Trao đổi kinh ngiệm về trồng mai

kiendat

Thành viên tích cực
cám ơn connhen , kinh nghiệm này quả là có ích , mình mới biết đó , hi vọng sẽ có dịp thử nghiệm .
 

kiendat

Thành viên tích cực
ong cắn lá không có cách giải quyết ???????????

em có mấy cây mai cứ ra lá non là bị ong cắn lá cắn tả tơi luôn.các Anh có gặp qua xin chỉ cho em cách trị mấy con ong đó với.nhìn cây mai của em thấy OẢI luôn.rất mong được sự giúp đỡ của các ANH.<!--emo&:eek:--><img src='./images/1/smilies/redface.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='redface.gif' /><!--endemo--> <!--emo&:eek:--><img src='./images/1/smilies/redface.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='redface.gif' /><!--endemo-->
 

kiendat

Thành viên tích cực
Muốn cắt bớt rể cái của cây mai để trồng trên chạu nông, bạn phải chọn cây mai có nhiều rể phụ hoặc kích thích cho cây ra nhiều rể phụ rồi ta mới đào gốc mai lên. Bạn dùng dây kẽm cố định cây trên chậu sau đó cho tro trấu, sơ dừa đã ủ thật hoai (khoảng hơn 3 tháng) vào ém vừa chặt. Phần cành cây bạn nên cắt bớt những cành lớn không đúng thế và dùng keo thoa kỉ để cây khỏi mất nhựa. Khi trồng bạn nhớ lặt hết lá (vì lúc này cây rất yếu không thể nuôi lá được. Để lá sẽ càng làm cho cây mất sức thêm mà thôi). Sau đó bạn để cây trong bóng mát và chỉ tưới cho đủ ẩm không để chậu đọng nước. Khoảng 1 tháng cây sẽ ra lá, chờ cho lá thật già (xanh đậm) ta mới tưới dậm một ít nước phân bánh dầu đã ủ hoai. Một ít kinh nghiệm trao đổi với bạn chúc bạn thành công.
 

bonsaithuduc

Thành viên Mua Bán
Tuyệt lắm sưu tầm được mai con trắng là hay lắm nhưng mai con trắng rất khó sống lắm nghe nói khoảng cả ngàn cây chỉ sống được 1 có khi không có nữa là. Tớ cũng có sưu tầm được 1 cây cao 30cm thân bằng ngọn đũa trồng cũng èo ọt lắm vì để chỗ nắng nhiếu theo các bài"trao đổi kinh nghiệm trồn mai" ở trên thì mai trắng không ưa nắng gắt có lẻ vậy. hiện giờ nó tốt không?, mình rất quan tâm đến mai trắng con.
 

bonsaithuduc

Thành viên Mua Bán
Xin DC AmateurBonSai cho biết " thuốc kích thích ra rễ " là loai thuốc gì? có thể tìm mua ở đâu....Cám ơn rất nhiều
 

bonsaithuduc

Thành viên Mua Bán
Về câu hỏi của bạn LevanTri về cách chăm sóc mai trắng:
Trước hết xin bắt phe với bạn vì mình củng đang sưu tầm mai trắng con trồng bằng hột các loại nhưng bạn đang có 1 cây cao 6cm thì đáng lo rồi vì theo mình nghe các nhà vườn nói hàng ngàn cây mai trắng con mọc do hột cũng khó sống được 1 cây cao 2,3 tấc . Tất cả các cây nhỏ đều từ từ chết do vậy rất ít thấy mai trắng nguyên xi là vậy, tuy nhiên mình đã thấy 1 cây dưới Longan gốc bằng nữa cùm tayvà 1 cây nhỏ cao 8 tấc tại 1 ngôi chùa và 1 cây hiện mình đang trồng cao 4 tấc
do xin được hồi sau Tết mọc đang mọc rất yếu và chậm (đang được cưng lắm).
Nhưng có nhà vườn bảo những cây này lớn lên vẫn ra hoa vàng ( lo qúa) không biết làm sao nữa....
Còn về phần cây mai trắng của bạn theo mình nên chậu nhỏ thôi , đất xốp thoát nước tốt ,hổ trợ thêm thuốc kích thích rể để nơi có nắng và gió khá khá và.....
CẮM THÊM VÀI CÂY NHANG cầu khấn phước đức ông bà cho con trồng cây này sống _ nguyên văn của các nghệ nhân trồng mai chỉ bảo. Vậy bạn cứ làm như thế nếu không có cách nào hơn. Chúc bạn may mắn.
 
G

ghostfull

Guest
Đại ca Amateur ơi, ở chỗ đại ca có mai hồng không vậy ?
 
C

channhan

Guest
hay quá
trước giờ làm túi bụi, không có phép tắc gì hết
 
G

ghostfull

Guest
Lấy băng keo băng chân cành con lại rồi uốn thì sẽ không bị tách khỏi thân
 
G

ghostfull

Guest
Hay lắm , bạn connhen à. tôi sẽ thử nghiệm lý thuyết này trên thực tế. Cám ơn bạn nhé.
 
G

ghostfull

Guest
Hay lắm , bạn connhen à. tôi sẽ thử nghiệm lý thuyết này trên thực tế. Cám ơn bạn nhé.
 

