lò nung akadama việt

Stobeornottobe07

Thành viên
Đầu tiên xin gửi lời cảm ơn tới anh V.Hưng với những bài viết đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ về chất trồng cho cây.
Cảm ơn anh Phongnguyen giới thiệu lò nung Akadama gợi ý tôi tự làm đất nung trong điều kiện của mình.

Cảm ơn Haibien đã chỉnh giúp ảnh
Đất sét nhẹ đập nhỏ theo kích cỡ monh muốn rồi phơi khô


Với vài chục viên gạch cũ và 15 phút lò công suất 10 lít đất một mẻ đã hoàn thành . Gọi là lò cho oai nhưng thực tế là quây gạch để ủ trấu cho tiện mà thôi.
Các bạn chú ý các viên lớp đầu tiên cách nhau 2 cm để không khí vào được trong lò.
Ngoài ra, thêm viên gạch lỗ để đưa không khí vào giữa lò, nếu lò to thì tăng lên nhiều viên như thế.



Các lớp gạch sau thì xếp thật khít tránh mất nhiệt, tùy các bạn và độ rộng của lò mà xếp số lượng lớp gạch:





và nổi lửa. Khói um cả xóm:(Nhóm lò bằng cách cho một cuộn rơm to vào trong lò, đốt cho rơm cháy mạnh rồi đổ trấu trùm kín lên, lúc này trong lò chỉ có khói bốc mạnh chứ ko còn ngọn lửa là được, ta bắt đầu cho đất vào lò





Nhưng khi cháy hết chất đốt rồi , đến trấu thì chỉ có khói nhẹ, chỉ còn mùi thơm của trấu:



Cứ một lớp trấu lại một lớp đất:(sau mỗi một thời gian tùy theo ng đốt mà trấu và đất sẽ sụt dần xuống, ta lại bổ xung thêm như trên hình cho đến hết.



sau 8 h thì lò đã tắt :



Và nguội, lấy đất đem ngâm nước 3 ngày :



Vớt ra bóp thử, nếu bóp nhẹ thì ko vỡ nhưng bóp mạnh thì vỡ làm nhiều mảnh nhỏ:



Đất rất xốp, hút nước mạnh,chắc sẽ tan rã sau thời gian dài trồng cây. Cảm nhận ban đầu là đạt yêu cầu cho cây bonsai.
Có một điểm là các lá cỏ ngay trên miệng lò vẫn xanh sau khi nung xong.
Bổ sung hình mẻ nung hôm qua, tốc độ cháy cao nhất (3 h đã cháy hết ) đất gắp ra vì sau 10h trong lò vẫn quá nóng cho ngay vào nước lạnh vẫn ko nứt vỡ. Cảm nhận độ cứng vẫn đảm bảo mà ko bị ám khói, đất có màu hồng nhạt:




Nếu bạn nào sẵn mùn cưa thì có thể dùng mùn cưa thay trấu nhé, dù ko tốt bằng trấu
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Điều đầu tiên cảm nhận được là file ảnh của bạn quá nặng không thể load được .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Stobeornottobe07.
Thật tuyệt vời.
Mình quả là hả lòng với cách thức làm việc của bạn.
Những kinh nghiệm nho nhỏ nhưng hết sức cần thiết của bạn
từ thời thơ ấu làm việc lò gạch thế là đã thực sự hữu dụng.
Mong sớm được chiêm ngưỡng những cây xanh do bạn chăm
với đất nung và phân cá.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Bạn có thể nói rỏ dùm :chất từng lớp trấu-đất-trấu xong mới đốt hay cách thiết kế lò và mồi lữa như thế nào luôn.Cám ơn nhiều.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Trả lời: Re: lò nung akadama việt

