Rừng bonsai : lý thuyết và thực hành

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rừng bonsai là một ý niệm quá dễ tưởng tượng , nhưng lại
hơi khó thực hiện . Lý do bởi vì Rừng bonsai không chỉ có nghĩa
là 5 , 7 cây trồng cạnh nhau trong chậu bonsai .Thực sự , thế
nào là một cụm rừng bonsai thì quả là một điều khó định nghĩa .


Mình rất hy vọng , qua một số lý thuyết kiến tạo Rừng bonsai ,
tới phần cuối , các bạn sẽ tự mình tìm ra , hiểu ra được : Rừng
bonsai là thế nào .

Mời các bạn lướt nhanh qua một số lý thuyết căn bản trong việc
kiến tạo Rừng bonsai .
Mình tạm gởi tới các bạn một số vấn đề như sau :


A. LÝ THUYẾT

1. Lý do kiến tạo rừng bonsai .
2.Luật phối cảnh : căn bản kiến tạo rừng bonsai
3.Các thành phần căn bản của rừng bonsai
4.Những điểm có thể gây phá cách cụm rừng bonsai .

B. THỰC HÀNH

1. Kiểu lập rừng của ông Saburo Kato
2. Kiểu thay cây thay đất khu rừng của ông Izaka Taizu



C. Một số đề nghị cần lưu ý khi kiến tạo rừng bonsai .


Mời các bạn sẵn sàng vào chuyện
 

thienphu

Thành viên Mua Bán
một kiến thức rất hay,rất bổ ích cho con cũng như những ace đã và đang đam mê những kiểu dáng cụm rừng bonsai . rất chân thành cảm ơn chú đã chỉ dẩn và chia sẽ.thanks
 

anthom

Thành viên
Rất mong chờ những kiến thức mà chú chia sẻ! Chúc chú luôn dồi dào sức khoẻ!
 

honolulu

Thành viên
Lại thêm 1 topic đáng giá nữa, cảm ơn Chú Hưng nhiệt tình chia sẽ. Chúc Chú mạnh khỏe.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn .
Chúng ta vào chuyện .

A. Phần Lý thuyết
về Rừng Bonsai


1. Lý do kiến tạo rừng bonsai

Hết sức thực tế để nói ngay với các bạn rằng : hầu hết những khu rừng Bonsai
được kiến tạo do một trong hai lý do dưới đây :

một : số cây sửa soạn cho Bonsai quá chậm lớn , đưa vào rừng bonsai
chủ nhân của đám cây sẽ cảm thấy dễ chịu hơn , đỡ sốt ruột hơn trong chờ đợi .
Người Nhật và Âu Mỹ thường đưa cây Beech (Fagus ) vào Rừng vì lý do này .

hai :Một hoặc hai cây có thành phẩm bonsai bị một lỗi khó sửa .Nếu đưa cây
này vào rừng , lỗi sẽ được xóa .

Hoặc các bạn cũng có thể tổng hợp cả hai lý do trên để đưa một số cây nhiều
cỡ cùng chủng loại hoặc khác chủng loại vào một khu rừng bonsai .

Một câu hỏi thường được đưa ra là : Có cần phải thực hiện khu rừng với cùng
một chủng loại cây ?


Trả lời : không ai cấm bạn thiết lập một khu rừng nhiều chủng loại cây .
Có điều , một thực tế khá khó khăn cho rừng nhiều chủng loại là việc
chăm sóc sẽ khó khăn (vì mỗi cây một kiểu ,một chế độ phân bón , nước
nôi ) . Và điều khó nhất là : các khác chủng loại dễ xảy ra tình trạng
"lấn nhau chết " hơn là rừng một chủng loại .




Hình trên là cụm rừng đa chủng loại của Cụ Saburo Kato .



Ngay như ngoài thiên nhiên , chúng ta cũng thỉnh thoảng gặp cụm rừng nhỏ
nhiều loại cây hỗn hợp .

Tuy nhiên , vì khó khăn chăm sóc và vì khó khăn tạo dựng loại rừng như vậy ,
chúng ta sẽ chỉ đề cập dưới đây loại rừng một chủng loại.
 

honolulu

Thành viên
Thưa Chú, có quan điểm cho rằng, rừng bonsai nên là số cây lẻ (ví dụ: 3, 5, 7, ...). Chú nghĩ sao về vấn đề này ?
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Rừng bonsai là một ý niệm quá dễ tưởng tượng , nhưng lại
hơi khó thực hiện . Lý do bởi vì Rừng bonsai không chỉ có nghĩa
là 5 , 7 cây trồng cạnh nhau trong chậu bonsai .Thực sự , thế
nào là một cụm rừng bonsai thì quả là một điều khó định nghĩa .


Mình rất hy vọng , qua một số lý thuyết kiến tạo Rừng bonsai ,
tới phần cuối , các bạn sẽ tự mình tìm ra , hiểu ra được : Rừng
bonsai là thế nào .

Mời các bạn lướt nhanh qua một số lý thuyết căn bản trong việc
kiến tạo Rừng bonsai .
Mình tạm gởi tới các bạn một số vấn đề như sau :


A. LÝ THUYẾT

1. Lý do kiến tạo rừng bonsai .
2.Luật phối cảnh : căn bản kiến tạo rừng bonsai
3.Các thành phần căn bản của rừng bonsai
4.Những điểm có thể gây phá cách cụm rừng bonsai .

