Đừng mua .

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nên mua:(bóc lịch vài cuốn để thử cảm giác sống trong "biệt thự" đá thay vì nhà thông thường)
Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp ;
C) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
D) Thu lợi bất chính lớn;
Đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
B) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
B) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
---
Nếu có hứa hẹn trước việc tiêu thụ thì chuyển sang đồng phạm của trộm,
trong trường hợp này là khoản 4, mút khung là án chung thân do trên 500tr
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
Đ) Hành hung để tẩu thoát;
E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
G) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
---

Đi đường lượm đc, nhà nc kêu trả mà ko chịu, giấu làm của riêng thì bóc lịch tối đa 5 cuốn
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
 

huynh vu2010

Thành viên
1 số cây đa, cây đề ở địa phương cướp đất của dân có thuộc vào khung trên không anh!cám ơn!
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
1 số cây đa, cây đề ở địa phương cướp đất của dân có thuộc vào khung trên không anh!cám ơn!
Thực tế, logic và hết sức công tâm:
- Bất cứ khi nào (cảm thấy) bị mất, thiệt cái gì thì mọi người la toáng cả lên,
chửi tất cả dù chẳng cần bik lý do hay nguyên nhân có đúng không. (đó là do bản năng tự vệ)

- Khi thấy một người nào đó bị thiệt, người ta có thói quen bu lại, chửi giúp và đa phần cũng chẳng cần cân nhắc tính hợp .
=> Nếu cứ nghe nói, nghe kể rồi hỏi 1 câu mông lung như trên thì thua,
không bao giờ trả lời hết đc và không thể trả lời chính xác được.

Nếu thật sự anh nghiêm túc, đưa hồ sơ cụ thể lên đây, mọi người mới có thể trả lời cho anh được!
(còn chửi hội đồng, e cũng làm đc, nhưng chẳng mang lại kết quả j cả, nên thôi)

Hì!
 
Đi đường lượm đc, nhà nc kêu trả mà ko chịu, giấu làm của riêng thì bóc lịch tối đa 5 cuốn
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
tui bị rớt 50tr ngoài đường, kêu mấy ông làm luật lại giữ dùm nhe, còn tham lam "lượm được" thì ở tù thấy mẹo, pak biết luật này soạn từ năm nào ko?????
 

tetekh

Thành viên
tui bị rớt 50tr ngoài đường, kêu mấy ông làm luật lại giữ dùm nhe, còn tham lam "lượm được" thì ở tù thấy mẹo, pak biết luật này soạn từ năm nào ko?????
Cảm ơn anh đã nhắc, phần trên là Bộ luật HS 1999.
Đã có bộ luật HS 2010 sửa một số điều của bộ luật 1999.
Do gõ bằng ipad (khó khăn) nên không dẫn ra kỹ lưỡng,
nếu anh có thời gian và muốn cung cấp thông tin, vui lòng chia sẻ cho ae đc rõ.
Cảm ơn!
 

votrungnhutct

Thành viên
tiêu thụ tài sản do ng khác phạm tội mà có! cái này khó à?
1/ cây cảnh có chứng nhận quyền sở hữu không?
2/ người mua cứ nói khéo 1 chút, khi mua hỏi cây này ăn trộm phải không?(thường thì không thằng ăn trộm nhận), sao ai hỏi cứ nói tôi không biết cây ăn trộm mới mua, thì chỉ mất tiền mua cây(do trả lại cây cho chủ) chứ không ai xử lý được vì đây là chiếm hữu ngay tình.
 
Top