Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

Stobeornottobe07

Thành viên
Người thì cho vào viện, các bs các chuyên khoa chăm sóc, khoẻ đưa về!
đùa chút thôi,với cây thì chúng ta phải cải tạo chế độ sinh dưỡng tức là (có thể) bỏ toàn bộ lá cũ, cắt tỉa rễ, thay chất trồng, có chế độ dinh dưỡng (ánh sáng phân nước) phù hợp cho cây khoẻ mạnh, khi cây khoẻ sẽ hết bệnh (ngày xưa học Y sinh chỉ học dinh dưỡng ko học bệnh lý nên chỉ biết chữa bệnh bằng cách ăn và cải thiện chế độ sinh hoạt cho hợp lý!)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chắc là bạn bsvuhongbvdkhh đang bận công việc,
mình gởi ý trả lời câu hỏi của bạn ấy như sau.


"Vì lá là nhà sản xuất cho cây do vậy: Căn cứ vào đặc điểm sinh lý hoạt động của lá và các trạng thái thể hiện trên lá (cháy cuốn lá, vàng lá, đốm lá loan lổ, lá mỏng không bóng, khô lá, nhạt màu...) cho ta biết được những triệu chứng của cây đang cần gì? thừa thiếu những gì ? ( dư hay thiếu phân, dư hay thiếu nước, thừa hay thiếu nắng,nấm và sâu bệnh ...). với những nhận biết triệu chứng sớm qua lá cây từ đó ta có hướng khắc phục cho cây trước khi muốn đạt đến kết quả thẩm mỹ cho cây bonsai ạ. "


Những chuyện bạn đề cập ở trên xem ra cũng chỉ có một nguồn gốc
gây bệnh.
So sánh với cơ thể con người , mình thấy thế này:

-cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc
-vàng lá = màu da lợt, trắng bệch
-đốm lá loang lổ = da lợt lạt hoặc lang beng
-lá mỏng không bóng = da khô , nhăn
-khô lá = da khô, nhăn nheo
-nhạt màu= da trắng bệch (bủng)

Nếu nói cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc có vẻ không đúng đắn ,
vấn đề này chắc phải coi lại. Còn những so sánh sánh khác có vẻ thấy được.

Ý mình là , những biệu hiện trên da con người do nguyên chính phát sinh từ
thực phẩm. Nếu vấn đề thực phẩm xét ra không thiếu thốn, thì vấn đề lại
chuyển sang : bộ máy tiêu hóa.Nói khác đi, khi đầy đủ thực phẩm, nhưng
bộ máy tiêu hóa bị trục trặc , không lấy được dinh dưỡng từ thức ăn cho
cơ thể thì tình trạng suy dinh dưỡng sẽ phát sinh = những biểu hiện xấu trên
màu da.Cộng vào đó , nếu da không được thường xuyên tiếp xúc với nắng
mặt trời, màu da cũng nhợt nhạt.

Đó chính là ý nghĩa của cá nhân mình cho những biểu hiện ở lá cây như bạn
bsvuhongbvdkhb nêu trên. Một khi lá cây có biểu hiện xấu, chúng ta dễ nghĩ
ngay tới việc thiếu phân, thiếu nước. Thế là chúng ta hay tọng phân và nước
cho cây. Ít khi chúng ta nghĩ tới việc : bộ rễ bị yếu vì đất ướt quá chặt, quá
nhiều phân gây chết nấm vú em, phân nhiều gây cho độ đậm đặc nước lên cao
khiến cháy rễ (rễ mất nước )....như những điều chúng ta đã bàn ở phần rễ.
Đó là chưa kể : rễ quá yếu, khuẩn bệnh theo đường rễ xâm nhập cây, gây
ứ nhựa, lá thiếu sắc tố xanh.
Ngay cả một việc đơn giản gây vàng lá (nhẹ) là lá bị phơi nắng mạnh (có những
giống cây không thích ánh sáng trực tiếp hay ánh sáng mạnh quá cường độ
cây ưa thích. Lý do bởi có nhiều loại diệp lục tố khác nhau(hai loại chính là a và b)
và mỗi loại thích một tần số ánh sáng khác nhau (sẽ nói sau).