culanluasg

Super Moderator
PHẦN I
NUÔI TRỒNG VÀ GHÉP MAI
I KHÁI QUÁT:
Tết là ngày lễ lớn trong năm và còn được xem là ngày thiêng liêng nhất, Theo tập tục, dù giàu hay nghèo, cứ tết đến thì nhà nào cũng có một vài cây mai hay chí ít cũng phải có một bình hoa mai để chưng cúng ông bà với ước mong trong năm mới được nhiều mai mắn, thuận lợi.
Cây mai vàng là giống cây đa niên sống được lâu năm. Thân. gốc không quá to, rễ lồi lõm, da xù xì cành nhánh mềm mại tán lá xanh tươi hoa có màu vàng tuyệt đẹp lại trổ được dài ngày. Ngoài thiên nhiên vào mùa đông cây mai tự rụng lá trổ hoa vào mùa xuân. Ông cha ta nắm bắt được điểm này nên bắt mai trổ hoa đúng vào ngày tết bằng cách lảy lá để lấy bông chưng cúng ông bà.
Cũng từ đó ở miền Nam mới cò phong tục chưng mai và còn xem mai như là một thứ hoa thiêng để dâng cúng tổ tiên trong ngày tết và cũng vì thế mà dần dần cây mai đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho mùa xuân ở miền Nam. Giờ đây người dân miền Nam cho dù có đi đâu xa xôi cách trở mà khi nhìn thấy mai vàng nở thì lại thấy chạnh lòng, nhớ đến quê nhà nhớ đến cái Tết đoàn viên đằm ấm nơi quê hương xứ sở.
Cây mai vàng từ lâu đã in sâu vào tiềm thức của người dân miền Nam chúng ta và cả người dân miền Trung Nam Bộ nữa.
Và khi đã là biểu tượng thì mai vàng không thể thiếu được trong ngày Tết ở miền Nam. Cũng như xứ Bắc không thể thiếu hoa Đào trong ngày Tết vậy.
Xuân về Tết đến mà thiếu mai vàng sẽ làm cho chúng ta có cảm giác như chưa có Tết. Ba ngày Tết với chậu mai vàng trong nhà trổ hoa rực rỡ với chút hương thơm thoang thoảng sẽ cho chúng ta cái cảm giác đằm ấm, thân thương và long như lâng lâng vui sướng, cái cảm giác ấy khó mà tả được, phải không các bạn?
Tết là sự khởi đầu của một năm mới với nhiều ước mơ và hy vọng. Và màu vàng của hoa mai ở trong nhà ngày đầu năm người ta tin rằng sẽ đem đến sự may mắn, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng hơn nhiều lần trong năm cũ.
Người dân miền Nam hể cứ Tết đến là phải mua mai, mai vàng không chỉ đúng điệu mà còn đúng cả về nghi thức nữa.
Ngày Tết mà không có chậu mai để chưng trong nhà thì mọi người sẽ cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì đó và cái Tết đối với chủ nhà dường như chưa được mấy trọn vẹn.
Như vậy đấy các bạn thấy cây mai vàng có đáng quí và đáng trân trọng không ? đáng quá đi chứ !
Cây mai vàng đáng có một vị thế có thể sánh ngang bằng với những cây kiểng khác như: Sơn Liểu, Kim Quýt, Cần Thăng, Tùng La Hán.. v.v.v.v.....
Người xưa chơi mai kiểng theo từng bộ, thường thì có một cặp hai cây đặt đối xứng với nhau, có thể bộ 3 cây, 4 cây hay 5 cây điều được cả miễn là nó thể hiện được cái ý, cái tứ của người tạo lập ra mà thôi.
Nếu chỉ một cây thì cây đó phải thật đặc sắc. Từ gốc đến thân, cành nhánh phải được uốn sửa đúng thế đúng bài, phải thể hiện được cái thần, cái hồn để xứng đáng là cây kiểng chủ.
Mai kiểng chơi theo bộ 2 cây thì phải là một cặp giống nhau hoặc đối xứng với nhau như: Long Thăng, Hổ Phục, Long Phụng.
Còn như bộ 3 cây thì phải có cây chủ ở giữa như Long-Phụng-Hổ, Phước-Lộc-Thọ.
Khi cây mai đã trở thành cây kiểng cổ thì giá trị của nó thật lớn vô cùng và nó còn có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần, nó đem lại niềm vui sướng và thoả mãn cho chủ nhân của nó mỗi khi nhìn ngắm, chứ không phải chỉ trồng để chờ Tết đến mới được ngắm hoa.
Người xưa cho rằng cây mai có được sức thu hút mạnh, sự đam mê của mọi người là do nó mang gộp được hình ảnh của 3 loại cây đẹp: Mai, Tùng, Trúc. Ba giống cây tượng trưng cho đức tính của người quân tử nên xưa nay ai cũng thích cũng chuộng.
Nói cách khác: qua cây mai ta có thể hình dung ra được dáng vẻ của Tùng, Trúc.
Trúc trong mai: là do thân cành nhánh của mai có cái dáng ẻo lả thanh tú của Trúc.
Tùng trong mai: là do mai tuy ẻo lả, mềm dẻo nhưng lại tỏ ra cứng cỏi, tuy thân không quá lớn nhung vẫn mang được cái vẻ uy nghi cứng cỏi của Tùng Bách.
Nếu nhìn vào cội mai kiểng cổ thụ, nhất là nhìn vào bộ rể già nua gân guốc của nó như tạo được cái thế tấn vững chắc trong cái thế đứng Nhất trụ kính thiên cái thế trực oai nghiêm làm cho ai khi nhìn vào cũng điều yêu thích.
Và người xưa còn xem cây mai là tượng trưng cho tiết tháo của kẻ nam nhi, là khí phách của người anh hùng,và còn cho rằng cây mai là giống cây có tiết tháo trong sạch có thể sánh ngang với Tùng Bách, hiên ngang tắm gió gội sương, với kiếp sống dài hơn kiếp sống một đời người. cũng chính vì lẻ đó mà xưa nay cây mai luôn luôn có được một vị thế đặc biệt trong lòng mọi người.
II / MÔ TẢ:
Cây mai chỉ thích hợp với đất đai và khí hậu Nam Bộ và một số tỉnh ven biển miền Trung. Ờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do khí hậu không phù hợp. Mai trồng tuy vẫn sống nhưng sinh trưởng không tốt, ra hoa trái mùa. Chính vì vậy mà ngoài Bắc cũng có người thích chơi Mai, cũng muốn có Mai chưng trong 3 ngày Tết nhưng do không trồng được nên phải mua Mai trong Nam đưa ra Bắc. Cũng như dân miền Nam thích chưng hoa Đào trong ngày Tết vậy.
1- Rễ: Cây Mai có rễ cộc dài mang nhiều lông hút, trên đất gò cao rễ ăn sâu để tìm lấy nguồn nước và dinh dưỡng để nuôi cây, đất trảng thấp rễ bị chùng do bị úng thủy nên phát sinh nhiều rễ phụ (còn gọi là rễ tơ) để tìm lấy dinh dưỡng để nuôi cây
2- Thân: Thân gỗ cứng, có nhiều bó mạch dẫn nhựa để nuôi cây, mang nhiều cành nhánh, nhiều chồi ngủ.
3- Lá: Lá hình bầu dục, phình ra ở giữa hẹp ở hai đầu, có cuống lá, phiến lá có loại dầy loại mỏng, bìa lá phẳng, gợn sống hay có nhiều răng cưa, có gân chính nhiều gân phụ tạo thành mạng.
4- Hoa: Mai có hoa màu vàng nghệ, mỗi có 5 cánh, đây là giống “nguyên thủy” đã có từ thời xa xưa là thủy tổ của nhiều giống Mai vàng lai tạo hiện nay.
Cây Mai có tuổi thọ trên trăm năm, nếu trồng trong điều kiện thích hợp cây Mai có thể cao đến 4m và đường kính gốc có thể lớn đến 20 – 30 cm
Mai vàng mỗi năm rụng lá một lần vào cuối đông, và trỗ hoa vào đầu mùa xuân.
5- Hạt: Mỗi hoa có nhiều hạt (khoảng 10 hạt) to như hạt bắp lúc còn non có màu xanh khi chín có màu đen bóng.
B/ Phân loại: Mai có nhiều giống mỗi giống có nhiều loài. Đa số mỗi năm ra hoa một lần vào tiết xuân ấm áp nhưng cũng có giống trỗ hoa quanh năm.
Hiện nay cũng chưa có thống kê nào cho ta biết có bao nhiêu giống loài. Chúng ta chỉ biết một điều xưa kia Mai là loại cây rừng hoang dại thích hợp với khí hậu nhiệt đới.
Ở nước ta cây Mai chỉ thích hợp với khí hậu miền Nam, trỗ hoa đúng mùa. Ở Bắc trung bộ, vùng Bắc bộ cũng có Mai rừng, Mai vàng nhưng do khí hậu không thích hợp nên hoa trỗ không đúng định kỳ.
Có thể nói vùng đất phương Nam và một số vùng Duyên Hải miền Trung là vùng thích hợp nhất. Và cấy Mai trong suốt mấy trăm năm qua đã được nhiều thế hệ nghệ nhân chọn làm cây kiểng, do giống cây nầy có hoa rất đẹp lại vừa có tuổi thọ cao (sống được lâu năm).

