Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

lbminh

Thành viên
giúp cháu với cháu có mua mấy trăm hạt về gieo nhung cây nên dc1 tuần tuỏi thì cứ từ từ héo và đổ xuống kiểm cha phần gốc chỗ sát măt đất chồng thấy nó thâm lại mọng nuóc jo cháu phải làm jh
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Tặng anh Vinh 200 điểm về câu hỏi........ :-*

Gió núi thấy sau mỗi vấn đề chính đã trao đổi (kiểu như hết chương ấy), chú Hưng nên có tổng kết gút lại ngắn gọn và cụ thể để khỏi phải hiểu nhầm. Cháu dám chắc nếu chú Hưng hỏi một loạt câu như anh Vinh hỏi ở trên chỉ cần câu trả lời đúng/sai là nhiều người người trả lời kết quả tùm lum liền à (trong đó có cháu... @-)).

Vì trao đổi, thảo luận là để mở rộng và hiểu sâu, hiểu rõ. Nhưng càng rộng thì càng mất phương hướng. Sau một hồi dễ bị lộn chuyện này ra chuyện kia lắm à.

Có khi chú đưa câu hỏi mà không thấy ai trả lời, cũng có khi anh em bí thiệt, những cũng có lúc chú hỏi và trả lời nhanh quá. Thời gian đó anh em không có online nên chưa kịp lên tiếng.
sao Cu em lại hợp với mình dữ vậy ta . có nhiều cái em đã nói rồi thì cũng y như ý cuả anh , chắc làm cập bài tr̀ung được rồi đó em
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
mới nảy sinh thêm vài câu hỏi nưả nha chú Hưng

như chú nói thì trong quá trình trồng cây trong rổ cho đến khi đưa cây thông vaò chậu bonsai thì mất từ 6-10 năm tuỳ theo mình muốn làm cây mini hay cây cở trung ?

trong thời gian này chỉ cắt rể và bỏ cây vaò rổ lớn mà không hề thây chất tr̀ồng trong rổ ?

câu hỏi ở đây là với thời gian lâu như vậy mà số lượng đất trong rổ không được thay mới thì liệu có ổn không ?

ví dụ như chất trồng trong rổ lâu ngày sẻ bị tan rả và không còn tín giử dưởng chất tốt như lúc đầu nưả. vậy chúng ta có cần phải làm gì thêm không ?

biết là trồng cây trong chậu thì cần phải bón phân định kỳ như ngoài việc phân bón ra thì có cần làm gì thêm để đảm baỏ cây có đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong thời gian này không hả chú?

sẻ còn nhiều câu hỏ sì tú bịt nưả chú hưng có từ từ mà trả lời nhé
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
giúp cháu với cháu có mua mấy trăm hạt về gieo nhung cây nên dc1 tuần tuỏi thì cứ từ từ héo và đổ xuống kiểm cha phần gốc chỗ sát măt đất chồng thấy nó thâm lại mọng nuóc jo cháu phải làm jh
Cảm ơn bạn đã hỏi .

Một tuần tuổi mà gục đầu thì chỉ có ba chuyện :
-Hạt chưa ngủ đồng = quá yếu
-đất cát quá dẽ và quá ướt = rễ bị nấm
-thiếu nắng = ẩm + nấm phát .

Chịu khó đọc lại từ trang đầu Topic này là hay nhứt .
Chúc bạn sớm có thông đẹp .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

mới nảy sinh thêm vài câu hỏi nưả nha chú Hưng

như chú nói tghì trđong quá trình trồng cây trông rổ cho đến khi đưa cây thông vaò chậu bonsai thì mất từ 6-10 năm tuỳ theo muốn làn cây mini hay cây cở trung ?

1.trong thời gian này chỉ cắt rể và bỏ cây vaò rổ lớn mà không hề thây chất tr̀ông trong rổ ?

câu hỏi ở đây là với thời gian lâu như vậy mà số lượng đất trong rổ không được thay mới thì liệu có ổn không ?


2.ví dụ như chất trồng trong rổ lâu này sẻ bị ta rả và không còn tín giử dưởng chất tốt như lúc đầu nưả. vậy chúng ta có cần phải làm gì thêm không ?

biết là trồng cây trong chậu thì cần phải bón phân định kỳ như ngoài việc phân bón ra thì có cầm làm gì thâm để đảm baỏ cây có đủ chất dinh dưỡng để hát triển trong thời gian này không hả chú?

sẻ còn nhiều câu hỏ sì tú bịt nưả chú hưng có từ từ mà trả lời nhé


Câu hỏi rất hay ! đáng được thưởng 100 điểm .
Nhưng mà bên cạnh câu hỏi rất hay đó ,
lại có một câu đáng bị trừ 500 điểm .(A ha ! câu này không phải câu hỏi !)

1. Gạch vụn và sạn thì mất đi đâu mà phải thay đất ?

2.Sợ đất tan rã thì đừng xài thứ tan rã !

3.Mình hỏi Vincentvo và các bạn khác điều này nhá
:

-các bạn có trông thấy người ta nuôi heo bao giờ không ?
-các bạn có biết các nuôi heo công nghiệp khác với nuôi heo nhà (như ở Việt Nam )
khác nhau chỗ nào ?

-Có phải nuôi heo công nghiệp thì người ta không để con heo chạy lung tung .
Đến giờ thì đưa đồ ăn vào , hết giờ thì lấy đồ ăn ra . Đồ ăn dư +nước tiểu +phân bón thì
nước xịt rửa mỗi giờ một lần .

Vào chỗ nuôi không có mùi gì nặng cả .
Con heo thì lên ký đều đều mà sạch sẽ . Đỡ bệnh vì dơ bẩn .

Các bạn có đồng ý rằng cách nuôi heo công nhiệp như vậy vừa sạch ,
vừa nhanh lên ký và con heo khó bệnh hoạn không ?
Chỉ cần trả lờ đồng ý hay không đồng ý .
Nếu không đồng , vui lòng ngắn gọn cho biết tại sao .