Tóm lại điều bạn bsvuhongbvdkhb nêu ra chính là một trong những mục đích
chúng ta bàn luận nơi đây về nhiệm vụ của lá. Tuy nhiên, khi lá có biểu hiện xấu,
chúng ta sẽ cố gắng truy tìm "căn nguyên bệnh trạng" để chữa (Như ở trên, căn
nguyên là bộ tiêu hóa yếu và thiếu nắng mặt trời . Hoặc ở lá là bộ rễ yếu và mức nắng
không hợp). Chứ chúng ta sẽ cố không chỉ là chữa phần ngọn (thuốc trừ sâu, phân bón).

Ý các bạn thấy sao?
==================================
Người thì cho vào viện, các bs các chuyên khoa chăm sóc, khoẻ đưa về!
đùa chút thôi,với cây thì chúng ta phải cải tạo chế độ sinh dưỡng tức là (có thể) bỏ toàn bộ lá cũ, cắt tỉa rễ, thay chất trồng, có chế độ dinh dưỡng (ánh sáng phân nước) phù hợp cho cây khoẻ mạnh, khi cây khoẻ sẽ hết bệnh (ngày xưa học Y sinh chỉ học dinh dưỡng ko học bệnh lý nên chỉ biết chữa bệnh bằng cách ăn và cải thiện chế độ sinh hoạt cho hợp lý!)
Ý của bạn thiệt hợp ý mình .
Cảm ơn nhiều.
Cũng cảm ơn cả bạn bsvuhongbvdkhb .
Bạn trả lời quá đầy đủ . Tóm gọn lại , bộ máy tiêu hóa và chế độ
thực phẩm vẫn là điều tiên quyết ?

Các bạn khác thấy sao?
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Đúng vì đang bận nên kg thể viết chi tiết hơn. Trong các nguyên nhân nội ngoại sinh đều có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, đó là các giai đoạn: cung cấp thực phẩm, tiêu hóa sử dụng và đào thải . Bất cứ 1 bộ phận nào trục trặc thì ---> bệnh. Hấp dẫn quá vì sẽ được học trên cây nhưng bận quá mong anh Hưng và các bạn thông cảm nhé
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Từ câu trả lời ở trên của mình với câu hỏi của bạn bsvuhongbvdkhb,
mình muốn gởi tới các bạn ý này : cố gắng tìm gốc rễ căn bệnh.
Mà gốc rễ căn bệnh đâu phải lúc nào cũng dễ tìm ? Nhiều khi mấy nhà
khoa học có trong tay mấy móc, kính hiển vi điện tử mà còn bó tay,
huống gì chúng ta. Thành thử , bản thân mình vẫn là thích theo cái kiểu :
trời sinh trời dưỡng.

Mình nói trời sinh trời dưỡng đây là nói theo hướng hết sức tích cực. Chứ
không phải là nói theo kiểu : trời sinh trời dưỡng rồi thì bỏ thí. Không phải vậy.

Chắc các bạn cũng đồng ý với mình là cơ thể con người vốn có sức đề kháng
với hàng tỉ thứ vi trùng gây bệnh . Cho nên những nơi cơ thể cần phải tiếp xúc
với ngoại giới đều có những thứ ngăn ngừa hoặc diệt khuẩn bệnh. Đừng nói đâu
xa , ngay như nước mắt của người cũng đã là một thứ vũ khí diệt khuẩn cao cấp .
(Mà khoa học cũng mới chỉ tình cờ biết được vài chục năm nay).
Cho nên,nếu một cơ thể có bộ máy tiêu hóa tốt, hấp thu được đầy đủ chất dinh
dưỡng, việc đề kháng hoặc chống cự bệnh tật thường là nhanh gọn.
Và mình so sánh thì thấy cây cối cũng chả khác gì mấy.

Nếu bây giờ một người hơi yếu, bị sốt hơi cao. Bác sĩ chắc là phải đo đạc và chẩn
định xem : tại sao sốt? Ai mà biết được tại sao sốt? Ong chích cũng sốt, sưng
răng cũng sốt, u bươu cũng sốt...
(Theo y khoa diễn giải , sốt chỉ là một huy động kiểu "tổng động viên " của cơ thể
chống lại những xâm nhập của ngoại bang). Nếu bác sĩ cho thuốc giảm sốt , bệnh
nhân hết sốt thì tốt (mặc dù thực sự căn bệnh sốt là do ong chích). Nhưng thuốc hạ
sốt chỉ là giúp cơ thể an toàn, chứ thực sự căn bệnh do độc tố của "ong chích" đã
được tự cơ thể vô hiệu hóa. nếu cơ thể khỏe như vâm , hai ba con ong có chích chắc
cũng khó lòng bị sốt. Nghĩa là người khỏe mạnh thì dù ong có chích cũng chỉ phủi phủi ,
đau tí rồi thôi.