GIỐNG
I/ MAI VÀNG NĂM CÁNH:
1- Mai năm cánh: Gọi là Mai vàng năm cánh vì mỗi đoá hoa có năm cánh màu vàng nghệ tươi tắn, lâu tàn. Khi Mai nở rộ thì trông như một khối vàng khổng lồ trông rất là đẹp. Trước đây ông bà ta chỉ trồng một vài cây trước sân nhà để lấy hoa dâng cúng ông bà trong ngày Tết và cũng để làm tăng thêm hương vị cho ngày xuân.
a- Mai Trâu: hay Mai Châu, dùng từ châu cho thanh nhã chứ thật ra ông bà ta đặt tên mai trâu theo tôi cũng đúng. Nước ta là nước nông nghiệp, người dân xứ mình bao đời nay gắn liền với con trâu, cái cày, hể thấy cái gì to lớn mạnh mẽ thì lấy hình tượng con trâu để mà so sánh, chẳng hạn như: to lớn quá thì gọi là to như trâu, có sức mạnh hơn người thì gọi là mạnh như trâu. Cũng vì Mai Trâu có 5 cánh to đến 5-6 phân nên mới gọi là Mai Trâu.
Mai Trâu cũng là loài mai vàng 5 cánh.
b - Mai Sẽ: cũng là giống mai vàng nhưng cánh nhỏ nó có tên mai sẽ cũng do bắt nguồn từ đấy, cũng như đã nói ở phần kia người xưa hay dùng hình tượng để so sánh hể thấy cái gì nhỏ thì gọi là sẽ như: Mai Sẽ, Ổi Sẽ chẳn hạn.... .
Mai Sẽ cũng là giống mai 5 cánh, nhưng vì hoa nhỏ trông không hấp dẫn đối với người chơi nhưng mai sẽ được cái sai hoa nên cũng được nhiều người chọn chưng trong ngày Tết.
c – Mai Cánh Tròn: sở dỉ người ta đặt tên là Mai Cánh Tròn là vì giống mai này có 5 cánh tròn khít, hoa to đến rất to cũng là giống mai vàng 5 cánh nhưng do đột biến gen mà ra, người ta phát hiện được và nhân giống để nuôi trồng.
d – Mai Cánh Dún: đây cũng là giống mai 5 cánh nhưng trông rất lạ mắt, đoá hoa to vàng 5 cánh nhưng không bằng phẳng mà ngoài rìa cánh hơi dún dợn như là cải diếp (cải dún) vậy, đây cũng là giống mai hiếm lạ và đã trở thành giống mai đặc hữu của một số vùng.
2 – Mai Vàng Nhiều Cánh: mai vàng nhiều cánh có nhiều loại, đa số là do những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao lai tạo ra. Những thành tích rạng rỡ này thật đáng cho chúng ta khâm phục và ngợi ca họ, vì họ đã có công đa dạng hoá giống mai làm tăng thêm sự thích thú cho người nhìn ngắm.
Để đặt tên cho loại mai nhiều cánh này người ta dựa vào 2 điểm:
1 _ Dựa vào nét đặc trưng của hoa và cộng với tên đất tên vùng.
2 _ Là dùng tên của người lai tạo ra mà đặt.
Thí dụ như:
a _ Mai Huỳnh Tỷ: cây mai này do nghệ nhân Huỳnh Văn Tỷ lai tạo ra. Cây mai này hiện nay đã là giống mai quí, hoa có đến 24 cánh, xếp chồng lên nhiều tầng trông rất đẹp, nhưng cũng có ưu và nhược điểm. Mai Huỳnh Tỷ rất say hoa khi hoa nở thì không chê vào đâu được.
Ưu điểm là vậy nhưng cũng có nhược điểm là tuy nhiều hoa nhưng khi nở lại không nhiều, đa phần là tự khô nụ và rụng (giống như bị nghẹn ).
Cũng có nhiều ý kiến để khắc phục cho sự cố này nhưng chưa thống nhất, chưa có sự kiểm chứng và cũng chưa rõ đúng sai.
b _ Mai Giảo: mai này xuất xứ từ Thủ Đức. Được đặt tên là Mai Giảo là vì tay hoa (cánh hoa ) rất to có 12 cánh xếp chồng lên thành 2 tầng.
Giống mai nầy cũng chỉ mới có hơn chục năm nay thôi và cũng đã nổi tiếng khắp nơi bởi nét đặt trưng của nó.
Bến Tre cũng có loại Mai Giảo này nhưng có nét đặt trưng riêng. Hoa cũng to cũng có 12 cánh nhưng mai Bến Tre rìa cánh hơi dún dợn, đây cũng là điểm đặc biệt là một nét riêng của mai Bến Tre. Mai giảo Thủ Đức cánh hoa bằng phẳng hơn.
Có rất nhiều người cho rằng mai Giảo Bến Tre đẹp hơn bởi cái nét đặc trưng vừa nói nhưng đó cũng chỉ là cảm nhận riêng của mỗi người mà thôi.
c _ Mai Cúc: giống mai này cũng xuất xứ ở Thủ Đức. Được đặt tên là Mai Cúc vì đoá hoa có dạng giống như hoa Cúc. Hoa có màu vàng như hoa Cúc, hoa có đến 24 cánh xếp thành nhiều tầng chồng lên nhau tạo thành đoá dày lên như hoa Cúc.
Mai Cúc cũng được đánh giá là giống mai hiếm lạ hiện nay.
d _ Mai Cửu Long: tuy mang tên là mai Cửu Long nhưng giống mai vàng 24 cánh này lại có xuất xứ ở Tiền Giang cánh hoa mai Cửu Long có đặc điểm vừa dài vừa nhọn kết thành 3 tầng nên cũng được đánh giá là giống mai hiếm lạ.
Hiện nay người ta cũng đã lai tạo được nhiều giống mai hiếm lạ khác, có loại có đến hàng trăm cánh mà chúng ta đã từng biết qua ở những chợ hoa trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
II- BẠCH MAI:
Hễ nhắc đến Bạch Mai, người ta thường liên tưởng tới bốn hay bảy cây Bạch Mai trồng tại chùa Gò, tức Phụng Sơn Tự ở Phú Lâm Sài Gòn xưa. Xưa kia giống Mai Trắng rất hiếm gần như là không có nên rất ít người được trông thấy. Nhưng những cây Bạch Mai ở chùa Gò có nhiều người khẳng định là có thật.
Những tài liệu xưa còn ghi lại có nhiều nhà sư, nhiều khách thập phương đã lấy hạt đem về trồng nhưng không có kết quả.
Khoảng mười mấy năm trước lần đầu tiên thấy mai trắng xuất hiện trên thị trường có nhiều người đặt câu hỏi với những người lớn tuổi và những nghệ nhân lâu năm có kinh nghiệm trong nghề. giống mai trắng ngày nay có phải là từ những cây mai trắng xưa kia mà ra thì họ cũng không biết và cũng không dám chắc.
Ngày nay qua cách nhân giống bằng cách ghép cành, ghép mắc nên ngoài thị trường ngày nay có bán rất nhiều mai trắng, hoa có từ 5 đến nhiều cánh trắng tinh trong rất đẹp.
Nhiều nghệ nhân hoa kiểng cho rằng mai trắng trồng bằng hột sau này không có được kết quả cao vì cây con có hoa thường không được chuẩn như cây mẹ, do có sự đột biến như ít hoa hơn lại không đồng đều. nên chỉ có tháp ghép mới nhân giống được nhanh và hoa mới được chuẩn.
Trên thị trường hiện nay thấy có nhiều loại hoa trắng như:
1Mai Trắng Miến Điện: mai trắng Miến Điện có nhiều người cho là giống mai đẹp và lạ, hoa có màu trắng tinh 5 cánh xoè rộng lá của cây mai nầy cũng khác lạ, lá có màu xanh cẩm thạch vì vậy nó còn có tên là Mai Cẩm Thạch. còn có người đặt cho tên khác là Mai Trắng Long Xuyên.
2Mai Trắng Bến Tre: theo sự đánh giá của nhiều người thì mai trắng Bến Tre có những đặc điểm giống như mai trắng Miến Điện. Hoa to, màu trắng đẹp, lá cũng có màu của màu Cẩm Thạch, nhưng có điều nó còn trội hơn ở chổ hoa có đến 10 cánh. Trong khi mai Miến Điện chỉ có 5 cánh mà thôi.
3Mai Trắng Tân An: mai Tân An có 10 đến 15 cánh, kết thành hai tầng màu trắng của hoa tuyệt đẹp nên rất được nhiều người ưa thích.
III Các loài Mai Khác:
1- Mai Xanh, Mai Đỏ: trên thị trường hiện nay chưa thấy có những giống mai có màu đặc sắc này, chỉ có loại mà người ta gọi là Hồng Mai, hoa cũng có 5 cánh giống hoa mai màu đỏ thẫm, nhưng thân cây lại nhỏ yếu giống như cây hồng rừng.
