ chữ:


Mời anh em đóng góp thêm nhé. Thanks!
 

hoangdung

Thành viên tích cực
cám ơn anh hùng nhiều.nhưng mà trong giờ làm việc nên tập trung làm việc nhe anh, anh ham vui quá coi chừng sếp biết thì toi
 

Trần Hùng

Thành viên tích cực
...em chưa thấy được cây nào to hơn ngón tay chứ đứng nói to đến vậy.
CN rảnh đến anh dẫn đi coi cây gốc bằng 2/3 cổ tay Võ sư Lý Đại Nghĩa em nhé! Đủ loại trắng hồng đỏ...Chi tàn kiểu Nhật, hàng nhập từ Trung của. Nếu muốn chơi ngay thì vác xiền theo luôn, chỗ anh em quen biết nên họ bán với giá giao lưu: 15 triệu/cây (khuyến mãi dây su chằng buộc cây mang về hoặc miễn phí xem cây khác!)

Nếu đi thì nhắn tin cho anh nhé kẻo họ bán hết!

cám ơn anh hùng nhiều.nhưng mà trong giờ làm việc nên tập trung làm việc nhe anh, anh ham vui quá coi chừng sếp biết thì toi
Mấy sep tham ô hàng đống xiền, mình tham ô chút thời gian có chi mô Dũng?!!!
 

Văn

Thành viên tích cực
Cảm ơn anh em đã chia xẻ,thảo luận.
Mời quí anh em tiếp tục có ý kiến hoặc trình bày thắc mắc để mọi người cùng chia xẻ.
Sưu tầm được bài viết về kinh nghiệm trồng ĐQ trên net,mời các bạn tham khảo

Kỹ thuật trồng hoa Đỗ quyên

Nguồn:http://www.vinhphucdost.gov.vn

1. Chọn và nhân giống Đỗ quyên.
Trên thị trường đang sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ quyên Bỉ. Đây là giống có hoa đẹp, màu sắc đa dạng, dễ trồng và nhân giống.
Có 3 phương pháp phổ biến dùng để nhân giống hoa Đỗ quyên là: Giâm cành, gieo hạt và chiết. Đối với giâm cành có thể tiến hành vào tháng 5 hoặc tháng 10, chiết vào tháng 4 - 5 còn gieo hạt thì vào vụ xuân. Phương pháp giâm và chiết thì nhanh cho cây thành phẩm hơn so với gieo hạt.
2. Kỹ thuật làm đất.
Đất trồng hoa Đỗ quyên phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Đất tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 - 5 là phù hợp nhất.
Cách pha trộn đất trồng hoa Đỗ quyên: Lấy 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + 1 phần lá rụng + 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn theo công thức: 3 phần đất tầng mặt + 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong 1 - 2 năm. Chú ý, phải để phân ủ trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, trước khi dùng thì phải loại bỏ tạp chất.
3. Kỹ thuật chăm sóc.
3.1 Kỹ thuật thay chậu:
Thay chậu với hoa Đỗ quyên là việc làm cần thiết. Cây hoa Đỗ quyên cần được thay chậu trong các trường hợp sau: Chuyển cây từ ngoài đất vào chậu. Thứ 2 là cây con lớn, bộ rễ đầy chậu đáy chậu có rễ ra ngoài. Cũng cần phải thay chậu sau khi đã trồng cây được 2-3 năm, dinh dưỡng trong chậu đã hết. Có thể tiến hành thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (trước khi hoa đã tàn hoặc trước khi cây vào nụ). Khi thay chậu thì nên chọn các loại chậu có chất liệu và kích thước phù hợp với tuổi cây. Khi thay chậu cần chú ý bỏ hết đất cũ, cắt bỏ rễ xấu. Sau khi thay chậu cần tưới đẫm nước, nếu thay vào vụ thì cần chú ý giữ ẩm cho cây trong vụ đông.
3.2 Kỹ thuật tưới nước:
Cây Đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu được ngập úng lâu. Nếu hạn quá hoặc úng quá đều làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới cho phù hợp. Thời gian tưới tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, hoa cần tưới nước nhiều hơn. Trong những ngày trời hanh khô cần phun nước nhiều xung quanh lá, hoa, chậu và mặt đất để tăng độ ẩm không khí.
Nước dùng tưới cho Đỗ quyên tốt nhất là nước tự nhiên, sau đó là nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Để tăng độ chua cho nước tưới ta có thể cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.
Nên dùng nước và nước phân thay nhau tưới cho Đỗ quyên.
3.3 Kỹ thuật bón phân
Đỗ quyên không phải loại cây phàm ăn, chính vì vậy cần chú ý khi bón phân. Nếu bón nhiều phân quá, bón phân quá đặc thì còn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Để có hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp, cách bón phân hợp lý mà theo kinh nghiệm của các nhà vườn là: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng.
Thông thường chỉ bón phân với các cây từ 2 năm tuổi trở lên. Đối với cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ cuối xuân đầu hè, cứ 10-15 ngày bón một lần phân loãng. Đối với cây từ 4 năm trở lên, mỗi năm bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân, đến khi tàn, cây mọc cành mới có thể bón nước phân loãng.
Một số chú ý khi bón phân:
- Không nên bón nhiều phân vào mùa hè để tránh vàng lá, rụng lá.
- Nếu mùa hè, cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thực thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) để thúc đẩy ra nụ hoa.
- Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo.
- Sau mùa đông không cần bón phân.
4. Phòng trừ sâu hại:
- Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu trên hoa. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng các loại thuốc như DDVP 0,1% để phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.
- Rệp ống: Gây hại trên lá, cành non và hoa. Đối với loại này cần chú ý đến việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
- Nhện râu ngắn: Loại nhện này gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
- Bệnh thối rễ: Bệnh làm cho cây khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
- Bệnh đốm nâu: Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây Đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boođo 1% để trừ bệnh.
- Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.
BBT
 