Cảm ơn .
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Re: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Câu hỏi rất hay ! đáng được thưởng 100 điểm .
Nhưng mà bên cạnh câu hỏi rất hay đó ,
lại có một câu đáng bị trừ 500 điểm .(A ha ! câu này không phải câu hỏi !)

1. Gạch vụn và sạn thì mất đi đâu mà phải thay đất .
đúng là tỉ lệ đá và sạn thì nhiều nhưng trong phần đề cập đến chất trống cho cây thông trong đó cũng có một phần chất trồng như akadam hay lá cây ủ thì những chất này vẩn bị tan rả theo thời gian mà chú

trả lời là đồng ý

nuôi heo công nghiệp thì tốt hơn nuôi heo thả rồi
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn Vinentvo .

Để mình trả lời bạn chút xíu cho yên tâm rồi ngủ ngon ha .


Ý bạn là :
đúng là tỉ lệ đá và sạn thì nhiều nhưng trong phần đề cập đến chất trống cho cây thông trong đó cũng có một phần chất trồng như akadam hay lá cây ủ thì những chất này vẩn bị tan rả theo thời gian mà chú

trả lời là đồng ý

nuôi heo công nghiệp thì tốt hơn nuôi heo thả rồi


Cái vụ akadama này là của mấy ông Nhật bổn chứ không có mình nghe !

(Mình sẽ kể chuyện về Akadama cho các bạn nghe sau ).

Riêng về chuyện hữu cơ trong đất trồng Thông bonsai thì mình
có thể khẳng định với Vincentvo và các bạn rằng :

1. Đất trồng chỉ là sạn và gạch vụn , 100% vô cơ ,cho Thông bonsai.
Các chất hữu cơ mà nấm vú em cần thì đã có sẵn trong nước .
Nếu các bạn muốn cây thông khỏe mạnh , hãy trồng nấm cho tốt .
Muốn nấm sống tốt , thì khu vực quanh nấm phải sạch .
Muốn sạch thì làm ơn đừng trộn chất gì mà bạn gọi là hữu cơ vào đó .

Bạn có thấy miếng bánh mì lên mốc meo bao giờ ?
Đó là meo mốc bào tử trong không khí mọc trên giá thể hữu cơ là miếng bánh mì .
Hễ meo bánh mì mà bị nấm pencilline nhào vô là bị triệt ngay .

Bây giờ , nấm vú em chỉ có thể sống được trên giá thể của nó là rễ thông .
Bây giờ bạn trôn một thứ gọi là hữu cơ vào đó mà nấm vú em không làm
giá thể được thì ắt sẽ có thứ nấm khác hiện diện .

Thứ nấm khác hiện diện có giết nấm vú em hay không thì mình không biết .
Cho nên chắc ăn mình chả trộn hữu cơ vào làm gì .

Tuy rằng sau này vì làm biếng tưới ,mình pha trộn ít vỏ cây khô để giữ ẩm ,
nhưng thiết nghĩ đó cũng không phải là thứ hữu cơ các bạn nghĩ .
==================================
2.Nếu các bạn giữ cho đất trồng Thông của bạn sạch sẽ như chuồng nuôi heo
công nghiệp thì mình có thể bảo đảm rằng cây Thông bonsai của các bạn
sẽ khỏe mạnh xanh tốt .

Thế có nghĩa là trong đất trồng không có một chút đồ ăn còn sót nào
sau khi được bón phân . Gần như đúng là như vậy .

Bao lâu bón phân một lần ?

Mỗi ngày một lần !

Thế là đủ .
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

Cảm ơn Vinentvo .


Thế có nghĩa là trong đất trồng không có một chút đồ ăn còn sót nào
sau khi được bón phân . Gần như đúng là như vậy .

Bao lâu bón phân một lần ?

Mỗi ngày một lần !

Thế là đủ .
đồng ý với chú là không dùng chất hưũ cơ đi

nhưng một này cho ăn phân một lần . nuôi khoảng vài trăm cây chắc mạc với nó quá chú
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Trả lời: Một số kinh nghiệm từ trồng Thông đen Nhật Bản

đồng ý với chú là không dùng chất hưũ cơ đi

nhưng một này cho ăn phân một lần . nuôi khoảng vài trăm cây chắc mạc với nó quá chú

Thế bạn có tưới cây không ?

Nếu có tưới cây thì pha phân vào nước tưới thôi .

Đây cũng chính là điều mà chúng ta nên phục và nên học người Nhật bản .
Đó là việc pha phân bón vào nước tưới cây .

Sự việc thì các bạn vẫn thường thấy . Nhưng có lẽ ác bạn không nghĩ đến tác dụng đặc
biệt của chững viên phân bón người Nhật đặt trên mặt chậu Bonsai .

Để mình kể chuyện phân bón và nước tưới cây cho các bạn nắm .
Hy vọng các bạn tránh đượ những nóng vội , muốn vài năm là cây Thông
của bạn trở thành những tuyệt phẩm bonsai , nên đã thường bón phân quá tay
hoặc bón phân mà nấm và rễ thông chả lấy được gì cho vào miệng .
Cũng giống như bạn đói bụng mà người ta cho bạn bột sống .
Cho bột sống , hay cho tảng thịt bò mà không ủi không lửa không nước
thì làm sao bạn ăn cho no để sống đây .

Rễ và nấm vú em cũng y hệt vậy , chúng cần những đồ ăn đã ở dạng bị phân hủy
hay ở dạng hòa tan được vào nước ( ion hóa ) .

Bây giờ mời bạn nghe huyện học trò đi học bonsai bên Nhật xem họ tưới cây ra sao nghe .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Học trò tới nhà Thày bonsai Nhật bản thụ huấn ( Thày quyết định thu nhận sau ít
nhất sáu tháng suy nghĩ tìm hiểu về trò .Nghĩa là Thày kiếm trò để truyền nghề ,
chứ không phải trò cứ đóng tiền rồi vô ngồi học .Các Master rất sợ các trò í ẹ
làm nhơ danh tiếng của mình ).