Cây thì cũng thế!
Bạn thấy lá bị vàng. bạn muốn biết nguyên nhân nào gây lá bị vàng?
Thiếu nguyên tố sắt lá vàng, nhiều nắng quá (khô) lá bị vàng, ứ nước
lá bị vàng, chuyển vùng đột ngột lá cũng bị vàng (cây sanh , si bên Nam
California dời chỗ từ vùng nóng sang vùng lạnh )...
Tức là có nhiều nguyên nhân để cùng gây ra một hiện tượng tương tự nhau.
Nếu chúng ta cứ đắt câu hỏi kiểu: thuốc gì trị lá vàng ? thuốc gì trị lá đốm ?
thuốc gì trị lá cháy ? thì chắc là cuộc chơi sẽ kém vui (vì chả có thuốc nào
ra hồn để trị mấy thứ "bịnh " đó).

Chi bằng, tránh để cho cây bị các hiện tượng trên bằng cách : cho cây một
bộ rễ khỏe mạnh trong một đất trồng sạch và một môi trường thoáng nắng
thì chắc là cây sẽ khỏe mạnh và lướt được nhiều loại bệnh.

Vậy thì tìm hiểu về cây để giúp cây khỏe mạnh lướt bệnh vẫn nhiều vui hơn là
cứ trồng đại trồng thí rồi thì cây bệnh tùm lum, cuống quít hỏi han lung tung
phát tội cho cả cây lẫn người.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Em rất đồng tình với quan điểm này của anh vì trong y học hiện đại ngày nay cũng luôn nghiên cứu trên 2 lĩnh vực phòng bệnh và trị bệnh, trong đó luôn đề cao việc phòng bệnh là chủ yếu. Vậy trong lĩnh vực cây trồng cũng thế tạo cho 1 cây khỏe mạnh thì bản thân nó có đủ đề kháng để vượt qua khắc nghiệt của môi trường.

Tuy nhiên để hoàn hảo hơn vì 1 lý do nào đó cây cưng của ta đang xanh tốt nhưng vừa có dấu hiệu bệnh lý nào đó mà ta sớm phát hiện thì chắc sẽ kg thành 1 Tanuki rồi?

em xin 1 vài minh chứng nhỏ ví dụ 1 người bị béo phì do ăn quá nhiều đạm và chất béo thì ta chỉ cần cho kiêng chất đó là xong, 1 người thiếu calcium vô cơn co giật có ngất đi ta cho calcium vào là tỉnh ngay. Không phải lúc nào cũng thêm vào mà có khi ta phải ngưng cung cấp hoặc bổ sung vào là kg vấn đề gì

Tóm lại vấn đề phòng bệnh cho cây là hết sức cần thiết bằng cách tạo cho 1 bộ rễ khõe, cây khỏe sẽ có đề kháng tốt nhất, mặt khác cũng phải biết khái quát những cái cơ bản nhất khi phát hiện 1 dấu hiệu sớm của cây bệnh thì sẽ kg mất đi những cây yêu quý thì quá tuyệt vời.

Có lẽ em hơi tham lam quá chăng anh?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vậy trong lĩnh vực cây trồng cũng thế tạo cho 1 cây khỏe mạnh thì bản thân nó có đủ đề kháng để vượt qua khắc nghiệt của môi trường.

Tuy nhiên để hoàn hảo hơn vì 1 lý do nào đó cây cưng của ta đang xanh tốt nhưng vừa có dấu hiệu bệnh lý nào đó mà ta sớm phát hiện thì chắc sẽ kg thành 1 Tanuki rồi?

em xin 1 vài minh chứng nhỏ ví dụ 1 người bị béo phì do ăn quá nhiều đạm và chất béo thì ta chỉ cần cho kiêng chất đó là xong, 1 người thiếu calcium vô cơn co giật có ngất đi ta cho calcium vào là tỉnh ngay. Không phải lúc nào cũng thêm vào mà có khi ta phải ngưng cung cấp hoặc bổ sung vào là kg vấn đề gì

Tóm lại vấn đề phòng bệnh cho cây là hết sức cần thiết bằng cách tạo cho 1 bộ rễ khõe, cây khỏe sẽ có đề kháng tốt nhất, mặt khác cũng phải biết khái quát những cái cơ bản nhất khi phát hiện 1 dấu hiệu sớm của cây bệnh thì sẽ kg mất đi những cây yêu quý thì quá tuyệt vời.