Bạn có thể nói rỏ dùm :chất từng lớp trấu-đất-trấu xong mới đốt hay cách thiết kế lò và mồi lữa như thế nào luôn.Cám ơn nhiều.
Để em thêm vào bài, anh xem lại nhé.gọi là lò nhưng thật ra là quây gạch để ủ cho gọn thôi mà anh!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
File ảnh quá bự, load không nổi luôn.
Ủa ! Sao mình thấy load vẫn bình thường mà.
Hay tại cái computer của bạn nó no rồi chăng?
Hay khác hệ thống?
(Chuyện computer thì mình dốt đặc.
Chắc hỏi bạn Mrkhongbiet là ra thôi ).
Chúc bạn sớm khắc phục vấn nạn kẻo mất vui.
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Xác nhận là load hình ko nổi,chỉ đọc rùi bấm thanks thui. Topic phân tan chậm cũng vậy.
 

huutien02

Thành viên tích cực
ảnh quá nặng, 4M/tấm thì load gì nổi.
em không có điều kiện nên toàn đi xin gạch non ở các lò gạch về, đập nhỏ rồi dùng, cũng ổn.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Máy em cùi bắp, lúc đầu vào rất châm, lúc sau chú Stobeornottobe07 đã chỉnh lại rồi, em vào bình thường.
Mọi người vào lại xem sao
 

Cao-sang

Thành viên tích cực
Bác lấy đất đó là đất gì để nung vậy bác . E chờ ảnh hồi 9h mà bây giờ mới thấy ảnh
 

nguyenthehungap8

Thành viên tích cực
em ko xem được hình! nhưng cũng xin hỏi các bác là lấy gạch non hoặc sỷ than tổ ong về trồng có tốt cho cây ko? nếu có thì tỷ lệ là bi nhiêu? xin cảm ơn!
 

phong nguyen1

Thành viên tích cực
Đầu tiên xin gửi lời cảm ơn tới anh V.Hưng với những bài viết đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ về chất trồng cho cây.
Cảm ơn anh Phongnguyen giới thiệu lò nung Akadama gợi ý tôi tự làm đất nung trong điều kiện của mình.

Đất đập vụn theo kích cỡ mong muốn:(loại đất này rất xốp, hút nước mạnh,ngâm 1 h là tự nhuyễn ra thành bùn.



Với vài chục viên gạch cũ và 15 phút lò công suất 10 lít đất một mẻ đã hoàn thành (Chú ý lớp gạch vỏ lò dưới cùng có khe 2-3 cm giưa 2 viên để không khí vào được lò)

và nổi lửa. Khói um cả xóm:(Nhóm lò bằng cách cho một cuộn rơm to vào trong lò, đốt cho rơm cháy mạnh rồi đổ trấu trùm kín lên, lúc này trong lò chỉ có khói bốc mạnh chứ ko còn ngọn lửa là được, ta bắt đầu cho đất vào lò



Nhưng khi cháy hết chất đốt rồi , đến trấu thì chỉ có khói nhẹ, chỉ còn mùi thơm của trấu:



Cứ một lớp trấu lại một lớp đất:(sau mỗi một thời gian tùy theo ng đốt mà trấu và đất sẽ sụt dần xuống, ta lại bổ xung thêm như trên hình cho đến hết.



sau 8 h thì lò đã tắt :



Và nguội, lấy đất đem ngâm nước 3 ngày :



Vớt ra bóp thử, nếu bóp nhẹ thì ko vỡ nhưng bóp mạnh thì vỡ làm nhiều mảnh nhỏ:



Đất rất xốp, hút nước mạnh,chắc sẽ tan rã sau thời gian dài trồng cây. Cảm nhận ban đầu là đạt yêu cầu cho cây bonsai.
Có một điểm là các lá cỏ ngay trên miệng lò vẫn xanh sau khi nung xong.
Chúc mừng Anh STO7, thấy thành công rồi đấy,màu đất trong rổ rất đẹp,A cứ để thử đất ngâm trong ly nước xem đến bao giờ tự rả bèn ra không còn hình dạng viên nữa.Akadama của Nhật loại tốt ngâm trong nước 6 tháng không động đậy tuy mềm hơn nhưng hình dạng viên đất vẩn còn nguyên.Cách nung của A rất hay,mọi người dể thực hiện,muốn số lượng nhiều chỉ cần làm lò to hơn là xong. Thân
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chúc mừng Anh STO7, thấy thành công rồi đấy,màu đất trong rổ rất đẹp,A cứ để thử đất ngâm trong ly nước xem đến bao giờ tự rả bèn ra không còn hình dạng viên nữa.Akadama của Nhật loại tốt ngâm trong nước 6 tháng không động đậy tuy mềm hơn nhưng hình dạng viên đất vẩn còn nguyên.Cách nung của A rất hay,mọi người dể thực hiện,muốn số lượng nhiều chỉ cần làm lò to hơn là xong. Thân
Cảm ơn bạn Phongnguyen.
Mình cũng xin góp ý thêm.
Akadama không phải là cứng như gạch.
Vì vậy độ nung cho khỏi rã khi gặp nước thường
ở 3 mức : nung non, nung vừa và nung cứng.