.Bạn đoán xem thời gian học bao lâu ? Phải tốn
ít nhất là 4 năm .
Đúng vậy , tối thiểu 4 năm .Đó là điều anh chàng Ryan (Mỹ)

viết lại trong nhật ký cho đăng (một phần ) trên TC Bonsai Today sau 6 năm
học tại nhà ông Kimura ( ông này thì chắc các bạn biết vì nổi tiếng),.


Tổng số giờ học thưc sự có lẽ không đầy 6 tháng ? Ba năm rưỡi
trời còn lại là để học trò sống cạnh Thày và cạnh những cây Bonsai cho "con
virus bonsai" nó thấm vào người .Nói nghe như đùa nhưng đó là sự thực .


Mình không nghe kể về chi phí anh chàng Ryan phải tốn cỡ nào , nhưng việc học
thì qủa là không đơn giản .Hệt như lên núi tầm sư học đạo vậy .

Năm đầu tiên,

Thày chỉ giao có mỗi việc chính là quét dọn vườn tược và nhà ở (đương nhiên
là cả nhà vệ sinh ) ,chỗ nào cũng phải thật sạch ( sạch như đất và rễ cây thông
trong chậu bonsa
i ) ,thảng ra thì làm nhiệm vụ bưng bê, cấm chỉ tuyệt đối không

được đụng vào bất kỳ cây bonsai nào (dù là cây nhỏ xíu ) và càng tuyệt đối
không được đụng vào việc tưới cây ( vì đó là chuyện sống chết của cây -
nguyên văn lời Master ).
Thày đi đâu có trò cắp ô bưng đồ theo sau và luôn luôn

phải đi sau Thày hai bước -lời của Master Ben Oki ( học trò ông John Naka ,
một Master người Nhật nổi tiếng ở Mỹ , sống ở Mỹ và giúp Bonsai ở Mỹ phát
triển ) nói với mình khi Cụ kể về thời gian học bonsai (trong dịp ông Ben tới nhà tôi
chơi để xem cái Dưỡng Đường Japanese Maple -suối nước của tôi nó hoạt
động ra sao mà tôi có vẻ hí hửng vậy )
.Bạn thấy đấy ,học trò bonsai đích thực

phải là một thành viên trong gia đình Thày ,cùng ăn cùng ngủ cùng làm ,nhưng
phải giữ công việc "đầy tớ " trong năm đầu tiên hoặc thêm vài năm nữa nếu
chưa chứng tỏ được bản thân đã nhiễm virus bonsai .

Sang năm thứ hai ,
học
\trò (được coi như xong mẫu giáo ,bắt đầu vào lớp 1) được đứng cạnh Thày
để thấm nhuần phong cách của Thày khi làm việc với cây cối .Đứng cạnh để
nhận sự sai bảo :đưa dụng cụ ,quét dọn .Cuối năm ,anh học trò có thể được
Thày chỉ cho việc cắt tỉa , bứt lá , cột dây .

Qua năm thứ ba ,
anh ta đã được
phép tiến hành việc uốn nắn những cây nhỏ.Nhưng trước khi làm
cây nào
là phải trình bày cặn kẽ tiến trình và mục đích (phải vẽ ra trước một tương lai
cho cây mình làm ,không những bằng lời nói mà cả bằng hình vẽ trên giấy ),khi
được Thày chấp thuận cả lý thuyết và bản vẽ mới được bắt tay vào làm .

Bản vẽ

sẽ được lưu lại trong hồ sơ lý lịch của riêng cây này suốt đời (nếu cây được
bán cho người khác ,bản hồ sơ lý lịch (ngày sang chậu ,ngày tạo dáng ,ai trách
nhiệm...) sẽ được giao cho người mua .

Sang năm thứ tư,
học trò
được phụ một tay với Thày để tiến hành sang chậu hoặc uốn nắn những cây
bonsai chính tông cỡ trung , cỡ đại . Khi được Thày giao một cây bonsai cỡ
đại để làm một mình (dĩ nhiên phương án đã dược Thày thuận ) và hoàn tất
thành công ,đó là lúc anh học trò năm thứ tư này được Thày cho phép cầm
bình nước tưới cây bonsai .Cho nên ,(theo lời Ryan ),anh học trò nào được
Thày biểu đi tưới cây là biết mình sắp ra trường .


Các bạn thấy sao ? Đi học bonsai thứ thiệt cũng lâu lắc cực khổ đâu thua
việc học lấy bằng cử nhân bốn năm đâu , loạng quạng bị "đúp" lớp là chuyện
bình thường .Vậy chứ cái bí phương tưới nước bonsai nằm chỗ nào mà Thày

phải chờ 4 năm sau mới cho trò tưới nước ?

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Trở lại với akadama . Chính cái bí phương tưới nước cây thông đã có quan hệ mật
thiết với việc hình thành akadama . Đó là mình suy đoán như vậy và mãi đến năm 2000
có dịp thử nghiệm nhiều với đám thông đen trồng trong rổ ,tôi mới thấy điều này
có vẻ đúng .


Nhưng để mình nói sơ một chút về kết cấu của akadama đã . Chắc các bạn đã thấy
viên đất sét akadama trong hình ở bài trồng thông đen .Cũng chỉ là viên đất sét
chứ có gì đâu . Ấy vậy chứ lắm chuyện rắc rối chứ chả chơi . Ngoài nước Nhật , hình
như chả có nước nào làm đất sét trồng cây .

