topic trao đổi và học hỏi về máy ảnh canon xxD.

centimet

Quản lý mới
Dùng công cụ chỉnh màu sắc một bức ảnh , bỏ hết các màu trên đó trừ màu đỏ.






Cung kính
Centimet
 

haibien

Quản Lý Viên
1 chút về file raw và Digital Photo Professional (DPP)
Phần mềm đó luôn có kèm theo khi mua máy (1 dvd)
Khi cài vào máy mở lên nó sẽ thế này


Setup chế độ chụp file raw trên máy canon XXD : Menu - Quality (bảng 1) - Raw. Lưu ý các bác lên để thêm chế độ có 1 file JPG để xem cho tiện.

Sử lý 1 file raw đơn giản.

Đây là ảnh gốc


và sau khi chỉnh


Nhận thấy ảnh gốc tối,mầu ám vàng khá nhiều và vùng tối khá tối

Bắt đầu chỉnh,ta mở filr trong DPP


Tăng sáng



Đặt lại cân bằng trắng cho đỡ ám vàng


Tăng nét (Sharpness) Bão hòa màu (Color Saturation) ,nếu chúng ta thích sáng vùng tối thì đẩy Shadow lên


Vậy là nhìn ảnh khác ban đầu khá nhiều rồi.
 

centimet

Quản lý mới
Nắm vững cách sử dụng máy ảnh số thông qua các chế độ chụp

Khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, có những ký tự đại diện cho chế độ chụp như B, A, P, Tv...nếu chưa nắm rõ có thể bạn sẽ lúng túng và khó khăn trong việc sử dụng, bài viết liệt kê một số chế độ chụp giúp người dùng tham khảo để điều khiển tốt hơn chiếc camera của mình

Khái niệm APERTURE : Khẩu độ hay độ mở màn trập (ống kính)

Trong ống kính máy ảnh có một cơ quan gọi là màn trập, cơ quan này bao gồm nhiều tấm thép xếp chồng lên nhau để điều tiết độ mở lớn hay nhỏ của ống kính nhằm cho phép ánh sáng vào máy nhiều hay ít, vai trò như mí mắt của người.




Giá trị của khẩu độ được đo bằng trị số f (có thể thể hiện theo ba cách như f/8, F8 hay 1:8), trị số f càng nhỏ ví dụ f/2, f/2,8… thì độ mở màn trập càng lớn, ánh sáng càng tiếp xúc nhiều hơn với phim, sensor máy ảnh.

Dãy số trị số của khẩu độ f/2, f/2.8, f/4, f/5.6,f/8,f/11….có ý nghĩa là cứ tăng lên một giá trị trong dãy thì màn trập mở nhỏ hơn và lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa.

1. APERTURE PRIORITY: Chế độ chụp ưu tiên khẩu độ.



Ký hiệu thường dùng trên vòng xoay chỉnh chế độ là A (Nikon,Panasonic,Lumix..) hoặc là Av (Canon,Pentax…)

Khi thiết lập máy ảnh ở A hay Av mode người dùng tự chọn độ mở màn trập, thông số tốc độ màn trập (Shutter speed) do máy kiểm soát. Chế độ này đặc biệt quan trọng khi người muốn kiểm soát khoảng nét hay còn gọi là chiều sâu của bức ảnh.

Ví dụ:
Trong chụp ảnh phong cảnh thiết lập A, Av mode điều chỉnh độ mở nhỏ f/11, f/16 để ảnh có chiều sâu, có độ sắc nét của các chi tiết tiền cảnh lẫn hậu cảnh.



Trong chụp ảnh chân dung,ảnh chụp cận cảnh macro thiết lập A, Av mode, điều chỉnh độ mở lớn f/2, f/2.8 để làm mờ, nhòe đi cảnh nền phía sau giúp đối tượng chụp nổi bật hơn lên.



Khái niệm SHUTTER SPEED: Tốc độ trập

Đây là trị số tính bằng giây quy định khoảng thời gian cửa trập mở ra để lấy sáng, càng mở lâu thì ánh sáng vào tiếp xúc với phim hay sensor càng nhiều và ngược lại.

Dãy trị số của tốc độ trập ....1/4s, 1/8s,1/15s,1/30s,1/60s... có ý nghĩa cứ lên một cấp thì cửa trập đóng lại nhanh hơn và lượng ánh sáng đi qua ống kính giảm đi một nửa, và như vậy với tốc độ đóng cửa trập càng nhanh thì ảnh càng tăng nguy cơ bị thiếu sáng và ngược lại.