Văn

Thành viên tích cực
Phong phú đổ quyên Việt Nam

với các giống ngọai Đông Nam Á
G S Tôn thất Trình



Phong phú đổ quyên Việt Nam với các giống ngọai Đông Nam Á, nhất là giả đổ quyên, lai tuyển chọn thành một bộ môn hoa cảnh đặc thù nước nhà, thưởng thức tao nhã, thư giản

Hoa đổ quyên, tông chi khoa học là Rhododendron đã được G S Phạm Hòang Hộ lựa chọn làm tên Việt Nam cho họ thực vật Ericaceae, một trong số 9 tông chi thực vật họ này. Và đã liệt kê và mô tả phân lọai thực vật được 29 lòai ởViệt Nam. Một số lòai mang tên địa danh Việt Nam như Rhododendron kontumensis, R. nhatrangensev.v...Một nhóm đổ quyên đặc biệt có tên Việt mới đây là giả đổ quyên, tên Âu Mỹ là azalea cũng được xếp vào tông chi Rhododendron, nhưng thích nghi khí hậu của giả đổ quyên hòan tòan khác hẳn đổ quyên chánh hiệu. Chẳng hạn giả đổ quyên vạn niên thanh (evergreen azalea) lại thường được trồng hàng trăm ngàn cây (trong đó có vài thứ giống trồng chậu trưng bày trong nhà chúng tôi ở thị trấn Irvine, miền Nam bang Ca Li, mỗi Tết đều nở đầy hoa đỏ), trong khi đổ quyên chánh hiệu lại rất hiếm, tương đối khó trồng hơn. Chúng tôi chỉ thấy có một khu vườn nhỏ bé ở ngôi chùa Vạn Phật là chùa Phật lớn nhất ở Ca Li, có lẽ là cả nước Mỹ, trồng đổ quyên lùm bụi chánh hiệu có lẽ đem từ Đài Loan sang, vì chùa Vạn Phật là do dân Đài Loan xây cất nên? Thập niên 1960, mỗi lần tham quan nghiên cứu phát triển canh nông và công nghệ Đài Loan, chúng tôi đều được mời đi xem khu Đào Viên (TaoYuan), phía Bắc Đài Bắc thưởng thức hương hoa vườn đổ quyên lùm bụi. Chỉ ở miền Bắc Ca Li tôi mới thấy trồng nhiều đổ quyên. Thật sự thì đây là một nhóm thực vật rất lớn, đếm được gần 800 lòai (species) và ở Bảng ghi danh quốc tế (international Register) liệt kê trên 10.000 thứ giống (varieties) , và có lẽ 2.000 thứ giống đã được trồng trọt. Các nhà thực vật học đã phân chia các lòai đổ quyên thành hạng(series)hạng phụ (subseries), trong đó có các cây giả đổ quyên (azaleas). Đổ quyên, gồm luôn cả giả đổ quyên thường là cây lùm bụi (shrub) vạn niên thanh hay là cây rụng lá (deciduous), ít khi là cây tiểu hay đại mộc.