Những cây mai ghép màu xanh, màu đỏ đã có bán trên thị trường. Nhưng dù được gọi xanh, đỏ nhưng màu đỏ màu xanh không được đúng như tên gọi của nó, vì trông nó nhợt nhạt luông luốc làm sao ấy. Có lẽ tên gọi do bị gượng ép mà nên, chứ thật ra chưa thấy Mai Đỏ, Mai Xanh thật sự.
2- Mai Tứ Quí: còn có tên mai đỏ và cũng giống như mai vàng, hoa cũng có 5 cánh màu vàng tươi nhưng hoa nở quanh năm nên còn gọi là mai Tứ Quí (bốn mùa ) cũng có nhiều người gọi là mai Đỏ là do khi 5 cánh mai vàng rụng hết 5cánh đài cong lại ôm chụp lấy nhuỵ để nuôi trái đến chừng khi trái đã lớn và chín, lúc này cánh đài cũng đã biến thành màu đỏ lại bung ra để khoe trái và lại trở thành bông hoa màu đỏ. Nên người ta còn gọi là nhị độ mai (tức mai nở 2 lần )
Mai Tứ Quí hoa không sai lắm nhưng hoa lớn lại đẹp, trổ hoa quanh năm không cần lặt lá như mai vàng. Xưa nay mai Tứ Quí vẫn được xem là cây mai kiểng nhưng ít được ưa chuộng.
hiện nay nhà vườn trồng mai Tứ Quí với mục đích để làm gốc ghép vì sức sống của mai Tứ Quí mạnh, kháng bệnh cao, giúp các chồi ghép phát triển tốt.
C- MAI GHÉP, MAI bonsai ,MAI KIỂNG:
Những năm gần đây trong dịp Tết ngoài mai cây ra chúng ta thường thấy có thêm 2 loại mai la Mai Ghép va Mai BonSai. Ở chợ hoa trong ngày Tết, những năm gần đây cho thấy mai Ghép va mai BonSai rất được ưa chuộng, mai cây, mai kiểng cũng bán được nhưng rất ít người chọn lựa.
Cũng vì thế mà người trồng mai chúng ta nên suy tính trước khi quyết định đầu tư.
Nghề trồng mai chỉ thu nhập vào mùa Tết nên vấn đề ở đây là chúng ta cần phải tính và tính cho thật kỹ càng.
Sở dĩ cây mai Ghép được thị trường ưa chuộng là vì nó có được những đặc điểm như sau:
1- Mai Ghép: mai ghép có thân thấp, hoa to có nhiều cánh, nhiều màu trên cùng một gốc tạo được cảm giác lạ lẫm cho người xem, giá cả lại phù hợp, lại còn có điều thuận lợi là trưng bài ở đâu cũng được, mai cây thì bất lợi hơn.
2- Mai Bon Sai: để có một cây mai kiểng, mai BonSai nghệ nhân đã phải bắt tay uốn thế, sửa cành khi,cây còn nhỏ, thân còn dẻo, cành còn mềm, mỗi ngày một ít, sửa theo những thế mà mình thích, mình chọn hay tuỳ theo dáng thế có sẵn mà tạo ra những đường nét dể phù hợp với tự nhiên hơn.
Cũng xin nói để các bạn biết, đây là công việc của trí tuệ, của nghệ thuật đòi hỏi chúng ta phải có tư duy, óc sáng tạo.
như các bạn đã biết thế cây theo khuôn mẫu đã có sẵn nhưng cảm nhận của mỗi người mỗi khác nhau, tôi tạo ra thế này anh tạo ra dáng khác, nhưng tôi cho đó là một điều hay vì như thế sẽ tạo được sự đa dạng. nhưng vấn đề hay dở phải cần đến sự đánh giá của số đông người thưởng ngoạn.
Tóm lại: chúng ta thích cứ làm, trước hết chúng ta phải thoả mãn cho mình trước, sau đó để cho moi người nhìn ngắm và bình phẩm.
NĂM THẾ CĂN BẢN CỦA CÂY MAI KIỂNG:
Năm thế căn bản này không khác mấy với 5 thế căn bản của kiểng BonSai.
Cũng dáng trực, hơi nghiêng, nghiêng, nửa thác đổ, thác đổ.
1/ Thế Trực, Thẳng: Theo thế này, cây trồng theo thế thẳng đứng, thân phải to, gốc nở càng đẹp. Nhất là phải tạo được những cái rễ hằn cộm nổi trên mặt đất để tạo thế bám vững chắc cho cây, phần trên các cành nhánh phải phân tán đều về mọi phía hoặc theo ý mình mà sắp đặt sao cho thật hài hoà để cho mọi người cùng nhìn ngắm.
Thế trực oai nghiêm với ý chí bất khuất sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Với cây mai, thế này rất được nhiều người ưa thích.
2/ Thế Cận trực hay Xiên: Cây bị sự tác động của thiên nhiên nên cây bị nghiêng nhẹ về một phí.
Theo thế này cây vẫn trồng ở giữa chậu, thân hơi nghiêng nhẹ với độ nghiêng khoảng chừng 15-20 độ là vừa. Phần ngọn nên sửa theo thế hồi đầu thì càng hay hoặc để ngọn mọc hướng thẳng lên cũng được. Nếu tạo được bộ rễ giàn trải đều trên mặt đất lại càng gây được ấn tượng mạnh cho người xem và cũng để tạo được thế bám vững chắc cho cây.
Thế này thể hiện cho ý chí phấn đấu không chịu khuất phục trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
3/ Thế Hoành, Nghiêng: Thế này do cây bị giông gió xô đẩy, vùi dập cây bị nghiêng hẳn về một phía.
Nếu trồng theo thế này cây phải nghiêng từ 40-45 độ, phần gốc phải nằm gần mép chậu bên này 1/3 chậu ngọn ngã về mép chậu bên kia để tạo thế cân bằng cho cây. Thế này phần ngọn phải sửa theo thế hồi đầu mới tạo được ấn tượng mạnh cho người xem.
Thế này cho ta thấy nghị lực và lòng can đảm, tuy cuộc sống có bị vùi dập trước bão tố phong ba tưởng chừng như bị chôn vùi nhưng cố gượng ngoi lên với niềm tin vững chắc.
4/ Thế Ngọa, Nửa Thác Đổ: Thế này thường gặp ở bờ sông, bờ biển .Cây do sóng, gió xô ngã mà nên
Theo thế ngoạ thân cây chẳng khác nào cây bị lật nằm ngang mặt đất nhưng chỉ ngã khoảng 70-80 độ mà thôi.Vị trí cây trồng trong chậu cũng giống thế hoành.Thế này tuy cây nằm ngang mặt đất nhưng tán lá không thấp theo cây mà có cành nhánh mọc chếch lên làm cho tán cây nhô cao, ngọn thân vẫn ngang mép chậu,mặc dầu môi trường sống không được thuận lợi tưởng chừng như bị chôn vùi trong sóng gió nhưng với bản năng sinh tồn,cây vẫn cố gượng vươn lên sẵn sàng đương đầu với sóng to gió dữ
Thế này nói lên ý chí và nghị lực cho dù hoàn cảnh sống có khó khăn nhưng sẽ vượt qua nếu có niềm tin và nghị lực
5/ Thế Huyền Nhai, Thác Đổ: Thế này thường gặp nơi sườn đồi, vách núi do sự khắc nghiệt của thiên nhiên tàn phá qua nhiều năm tháng, đồi núi bị xoáy mòn làm cho cây bị đỗ chúi xuống vực sâu tưởng chừng như không sống nổi nhưng với bản năng sinh tồn, sức sống mạnh mẽ cây vẫn bám vào vách đá để sống và tạo nên những dòng thác xanh tươi hoà cùng thiên nhiên hùng vĩ
Thế này cây phải trồng bên mép chậu, phần thân đỗ chúi xuống thấp hơn đáy chậu, Thân cây uốn lượn, tàn thưa mềm mại giống như ngọn thác tự trên cao đổ xuống vực sâu vậy.Ở gần gốc phải có cành mọc thẳng, ngược với chiều đỗ của cây để tạo thế cân bằng cho cây.
Cây trồng theo thế này có dáng đẹp, gây ấn tượng mạnh cho người xem.
Thế cây này tượng trưng cho ý chí kiên cường bất khuất cho dù phải sống trong nghịch cảnh nhưng với lòng quyết tâm, có chí phấn đấu thì sẽ vượt qua được mọi trở ngại khó khăn
Ngoài 5 thế căn bản này, còn có nhiều thế uốn sửa khác cũng gây được ấn tượng mạnh cho người xem.