Các bạn có nhớ hồi nhỏ nghịch đất sét không ? Cục đất sét lúc
đầu mềm mại là thế ,nhào tới nhào lui một hồi là nó cứng nhắc , chắc nịch .Kết cấu của
đất sét từ đá gì+ đá gì ra,tôi quên rồi , chỉ nhớ ang áng hạt độ của đất sét lớn hơn bùn
một chút và điều đặc biệt là kết cấu giữa các hạt này vẫn còn một khoảng cách đủ
cho ít phân tử không khí hiện diện (đó là vấn đề ) .Bây giờ bạn nhìn hai bàn tay
với các ngón tay đan sát vào nhau.Ngửa lòng bàn tay lên , bạn đã có một cái chén ,vì
hai bàn tay đan khít nhau ,bạn có thể đựng nước được .Bây giờ nhìn vào lòng bàn
tay và từ từ kéo rời hai bàn tay ra trong khi các ngón tay vẫn sát nhau , bạn đã có
thể thấy những lỗ hổng .Điều này tương tự như kết cấu nguyên thủy của đất sét :
chúng vốn có khoảng cách không khí giữa những phân tử .Sau khi nhào nặn
một hồi , những khoảng trống này biến mất và các phân tử tiếp xúc với nhau hoàn toàn
nên rất chắc chắn , khó tách rời .Bạn nung những cục đất sét nhào nặn sơ sơ , sẽ
có gạch ngói (nhớ chỗ này nghe ,sẽ rất quan trọng sau này ).Nếu nhào nặn kỹ hơn nữa
sẽ có đồ sành . Thành ra , lấy tay vo viên cục đất sét một hổi rồi đem phơi khô,
bạn sẽ có một viên đạn chọi bể đầu .Dĩ nhiên viên đạn đất sét này để vào nứớc sẽ khó rã
vì sau khi phơi khô , hoặc nướng đi nó sẽ có kết cấu khá chắc chắn do những lỗ hổng
không khí không còn .Nó khó rã , và dĩ nhiên nó cũng khó mòn .Bạn lấy nước dội vào nó ,
nó mòn rất chậm .


Từ ý nghĩ đó có lẽ người Nhật chế ra akadama .Mình tưởng tượng ra rằng họ đào lấy đất
sét,phơi khô ,đập nhuyễn ,sàng lọc để lấy hạt độ mịn .Có thể sàng lọc trong nước chăng .
Kế đó họ lấy bột đất sét khô để một ít vô thúng và bắt đầu rây thúng vòng vòng ,thình
thoảng xịt chút xíu nuớc .Những hạt đất sét có dính nước sẽ lăn tròn và kết dính với
những hạt đất sét khô trên đường nó lăn, từ từ tạo thành một khối tròn mà mức kết dính
khá lỏng lẻo,đủ chổ cho nưóc thâm nhập theo sức mao dẫn .Y như hòn tuyết nhỏ lăn từ
đỉnh núi xuống thành viên tuyết lớn .Trông thì to nhưng nhẹ hều vì xốp rộp.Đưa những
viên đất sét này vào lò nướng dưới nhiều mức nhiệt khác nhau ,họ sẽ có đất sét viên ở
mức cứng khác nhau tạo ra mức rã mòn khác nhau .


Ngoài những "đức tính " giống như các vật liệu khác (mức hút nước trung bình ,thời gian
mất nước do bốc hơi trung bình ,

akadama còn một đức tính quan trọng mà chưa một tác giả nào bàn tới :
mức rã mòn . Theo thời gian nước tưới chảy , những viên đất sét sẽ từ từ bị mòn dần ,tạo
khoảng không gian cho đám rễ mới .Vì luôn đủ không gian ,tức đủ oxygen ,rễ và Mycorrhizae
sẽ phát triển vô hạn định .Không có tình trạng nghẹt rễ gây ứ nước .Vì thế , dù độ ẩm trong
chậu có thể dư cho 72 giờ , nhưng mọi cây thông đều cần tưới mỗi ngày .Những cây bon-
sai khoẻ mạnh nhất sẽ chính là những cây mà hai ,ba năm sau-khi bạn lấy cây ra khỏi chậu-
trong chậu sẽ không còn tí đất nào .Người ta hay nói : cây ăn hết đất . Chứ có mấy ai nghĩ
rằng đất bị mòn nhường chỗ cho rễ . Lúc đó cây bonsai được tưới nước nhiều lần hơn
trong ngày và bộ rễ trần trong chậu sẽ sống y hệt cây trồng ở dạng hydroponic (không đất).


Vậy rốt lại họ tưới thế nào ? Thưa rằng phải tưới bốn đợt theo trình tự thời gian cho một
lần tưới trong mùa tăng trưởng ,; sẽ giảm xuống còn 3 trong mùa kém tăng trưởng.
Trình tự thời gian thường dựa trên số cây trên một hàng .Thí dụ : một hàng có 10 cây đại
bonsai , chậu bonsai cỡ đại cần một bình tưới vòi hoa sen (khoảng 5 lít ) , từ hàng cây tới
chum nước tính đổ đồng là 1 phút đi + về . Tưới cây số 1 ,thời gian nước chảy hết bình là 1
phút ,đi + về múc nước = 1 phút .Tổng cộng hai phút cho 1 cây . 10 cây = 20 phút . Như vậy ,
sau khi nhận nước đợt 1 ,cây số 1 này sẽ có 20 phút để nước từ từ ngấm vào viên đất sét
trước khi nhận đợt hai .Sau khi người ta tưới hết 9 cây còn lại trên hàng ,lại vòng trở lại
tưới cây số 1 . Cứ thế , tưới đủ 4 đợt cho mỗi cây ...Tổng cộng cây có hơn một giờ đồng hồ
nước chảy qua lá ,đất , rễ để "tắm rửa sạch sẽ " hầu : đẩy hết carbonic ra khỏi đất ,tiếp nhận
oxygen và phân bón ,rửa mòn akadama cho rộng chỗ .


Hiệu quả của bốn lần tưới có đôi chút khác biệt theo suy đoán :
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


*Đợt một :Đánh kẻng báo động cho cây : giờ ăn ,giờ tắm tới rồi ! Không phải tôi
nói đùa đâu, thực tế cây cối rất nhớ giờ đưọc tưới nên cây cần có thì giờ "sửa
soạn để ứng chiến "bằng cách hoán đổi vị trí lục lạp ở lá ,đồng thời cần thời gian
để từ từ mở khí khổng , lúc những giọt nước tưới đầu tiên xuất hiện tạo nhiệt độ
quanh cây thấp xuống và độ ẩm tăng lên .
Con người ta bị sốc khi bất chợt ai đó tạt gáo nước lạnh vào lưng trần.
Cây cũng thế thôi !
Thời gian báo động 20 phút đủ cho các tế bào ở lá chuyển đổi tư thế ứng chiến .
Đồng thời ,sức mao dẫn cũng đủ thời gian ngấm dần vào hạt đất sét.
Đương nhiên là những bụi đất sét khô bám ngoài viên đất sét khô sẽ bị đợt nước
đầu tiên đẩy dần xuống đáy chậu . Trong khi nước chỉ trợt ngang qua những
viên phân đặt trên mặt chậu vì mặt ngoài viên phân bị khô do nắng + gió .