Yêu cầu nước và đất đai

Các yêu cầu này của đổ quyên hay giả đổ quyên đều giống nhau. Chúng đòi hỏi đất acid. Chúng cần nhiều không khí ở vùng rễ hơn nhiều lọai hoa cảnh khác, nhưng lại
luôn luôn cần đủ ẩm độ. Nói một cách khác, chúng cần đất ráo (thóat) nước mau lẹ, nhưng đồng thời cũng cần đất giữ được nhiều ẩm độ. Nghĩa là đất có nhiều chất hữu cơ. Nơi nào đất ít hữu cơ thì phải trộn, rải thêm rêu than bùn (peat moss), vỏ cây nghiền, mặt cưa hay lá cây mục. Nếu đất vườn bạn chứa quá nhiều sét hay kiềm thì lên vồn, lên líp cao 30 - 60 cm trên mặt đất, sẽ tốt cho cây sinh trưởng. Hãy trộn thêm chất hữu cơ 30 cm dưới mặt vồng, líp và trộn thêm ở đất vồn, líp với 50 % chất hữu cơ (ít nhất phân nữa là rong than bùn), 30% đất, 20 % cát. Trộn như vậy, đất sẽ ráo và giữ ẩm độ và làm cho các muối kiềm trôi, trực di đi hết. Trồng đổ quyên hay giả đổ quyên phải làm cho chóp vùng rễ hơi trồi lên mặt đất đôi chút. Không bao giờ nên để đất chôn vùi thân gốc. Các cây này thuộc lọai rễ mọc ở mặt đất và như vậy bổi thêm chất mục sẽ rất hữu ích. Đừng bao giờ cày xới đất quanh cây. Mức chịu đựng ánh nắng tùy thuộc lòai và thứ giống. Đa số chịu đựng được ánh nắng chan hòa ở vùng cao mùa hè mát. Cây cao thì phải lượt bớt ánh sáng đi. Nhiều bóng râm quá, cây sẽ cao lêu nghêu và ít đâm bông. Phải bón phân vào mùa hoa nở và ngay sau đó. Đổ quyên hay giả đổ quyên ít khi bị sâu, bệnh phá hại. Nhưng nếu đất ít thóat thủy thì cây hay bị thối rễ (root rot) làm cây vàng lá, héo và chết rụi. Nhiều ánh nắng quá có thể làm cây cháy lá hay trắng bạch (bleaching) đi. Đông giá đỉnh cao có khi làm méo mó lá. Bấm ngọn tăng trưởng sau khi đã trổ hoa xong thường xuyên giả đổ quyên vạn niên thanh. Nếu bạn mốn có bụi dày dặc và nhiều hoa. Còn đổ quyên hoa to nên xén cành vào đầu xuân, vào lúc hoa nở nếu cần. Tuy như vậy sẽ hy sinh nhiều mầm hoa, như lúc này là thời gian tốt nhất để xén nhiều. Năng lực của cây sẽ chuyển qua các mầm tăng trưởng đang ngũ rồi đây sẽ đâm ra mạnh vào mùa tăng trưởng. Bấm ngọn cây con để cây ra nhiều cành. Xén cây lớn hay cây mảnh khảnh hầu tạo lại dáng bằng cách cắt đến cành ngang, vòng xoắn lá hay hay cụm mầm ngũ. Xén hết hoa, hay bó hoa đã nở xong. Cẩn thận đừng làm hư hại các mầm tăng trưởng mới dưới bó. Đa số người thích trồng đổ quyên ở Hoa Kỳ cứ tưởng đổ quyên là những bụi lớn lá như da thuộc , nở chùm hoa tròn màu trắng, hồng đỏ hay tím. Sự thật thì cây đổ quyên có thể lùn, chỉ cao trên 8-15 cm (hay được dùng làm kiểng bonsai) hay đại mộc 10-12m có khi cao đến 20 - 30m như nhiều cây đổ quyên nguồn gốc Đông Nam Á ( kể cả Việt Nam ) và cả lọat lòai hay lòai lai đủ mọi kích thước đủ màu sắc từ nhung tím, vàng, gần như xanh dương hay pha trộn các màu vàng mơ, vàng cam, đỏ cá hồi v.v... Còn hội Đổ quyên Hoa Kỳ thì chia giả đổ quyên vạn niên thanh ở miền Tây Hoa Kỳ ra 12 nhóm và một lòai, chiếu theo các cây mọc theo lùm bụi, tiểu mộc hay đại mộc, cách đâm bông và tăng trưởng mức chịu lạnh nhiều ít và cây thích nắng chan hòa hay thích bóng râm. Nhưng hoa đẹp thì ít cây lùm bụi sánh nổi với các giả đổ quyên lọai rụng lá, màu sắc rực rở vàng cam hay đỏ lửa hay hai màu tương phản trên hoa. Vào mùa thu màu sắc lá giả đổ quyên rụng lá từ đỏ cam chói lọi đến nâu, càng làm tăng giá trị chúng trên phương diện hoa cảnh.