PHẦN II:
NUÔI TRỒNG
I) CHỌN MAI LÀM KIỂNG: chọn mai làm kiểng dù là mai còn ở ngoài vườn hay mai trồng trong chậu cách lựa chọn cũng không có gì khác nhau.
Có điều cây trồng trong chậu thì mua bất kỳ tháng nào trong năm cũng được, nếu cây còn ngoài vườn thì nên mua vào đầu mùa mưa hay đầu mùa xuân để khi bứng cây cây đỡ mất sức, vì 2 mùa này là mùa mai sinh trưởng mạnh.
1- Chọn dáng: trước hết phải xem tổng thể của cây mai mình định mua thân có điểm nào khuyết tật hay không? cây có tươi tốt không? chừng đó mới quyết định mua.
2- Chọn thân: nếu chọn mua cây mai tơ thì phải chọn cây có thân tròn trịa, cứng cáp, vỏ không bị bong tróc, không dập nát dù chỉ một vài chổ, thân không bị khuyết tật, nhưng có một vài chổ u nần, lồi lõm ở phần gốc lại là điều tốt, điều hay. Thân cay mọc ngay thẳng nếu có vặn vẹo một vài chổ mà hợp với thẩm mĩ tạo được nét duyên khi nhìn ngắm cũng chấp nhận được.
Cũng cần chú ý: nên chọn cây có thân ở phần gốc to hơn cành gấp 3-4 lần, có như vậy mới tạo được thế đồng thanh đồng thủ cho cây.
Nếu là mai già, mai cổi khi chọn phải chú ý nhiều ở phần gốc. Bởi vì đa số mai già đã được uốn sửa để hợp với dáng cây cổ thụ. Cây mai già phải có hình dáng cằn cỏi, nét phong sương, bị gió dập mưa vùi, gánh chịu nhiều phong ba bão táp. Thân gốc phải to, phần thân vỏ sần sùi, với dáng vẻ nặng nề thân hơi cong và khúc khuỷu. Nếu ở phần gốc mà có chổ u nần, những hốc lõm hằn sâu vào thân gỗ như nói lên chứng tích tàn phá khắc nghiệt của thời gian, nó sẽ tạo nên ấn tượng mạnh cho người nhìn ngắm.
Nếu là mai già hay mai BonSai cũng nên mang dáng dấp đó, vì như thế mới thể hiện được tuổi tác của sự trường tồn.
3- Chọn cành: cành nhánh góp phần tạo sự thanh tú cho cây, do đó việc chọn cành và tán lá nói chung, cành nhánh phải điều đặn, hài hoà, tán lá phải sum suê, ta nên chọn cành thẳng không cong quẹo, gãy gập, cành phải toả điều mọi phía. Như vậy mới tạo được bộ dáng đẹp cho cây.
Nếu mà chổ này nhiều quá, dày quá mà chổ kia ít quá, thưa quá thì sẽ làm mất cân đối toàn bộ bố cục của cây, đây là điều không nên chọn.
Chọn tàn để chơi mai cây phải chọn tàn, nhánh hài hoà, từ phần gốc lên ngọn. Tàn,nhánh phải được bố trí điều về mọi phía.
Những cây mai có một vài chổ chết khô hay có dấu hiệu suy yếu, cành nhánh lưa, thưa lá ngã vàng, phiến lá hằn lên những sợi gân xanh, thân nhiều nấm mốc, rêu xanh thì xin khuyên đừng nên chọn vì những cây đó đã có dấu hiệu nhiễm bệnh, mua đem về khó nuôi dưỡng, có dưỡng được cũng tốn nhiều công sức và tiền bạc, ngoại trừ những cây mà mình quá yêu quá thích thì hãy liều.
I- ĐẤT TRỒNG VÀ PHÂN BÓN
1- ĐẤT TRỒNG: cây mai không quá kén đất trồng, đất pha cát, đất sét pha cát, đất phù sa, đất đỏ badan, thậm chí đất có lẫn sõi đá cũng trồng được, miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo dinh dưỡng hay đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng, hoặc đất thấp như đất bưng có mạch nước ngầm quá cao, tầng đất mặt quá mỏng, cây mai sẽ không sống được, do đất thấp nên bị ưng thuỷ cây mai kỵ nhất điều này, nếu cây thường xuyên bị ngập nước lâu ngày sẽ làm cho rễ bị thúi khiến cây bị héo úa và chết dần.
Chúng ta cần phải cẩn thận khi chọn đất để trồng, nếu không có khi vừa mất công sức lại mất tiền của.
Nếu trồng trong chậu, tốt nhất là ta dùng hỗn hợp đất vườn hoặc đất đen, phân chuồn hoai, rơm, rác hoai mục và tro trấu.
2- PHÂN BÓN: cây mai cũng cần đến phân như các loại cây trồng khác, bón phân và tưới nước là hai việc cần phải làm và làm đều đặn thì cây mới tươi tốt được. Nhưng thừa phân, dư nước cũng làm ảnh hưởng đến cây mai.
Nước phải tưới đủ, tưới mỗi ngày hay cách nhật cũng được.
Phân phải bón theo định kỳ, bón đúng chất mà cây cần và đúng liều lượng thì cây mới xanh tốt được. Phân bón cho cây mà dư thừa sẽ không có lợi mà có khi còn nguy hại cho cây, thừa phân cây sẽ bị sốc, bị nghẽn lại không phát triển được dần dần dẫn đến chết cây.
Tóm lại: bón phân dư thừa đã không có lợi mà còn là sự lãng phí vô ích.
Cây mai thích hợp với phân chuồn hoai rơm, rác mục, xác bả động thực vật, hoai mục cũng được. Tuy nhiên cũng cần dùng thêm phân vô cơ để bón thúc và cũng tuỳ theo thời điểm mà dùng.
Có vài loại phân phù hợp cho cây mai như: URÊ, DAP, NPK. dùng URÊ pha loảng để tưới cho cây con, DAP pha loảng tưới lúc cây đang vào giai đoạn tăng trưởng để giúp cây phát triển hệ rễ và đâm chồi đẻ nhánh, NPK cũng pha loảng để tưới vào lúc cây ở giai đoạn chuẩn bị làm nụ để thúc cây cho ra nhiều hoa và làm cho màu sắc hoa thêm tươi đẹp, lâu tàn. Ngoài 3 loại phân trên cũng cần bổ sung thêm thành phần đa vi lượng, nhất là mai BonSai.
3- Bón phân cho mai ngoài vườn: thường ít ai chú ý quan tâm đến cây mai ngoài vườn hể cứ trồng rồi cứ bỏ mặc, cứ để cho cây tự tìm lấy thức ăn, chất dinh dưỡng có sẵn trong đất để sống, ít quan tâm chăm sóc bón phân, hoạ hoằn lắm thì một năm mới bón 1 lần để thúc cây ra hoa mà thôi.
Cây trồng ngoài vườn cũng cần phải bón phân. Khi trồng nên bón thúc cho cây 2 đợt, đợt đầu vào đầu mùa mưa, đợt sau vào khoảng trước kỳ mai ra hoa.
4- Bón phân cho mai trồng chậu: cây mai có bộ rễ khá nhiều, mà chậu trồng mai khá hạn hẹp, lượng đất trong chậu không được bao nhiêu. Vì vậy mà ta phải tính toán như thế nào, bón phân ra làm sao? để cây có đủ dinh dưỡng mà phát triển.
Theo tôi cây mới bứng trồng vào chậu không cần dùng phân mà chỉ nên dùng hổn hợp đất hay cát, rơm, rác hoại mục, tro, trấu để trồng đến chừng 3 tháng thấy cây ổn định mới bón phân để cây phát triển.
Nếu mai trồng làm kiểng mỗi năm bón phân 3 lần. Mai BonSai, chậu trồng càng hẹp hơn ta nên bón phân nhiều lần trong năm, mỗi lần bón một ít vừa đủ để cây hấp thu và phát triển, đừng lạm dụng phân sẽ không tốt mà có khi trở thành tai họa
5- Nước Tưới: nước sông, nước giếng, nước mưa, nước ao, hồ đều tưới được, miễn là nước đó không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, chất thảy công nghiệp.
Cây mai tuy chịu được nắng hạn nhưng không có nghĩa là giống cây này chịu được hạn cao. Trong mùa nắng ta nên để ý, quan tân đến cây mai, nếu mai trồng ngoài vườn thì mỗi ngày hoặc cách 1 ngày phải tưới nước. Nhất là vào thời điểm vào đầu mùa khô, nhớ là khi gần dứt mưa nên quan tâm tưới đủ nước và giữ ẩm ở phần gốc. Nếu bỏ quên vài ngày khi tưới lại sẽ làm cho cây bị sốc dẫn đến tình trạng cây bị đổ lá đột ngột và hoa trổ sớm.
thường là tưới vào buổi sáng khoảng 8-9 giờ tưới ở gốc và cả tàn lá nữa, chiều khoảng 3-4 giờ khi trời không còn nắng gắt.
Mùa khô mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nhiều hơn có khi phải tưới 2-3 lần trong ngày. Nhất là mai BonSai do đất trồng quá ít thường bị khô không giữ ẩm được lâu nên phải tưới nhiều. Nhưng cũng tuỳ theo hiện trạng của cây, chứ không phải nói tưới nhiều là tưới mà không cần quan sát, nếu cây thừa nước do chậu thoát nước kém mà cứ tưới 2-3 lần ngày sẽ làm cho cây bị úng rễ.
Việc tưới cho cây trồng trong chậu không cần phải gấp, phải tưới từ từ để nước thấm đều vào các ngỏ ngách trong chậu, tưới như vậy mới thấm đều hệ rễ, rễ sẽ dễ hút được nước đễ nuôi cây.
Khi tưới cũng nên để ý đến chậu, những chậu thoát nước quá chậm có triệu chứng úng nước có thể các lổ thoát nước ở đáy chậu bị cát, đất bịt kín phải dùng que nhỏ thông ngay. Nếu để lâu rễ sẽ bị hư thúi dẫn đến chết cây.
Cây mai mà thiếu nước sẽ sinh trưởng kém, dấu hiệu dễ thấy nhất là lá bị vàng úa và rụng dần.
III- NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂY MAI:
1)NHIỆT ĐỘ: cây mai thích hợp với những nơi khí hậu nóng ẩm.
Nhiệt độ thích hợp phải từ 25-35oC. Tuy nhiên cây mai có thể chịu hạn và ẩm độ thấp trong nhiều ngày, nhưng cũng không vì vậy mà ta cho là không cần phải quan tâm nhiều. Như đã nói thiếu nước, thiếu ẩm cây sẽ sinh trưởng kém.