Có lẽ em hơi tham lam quá chăng anh?
Bạn không tham đâu.
Nhưng là chưa rõ ý mình . Có lẽ vậy.

Bệnh do ăn thiếu rất ít thấy.
Bệnh do dư ăn thì quá trời.
Cây hơi thiếu phân = ít bệnh , cây dễ khỏe mạnh vì nấm vú em ở rễ dễ phát
Cây nhiều phân = bệnh tùm lum , nấm vú em ngộp phân sẽ không phát triển.

Tóm lại : phân là phụ, thuốc trừ sâu là phụ ; nhưng bộ rễ khỏe với đầy nấm vú em là chính .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua những trao đổi về nguyên nhân và cách chữa cây từ
những biểu hiện ở lá, hy vọng các bạn cũng đồng ý với mình:
chúng ta tìm hiểu về cách làm việc của lá để giúp lá và rễ liên
hợp làm việc tạo sức khỏe tốt cho cây. Đó là cách phòng bệnh
xét ra hữu hiệu nhất.

Bây giờ mời các bạn cùng mình tiếp tục bàn thảo về công việc ở
từng phần của lá : cuống lá , trong lòng (bề dày lá ), mặt lá (trên,
dưới ) và mach chuyển nhựa.

Cuống lá .

Bạn có bao giờ ngồi ngắm một cây lá bản có cuống lá dài,
như cây bồ đề, cây Maple...Nhiều khi bạn thấy gió quá nhẹ,
toàn bộ lá cây đứng im. Thế nhưng tự nhiên có một cái lá
(có cuống dài) lắc qua lắc lại mình ên nó. Nếu bảo nó lắc
do gió thì không phải , vì những lá bên cạnh êm ru. Mà bảo
có gì đụng vô làm nó lắc thì có vẻ cũng không. Mình nhìn rất kỹ
nhưng chưa hề thấy nguyên nhân nào bên ngoài gây cho chiếc lá
ấy lắc.

Đến chịu!
Bạn nào trả lời được không ? Tại sao nó lắc khơi khơi vậy?
Mình cứ hay bụng bảo dạ : cây nó thấy mình ngắm , nó cười !
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Bạn không tham đâu.
Nhưng là chưa rõ ý mình . Có lẽ vậy.

Bệnh do ăn thiếu rất ít thấy.
Bệnh do dư ăn thì quá trời.
Cây hơi thiếu phân = ít bệnh , cây dễ khỏe mạnh vì nấm vú em ở rễ dễ phát
Cây nhiều phân = bệnh tùm lum , nấm vú em ngộp phân sẽ không phát triển.

Tóm lại : phân là phụ, thuốc trừ sâu là phụ ; nhưng bộ rễ khỏe với đầy nấm vú em là chính .
Thống nhất quan điểm này nên em có nói:

"Tóm lại vấn đề phòng bệnh cho cây là hết sức cần thiết bằng cách tạo cho 1 bộ rễ khõe, cây khỏe sẽ có đề kháng tốt nhất"

Kính xin anh tiếp tục ạ
 

caycanhankhe

Thành viên
"Từ câu trả lời ở trên của mình với câu hỏi của bạn bsvuhongbvdkhb,
mình muốn gởi tới các bạn ý này : cố gắng tìm gốc rễ căn bệnh.
Mà gốc rễ căn bệnh đâu phải lúc nào cũng dễ tìm ? Nhiều khi mấy nhà
khoa học có trong tay mấy móc, kính hiển vi điện tử mà còn bó tay,
huống gì chúng ta. Thành thử , bản thân mình vẫn là thích theo cái kiểu :
trời sinh trời dưỡng.

Mình nói trời sinh trời dưỡng đây là nói theo hướng hết sức tích cực. Chứ
không phải là nói theo kiểu : trời sinh trời dưỡng rồi thì bỏ thí. Không phải vậy."