Xem tiếp phần sau
 

Văn

Thành viên tích cực
Tiếp theo........
Các lòai đổ quyên tìm thấy ở Việt Nam

Sau đây là mô tả hoa và hình hoa vài lòai đổ quyên Việt Nam của tiến sĩ Trần Đăng Hồng, nguyên là một kỷ sư Nông Lâm đại học Thủ Đức , nguyên là giảng nghiệm viên Đại học Cần Thơ, nay giảng dạy tại đại học Reading , Anh Quốc.

1- Đổ quyên Madden, R. maddenii Hook.F. subspecies crassum ( fr ) Cull. Tìm ra ở Hòang Liên Sơn. Là một lùm bụi lớn, nhưng lêu khêu, hoa kèn dài đến trên 10cm. Hoa màu vàng, nhưng có thể là trắng, vàng kem hay vàng chanh, vàng xanh lục. Lột vỏ, bên trong có màu nâu đỏ, lá có nhiều gân nổi bật. Đây là một loài hoa đổ quyên rực rở của tông chi đổ quyên. Trồng chậu có thể sống nhiều năm. Cần đất thật ráo nước. Nguồn gốc thật ra là ở miền Đông Hy-mã-lạp-sơn, cao độ 2000 - 3000m. Mọc kiểu tầm gửi hay trên ghềnh đá. Hoa nở tháng tư,tháng năm.