2)ÁNH SÁNG: cây mai ưa nắng, có thể trồng trực tiếp dưới nắng. Thiếu nắng cây sẽ còi cọc, lá mỏng, chòi non phát triển kém, nếu thiếu nắng thời gian dài cây sẽ không phát triển dược dẫn đến mầm chồi bị đen làm cho cây yếu dần và chết hẳn.
3)ẨM ĐỘ: mai là giống cây ưa nắng sáng, phải chịu nhiệt độ cao nên cây mai có thể sống trong môi trường ẩm độ thấp, nhưng khi bị khô cằn chúng ta cần phải quan tâm bằng cách tạo độ ẩm môi trường cho cây. Phải tưới nước thường xuyên, tưới khắp toàn cây và phun tưới trên diện rộng trong khu vực trồng để giúp cây giảm sự mất nước do nhiệt độ môi trường cao, ẩm độ thấp. Nếu mất nước, thiếu độ ẩm cây sẽ úa lá làm lệch chu kỳ sinh trưởng, ra hoa sớm hoặc trễ.
4)ĐỘ THÔNG THOÁNG: độ thông thoáng càng cao thì cây mai sẽ phát triển nhanh chóng, cây xanh tốt, khoẻ mạnh, phát triển nhiều cành nhánh, tàn lá đẹp, ít bị sâu bệnh tấn công.
5) VỀ MƯA : Với khí hậu ở miền Nam hai mùa mưa nắng rõ rệt, vào mùa mưa cây Mai phát triển nhanh để khi vào mùa nắng cây bắt đầu chuẩn bị thay lá để đầu mùa xuân cây lại ra hoa và lại đi vào mùa sinh trưởng mới.
6) VỀ GIÓ : Cây Mai không ngã đổ hay trốc gốc vì gío to, do nó có rễ cái khá dài cấm sâu vào lòng đất để giữ vững thế đứng cho cây. Cành nhánh của Mai cũng dẻo không bị gãy trước gió. Nhưng mà cũng có điều bất lợi, nếu trồng ở vùng thường xuyên có gió bảo là Mai sẽ bị khô héo vì lượng nước có trong lá sẽ bị bốc hơi nhanh làm ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây.
IV/ NUÔI TRỒNG:
1- Bứng Mai: Thời gian thích hợp để bứng Mai là vào đầu thời kỳ phát triển của cây, thường vào đầu mùa mưa hay đầu mùa xuân. Đây là hai thời kỳ mà cây Mai phát triển mạnh, bứng cây vào tời điểm này cây sẽ dể trồng, dể sống.
- Để bứng cây trước hết dọn sạch cỏ chung quanh gốc.
- Tỉa bớt cành, nhánh dư thừa.
- Moi đất quanh gốc để tìm hệ rễ, khi thấy rễ mới quyết định đào, đào bao sâu thì vừa.
- Khi bứng, đào 1 rảnh quanh gốc cây để bứng cây với bầu đất nguyên vẹn.
- Bầu đất có kích cỡ to hay nhỏ tùy theo kích thước của cây.
- Không nhất thiết phải giữ lại tất cả rễ của cây mà nên cắt tỉa bỏ bớt những rễ già, rễ to, những rễ lòi ra khỏi giới hạn của bầu đất.
- Tỷ lệ giữa cành nhánh và rễ được giữ lại khoảng 6/4 mà thôi.
- Khi cây được bứng lên phải gói kín bầu đất lại bằng rơm, giấy, bẹ chuối hay bao tải và buộc dây cho chặc để khi di chuyển sẽ không bị bể bầu đất.
2- Trồng Mai: chọn chậu phù hợp, kích thước của chậu tùy thuộc vào hệ rễ, cành và chiều cao của cây.
Dù là Mai kiểng hay Mai Bonsai cũng cần phải chọn chậu cho phù hợp. Nông, sâu, rộng, hẹp phải tính toán cho cẩn thận, chậu phải hài hòa với dáng thế của cây mới tạo được ấn tượng cho người xem
Dùng hổn hợp mùn Dừa, Rơm, Rác mục để trồng cây.
Đây là giai đoạn dưỡng cây nên không phải dùng phân vào lúc này. Ở giai đoạn này ta nên dùng hợp chất đa vị lượng như: SupperRo, AtoNix hoặc chất kích thích tăng trưởng MK1 phun đều đến ước cây để cây mau hồi phục và tái tạo hệ rễ mới.
Ở giai đoạn dưỡng cây nên để cây vào nơi râm mát và giữ ẩm cho cây, chờ vài 3 tháng cây ổn định mới chuyển dần ra ngoài nắng sáng.
Khi đem ra phải đem từ từ, đem ngay ra nắng cây sẽ không được chịu nổi sẽ làm cháy lá.
3- Trồng Bằng Hạt: Chọn hạt giống đầy đặn no tròn, chọn hạt của cây có hoa đẹp đem gieo và bịt Nylon có lổ thoát nước ở đáy, dùng hổn hợp: đất, tro trấu, mùn Dừa hay rơm rác hoai mục cũng được và một ít phân chuồng hoai các thứ trộn đều cho vào túi Nylon đã nói, ở trên xấp vào nơi đã định sẵn, tưới nước cho ước đẫm bầu đất trong 2-3 ngày rồi gieo hạt vào đồng thời cũng nên rảy vào 1 ít thuốc trừ sâu như BasuDin để phòng trừ côn trùng cắn phá.
Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày để hạt dể nẩy mầm. Vài 3 tháng sau dùng Urê pha loãng 1 muỗng cà phê 10 lít nước để tưới cây cho mau lớn.
Khi cây trưởng thành cứng cáp, chọn thời điểm thích hợp đem ra trồng vào chậu.
Nếu trồng ngoài đất nên đánh líp để trồng. Líp rộng hẹp do mình tính, miễn sau cho thuận tiện là được. Trồng liếp nên đánh rảnh thoát nước ở giữa khoảng cách của hai líp và ở hai đầu líp để phòng khi mưa dầm Mai không bị úng thủy.
Khâu làm đất, đất phải xới tơi xốp rãi 1 lớp phân chuồng hoai (1 lớp mỏng là được) tưới nước cho yêm đất rồi gieo hạt, cũng rải thuốc để phòng trừ côn trùng cắn phá.
Cũng tưới phân và chăm sóc như cây trồng trong bầu, chờ cây cao khoảng vài tất bứng lên trồng vào chậu. nếu trồng ngoài đất nên trồng cách khoảng 1,2m đến 1,5m cây, mỗi hố trồng nên bón lót vài ký phân hữu cơ để cây có dinh dưỡng mà phát triển.
4- Ghép Mai: Đây là phương pháp phổ biến được rất nhiều người dùng, nó cho phép ta biến đổi từ cây Mai có hoa xấu thành cây Mai có hoa đẹp, hoặc trên cùng một cây có nhiều hoa, có nhiều màu sắc khác nhau.
Ghép Mắt ngủ, Mắt kim: Nuôi dưỡng gốc định ghép cho thật sung mãn, cây có sung mãn thì nhựa mới có nhiều ghép dể dính hơn.
Trước khi bắt tay vào ghép chuẩn bị dao, dao lam, kéo. Những dụng cụ này phải
b én ng ọt v à lau ch ùi , tiệt trùng (làm như vậy để tránh mầm bệnh lây vào)
Thao tác nhanh gọn, tránh làm dập bể cành ghép hay mắt ghép.
Khi ghép nên cắt bỏ đoạn cành mà mình chọn để làm thân ghép, chỉ chừa lại 1 đoạn ngắn mà thôi, như vậy sẽ làm cho đoạn cành còn lại tập trung nuôi mắt ghép đó được tốt hơn và mắt ghép đó cũng phát triển nhanh và mạnh hơn (vì không phải nuôi cả đoạn cành).
Ghép Mắt Ngủ: Dùng dao lạng bỏ phần vỏ của thân gốc ghép dài 1 phân đến phân rưởi. Chọn mắt ghép to đẹp lạng lấy mắt đó, độ dài, ngắn tương ứng với đường lạng ở gốc ghép, đặt mắt ghép vào nơi gốc ghép. Dùng dây nylon mềm quấn cột kín hai đầu mắt ghép lại, chừa mắt ghép ra dùng bao Nylon trắng bọc lại để giữ ẩm chờ 12 – 14 ngày tháo bỏ bao Nylon. Thấy mắt còn tươi là được. để thêm 10 ngày nữa tháo bỏ luôn dây buộc mắt ghép.
Ghép Mắt Kim, Mắt Mầm: ghép mắt Kim cũng ghép như ghép mắt Ngủ nhưng ghép mắt Kim sẽ có lợi hơn vì mắt Kim khi ghép nếu sống sẽ cho chúng ta kết quả nhanh hơn mắt Ngủ (mắt Kim là mắt đã nhú mầm) Nếu không sống (không thấy mắt phát triển) chúng ta sẽ ghép mắt khác liền để thay thế, không phải mất thời gian chờ đợi như mắt Ngủ.
Ghép Cắm Đọt: Chọn đọt cành bánh tẻ (đọt không quá già cũng không quá non) Dùng dao bén xẻ xéo vào thân cành ghép (dạng máng cá) dài độ 1 phân, phân rưởi, đọt cành vạt xéo hai bên dạng hình nêm rồi cấm vào vết xẻo nơi thân cành ghép, dùng dây Nylon mềm quấn giữ chặc nơi vết ghép lại. Cắt miếng Nylon màu trắng đục (loại dùng trải bàn) ngang độ phân rưởi hai phân ,dài 20- 25cm quấn kín toàn bộ đọt ghép lại, quấn từ dưới lên trên, phần dưới vết ghép quấn hơi chặc, phần trên đoạn đọt ghép nhẹ và lỏng, cột chặc lại ở thân cành ghép để tránh nước lọt vào, đợi khoảng 12 – 14 ngày tháo miếng Nylon ra, dây cột chờ đến khi thấy đọt ghép đã dính cứng thì mới tháo ra.
Ghép Áp: Ghép áp dể thành công nhất vì cây Mai rất dể liền da. Áp dụng cách này ta chỉ cần đem hai cây Mai, một cây có hoa đẹp một cây có hoa xấu để sát gần nhau, lấy dao cạo vỏ hai mặt kề nhau rồi áp vào lấy dây cột chặc lại, không tưới vào chổ ghép, để như vậy chừng 3 – 4 tháng hoặc lâu hơn càng tốt chừng nào thấy hai cây đã dính liền lại với nhau ở chổ ghép. Bây giờ mới cắt bỏ phần ngọn của cây có hoa xấu, và cắt rời phần gốc của cây Mai có hoa đẹp (cắt sát nơi chổ ghép) như vậy ta sẽ có một cây Mai ghép có hoa đẹp như ý muốn. Trên một gốc ta có thể ghép áp nhiều nhánh như vậy, tạo ra một cây có nhiều nhánh nhiều màu khác nhau nếu ta muốn.
V/ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC:
1- Thay Đất: Những trường hợp cần phải thay đất, thay chậu do đất hết màu mỡ, cây bị còi cọc, không phát triển, ngộ độc phân, do rễ bịt kín lổ thoát nước, đất trong chậu bị chai cứng, độ thẩm thấu không còn, làm cho cây bị khô hạn.