Loại nung nào thì khi ngâm 15 phút , lấy tay bóp cũng rã .
Điều khác nhau là : loại nung non thì rã mịn hơn loại nung cứng.

Sở dĩ người Nhật tạo đất sét có độ nung khác nhau là để ứng với
các giai đoạn cây trồng khác nhau (Các bạn đừng lầm lẫn với hạt
độ to nhỏ).

Khi cây con đang ở mức phát triển mạnh, người ta dùng đất nung non.
Ý muốn là đất nung non sẽ dễ bở và trôi đi dần theo nước tưới.
Nhờ hạt đất mòn bớt, chậu có chỗ cho rễ phát triển : rễ lớn và nhiều.
Đó là lý do đôi khi thay đất sang chậu hơi trễ, lúc tháo bàu rễ ra khỏi
chậu trồng, chúng ta có thể chả trông thấy tí đất nào còn sót trong chậu.

Ngược lại, những cây thành phẩm, rễ phát chậm và nhỏ , loại đất nung
già sẽ thích hợp hơn. Vì 5-10 năm mới phải thay chậu, tỉa rễ 1 lần.

Như trường hợp đất nung 8 tiếng của bạn Stobeornottobe07 ở trên
là trông có vẻ thuộc cỡ nung già rồi vậy.
 

kdanh

Thành viên
Cảm ơn bạn Phongnguyen.
Mình cũng xin góp ý thêm.
Akadama không phải là cứng như gạch.
Vì vậy độ nung cho khỏi rã khi gặp nước thường
ở 3 mức : nung non, nung vừa và nung cứng.

Loại nung nào thì khi ngâm 15 phút , lấy tay bóp cũng rã .
Điều khác nhau là : loại nung non thì rã mịn hơn loại nung cứng.

Sở dĩ người Nhật tạo đất sét có độ nung khác nhau là để ứng với
các giai đoạn cây trồng khác nhau (Các bạn đừng lầm lẫn với hạt
độ to nhỏ).

Khi cây con đang ở mức phát triển mạnh, người ta dùng đất nung non.
Ý muốn là đất nung non sẽ dễ bở và trôi đi dần theo nước tưới.
Nhờ hạt đất mòn bớt, chậu có chỗ cho rễ phát triển : rễ lớn và nhiều.
Đó là lý do đôi khi thay đất sang chậu hơi trễ, lúc tháo bàu rễ ra khỏi
chậu trồng, chúng ta có thể chả trông thấy tí đất nào còn sót trong chậu.

Ngược lại, những cây thành phẩm, rễ phát chậm và nhỏ , loại đất nung
già sẽ thích hợp hơn. Vì 5-10 năm mới phải thay chậu, tỉa rễ 1 lần.