*Đợt hai :Lá , chóp rễ và nấm đã sẵn sàng ứng chiến .

Nước tiếp tục thấm dần vào viên đất sét .Bột đất và khí carbonic tiếp tục
được nước tưới đẩy ra khỏi chậu .Những viên phân trên mặt chậu cây bắt đầu hút
ẩm và trương nở .
==================================
*Đợt ba : Đất rã và carbonic vẫn tiếp tục bị đẩy khỏi chậu . Những viên phân(đã được
các khuẩn trong không khí tác động ) bắt đầu nhả phân theo dòng chảy của nước
tưới . Lượng phân rất nhỏ và ở dạng đơn phân tử điện âm (cation ) sẽ được Mycor-
rhizae thu nạp ngay vì nấm đã ở tư thế sẵn sàng qua hai đợt tưới trước .

Sách vở bonsai cũng hay nhắc nhở bà con bonsai làm ơn tưới cây rồi hãy bón phân .
Nhưng chả thấy ai giải thích chỉ dạy tường tận (Tội nghiệp cho cả cây lẫn chủ nhân ).

Nước phân loãng sẽ đưọc Mycorrhizae xử dụng ngay trong 1 phút nước tưới đang
chảy .Khi nước ngưng chảy ,lớp phân mỏng đọng trên mặt viên đất sét sẽ là nguồn
cung cấp nước và thức ăn cho Mycorrhizae trong thời gian chờ lần tưới tiếp ,nếu
như ngưng tưới ở đây .





*Đợt bốn : Trong thời gian tăng trưởng mạnh ,cây thông cần nhiều phân và nước
để đâm đọt .Đợt tưới 4 sẽ là điều cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu của cây .Mọi
hiện tượng xảy ra cũng tương tự như ở đợt 3 . Chỉ là Mycorrhizae có nhiều thời
gian hơn đặng "ăn cho no bụng "

Các bạn thấy liên kết chặt chẽ của :nước ,đất sét ,Mycorrhizae và rễ chưa ?
Rồi bạn sẽ hỏi : Uả ! cứ nói Mycorrhizae ,vậy chứ nó ở đâu chui ra ?Có thấy mấy
ông Nhật bản đi mua Mycorrhizae búng vào rễ đâu ? Mà cả trăm năm trước làm gì
có ai chế ra Mycorrhizae ?

Thưa đúng vậy ! Các ổng chả biết Mycorrhizae là cái gì.Nhưng ông bà đã dặn :"Tưới
thông thì phải từ trên lá xuống ,đặng rửa hết bụi bặm bám trên lá thì cây thông mới
"happy". Mà cây thông nó Happy thiệt vì khi họ tưới rửa lá là họ đã vô tình lôi mấy
em Mycorrhizae bám trên lá cho chảy vào đất có rễ thông đang chờ vú em



Hy vọng các bạn vui với câu chuyện và nắm được những gì xảy ra
trong chậu cây Thông bonsai .
 

GioNui

Moderator
Câu chuyện tưới nước nhìn thì thấy đơn giản mà bên trong nó phức tạp ghê. Cám ơn chú Hưng.

Trước giờ Gió núi nghĩ người Nhật bắt phải sau 4 năm mới được tưới cây vì lo sợ không biết tưới làm cây chết. Đúng là cây bị bỏ khô thì lâu chết hơn là bị ngộp nước. Nhưng mà chất trồng vô cơ thì rất thông thoáng, nước thoát ào ào đâu có sợ bị úng thì việc gì phải kỹ thế nhỉ... Nghĩ chưa ra được lời giải thích cho hợp lý. 8->

Từ câu chuyện của chú Hưng mới biết, thì ra để tới 4 năm mới được tưới không phải là sợ chết cây mà là tạo khoảng thời gian để cho "con virus bonsai" nó thấm vào người, mới hiểu được cây nó ăn uống như thế nào... chứ mà đưa một anh mới toanh đi tưới cây thì thay vì cứ chầm chậm 1 phút 1 cây, anh ta thế nào cũng làm ào ào 30 giây cho 1 cây cho rồi. Có giải thích và bắt phải làm đúng thời gian quy định thì anh ta vẫn làm mà trong lòng chắc gì đã thông, làm cho có thôi.

Suy đoán của chú về cách tạo ra những viên đất hình tròn bằng cách làm ra bột đất sau đó rây tròn và xịt nước nghe rất hợp lý. Cháu cũng đã từng suy nghĩ về điều này mà cũng chưa tìm ra cách làm.

Hai vấn đề trên: tưới nước và làm đất, cháu suy nghĩ để tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề chứ không hề có ý định làm thật.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Dưới đây là ý kiến và thực hành của bạn Scorpio9x ở Hải dương.
Bạn ấy đã thực hiện một việc rất hay : tạo ra những viên đất nướng với
những lỗ nhỏ do cỏ rác bị cháy .

Bạn Scorpio9x đã làm một việc hơi thừa là trộn phân bón vào đất rồi nướng .
Kế nữa , khi vo viên đất chắc lại . Do đó tác dụng hút nước giữ ẩm của viên
đất nướng trở nên yếu hơn đất sét chưa vo ( tức là gạch thẻ ).