2- Thay đất cho cây Mai cũng rất đơn giản. Khi thay đất nên để cây khô vài 3 ngày, dùng que nhỏ hay dao xâm sát mép chậu để tách đất và rễ ra khỏi thành chậu Để cây đứng lên dùng que nhỏ xom, xỉa để loại bỏ phần đất dính vào hệ thống rễ, chỉ chừa lại 30% - 40% mà thôi, cắt tỉa bớt rễ dư thừa, tỉa bớt cành nhánh,
Trộn đất theo tỷ lệ: 60% Đất thịt, đất đen, hay đất pha cát, 20% phân chuồng hoai , 20% rơm, rác hay mùn dừa, tro trấu, trấu ,buôi buôi hoai mục cũng được.
Đổ đất trồng vào 1/3 chậu hay nhiều hơn là tùy thuộc vào chiều sâu của rễ. Tính sao cho bề mặt của rễ nằm trên miệng chậu chừng 5 – 6 phân hoặc ngang bằng với miệng chậu là được.
Đặt cây vào chậu, lắp đất vào chung quanh gốc, dùng que mềm lùa đất vào kín các khe của rễ, dùng tay lắc mạnh chậu để đất lấp được kín rễ và dẻ. cứ như vậy mà lấp cho đến khi đầy chậu, dùng tay ép nhẹ đất ở bề mặt chậu, cho nghiêng về thành chậu để khi tưới nước không chảy ra ngoài.
Đem cây mới thay đất để vào chổ râm mát, tưới nước giữ để ẩm sau 1 – 2 tháng đem cây ra ngoài nắng sáng.
3- Chu kỳ bón phân: Mai kiểng trồng chậu mỗi năm ta nên bón phân cho Mai 3 lần
Lần 1: Vào đầu mùa mưa, nên dùng phần chuồng để bón.
Lần 2: Dùng NPK bón vào tháng trước khi cây ra hoa (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10) để thúc cây ra nhiều hoa.
Lần 3: là lần sau Tết chủ yếu là để giúp cây mau hồi phục sức lực. Vì trong thời gian cho bông cây đã tiêu hao 1 phần lớn năng lượng chúng ta cần phải bổ sung thành phần phân bón giàu vi lượng cho cây như: Supper grow – Atonik(thuốc kích thích tăng trưởng). Phun xịt và tưới vào gốc.
4- Sâu bệnh: Cây Mai tuy để trồng, sống khoẻ, có sức đề kháng mạnh nhưng vẫn bị một số côn trùng, sâu bệnh tấn công.
Sâu đục thân: Cây Mai có thể bị tàn rụi do sâu đục thân gây ra. Sâu đục thân tuy là giống sâu nhỏ nhưng sức phá hại là không nhỏ đối với cây Mai Kiểng, BonSai.
Người trồng Mai đôi khi phải khóc ròng vì giống sâu này. Vì khi phát hiện ra sự có mặt của chúng thí cây Mai quí giá của mình nếu không chết đứng thì cũng phải cưa cành, cắt nhánh làm hư hại bố cục (dáng thế) của cây.
Sâu đục thân gây tác hại bằng cách đục 1 lổ nhỏ bằng đầu cây tăm nhang vào nhánh hay thân cây để chui vào đó âm thầm đục rỗng lõi gỗ và làm chết nhánh hay thân cây đó.
Nếu quan sát kỹ bên ngoài nơi chúng đục lổ thấy có một ít bột gỗ dạng như mạc cưa mịn vương vãi ra ngoài. Khi phát hiện nên dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào chổ bị đục để diệt trừ.
Nên dùng thuốc BaSuDin-H10 rải phòng trước khi mùa sâu phát triển.
Thường sâu đục thân phát triển vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô.
Rầy Bông, Bọ Trĩ, Sâu ăn lá, các loại rầy rệp khác:
Rầy bông, Rầy đen. Rầy bông là loại nguy hiểm và khó loại trừ. Ban đầu chúng chỉ xuất hiện với số lượng ít bu bám vào đọt non của cây Mai để rút nhựa. Sau một thời gian ngắn chúng ta chúng sẽ phát triển thành số lượng lớn, bu bám dầy đặc trên những đọt Mai non.
Rầy có màu trắng lẩn lộn với rầy đen hai giống rầy này gây tác hại rất nặng chúng làm hư hại cành lá. Nếu ta không phòng trừ sớm có khi chúng làm chết cả cây, cả vườn Mai nữa.
Chúng phát triển nhanh chóng như vậy nên chúng dể dàng lây lan các cây khác. Chẳng bao lâu khắp vườn Mai trắng xoá bởi rầy bông. Cành Mai nào bị rầy bông phá hại thì cành lá héo rủ và chết dần do bị hút hết nhựa, cây nào mà có nhiều cành bị rầy bông tấn công dẫn đến khô héo thì sẽ làm cho cả cây chết theo.
Để loại trừ giống rầy này khi thấy chúng xuất hiện trên đọt Mai nào thì dứt khoát bẻ bỏ cành đó liền đừng tiếc, đem ra khỏi khu vực trồng Mai mà đốt bỏ, dùng thuốc xịt ngừa 1 lần không những trên cây đó mà phải xịt trên diện rộng để phòng ngừa.
Nếu gặp trường hợp rầy xuất hiện quá nhiều cũng xịt thuốc theo cách đó nhưng phải xịt nhiều lần, xịt lần 1 rồi cách 3 ngày xịt lại lần 2, rồi 5 ngày xịt lại lần nữa mới diệt được rầy bông.
Tóm lại: Để phòng ngừa Sâu, Rầy thì ta nên phun ngừa hàng năm 3 – 4 lần sẽ tránh được sâu rầy phá hại.
Nếu chờ đến lúc sâu, rầy xuất hiện mới phun, xịt sẽ khó hơn rất nhiều.
Sâu Tơ: Là giống sâu nhỏ chuyên ăn lá Mai non (không ăn lá già) chúng có thể xuất hiện quanh năm. Nhất là mùa Mai ra lá non, chúng nhả những sợi tơ như tơ nhện quấn hết lá non ở đầu cành Mai lại với nhau để ăn dần cho đến lúc hết đọt.
Nếu ít thì chúng ta lân lượt phá bỏ ổ của chúng và bắt sâu giết đi, còn nếu nhiều thì dùng thuốc phun xịt, nhưng hơi khó vì chúng cuốn lá lại nằm trong lá nên phun, xịt không mấy hiệu quả đối với loại sâu này.
Sâu Nái: Tác hại của sâu nái cũng như sâu tơ là chuyên ăn lá Mai non, Sâu nái lớn hơn sâu tơ gấp nhiều lần, có nhiều lông nếu đụng vào chúng sẽ ngứa ngái rất khó chịu. Vì vậy, không nên bắt chúng bằng tay mà nên lặt bỏ chiếc lá mà chúng đang bám vào và giết chúng đi. Sâu Nái khi còn nhỏ có màu xanh khá tệp với lá Mai non, nhưng khi lớn chúng có màu nâu.
Khi chúng xuất hiện nhiều thì đây là điều đáng lo, chỉ có cách xịt thuốc để diệt. Sâu rầy phá hại cây Mai tuy ít nhưng cũng đáng để lo ngại.
Để phòng trừ Sâu, Rầy có các loại như thuốc như: Marshall 200SC – FasTas 5EC – Supracid – BaSuDin H10 v.v…
Nấm bệnh: Các loại nấm bệnh thường gặp như: Gỉ sắt, Đốm nâu, Cháy bìa lá, đen đọt, Mốc trắng, Mốc đen, thối rễ dùng các loại thuốc như: Patidan, Coc 85. Coc Man, BenoMyl, Tile, KaSuRa để phòng trị.
CHĂM SÓC CÂY MAI CHO HOA NỞ ĐÚNG TẾT
Lặt lá mai: thông thường lặt lá mai vào rằm tháng chạp cây mai sẽ trổ hoa đúng Tết. Tuy nhiên do khí hậu, thời tiết hàng năm sẽ có sự thay đổi. Có 2 trường hợp xảy ra là trổ hoa sớm hoặc trễ.
a- Bắt đầu từ tháng chạp phải thường xuyên chăm sóc cây mai. Nếu thấy nụ to(có thể nở sớm) phải tưới nước thường hơn nhằm giữ cho bộ lá không bị vàng và rụng sớm. Gặp năm ít mưa, nắng nhiều ta phải đem cây vào nơi râm mát. Dùng rơm rạ ủ gốc giữ ẩm cho cây, nếu trồng ngoài nắng có thể lặt lá trể hơn vài ngày.
b- Cây mai nụ quá nhỏ cỡ nửa hạt gạo lặt lá khoảng mồng 9-10 âl, nụ mai lớn hơn nhưng vẫn còn nhỏ cỡ hạt gạo thì lặt lá vào ngày 12-13 âl. Nụ mai to vừa thì lặt lá vào ngày 15 âl hay như nụ lớn hơn nữa thì lặt lá vào ngày 17-18 âl. Nếu cây mai trồng ở nơi râm mát, thời tiết lạnh kéo dài nên đưa cây ra nơi thông thoáng có nắng chiếu trong ngày nhiều hơn, chỉ giữ ẩm ở gốc không tưới nhiều nước.
Đến ngày 23 tháng chạp nụ mai bung vỏ lụa, vỏ trấu thì chắc rằng mai sẽ nở đúng Tết.
Trong những năm nhuần (13 tháng) người ta thường dùng phương pháp lặt lá mai 2 lần trong năm. Mai BonSai, mai kiểng trồng chậu nên áp dụng phương pháp này. Hàng năm Mai trồng chậu lá mau già hơn mai ngoài vườn. Vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6, lặt lá 1 lần nhằm tạo tán lá mới để lá không bị già và rụng sớm (lá rụng sớm là mai ra hoa sớm).
Như chúng ta đã biết năm nào thời tiết khô thì mai nở sớm, thời tiết lạnh kéo dài mai nở trể. Ngày 23 tháng chạp đã đến gần mà thấy nụ mai không thể bung vỏ lụa đúng thời hạn ta nên xử lí liền để thúc cho mai nở kịp tết. Đem cay để ngoài nắng gắt tưới nước vào buổi trưa (không tưới sáng hay chiều) dùng phân vi lượng như: Supper grow, hay Atonix pha loãng gấp 1,5-2 lần mà nhà sản xuất qui định, phun ướt toàn cây vào buổi sáng sớm, đến 2-3 giờ chiều phun xịt lại bằng nước, ngày hôm sau cũng dùng nước phun xịt 3-4 lần/ngày. Ngày tiếp theo tưới lại phân và nước như cũ, lần sau cách 2 ngày tưới một lần phân nữa là được, nước vẫn phun xịt đều 3-4 lần/ngày.
Có thể dùng nước ấm 400c tưới vào gốc cũng kích thích được mai nở hoa sớm.
c- Hãm cho mai nở trễ: nụ mai đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng ngày tức là mai sẽ nở sớm. Nên đem cây mai vào chổ mát dùng vải đen che kín cây mai lại, tưới nhiều nước vào buổi tối để làm lạnh cây. có thể dùng phân Urê pha loãng tưới vào gốc dể kích thích mai ra lá non. Cây ra nhiều lá sẽ làm cho mai nỏ chậm lại 1 vài ngày. Đến tết thấy có quá nhiều lá ta nên tỉa bỏ dể thấy được nhiều hoa.phương pháp nảy chỉ làm chậm lại trong đôi ba ngày mà thôi

