Vị thuốc từ cây rau dền

laotu

Thành viên
Họ nhà dền có nhiều loại: dền cơm, dền tía, dền gai và dền củ. Với công hiệu khai vị trợ tiêu hóa, rau dền thích hợp với những người mắc chứng khẩu vị kém, các bệnh liên quan đến chức năng chuyển hóa, máu nhiễm mỡ.
Lá dền:
Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều tị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta- caroten, vitamin B12, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những ai bị loãng xương cũng được hưởng lợi từ cây rau này vì nó chứa nhiều mê – gia canxi. Hai chất này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thu tối đa, giúp thúc đẩy phát triển cơ thể ( tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành.
Hạt dền:
Từ những năn 90 (Tk 20), các nhà nghiên cứu người Canada đã khám phá ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C hạt dền còn giàu tinh bột, đạm thực vật (chiếm từ 12 – 16%). Tinh dầu mà hạt dền sở hữu chiếm đến 76% chất béo không bão hòa, rất tốt cho nhừng người bị bệnh tim mạch (vì chúng gia tăng các cholesterol có lợi HDL – High density lpoproteins ) và có khả năng làm giảm mỡ xấu LDL – lowdensity lipoproteins). Ngoài ra với nguồn cung cấp dồi dào acid linoleic, rau dền cũng giúp phòng chống béo phì và một số loại ung thư. Một nghiên cứu từ trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) cho biết: Do hạt dền chứa thành phần axit amin thơm có khả năng kích thích não bộ nên những chiết suất từ hạt rau dền cũng rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.
Củ dền:
Củ dền có tên khoa học là Betavulgari, được chồng phổ biến ở Đà Lạt, có ba công năng rõ rệt: Ít calories, dễ tiêu và chống stress hiệu quả. Theo phân tích trong 100g củ dền có tới 37 Kcal, 86 % là csf và chứa nhiều chất xơ êm dịu giúp hỗ chợ chuyển hóa ở ruột, vì vậy mà loại củ này rất hứu ích trong việc giảm cân. Lượng lớn kali có tác dụng lợi niệu, các loại vitamin B9, ma-giê thì giúp phòng tránh mệt mỏi. Tuy nhiên do các loại củ này có màu đỏ đặc trưng nên rất nhiều người đã lầm tưởng “ ăn củ dền cho bổ máu” nhưng thực chất, màu đỏ của củ dền không giống như tinh thể của vitamin B12, màu đỏ này được xác định là chất betanin không liên quan gì đến cấu tạo huyết cầu tố.
Chế biến:
Dền cơm hay dền đỏ thường được chồng để làm rau ăn, Với vị ngọt và hương đặc trưng, dền được chế biến chủ yếu theo hai cách luộc hoặc nấu canh. Dền luộc châm nước mắm nguyên chất dằm ít ớt ăn rất ngon, nước luộc dùng làm canh dấm với cà chua có vị thanh mát dễ ăn. Sau khi luộc dền vớt cái ra đĩa cho cà chua vào nồi nước rau luộc đun tiếp cho mềm cà chua, nêm nếm muối và bột ngọt.
Món canh dền làm cũng đơn giản, chuẩn bị thịt lạc dăm hoặc tôm khô nấu làm nước dùng để tăng vị ngọt. Dền nhặt và rửa sạch, thái nhỏ vừa phải cho vào nồi nước dùng đã đun sôi một lúc thì chín, múc ra tô.
Chọn, bảo quản: Cũng như các loại rau thân mềm khác, khi mua, chọn lá rau còn tươi, không bị dập, héo. Nhặt bỏ phần lá vàng, lá úa và gốc rễ trước khi bảo quản. Không nên nhúng nước, mà hãy để rau kho vào túi nylon và đặt trong ngăn mát của tủ lạnh: ăn trong 1 – 2 ngày. Với củ, nên chọn củ to vừa , không bị dập , màu sắc tím đều, có thể bảo quản ở vị trí thoáng mát. Củ hơi héo ăn có vị ngọt, đậm hơn củ tươi.
Lưu ý:
Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người thể chất lạnh, tiêu lỏng và tiêu chảy mnaj tính. Ngoài ra do trồng ở dưới đất, nên khó có thể xác định được củ dền có bị nhiễm chất độc hại hay không (như nhiễm các hóa chất : Nitrat, nitrit dễ gây ngộ độc), các bà mẹ tuyệt đối không nên dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ.