Dù sao đây cũng là việc thử nghiệm tốt .


scorpio9x
Trạng thái:

ID thành viên: 707938
Thành viên mới
Ngày gia nhập: 23-02-2013
Tên thật: khanh
Tuổi: 21
Giới tính:

Địa chỉ liên hệ: hải dương
Bài gửi: 9
Đã cảm ơn: 8
Được cảm ơn 13 lần trong 5 bài viết


Trả lời: Đất trồng cho bonsai


gần đồng nên hay ra chỗ người ta đốt rơm rạ lấy tro về trồng hôm trước thấy có nắm đất - có bám rễ cỏ bị cháy khá xốp vì rễ cỏ bên trong cháy hết chỉ còn lại đất đất thả vào nước thấy ko bị nhão. để mưa cũng ko vỡ nát

nên em nảy ra ý tưởng lấy đất thịt trộn mùn cưa + chấu, giấy bìa, rơm rác băm nhỏ... + phân bón hóa học + nước vừa đủ tạo thành 1 hỗn hợp dẻo vo viên = ngón tay út trở xuống thành nhiều kích thước khác nhau để tạo cấp phối, phơi khô rồi đem hun chấu hoặc đốt nóng trong lò
em hun = chấu đúng 8 tiếng vừa được nồi bánh chưng
kết quả ra được loại đất viên khá hay, gần như hóa gạch non, nhẹ,háo nước, nhiều lỗ rỗng - giấy chấu rơm rác đã cháy hết chỉ còn trơ lại tro, ..nếu cứ để thế chắc phải 2, 3 năm đất mới vỡ ra,

khi trồng em có phủ 1 lớp đất thịt lên trên cùng để nước thấm từ từ xuống
phương pháp có nhiều hạn chế đối với các bác ở thành phố và là phương pháp thủ công. nhưng em nghĩ phân bón gia nhiệt sẽ ít gây ảnh hưởng xấu tới cây hơn là bón trực tiếp

em cũng mới thử đợt tết vừa rồi nhưng chưa về quê xem kết quả thế nào.
các bác cho ý kiến với
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Hôm nay định đến cơ quan viết những trải nghiệm cá nhân nhưng lúc rảnh thì rớt mạng, lúc có mạng thì bận :p Giờ về nhà mới có thời gian.

- Thời điểm ươm: 02/2011;

- Nơi thực hiện: cách Hồ Hoàn Kiếm 15km theo đường chim bay, coi như HN :p

- Chất trồng:

+ 30% đất sỏi ruồi (xỉ ruồi);

+ 30% cát vàng;

+ 30% xỉ than tổ ong đập kích thước 1x1;

+ 10% phân chuồng (phân bò) ủ hoai (100 ngày) với lá thông rụng;

- Cách thức thực hiện:

Hạt thông mua vào tháng 11/2010, được ngâm vào nước nóng 80 độ, ngâm trong 12 tiếng rồi ủ trong giấy ướt (giấy ăn tẩm nước), cho vào gói giấy rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi đem ra ươm, rửa sơ bằng nước ấm 40-45 độ rồi gieo vào khay cát vàng dày 3cm. Sau 3 tuần, khi thân cây chuyển màu tím thì đem lên cắt rễ cọc rồi trồng sang cốc giá thể như trên. Khi cây ra nến lần đầu (10 tuần) thì bẻ nến. Sau 1 năm thì sang chậu lớn hiện tại, cắt lại rễ hướng xuống (ko phải rễ chuột mà là rễ thay thế :D).

- Chế độ bón phân, tưới nước:

Cây để trên sân thượng, nóng 35-40oC vào mùa hè, 15-25oC vào mùa đông, 1 tuần tưới 1 lần vào thứ 7 hoặc CN nên phải phủ 1 lớp trấu dày 1cm để vừa giữ ẩm cho giá thể, vừa tạo bóng tối cho nấm vú em. Về mùa thu và đông thấy rất nhiều nấm nhưng mùa xuân - hè có lẽ do mưa nhiều nên ẩm quá, nấm ko phát triển mấy.

Phân bón 1 năm 2 lần, lần 1 vào đầu năm gồm hỗn hợp phân lân nung chảy + dynamics, mỗi chậu 1 muỗng múc canh nhỏ. Lần 2 vào cuối tháng 6 ÂL, 1 muỗng múc canh nhỏ phân dynamics.

- Quan sát: năm đầu cây ra 4 đợt nến, trong đó có lần đầu tiên bị bẻ, bật nến trở lại sau 4-6 tuần, 2 đợt sau vào tháng 6 ÂL và tháng 9 ÂL. Năm thứ 2 cũng ra 3 đợt, tháng 2, tháng 6 và tháng 9 ÂL. Năm nay đang năm thứ 3, sau đợt nến tháng 2 ÂL có thể thấy hiện tại cây sắp ra đợt nến tháng 6, đang chờ xem tháng 9-10 ÂL có ra nến nữa không :D

Tiện đây cháu cũng muốn hỏi chú hqvuhototbung là: theo công thức của chú, năm thứ 2 sẽ đặt rổ vào rổ lớn hơn. Vậy của cháu về cơ bản cũng đến lúc phải sang chậu hoặc đặt vào chậu mới, vậy có nên tiến hành trong năm nay không và vào khoảng thời gian nào là phù hợp? Với ý kiến của chú về gọt đất ở chậu, cháu đang định sẽ dùng rổ/chậu chứa được thể tích giá thể gấp đôi rồi đưa cây ra khỏi chậu ươm hiện tại, đặt nguyên cả bầu lên giá thể mới có được không ạ?

Trước đây khi cháu đọc 1 số bài về kỹ thuật trồng thông nên cũng biết về việc người Nhật và phương Tây trồng thông chủ yếu bằng giá thể vô cơ (nham thạch, sét nung và cát), cây sống bằng phân bón. Tuy nhiên, quan điểm của cháu là tuy cây thông không cần chất mùn (phân và lá mục) nhưng nấm vú em lại cần nên cháu vẫn cho vào. Mặt khác, do điều kiện chăm sóc hạn chế, chỉ tưới được 1 lần/tuần nên bắt buộc phải có thành phần mùn để giữ ẩm tương đối cho đất.

Rất mong nhận được đánh giá của chú!

Trân trọng!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Câu chuyện tưới nước nhìn thì thấy đơn giản mà bên trong nó phức tạp ghê.

Suy đoán của chú về cách tạo ra những viên đất hình tròn bằng cách làm ra bột đất sau đó rây tròn và xịt nước nghe rất hợp lý. Cháu cũng đã từng suy nghĩ về điều này mà cũng chưa tìm ra cách làm.