Tài liệu tham khảo
• kỹ thuật trồng mai : tác giả Việt Chương
• các bài viết trên tạp chí HOA CẢNH ( HỘI HOA LAN CÂY CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
• Kinh ngiệm của các nghệ nhân mai vàng TỈNH TRÀ VINH
giới thiệu vói các bạn bài viết của anh LÊ VĂN TRỮ (HÔI SINH VẬT CẢNH TÌNH TRÀ VINH)về mai vàng

culanluasg


 

Sonda

Thành viên
Topic nay lai bị lỗi rồi... uổng quá...
Admin ơi nhờ Anh chuyển các thông tin hữu ích này sang mục mới của Anh Culanluasg được thì hay quá...
chỉ là góp ý thôi... cám ơn
 

manhtroixanh

Thành viên
Có bác nào có nhiều kinh nghiệm trồng mai trắng không nhỉ. Em chỉ thích mai trắng thôi dù em chẳng phải người quân tử gì cho cam :) với lại em ở ngoài bắc, khí hậu chỉ hợp với mai trắng thôi.
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Có bác nào có nhiều kinh nghiệm trồng mai trắng không nhỉ. Em chỉ thích mai trắng thôi dù em chẳng phải người quân tử gì cho cam :) với lại em ở ngoài bắc, khí hậu chỉ hợp với mai trắng thôi.
Mai trắng ngoài Bắc, bạn có thể liên hệ với haibien. Bạn ấy để lại cả số điện thoại đấy.
 

kyo_vn87

Thành viên mới
cảm ơn mấy pác chủ đề thật bổ ích . Em định bứng cây mai lên chậu nhưng đọc xong chủ đề này đành phải dời lại vài tháng nữa Hic Hic
 

moichoicay

Thành viên
Trả lời: Re: Trao đổi kinh ngiệm về trồng mai

Hôm nay được tham khảo tài liệu và kinh nghiệm của Quý vị, tôi thấy mình thật may mắn là vẫn còn một vài chậu mai để chơi.
Trước nhất là tôi rất đồng ý với ý kiến đào và cắt trước một nữa số rễ mai ( nhất là các rễ lớn, rễ cái) sau đó mới bứng. Nhưng do không có điều kiện vận chuyển (bằng xe Honda) nên khi bứng mai tôi bỏ hết đất, chỉ còn trơ rễ, cắt hết các nhánh chỉ còn một thân duy nhất và đem trồng. Thật là may mắn, tôi bứng được tất cả 4 gốc, đường kính khoàng 15-20cm, đem trồng và gốc nào cũng sống ngon lành.
Do tiếc các nhánh lớn nên tôi cưa ra và đem dâm cành, chúng đều nẩy tược rất tốt nhưng rất khó tưới, chỉ cần để vòi nước hơi mạnh là bị long gốc, chết ngay lập tức. Hiện tôi còn 5 gốc mai có được từ việc dâm cành (5/8).
Tuy nhiên tôi không biết làm sao để tạo dáng cây như ý muốn, vì khi nhánh (tược đâm ra sau khi trồng) còn non uống thì nó rất dễ tách khỏi thân, còn khi nhánh lớn (khoảng bằng đầu đủa) thì không thể điều chỉnh phần sát thân chính. Rất mong quý vị chỉ giúp. Chân thành cám ơn![/QUOTE bạn cho hỏi mình giâm sao mà cành ra rễ hay vậy?]
 
Top