2. SHUTTER SPEED PRIORITY MODE: Chế độ chụp ưu tiên tốc độ trập



Ký hiệu thường dùng trên vòng xoay chỉnh chế độ là Tv = Time value hay S = Shutter

Việc có thể chọn lựa tốc độ đóng cửa trập giúp bạn chụp được những tấm hình chuyển động mà không bị mờ nét chẳng hạn dùng tốc độ đóng nhanh 1/500s, 1/2000s để bắt đứng sự chuyển động của nước, khiến có cảm giác như dòng nước bị đông cứng lại thấy rõ từng hạt nước


Hình minh họa: Dùng đá ném xuống nước và thiết lập Tv = 1/400s thấy rõ các hạt của tia nước bắn lên không trung

Theo chiều ngược lại, dùng tốc độ trập chậm trong kỹ thuật chụp phơi sáng có thể tạo ra hiệu ứng làm nhòe chuyển động khiến vật thể chuyển động tạo vệt mờ.


Hình minh họa dùng tốc độ Tv = 1/2s khiến dòng nước chảy nhòe đi trông như một bức tranh vẽ.
 

centimet

Quản lý mới
3. PROGRAM : Chế độ chụp chương trình

Ký hiệu trên vòng chỉnh chế độ là P.



Ở chế độ này máy ảnh sẽ đảm nhận xử lý phần tốc độ trập (shutter) và khẩu độ trập (aperture) đã nêu ở trên. Khi chỉnh về P mode, bạn có thể thiết lập những thông số như độ cân bằng trắng, tắt hay mở đèn Flash, sử dụng độ nhạy sáng ISO ở mức nào, phần phơi sáng thông qua hai trị số f và s để cho máy tự chọn (auto).

Chế độ chụp này rất tốt cho người mới bắt đầu chụp, bạn để P mode và không cần phải lo lắng đủ sáng hay không để tập trung vào chủ đề, bố cục,nó đặc biệt hữu dụng khi bạn chụp cảnh ở ngoài trời với ánh sáng tốt.

Trong những trường hợp ánh sáng không được tốt lắm, có khả năng ảnh của bạn sẽ bị mờ khi chụp ở P mode vì máy ảnh tự động chọn chụp với tốc độ chậm, khi đó bạn phải chụp với chân máy (tripod) còn nếu không có chân máy thì bạn chỉnh ISO lên cao (tầm 400) kết hợp với bật đèn Flash khi chụp, chú ý là sử dụng Flash không nên đứng quá xa (tối đa 4m) so với đối tượng chụp.

4. MANUAL : Chế độ chụp chỉnh tay

Đây là chế độ cuối trong bộ tứ 4 chế độ chính của máy ảnh P-S-A-M, trên vòng xoay chỉnh có ký hiệu là M



Khi bạn đã hiểu và nắm được A mode và S mode thì bạn đã hoàn toàn có thể chỉnh về Manual Mode để chụp trong những trường hợp A,S mode không đáp ứng được mong muốn.

Manual mode cho phép người chụp hoàn toàn tự do chỉnh các thông số kỹ thuật, trị số s, f, lấy net, chỉnh ISO, cân bằng trắng, thiết lập Flash on hay off....chính vì thế nó không dành cho người mới đến với nhiếp ảnh.



Tấm ảnh hoa minh họa được chụp trong bối cảnh hoa được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời nhưng hậu cảnh nền lại là một vùng bóng râm. Nếu chụp ở chế độ bán tự động, máy ảnh nhiều khả năng sẽ ưu tiên vùng sáng cho hậu cảnh thay vì chủ thể chính, nếu bạn để khẩu độ mở nhỏ để giảm sáng thì ảnh ko đạt yêu cầu, lúc này bạn phải cần có Manual mode để chỉnh tay tất cả nhằm đạt tấm ảnh như ý.
Ngoài các chế độ chụp chính, chúng ta còn có thể bắt gặp những chế độ chụp khác tùy theo sự sáng tạo, sự phân loại riêng của các nhà sản xuất máy ảnh (Sony,Nikon,Canon...) trong đó:

ISO PRIORITY : chụp ưu tiên độ nhạy sáng :

khái niệm ISO: ISO là cách mà bộ cảm biến của máy ảnh nhạy cảm với ánh sáng, giá trị thường gặp 100,200,400,800,1600...



Giá trị ISO càng thấp, hình ảnh chi tiết hơn nhưng cảm biến ít nhạy cảm hơn với ánh sáng và ngược lại. Với ánh sáng ban ngày ngoài trời bạn đặt ISO thấp 100,200 để hình ảnh chất lượng hơn, trời u ám, mờ tối chụp với ISO 400,800, chụp ban đêm phải để ISO ở tầm 1600 mới đủ sáng các chi tiết dù hình ảnh tăng khả năng bị nhiễu, hạt. Nếu muốn giữ chất lượng hình bạn nên cố gắng để ISO thấp + kết hợp Flash để chụp trong đêm nhưng Flash thường gây lóe sáng không mong muốn trên chủ đề.