Như trường hợp đất nung 8 tiếng của bạn Stobeornottobe07 ở trên
là trông có vẻ thuộc cỡ nung già rồi vậy.
Đúng là ngừng càng già càng cay. Cháu thấy thầy Boon, anh Uha và Peter Tea họ dùng Double Red Line akadama cho những cây tùng và thông và dùng loại akadama thường cho các loại cây khác. Có phải độ nung DRL cao hơn không?
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Cần thơ đẫ có làm 1 hội thảo về đất nung,theo PGS Võ quang Minh thì loại nung thấp nhất là 600độ C,loại nung cao nhất trên 1000độ C.Đúng như A HưngTB nói là mõi loại có 1 công dụng riêng và thời gian rã cũng khác nhau.
Luật bù trừ:nung nhiệt độ thấp,mau rã,còn nhiều dưỡng chất và ...cứ thế ngược lại.
 

uha

Thành viên
Đúng là ngừng càng già càng cay. Cháu thấy thầy Boon, anh Uha và Peter Tea họ dùng Double Red Line akadama cho những cây tùng và thông và dùng loại akadama thường cho các loại cây khác. Có phải độ nung DRL cao hơn không?
Thanks KD for letting me know about this thread, which I been trying to do some research for a few good friends back in VN.
Double Red Line chỉ là một nhãn hiệu của hãng sản xuất akadama, DBL cũng chỉ nung 300C nhưng sở dĩ dùng hiệu này cho pine/juniper vì màu đất và độ tin cây của hãng. Thì cứ cho là cây mắc tiền dùng đồ tốt vậy.

Cần thơ đẫ có làm 1 hội thảo về đất nung,theo PGS Võ quang Minh thì loại nung thấp nhất là 600độ C,loại nung cao nhất trên 1000độ C.Đúng như A HưngTB nói là mõi loại có 1 công dụng riêng và thời gian rã cũng khác nhau.
Luật bù trừ:nung nhiệt độ thấp,mau rã,còn nhiều dưỡng chất và ...cứ thế ngược lại.
Vấn đề này thiệt là thích thú, xin phép cho em có vài nhận xét như sau. Nhiệt độ nung đất tạo ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển của cây trong chậu. Đó cũng là lý do tại sao chúng em bên này phải pha chộn sỏi đá vô đất nung vì không có nhiều lựa chọn về độ nung (akadama đóng bao với 300C).

Xin được giải thích như sau. Khi cây vô chậu mới hoặc thay chất trồng thì rễ chắc hẳn đã được cắt tỉa cho gọn. Trong khoảng thời gian này sự phản ứng của cây có giới hạn và lượng nước cũng cần giảm tối thiểu, khi phát triển cành lá thì sẽ phát nhiều rễ để cung cấp lượng nước và dinh dưỡng; có nghĩa là lá càng nhiều thì nước cũng cần nhiều. Nói như vậy không có nghĩa là cây mới vô chậu tưới một ngày một lần, và khi cây phát triển thì cần phải tưới nhiều lần trong ngày. Vấn đề này được giải quyết bởi akadama.

Những hạt akadama khi được sàn lọc kích cỡ cho một loài cây nào thì nguyên thủy trong diện tích của chậu chứa được bấy nhiều hạt dung chưa được bấy nhiêu lượng nước, khi cây phát triển rễ mọc ra sẽ cần chỗ vô tình nghiền nát những hạt akadama nhỏ vụn ra... hạt càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng nhiều, chứa được nhiều nước hơn (the more surface area soil has, the more water it will hold.). Đây là điều kỳ diệu của đất nung.

Sở dĩ nói dài dòng như vậy vì muốn anh và các bạn hiểu rằng sự phân hủy của akadama không quan trong mà ngược lại chúng ta cần độ sốp mềm mại của nó. Cây trong chậu tới một thời gian nào đó cần phải thay vì sự phát triển của rễ, cần khoảng trống cho rễ mọc, cần cắt bỏ đầu rễ già lấy rễ non giúp thu ngắn lại đường truyền dinh dưỡng.... chứ không phải vì đất đã phân hủy. Minh chứng cho điều này là những cây Trident Maple (Thích Tam Trùy) em phải thay chậu mỗi năm vì chủng loại này mọc rễ rất mạnh, nếu không cắt tỉa rễ thì năm sau cây sẽ rất yếu, khi cây lấy ra khỏi chậu thì rễ đã nghiền nát akadama thành bùn trong một năm, trong khi đó những cây Tùng California của em 5 năm không thay đất hạt akadama vẫn chưa bể. (có nhiều cây chất trồng chưa phân hủy thì chúng ta đã phải tỉa rễ và thay đất mới rồi)