2- Đổ quyên maiddennii, lòai phụ crassum. Mới thật có nguồn gốc Bắc Việt, Vân Nam, Đông Tây Tạng, vùng cao Bắc Miến điện, vùng Manipur va Nagaland Ấn độ. Sinh thái đa dạng. Ở rừng rậm thường có khuynh hướng mọc ngang, nhưng cũng mọc ở bìa rừng hay sườn núi, dọc sông, suối, ghềnh rừng thông hay rừng tre, trên cao độ 1500 -3700m . Hoa trắng, cuối hoa hình ống, cổ hoa thóang hồng, cam, tím hay vàng xạnh Hoa thơm. Bụi cao 1.2m. Chịu lạnh giỏi đến 12 độ C âm.

3- Đổ quyên Fleury, R. fleuryi. Mọc ở núi cao 2000- 2500m vùng Khánh hòa và vùng Langbian. Đây là một lùm bụi rộng và mọc sáng sủa, lá đầy lông. Hoa mới nở màu vàng kem, sọc hồng lợt, sau đó đổi ra màu trắng ngần và cổ hoa màu vàng kim xanh lục. Cây cần đất thật ráo nước. Keith Rusford thu thập lòai cây này mới gần đây ở Việt Nạm Tuy nhiên càng ngày càng hiếm, do đó cần bảo tồn.

4 - Đổ quyên Ly, R. lyi. Mọc ở cao độ 1300- 2800m ở Ngoc Pan, Phú Yên, Khánh Hòa. Phiến lá không vãy. Vòi nõan dài hơn cánh hoa. Cũng tìm thấy ở Qúi Châu Vân Nam, Đông Bắc Ấn độ, Myanmar.

5- Đổ quyên Veitch, R. veitchianum. Mọc ở Nghệ Tĩnh, nhưng cũng tìm thấy ở Miến Điện , Thái Lan, Lào. Hoa trắng bề ngang hơn 10cm, khá thơm, hình chuông, dôi khi lấm tấm vàng. Có thể chịu lạnh khỏang 7 độ C âm, nhưng chịu nóng nực tốt hơn. Trồng hom (cành cắt) dễ dàng , hom mau sinh rễ.

6- Đổ quyên lõm, R. emarginatum . Mọc lùm bụi cao 1-1,5m. Thường là cây tầm gửi, mọc trên cây, trên đá. Tìm thấy ở Hòang Liên Sơn, Quảng Tây, Quí Châu , Đông Nam Vân Nam .

7 - Đổ quyên rạng rở, R. triumphans . Mọc ở Hòn Bà ( Khánh Hòa ) , nhưng cũng có nguồn gốcở nhiều nước Đông Nam Á khác. Là một lùm bụi vạn niên thanh, cao 1-1,5 m , Hoa đỏ to.
8- Đổ quyên mũi, R. mucronatum. Đây là một lòai đổ quyên đã được trồng trọt ở nước ta, ở Hà Nội, Đà Lạt, chứ không phải hoang dại như các lòai kể trên. Bụi lùm hay tiểu mộc cao1-2m. Chùm có 2- 3 hoa, đường kính đài hoa 5-8cm. Cuống có tuyến lông . Nhật trồng hai nhóm, Oorukyu là giống có lá đài to và nhóm Shiroryuku. Ca Li thường trồng các thứ giống hoa trắng, thóang hay lấm tấm hồng, có tên là Indica rosealadifolia rosea.

9 - Đổ quyên sims, R. simsii, R. annamense. Tìm thấy ở núi cao Quảng Trị, Bạch Mã , Kontum. Cũng như ở Đông Bắc Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Nam Nhật bổn. Tiểu mộc cao đến 2.5m. Chùm có 2- 6 hoa. Hoa hình ống, loa lớn, hồng hay đỏ.

10- Đổ quyên cây, R. arboreum. Nhóm phụ subspecies delavayei ,tìm thấy ở núi cao Nghệ Tĩnh 2000 - 2500m là một đại mộc có khi cao đến 8m. Chùm hình cầu, có nhiều hoa 10-30 hoa màu đỏ. Nhóm phụ cinnamomum, tìm thấy ở núi cao 2000 - 3000 m vùng Hòang Liên Sơn .Lá lông dày dặc phía dưới. Hoa đỏ hay hồng.