Theo luận điểm của đông y: chánh khí vượng lên thì tà khí tự lui.
Mình rất đồng tình với amh Hưng về quan điểm này: cây mọc tự nhiên trên rừng có ai chăm sóc đây mà vẫn sống khỏe mạnh; vì nó đã tự đấu tranh trong quy luật sinh tồn.khi đưa vào chậu lại lo lắng bón nhiều phân, nào dưới gốc ,nào qua lá....
Còn con người thời xưatheo tôi khỏe hơn bây giờ, nói cách khác chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà chúng ta quên đi rằng chúng ta đã đánh mất đi nhều khả năng ( nếu không biết vực dậy nó sẽ mất vĩnh viên). Rất cám ơn anh, đó là ý chủ quan mong anh và ACE thông cảm
 

thieuhaucaycanh

Thành viên
cám ơn chú cháu đã từng học qua về sinh lí thực vật nhưng quả thật chú nói còn nhiều điều phải học hỏi nhiều nên cháu theo không thiếu bài nào cả. tất nhiên bất kì cấu tạo như thế nào nó đều phù hợp với chức năng nhưng vấn đề mình tìm hiểu chức năng của nó như thế nào thì là cả vấn đề mong chú giải thích tiếp
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Gionui.
Chắc là chuyện như bạn nói vậy rồi.
Mà thôi kệ nó, tìm hiểu làm gì , cứ thấy nó lúc lắc
ngắm thấy vui vui là được rồi.

Người Mỹ họ cũng rất nhạy bén với cái việc lúc lắc làm vui này.
Thành thử họ đặt tên cho cây Bạch đàn Mỹ (Poplar tremula )
ở xứ họ là cây lắc đầu vịt (Quaking Aspen). Mấy con vịt vừa kêu
quạc quạc vừa lắc đầu như ở trò thẩy vòng vịt.

Bạn xem hình lá và cây Bạch đàn cho vui.









Chuyện mình muốn hỏi các bạn là ;

1. Cuống lá dài giúp lá được chuyện gì ngoài thiên nhiên?
Cuống dài giúp gì cho cây trong bonsai?
2. Tại sao chưa thấy ai ở Việt Nam đưa cây Bạch đàn vào bonsai?

Mong sớm nhận ý kiến các bạn.

Cảm ơn.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Trả lời: Re: Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

"Từ câu trả lời ở trên của mình với câu hỏi của bạn bsvuhongbvdkhb,
mình muốn gởi tới các bạn ý này : cố gắng tìm gốc rễ căn bệnh.
Mà gốc rễ căn bệnh đâu phải lúc nào cũng dễ tìm ? Nhiều khi mấy nhà
khoa học có trong tay mấy móc, kính hiển vi điện tử mà còn bó tay,
huống gì chúng ta. Thành thử , bản thân mình vẫn là thích theo cái kiểu :
trời sinh trời dưỡng.

Mình nói trời sinh trời dưỡng đây là nói theo hướng hết sức tích cực. Chứ
không phải là nói theo kiểu : trời sinh trời dưỡng rồi thì bỏ thí. Không phải vậy."


Theo luận điểm của đông y: chánh khí vượng lên thì tà khí tự lui.
Mình rất đồng tình với amh Hưng về quan điểm này: cây mọc tự nhiên trên rừng có ai chăm sóc đây mà vẫn sống khỏe mạnh; vì nó đã tự đấu tranh trong quy luật sinh tồn.khi đưa vào chậu lại lo lắng bón nhiều phân, nào dưới gốc ,nào qua lá....
Còn con người thời xưatheo tôi khỏe hơn bây giờ, nói cách khác chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà chúng ta quên đi rằng chúng ta đã đánh mất đi nhều khả năng ( nếu không biết vực dậy nó sẽ mất vĩnh viên). Rất cám ơn anh, đó là ý chủ quan mong anh và ACE thông cảm
có lẽ bạn nói theo anh Hưng nhưng kg đọc kỹ từng câu chử và nội dung mình muốn nói, bạn có thể xem lại qua các comment của mình nhé. tks bạn cũng là ý tốt như nhau mà hiểu sai nhau thì phí mất.Hi....chúc bạn vui
(xin lỗi anh Hưng và các ae mình xin 1 trích dẫn để hiểu nhau thêm nhé)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn bsvuhongbvdkhb .
Mọi người cùng có ý tốt.
Nhích qua nhích lại ý kiến tí tí. Không sao.
Mọi chuyện tốt cả.