Hai vấn đề trên: tưới nước và làm đất, cháu suy nghĩ để tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề chứ không hề có ý định làm thật.
Cảm ơn ý kiến của bạn GióNui .

Chuyện đất cát cho cây vốn là được cho là phức tạp .
Bản thân mình lúc đầu cũng nghĩ thế và trộn vào đất trồng Thông
mọi thứ mà mình nghĩ là cây Thông nó cần và nó sẽ từ từ lấy để xài để ăn.

Té ra :thực sự cây Thông nó không cần và nó cũng không có khả năng để lấy xài .

Cuối cùng mới thấy :

Giá thể đất trồng Thông chỉ là những hạt sạn vô cơ sao cho :

-đủ tối (rễ tránh ánh sáng ).
-đủ ẩm ( để nấm và chóp rễ không bị khô mặt ).Ẩm đây là phần trăm hơi nước
trong giá thể cao hơn 75-80% . Hơi nước này do gạch vụn (và vỏ cây ) bốc ra .
Chứ thực sự rể Thông và nấm không đủ khả năng lấy ra được " phân tử nước "
trong gạch vụn . Vì khả năng "giữ chặt nước " của gạch vụn (đất sét ) rất cao .
(do lực tĩnh điện bề mặt của đất sét rất cao ).

Vì thế , "đồ ăn " cho nấm vú em lấy được (rồi cung cấp cho rễ thông ) chính là
từ nguồn "nước chảy " khi tưới .



Cho nên mình đã làm hai thử nghiệm và đi đến kết luận là :

Cây thông bonsai cần thời lương tưới chứ không phải là cần lượng nước tưới .

Nói cho dễ hiểu :Nếu bạn tưới cây Thông 10 lít nước trong 1 phút
thì tác dụng thu nhập thực phẩm của cây Thông chỉ bằng 1/10
so với việc bạn tưới 10 lít nước ấy trong 10 phút .

Tức là nấm rễ thông có 10 phút ăn uống thay vì 1 phút , nên mạnh hơn 10 lần .

Đó chính là điều mà mãi hơn 5 năm ,sau ngày đầu tiên trồng Thông ,mình mới thấy được .

Thành ra, trở lại vấn đề : mình chỉ dùng đất trồng Thông là sạn vô cơ (hạt cỡ 5mm)là tốt nhất
để thỏa :
-tạo tối
-tạo ẩm
-đủ không khí .cho nấm và rễ thở . Nhưng đồng thời , những hạt sạn đó
không bị ép lại
khi rễ phát triển . Trong khi akadama "mòn đi ".Hoặc là không bị ép ,
hoặc là mòn đi , cả hai trường hợp đều được rễ vui vẻ chấp nhận vì luôn luôn
có đủ chỗ để phát triền và để thở .
Chứ còn xài đất cát mịn , càng tưới càng dẽ (ép chặt ) lại và nước ở giữa những hạt đất cát
nhỏ đã chiếm hết khoảng trống để khí CO2 từ rễ và nấm không có chỗ thoát .

Thế là độc tố CO2 gây ngộp cho rễ . Thế là thối rễ (do vi khuẩn yếm khí , sống trong CO2 ).

Khi thỏa 3 điều kiện :tối , ẩm , thoáng của đất trồng và chúng ta "nắm kiểm soát " ba phần còn lại
nắng , nước , phân (nhiều , ít , lâu ,mau do chúng ta ) thì chắc chắn bạn sẽ có cây Thông
mọc nhanh chậm theo ý bạn .


Đất trồng coi như tạm ổn .

Chúng ta sẽ bàn một ít về nước trồng cây , rồi sang phần : làm sao đưa cây Thông
trong chậu to đùng vào chậu bonsai . Sau đó trở về bài viết của ông Kusida .

Các bạn có ý kiến gì về đất và nước không ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hôm nay định đến cơ quan viết những trải nghiệm cá nhân nhưng lúc rảnh thì rớt mạng, lúc có mạng thì bận :p Giờ về nhà mới có thời gian.

- Thời điểm ươm: 02/2011;

- Nơi thực hiện: cách Hồ Hoàn Kiếm 15km theo đường chim bay, coi như HN :p

- Chất trồng:

+ 30% đất sỏi ruồi (xỉ ruồi);

+ 30% cát vàng;

(1)+ 30% xỉ than tổ ong đập kích thước 1x1;

+ 10% phân chuồng (phân bò) ủ hoai (100 ngày) với lá thông rụng;

- Cách thức thực hiện:

Hạt thông mua vào tháng 11/2010, được ngâm vào nước nóng 80 độ, ngâm trong 12 tiếng rồi ủ trong giấy ướt (giấy ăn tẩm nước), cho vào gói giấy rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh(2). Khi đem ra ươm, rửa sơ bằng nước ấm 40-45 độ rồi gieo vào khay cát vàng dày 3cm. Sau 3 tuần, khi thân cây chuyển màu tím thì đem lên cắt rễ cọc rồi trồng sang cốc giá thể như trên. Khi cây ra nến lần đầu (10 tuần) thì bẻ nến. Sau 1 năm thì sang chậu lớn hiện tại, cắt lại rễ hướng xuống (ko phải rễ chuột mà là rễ thay thế :D).

- Chế độ bón phân, tưới nước:

Cây để trên sân thượng, nóng 35-40oC vào mùa hè, 15-25oC vào mùa đông, 1 tuần tưới 1 lần vào thứ 7 hoặc CN nên phải phủ 1 lớp trấu dày 1cm để vừa giữ ẩm cho giá thể, vừa tạo bóng tối cho nấm vú em(3). Về mùa thu và đông thấy rất nhiều nấm nhưng mùa xuân - hè có lẽ do mưa nhiều nên ẩm quá, nấm ko phát triển mấy.