11 - Đổ quyên xinh, R. decorum . Ở vùng núi cao Lào, Việt. Đây là một tiểu mộc hay đại mộc cao đến 14m. Vỏ cây nứt nẽ và lá xanh đâm. Chùm hoa rộng rải, chứa 5-10 hoa. Hoa hình ống trắng, bên trong vàng , lấm tấm hồng, tím.

12 - Đổ quyên Langbian, R. irroratum lòai phụ kontummense. Đây là một tiểu mộc cao 2-5m. Hoa ống dài, đài hoa màu hường, lấm tấm đỏ, tím. Tìm thấy ở đỉnh Lang bian và các núi cao Kontum.

13 - Đổ quyên cao, R. excelsa. Mọc ở rừng núi cao 1800m vùng Phú Yên , Khánh Hòa . Đại mộc cao 8m. Hoa trắng.

14- Đổ quyên vòi dài , R. tantastylum. Mọc ở vùng núi cao 1400 - 2500 m vùng Hòang liên Sơn. Đại mộc cao 6m. Lá không lông. Chùm có 4-8 hoa đỏ rượu hay trắng hồng.

15 - Đổ quyên chén, R. sinofalconeri. Mọc ở núi cao 2200m, vùng Hòang Liên Sơn. Đại mộc cao 7m. Lá to, mặt duới có lông dày. Chùm có 7-10 hoa, màu vàng lợt.

16- Đổ quyên vial, R. vialii .Mọc ở núi cao miền Bắc Việt và Vân Nam ở cao dộ 1300- 1800m. Bụi cao chừng 2m. Nhiều phát hoa 2-3 hoa ở chót nhánh .Hoa đỏ nhung.

17 - Đổ quyên Moulmain, R. moulmainense. Mọc ở núi cao 800- 2000m từ Bắc Việt đến Kontum và ở Nam Trung Quốc , Đài Loan , Nhật bổn , Mã lai , Ấn độ , Miến điện. Là một đại mộc cao đến 15m Lá không lông .Hoa hình phểu trắng, hồng hay tím lấm tấm vàng xanh. Chùm có 3-8 hoa.

18 - Đổ quyên Fortune, R. fortunei. Mọc ở Bạch Mã, có lẽ nhiều ở " Thác đổ quyên" thị trấn nghỉ mát miền Trung này, nhưng cũng tìm thấy ở rừng núi cao 2000- 3000m ở Trung Quốc. Do nhà làm vườn giỏi dang Fortune tìm ra ở vùng núi cao tỉnh Triết Giang vào khỏang các năm 1853-1856. Những cây Fortune sưu tập đều không có hoa, nhưng nông dân vùng này nói là cây có hoa to. Fortune đem về rất nhiều hột, đem về trồng ở vườn bách thảo Chiswich, Anh Quốc, mọc lên những cây đổ quyên rất vạm vỡ và là những cây đổ quyên Tàu nhập lần đầu tiên vào Anh Quốc. Sau đó nhiều người khác đã du nhập thêm nhiều dạng đổ quyên này. Một dạng R. fortunei được nhà quyền qúi Edmond Loder đem lai với phấn hoa vủa R.griffitianum, làm ra các đổquyên Loderi năm 1901. Loderi được xem là môt trong những giống lai (hybrids) có hoa đẹp nhất. Hoa Loderi mọc từng chùm mỗi hoa to 15- 18 cm màu trắng hay hồng. Tuy nhiên cây mọc cao đến 2.4m cho nên không thích hợp cho những gia thất nào có vườn nhỏ bé. Cây lại lâu trổ bông lần đầu tiên và khó trồng. Nhiều vườn bang Ca Li cũng còn duy trì các thứ giống Loderi hoa to như King George hoa màu trắng, Pink Diamond hoa màu phấn hồng, Venus hoa màu hồng vỏ sò . Lòai R. Fortunei chịu lạnh rất giỏi. Cao đến 7- 8m. Hoa cũng nhỏ, chừng 3- 5cm, hình phểu ,chuông, hồng tím hay hoa cà , nhưng thơm dịu dàng. Đổ quyên ở Bạch Mã chỉ là tiểu mộc hay lùm bụi. Lá rất dai. Hoa chỉ to 5-7 cm mà thôi.