Chúc các bạn ngủ ngon.
Mai lại bàn tiếp.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Từ câu trả lời ở trên của mình với câu hỏi của bạn bsvuhongbvdkhb,
mình muốn gởi tới các bạn ý này : cố gắng tìm gốc rễ căn bệnh.
Mà gốc rễ căn bệnh đâu phải lúc nào cũng dễ tìm ? Nhiều khi mấy nhà
khoa học có trong tay mấy móc, kính hiển vi điện tử mà còn bó tay,
huống gì chúng ta. Thành thử , bản thân mình vẫn là thích theo cái kiểu :
trời sinh trời dưỡng.

Mình nói trời sinh trời dưỡng đây là nói theo hướng hết sức tích cực. Chứ
không phải là nói theo kiểu : trời sinh trời dưỡng rồi thì bỏ thí. Không phải vậy.

Chắc các bạn cũng đồng ý với mình là cơ thể con người vốn có sức đề kháng
với hàng tỉ thứ vi trùng gây bệnh . Cho nên những nơi cơ thể cần phải tiếp xúc
với ngoại giới đều có những thứ ngăn ngừa hoặc diệt khuẩn bệnh. Đừng nói đâu
xa , ngay như nước mắt của người cũng đã là một thứ vũ khí diệt khuẩn cao cấp .
(Mà khoa học cũng mới chỉ tình cờ biết được vài chục năm nay).
Cho nên,nếu một cơ thể có bộ máy tiêu hóa tốt, hấp thu được đầy đủ chất dinh
dưỡng, việc đề kháng hoặc chống cự bệnh tật thường là nhanh gọn.
Và mình so sánh thì thấy cây cối cũng chả khác gì mấy.

Nếu bây giờ một người hơi yếu, bị sốt hơi cao. Bác sĩ chắc là phải đo đạc và chẩn
định xem : tại sao sốt? Ai mà biết được tại sao sốt? Ong chích cũng sốt, sưng
răng cũng sốt, u bươu cũng sốt...
(Theo y khoa diễn giải , sốt chỉ là một huy động kiểu "tổng động viên " của cơ thể
chống lại những xâm nhập của ngoại bang). Nếu bác sĩ cho thuốc giảm sốt , bệnh
nhân hết sốt thì tốt (mặc dù thực sự căn bệnh sốt là do ong chích). Nhưng thuốc hạ
sốt chỉ là giúp cơ thể an toàn, chứ thực sự căn bệnh do độc tố của "ong chích" đã
được tự cơ thể vô hiệu hóa. nếu cơ thể khỏe như vâm , hai ba con ong có chích chắc
cũng khó lòng bị sốt. Nghĩa là người khỏe mạnh thì dù ong có chích cũng chỉ phủi phủi ,
đau tí rồi thôi.

Cây thì cũng thế!
Bạn thấy lá bị vàng. bạn muốn biết nguyên nhân nào gây lá bị vàng?
Thiếu nguyên tố sắt lá vàng, nhiều nắng quá (khô) lá bị vàng, ứ nước
lá bị vàng, chuyển vùng đột ngột lá cũng bị vàng (cây sanh , si bên Nam
California dời chỗ từ vùng nóng sang vùng lạnh )...
Tức là có nhiều nguyên nhân để cùng gây ra một hiện tượng tương tự nhau.
Nếu chúng ta cứ đắt câu hỏi kiểu: thuốc gì trị lá vàng ? thuốc gì trị lá đốm ?
thuốc gì trị lá cháy ? thì chắc là cuộc chơi sẽ kém vui (vì chả có thuốc nào
ra hồn để trị mấy thứ "bịnh " đó).

Chi bằng, tránh để cho cây bị các hiện tượng trên bằng cách : cho cây một
bộ rễ khỏe mạnh trong một đất trồng sạch và một môi trường thoáng nắng
thì chắc là cây sẽ khỏe mạnh và lướt được nhiều loại bệnh.

Vậy thì tìm hiểu về cây để giúp cây khỏe mạnh lướt bệnh vẫn nhiều vui hơn là
cứ trồng đại trồng thí rồi thì cây bệnh tùm lum, cuống quít hỏi han lung tung
phát tội cho cả cây lẫn người.
Không biết thực vật có hệ thống đề kháng (immune system) như người không?
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Không biết em hiểu có đúng ý anh kg? nhưng em cho đây là câu hỏi nghiêm túc để mở đầu cho câu trả lời của anh sau đó thì phải?


- cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc : Tóc là chất sừng (Calcium), khi nội sinh trong 1 cơ thể khỏe đủ chất nhất là calcium, về ngoại sinh: do tiếp xúc hóa chất các loại dầu gội, nắng gió, duỗi tóc bằng nhiệt....Không biết cách chăm sóc bảo vệ tóc...

Có lẻ Bs Hồng viết vội nên chất sừng là (Calcium) thay vì là keratin?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Không biết thực vật có hệ thống đề kháng (immune system) như người không?
Có đấy chứ !
cây cũng có cách đề kháng (immune system ) riêng của cây.
Có điều, nếu động vật có hệ Bạch huyết cầu (white cells) có thể
di chuyển trong hệ thống bạch huyệt để bao vây , cô lập và tiêu
diệt những " vật lạ" xâm nhập nội tạng cơ thể thì thực vật lại không
có khả năng "di động" đó.
Cho nên chủ yếu của thực vật trong chuyện đề kháng là tạo màng bảo vệ
tránh xâm nhập. Còn lỡ, bị "ai đó " cạp, ăn, tấn công vùng vỏ "
thì cây sẽ phản ứng bằng cách "đẻ "thêm tế bào vỏ dày hơn bình thường
để cô lập "địch thủ"(như trứng côn trùng được đẻ vào cây), hay để phủ
"vết thương".
.
 

khat_lp

Thành viên tích cực
Cảm ơn bạn Gionui.
Chắc là chuyện như bạn nói vậy rồi.
Mà thôi kệ nó, tìm hiểu làm gì , cứ thấy nó lúc lắc
ngắm thấy vui vui là được rồi.

Người Mỹ họ cũng rất nhạy bén với cái việc lúc lắc làm vui này.
Thành thử họ đặt tên cho cây Bạch đàn Mỹ (Poplar tremendus )
ở xứ họ là cây lắc đầu vịt (Quaking Aspen). Mấy con vịt vừa kêu
quạc quạc vừa lắc đầu như ở trò thẩy vòng vịt.

Bạn xem hình lá và cây Bạch đàn cho vui.









Chuyện mình muốn hỏi các bạn là ;

1. Cuống lá dài giúp lá được chuyện gì ngoài thiên nhiên?
Cuống dài giúp gì cho cây trong bonsai?
2. Tại sao chưa thấy ai ở Việt Nam đưa cây Bạch đàn vào bonsai?

Mong sớm nhận ý kiến các bạn.

Cảm ơn.
Theo hình và tên latinh bác vừa nêu thì cháu thấy có sự khác biệt với cây bạch đàn ở Việt nam bác Hưng à, Bạch Đàn ở Việt nam có tên la tinh là Eucalyptus, thuộc họ sim Myrtaceae
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch_%C4%91%C3%A0n
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Theo hình và tên latinh bác vừa nêu thì cháu thấy có sự khác biệt với cây bạch đàn ở Việt nam bác Hưng à, Bạch Đàn ở Việt nam có tên la tinh là Eucalyptus, thuộc họ sim Myrtaceae
http://vi.wikipedia.org/wiki/Bạch_đàn
Cảm ơn bạn đã chỉ cho mình cái sai.
Thế mà hồi nào tới giờ mình cứ đinh ninh BD là cái cây lắc đầu vịt.
Nếu Bạch đàn là cây Khuynh diệp thì tiện quá rồi.
Khuynh diệp vốn là cây rất khỏe mạnh.
Có điều kiểu phân chi cành của KD lại hơi khó chơi bonsai.

Cảm ơn bạn lần nữa .
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Không biết em hiểu có đúng ý anh kg? nhưng em cho đây là câu hỏi nghiêm túc để mở đầu cho câu trả lời của anh sau đó thì phải?


- cháy cuống lá = cháy tóc , chẻ tóc : Tóc là chất sừng (Calcium), khi nội sinh trong 1 cơ thể khỏe đủ chất nhất là calcium, về ngoại sinh: do tiếp xúc hóa chất các loại dầu gội, nắng gió, duỗi tóc bằng nhiệt....Không biết cách chăm sóc bảo vệ tóc...

Có lẻ Bs Hồng viết vội nên chất sừng là (Calcium) thay vì là keratin?
Ồ rất cám ơn Bác đả chỉnh dùm 1 nhầm lẫn do vội quá. Thành thật xin lỗi và TKS bác nhiều
 
Top