Phân bón 1 năm 2 lần, lần 1 vào đầu năm gồm hỗn hợp phân lân nung chảy + dynamics, mỗi chậu 1 muỗng múc canh nhỏ. Lần 2 vào cuối tháng 6 ÂL, 1 muỗng múc canh nhỏ phân dynamics.(4)

- Quan sát: năm đầu cây ra 4 đợt nến, trong đó có lần đầu tiên bị bẻ,(5) bật nến trở lại sau 4-6 tuần, 2 đợt sau vào tháng 6 ÂL và tháng 9 ÂL. Năm thứ 2 cũng ra 3 đợt, tháng 2, tháng 6 và tháng 9 ÂL. Năm nay đang năm thứ 3, sau đợt nến tháng 2 ÂL có thể thấy hiện tại cây sắp ra đợt nến tháng 6, đang chờ xem tháng 9-10 ÂL có ra nến nữa không :D

Tiện đây cháu cũng muốn hỏi chú hqvuhototbung là: theo công thức của chú,(6) năm thứ 2 sẽ đặt rổ vào rổ lớn hơn. Vậy của cháu về cơ bản cũng đến lúc phải sang chậu hoặc đặt vào chậu mới, vậy có nên tiến hành trong năm nay không và vào khoảng thời gian nào là phù hợp? Với ý kiến của chú về gọt đất ở chậu, cháu đang định sẽ dùng rổ/chậu chứa được thể tích giá thể gấp đôi(7) rồi đưa cây ra khỏi chậu ươm hiện tại, đặt nguyên cả bầu lên giá thể mới có được không ạ?

Trước đây khi cháu đọc 1 số bài về kỹ thuật trồng thông nên cũng biết về việc người Nhật và phương Tây trồng thông chủ yếu bằng giá thể vô cơ (nham thạch, sét nung và cát), cây sống bằng phân bón. Tuy nhiên, quan điểm của cháu là tuy cây thông không cần chất mùn (phân và lá mục) nhưng nấm vú em lại cần(8) nên cháu vẫn cho vào. Mặt khác, do điều kiện chăm sóc hạn chế, chỉ tưới được 1 lần/tuần nên bắt buộc phải có(9) thành phần mùn để giữ ẩm tương đối cho đất.

Rất mong nhận được đánh giá của chú!

Trân trọng!

Được rồi , mình sẽ tuần tự nói chuyện với Bạn và các bạn về 9 điểm đánh dấu ở trên .

1. Xỉ than và phân chuồng
2.ủ hạt ngăn đá
3.phủ trấu
4.phân lân và dynamic
5.4 đợt nến .
6.công thức
7.thể tích giá thể gấp đôi
8. nấm vú em cần mùn
9.mùn giữ ẩm


Chúng ta sẽ từ từ đi từng mục một .

Cũng mong các bạn khác cho ý kiến phụ vào .
Coi như chúng ta ôn lại những gì về thông đen
từ khi bắt đầu có hạt đến khi cây được 3 tuổi .

Việc đầu tiên mình rất mong là bạn Thích đ thứ chịu khó đọc lại Topic này từ trang 1 .

Bởi vì tất cả mọi thứ trong 9 vấn đề trên đều đã nói đến ngay từ trang 1 . Ở đây , mình chỉ giúp
các bạn ôn lại . Nên chi , sẽ chỉ nhắc tông quát lại chứ không giải thích cặn kẽ nữa .

(sẽ tiếp , tạm ngưng 60 phút )
Mời các bạn góp ý .
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực

Được rồi , mình sẽ tuần tự nói chuyện với Bạn và các bạn về 9 điểm đánh dấu ở trên .

1. Xỉ than và phân chuồng
2.ủ hạt ngăn đá
3.phủ trấu
4.phân lân và dynamic
5.4 đợt nến .
6.công thức
7.thể tích giá thể gấp đôi
8. nấm vú em cần mùn
9.mùn giữ ẩm


Chúng ta sẽ từ từ đi từng mục một .

Cũng mong các bạn khác cho ý kiến phụ vào .
Coi như chúng ta ôn lại những gì về thông đen
từ khi bắt đầu có hạt đến khi cây được 3 tuổi .

Việc đầu tiên mình rất mong là bạn Thích đ thứ chịu khó đọc lại Topic này từ trang 1 .

Bởi vì tất cả mọi thứ trong 9 vấn đề trên đều đã nói đến ngay từ trang 1 . Ở đây , mình chỉ giúp
các bạn ôn lại . Nên chi , sẽ chỉ nhắc tông quát lại chứ không giải thích cặn kẽ nữa .

(sẽ tiếp , tạm ngưng 60 phút )
Mời các bạn góp ý .
Thực ra cháu đều đọc rất cẩn thận những gì chú viết từ trang 1. Cháu cũng đã nói nếu cháu có topic này của chú 3 năm trước thì giờ cháu đã có 1 dàn mi-ni để chơi rồi :D ngoài 9 điểm chú đánh dấu, chú có thể thấy những thứ cháu đã làm toàn khác với những thứ chú đã nói, và có thể trong đó có những điểm mà trong 20 năm vật lộn với cây thông đen chú cũng từng vấp phải. Cháu rất mong chú giải đáp và chú lưu ý giúp cháu là do điều kiện cây ở xa, điện nước thất thường, cháu chỉ có thể tưới được vào dịp cuối mỗi tuần nên hơi khó áp dụng phương pháp trồng và tưới ngày 4 lần như của người Nhật.

Trân trọng!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình hiểu những khó khăn của bạn Thích đủ thứ ,
và cũng chính vì khó khăn mà vẫn thích trồng Thông đen , nên mình rất quý .
Do đấy mình mới cố gắng cùng bạn tìm những giải pháp
tốt nhất cho Thông đen ở trường hợp khó khăn của bạn .
Chứ nếu không , mình sẽ chỉ nói với bạn lý thuyết thế này thế nọ ,
còn thì bạn có áp dụng được hay không kệ bạn .
Việc đó thì chắc là ai cũng nói được . Mà như vậy thì mục đích của
Forum này chả còn ý nghĩa gì nữa .

Nên chi , cứ từ từ . Mình cùng các bạn khác và cả bạn , chúng ta
có thể tốn chút thì giờ nhưng chắc là sẽ tìm ra những điều cần cho
cây thông con mà chủ nhân không đủ giờ chăm sóc mỗi ngày .
 
Top