19- Đổ quyên Vân Nam, R. yunnannensis. Mọc ở vùng núi miền Bắc Việt. Là một tiểu mộc. Hoa trắng ửng hồng, tâm đốm đỏ hay nâu.

Những lòai đổ quyên Việt Nam khác chưa có hình màu như R. natalii, crenulatum, sororatum, chevalieri, saxicolum, cavalierei, hainanensis, ninguyensis, nha trangensis, klossii, mong nhờ các bạn yêu đổ quyên chụp sưu tập cho Hoa Cảnh.

Xem tiếp phần sau
 

Văn

Thành viên tích cực
Tiếp theo

Các lòai đổ quyên ngọai

Có lẽ không cần du nhập các lòai, thứ giống hay giống lai đổ quyên chịu đông giá giỏi làm gì, tỉ như Madame Mason , Mars , Scarlet King, vì nước ta it khi có đông giá, ngòai một vài đỉnh rất cao. Cũng như nhiều lòai, thứ giống trồng được ở những vùng Hoa Kỳ không đông giá , vì nhiều lòai này cũng du nhập từ các nước Đông Nam Á, nhất là nhóm có tên là đổ quyên Malesian Rhododendrons. Tuy rằng trong số này có nhiều lòai, thứ giống lùn , trồng chậu , làm kiểng bonsai được và thường gọi lầm là giả đổ quyên . Ngọai trừ lòai rất thơm tên là R. fragrantissimum. Lòai này có hoa trắng to , hình phểu, đôi khi pha chút hồng, có thể tạodáng thân dây cho leo dậu , bờ tường dây thân dài trên 3m ,hay xén cành trồng chậu .

Các giả đổ quyên hoa đẹp

Giả đổ quyên (azalea) trồng chậu hay cây lùn thấp bé làm cây phủ bồn hoa, hay làm kiểng bonsai thích hợp cho vườn gia thất nhỏ bé nước ta, đáng phổ biến hơn. Hội hoa đổ quyên Hoa Kỳ chia giả đổ quyên ra làm hai nhóm: nhóm vạn niên thanh và nhóm rụng lá (mùa thu đông). Ở nhóm vạn niên thanh, đáng kể ra là nhóm Belgian indica , vì các thứ giống lai này có thể trồng giỏ treo rất đẹp mắt, như Violetta hoa tím đậm và William Van Orange hoa đỏ cam ; nhóm Kurume lá mọc đầy cây , hoa nhỏ nhưng đầy cành; nhóm Southern indica, tuyển chọn từ nhóm Belgian indica chịu ánh nắng chan hòa và mọc mạnh. Trong nhóm rụng lá , đáng kể là nhóm lai Knap Hill-Exbury hybrids cây lan rộng hay mọc thẳng cao 10cm đến 1,8m, hoa to 7-15 cm bề ngang, mọc từng chùm 7-18 hoa, hoa thơm hay cánh hoa gợn sóng, nhóm lai Mollis giữa R. molle và R. japonicum hoa màu vàng hay đỏ mồng gà; nhóm giả đổ quyên Nhật (japanese azaleas) R. japonicum tong đó có thứ giống aureum màu vàng chói lọi; nhóm giả đổ quyên Tàu (chinese azaleas) hoa vàng kim hay cam vàng ,lá cuối thu trở thành màu vàng hay màu cam; nhóm giả đổ quyên (pontic azalea - R. luteum), cây cao 2.4 m chỉ có một hoa trên nhánh vết chấm đậm và hoa thơm . ...
 
Top