Họ nhà dền có nhiều loại: dền cơm, dền tía, dền gai và dền củ. Với công hiệu khai vị trợ tiêu hóa, rau dền thích hợp với những người mắc chứng khẩu vị kém, các bệnh liên quan đến chức năng chuyển hóa, máu nhiễm mỡ.
Lá dền:
Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều tị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta- caroten, vitamin B12, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những ai bị loãng xương cũng được hưởng lợi từ cây rau này vì nó chứa nhiều mê – gia canxi. Hai chất này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thu tối đa, giúp thúc đẩy phát triển cơ thể ( tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành.
Hạt dền:
Từ những năn 90 (Tk 20), các nhà nghiên cứu người Canada đã khám phá ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C hạt dền còn giàu tinh bột, đạm thực vật (chiếm từ 12 – 16%). Tinh dầu mà hạt dền sở hữu chiếm đến 76% chất béo không bão hòa, rất tốt cho nhừng người bị bệnh tim mạch (vì chúng gia tăng các cholesterol có lợi HDL – High density lpoproteins ) và có khả năng làm giảm mỡ xấu LDL – lowdensity lipoproteins). Ngoài ra với nguồn cung cấp dồi dào acid linoleic, rau dền cũng giúp phòng chống béo phì và một số loại ung thư. Một nghiên cứu từ trường Đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) cho biết: Do hạt dền chứa thành phần axit amin thơm có khả năng kích thích não bộ nên những chiết suất từ hạt rau dền cũng rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm.
Củ dền:
Củ dền có tên khoa học là Betavulgari, được chồng phổ biến ở Đà Lạt, có ba công năng rõ rệt: Ít calories, dễ tiêu và chống stress hiệu quả. Theo phân tích trong 100g củ dền có tới 37 Kcal, 86 % là csf và chứa nhiều chất xơ êm dịu giúp hỗ chợ chuyển hóa ở ruột, vì vậy mà loại củ này rất hứu ích trong việc giảm cân. Lượng lớn kali có tác dụng lợi niệu, các loại vitamin B9, ma-giê thì giúp phòng tránh mệt mỏi. Tuy nhiên do các loại củ này có màu đỏ đặc trưng nên rất nhiều người đã lầm tưởng “ ăn củ dền cho bổ máu” nhưng thực chất, màu đỏ của củ dền không giống như tinh thể của vitamin B12, màu đỏ này được xác định là chất betanin không liên quan gì đến cấu tạo huyết cầu tố.
Chế biến:
Dền cơm hay dền đỏ thường được chồng để làm rau ăn, Với vị ngọt và hương đặc trưng, dền được chế biến chủ yếu theo hai cách luộc hoặc nấu canh. Dền luộc châm nước mắm nguyên chất dằm ít ớt ăn rất ngon, nước luộc dùng làm canh dấm với cà chua có vị thanh mát dễ ăn. Sau khi luộc dền vớt cái ra đĩa cho cà chua vào nồi nước rau luộc đun tiếp cho mềm cà chua, nêm nếm muối và bột ngọt vừa ăn.
Món canh dền làm cũng đơn giản, chuẩn bị thịt lạc dăm hoặc tôm khô nấu làm nước dùng để tăng vị ngọt. Dền nhặt và rửa sạch, thái nhỏ vừa phải cho vào nồi nước dùng đã đun sôi một lúc thì chín, múc ra tô.
Chọn, bảo quản: Cũng như các loại rau thân mềm khác, khi mua, chọn lá rau còn tươi, không bị dập, héo. Nhặt bỏ phần lá vàng, lá úa và gốc rễ trước khi bảo quản. Không nên nhúng nước, mà hãy để rau kho vào túi nylon và đặt trong ngăn mát của tủ lạnh: ăn trong 1 – 2 ngày. Với củ, nên chọn củ to vừa , không bị dập , màu sắc tím đều, có thể bảo quản ở vị trí thoáng mát. Củ hơi héo ăn có vị ngọt, đậm hơn củ tươi.
Lưu ý:
Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người thể chất lạnh, tiêu lỏng và tiêu chảy mnaj tính. Ngoài ra do trồng ở dưới đất, nên khó có thể xác định được củ dền có bị nhiễm chất độc hại hay không (như nhiễm các hóa chất : Nitrat, nitrit dễ gây ngộ độc), các bà mẹ tuyệt đối không nên dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ.
 
Top