Vì thế nếu anh nung nó cao quá thì chẳng khác nào là gạch hay turface như bên này rồi. Turface là một loại đất được nung với nhiệt độ cao người ta dùng để trải những sân bóng giúp rút nước, những hạt này tay bóp không bể và rất nhiều dân bonsai bên này tôn sùng chúng tốt hơn akadama. Đúng cây họ trồng với turface sống khỏe thiệt nhưng cây càng phát triển thì họ cần phải tưới càng nhiều lần trong ngày, vì cứng quá rễ không đâm bể được thì đường kính bề mặt (surface area) đâu có thay đổi gì. Vậy thì có khác gì nham thạch, sỏi và cát...v.v.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
Lạ quá, tôi ko thạo máy tính, sử dụng upload ảnh 2 đặt 320x...resize tức là nhỏ nhất rồi mà.
Máy tôi vào bình thường,ko cần chờ load như nhiều bài khác mà.
Hôm nào rảnh, tôi sẽ chụp lại chi tiết hơn để ai chưa ủ trấu kho cá , nướng khoai bao giờ sẽ dễ hiểu hơn.Và giới thiệu chi tiết cách quây lò để nung nhanh chậm , non già khác nhau.
Nếu muốn nung non hay già ngoài việc tăng giảm tỷ lệ trấu và đất(mẻ này tôi dùng 1kg trấu cho 1 lít đất) ta còn có thể rút ngắn thời gian ủ bằng cách mở rộng các khe viên gạch cho không khí vào nhiều tốc độ cháy sẽ nhanh hơn, theo thực tế tôi thấy có thể thay đổi thời gian nung từ 3 đến 12h chỉ bằng cách thay đổi lượng khí vào chứ ko thay đổi tỷ lệ trấu hay đất(ko tốn thêm chất đốt)
Nếu làm lò to hơn thì cần làm rãnh thông khí vào giữa lò (giống "ghi" lò gạch thủ công.)
==================================
Bác lấy đất đó là đất gì để nung vậy bác . E chờ ảnh hồi 9h mà bây giờ mới thấy ảnh
Đất sét pha, hay còn gọi là sét nhẹ
==================================
em ko xem được hình! nhưng cũng xin hỏi các bác là lấy gạch non hoặc sỷ than tổ ong về trồng có tốt cho cây ko? nếu có thì tỷ lệ là bi nhiêu? xin cảm ơn!
Đất nung sẽ tốt hơn sỉ than và gạch non vụn, sỉ than nhanh rã còn gạch non ko xốp bằng.
 

kdanh

Thành viên
Thanks KD for letting me know about this thread, which I been trying to do some research for a few good friends back in VN.
Double Red Line chỉ là một nhãn hiệu của hãng sản xuất akadama, DBL cũng chỉ nung 300C nhưng sở dĩ dùng hiệu này cho pine/juniper vì màu đất và độ tin cây của hãng. Thì cứ cho là cây mắc tiền dùng đồ tốt vậy.


Những hạt akadama khi được sàn lọc kích cỡ cho một loài cây nào thì nguyên thủy trong diện tích của chậu chứa được bấy nhiều hạt dung chưa được bấy nhiêu lượng nước, khi cây phát triển rễ mọc ra sẽ cần chỗ vô tình nghiền nát những hạt akadama nhỏ vụn ra... hạt càng nhỏ thì diện tích bề mặt càng nhiều, chứa được nhiều nước hơn (the more surface area soil has, the more water it will hold.). Đây là điều kỳ diệu của đất nung.
You're welcome.

Như vậy có nghĩa là lúc đầu nước ít vì viên đất còn nguyên vẹn tới khi rễ mọc kín chậu nghiền viên đất ra thành nhiều viện nhỏ, càng nhiều viên đất nhỏ thì bề mặt đường kính càng nhiều sẽ chứa được nhiều nước? Đúng là kỳ diệu.

Anh dùng qua Cali akadama (Calidama) rồi, có thể nói chút đỉnh không. KD đang ngứa ngáy định mua một bọc đây
 
Top