B. THỰC HÀNH

1. Kiểu lập rừng của ông Saburo Kato
2. Kiểu thay cây thay đất khu rừng của ông Izaka Taizu



C. Một số đề nghị cần lưu ý khi kiến tạo rừng bonsai .


Mời các bạn sẵn sàng vào chuyện
Thấy tiêu đề "LÝ THUYẾT - Thực hành" nên xin giơ tay phát biểu ý kiến ạ!

Tại diễn đàn này, nhiều lần tôi đã chứng kiến sự nhầm lẫn, nhập nhằng, cù nhày với tên gọi RỪNG, số đông là những TVMB.

Những phôi hay cây như các hình minh họa dưới đây đều thấy được gọi là RỪNG:







Theo tôi, trước khi bàn luận, rất nên xác định KHÁI NIỆM của từ RỪNG BONSAI để tránh sự lan man, lạc lối.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2.Phép phối cảnh : căn bản kiến tạo Rừng Bonsai

Phần căn bản nhất để kiến tạo một cụm rừng Bonsai dựa trên
luật phối cảnh .

Khi nói đến từ "RỪNG" là chúng ta cảm nhận 2 ý niệm : nhiều và sâu .

Chuyện về chữ nhiều thì khỏi phải bàn , các bạn hẳn đã thấy ngay .
Nhưng ! nhiều là bao nhiêu ?
Dĩ nhiên nhiều là hơn 1 . Nhưng nếu chỉ là 2 thì e chưa đủ sức thành rừng .
Nên có lẽ số 3 là tối thiểu số cây cần có để tạo lập khu rừng .

Đúng câu ông bà ta vẫn nói : ba cây chụm lại nên hòn núi cao .



Nếu bạn đặt tá phẩm bonsai ba cây Thông ở trên vào một khung cảnh thích hợp ,
bạn có thể dễ dàng tưởng tượng được ngay bạn đáng đứng ngắm mấy cây Thông
ở một cụm rừng đầu non .



Trong khi một bonsai cả tỉ cây thế này mà bảo là một tác phẩm "rừng "
thì quả là khó tưởng tượng nổi .

Như vậy , số cây để tạo một khu rừng bonsai không phải là một vấn đề quan trọng .
Bạn muốn dùng bao nhiêu cây cũng được . Không có một luật nào bắt bạn phải
có số lượng như thế nào .
Tuy nhiên , nếu bạn tin vào chuyện : số 4 là tử , số 8 là thiếu may mắn ...và bạn
tránh xài thì tùy bạn .

Vấn đề chính của của rừng nằm ở : chiều sâu .
Và đồng thời , vấn đề chiều sâu sẽ kéo theo một số chuyện liên quan :
-sức mời gọi của khu rừng .
-nét bí hiểm của khu rừng ....

Nghĩa là , việc đầu tiên chúng ta cần quan tâm trong việc kiến tạo Rừng bonsai
là phải tạo được chiều sâu của khu rừng .
Do đó ,mình gửi tới cá bạn một vài hình ảnh do mình mới thực hiện
để các bạn thấy được chiều sâu trong phép phối cảnh .
 

lnvinh

Super Moderator
Rừng bonsai là một ý niệm quá dễ tưởng tượng , nhưng lại
hơi khó thực hiện . Lý do bởi vì Rừng bonsai không chỉ có nghĩa
là 5 , 7 cây trồng cạnh nhau trong chậu bonsai .Thực sự , thế
nào là một cụm rừng bonsai thì quả là một điều khó định nghĩa .


Mình rất hy vọng , qua một số lý thuyết kiến tạo Rừng bonsai ,
tới phần cuối , các bạn sẽ tự mình tìm ra , hiểu ra được : Rừng
bonsai là thế nào .

Mời các bạn lướt nhanh qua một số lý thuyết căn bản trong việc
kiến tạo Rừng bonsai .
Mình tạm gởi tới các bạn một số vấn đề như sau :


A. LÝ THUYẾT

1. Lý do kiến tạo rừng bonsai .
2.Luật phối cảnh : căn bản kiến tạo rừng bonsai
3.Các thành phần căn bản của rừng bonsai
4.Những điểm có thể gây phá cách cụm rừng bonsai .

B. THỰC HÀNH

1. Kiểu lập rừng của ông Saburo Kato
2. Kiểu thay cây thay đất khu rừng của ông Izaka Taizu



C. Một số đề nghị cần lưu ý khi kiến tạo rừng bonsai .


Mời các bạn sẵn sàng vào chuyện
Món ruột của em đó anh Hưng, thanks anh đã rất nhiệt tâm hướng dẫn anh em .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn xem vài hình dưới đây .
Mình lấy ba cành Du (Elm, Ulmus ). Cũng là cây Du cả thôi ,nhưng là ba chủng
hơi khác nhau :một là Chinese Elm lá lớn , hai là Chinese elm lá nhỏ và ba
là Seju Elm (lá tí tẹo ) .











Nếu bây giờ chúng ta xếp ba cành Elm này ngang nhau trước mặt .
Các bân có thể tưởng tượng đó là 3 cây Du : cây lớn (cao nhất ) , cây vừa
và cây nhỏ .



Các bạn thấy được điều gì ?

Chả có gì cả . Chỉ là ba cây đứng gần nhau.
 

nghiaduong

Thành viên
hưng viết hay quá:chiều sâu...sự mời gọi của khu rừng...và phải chăng là ảo ảnh về một khu rừng ,mà chậu bon sai đó mang lại...
 
Top