Một tấm ảnh chụp hồ cá thủy cung trong điều kiện ánh sáng yếu, tác giả không dùng Flash và để ISO ở 1600


Ký hiệu của ISO priority mode là Sv trên máy ảnh của Pentax, Sv mode cho bạn chọn trước độ nhạy sáng ISO, các thông số tốc độ, khẩu độ do máy auto. Còn thiết lập P mode thì máy quyết định cả 3 thông số.

Trên máy khác như Nikon, Canon Sv mode chính là Program mode + chỉnh tay độ nhạy sáng ISO.

CHẾ ĐỘ CHỤP TAv

Chế độ chụp này cho phép bạn chỉnh tay 2 thông số tốc độ và khẩu độ, máy sẽ tự động dò tìm một mức ISO phù hợp, chế độ này tìm thấy trên một số máy ảnh Pentax. Ở các máy khác bạn sử dụng TAv mode bằng cách chọn Manual mode sau đó chọn thiết lập ISO tự động.



TAv mode hữu ích hơn Manual mode trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn bạn chụp sân khấu, sân được chiếu sáng bởi nhiều nguồn sáng khác nhau, ánh sáng thay đổi liên tục và bạn cần chụp hàng loạt tấm hình, ISO tự động theo từng thời điểm chụp trong TAv mode sẽ giúp bạn xử lý trường hợp này tốt hơn.
 

haibien

Quản Lý Viên
Manual mode cho phép người chụp hoàn toàn tự do chỉnh các thông số kỹ thuật, trị số s, f, lấy net, chỉnh ISO, cân bằng trắng, thiết lập Flash on hay off....chính vì thế nó không dành cho người mới đến với nhiếp ảnh.
Chỗ này ko chuẩn nhé. M này chỉ liên quan đến cặp thông số tốc độ và khẩu độ còn Iso,cân trắng ,thiết lập flahs ,bắt nét ko lằm ở kiểm soát của M này nhé mà nó là chức năng độc lập mà khi để Av,Tv hay P vẫn có thể kiểm soát dc tất cả những thứ đó.
Mình thấy gà gà mới hay chụp M này chứ dân pro xịn chụp M ít lắm. Chế độ Av là chế độ chiếm ưu thế,sau đó đó mới đến M (thường chụp với đèn flahs ,và Tv chụp khi cần kiểm soát tốc độ)
:)>-
Mình vẫn hay nói vấn đề cày máy và cày trâu trong trường hợp dùng Av hay M.
Av hay M mình đều cần kiểm soát nét ,Iso,cân bằng trắng... và khẩu độ.
với Av máy sẽ tự tìm và tự thay đổi tốc độ cho phù hợp.
Với M mình phải tự quay bánh xe để thay đổi tốc độ (thường vấn nhìn theo đo sáng của máy)
và như vậy nó ko có giá trị gì khác ngoài cặp thông số vẫn dc thiết lập do máy đo,cái khác là 1 đường máy tự chỉnh giúp ta 1 đường ta cần chỉnh theo máy và sẽ rất vất vả nếu thường xuyên thay đổi đk ánh sáng,và như vậy tiên sanh biết đâu là cày máy đâu là cày trâu rồi chứ gì.

Nhưng tại sao lại có 1 vấn đề mà dân amater vẫn hay ngộ nhận về M. Đó là do họ dc nghe từ người có hiểu biết lệch lạc trước và có thể nói họ ko hiểu gì về các chế độ và ko biết đến cái chức năng bù trừ sáng cho chế độ av,TV và P.

Mình từng nghe các "bậc thầy" (chém gió thì hơn) nói chụp Av cứ hay bị sáng,có người nói nó hay bị tối . Vậy nguyên nhân do đâu.
Khi cầm cái máy của họ thì người bị EV + 3 ,người thì -3 mà họ ko biết chỉnh,vậy chụp ko sáng bừng hay tối um mới là lạ.và do vậy họ cần M để bỏ qua cái EV đó,vậy thôi.

Những chiếc máy xịn luôn dc nâng cấp chế độ đo sáng chính sác,đo sáng điểm...và phải bỏ rất nhiều tiền cho những thứ đó,vậy mà chỉ có mấy thợ ảnh ở VN chê là ko chính xác(thực ra do ko biết dùng)nhiều khi thấy buồn cười quá.

Nếu người biết là người biết tất cả các chế độ và dùng các chế độ phù hợp trong các trường hợp cụ thể cho tiện nhất ,nhanh nhất và đúng dc ý đồ nhất. Còn mọi lý lẽ khác chỉ là ngụy biện.
 

haibien

Quản Lý Viên
Vậy ra ra anh hay để ở Av rồi cứ thế bắn tỉa à anh Biên

Như mình đã nói ,các chế độ chụp đó nó chỉ quyết định cặp thông số tốc độ,khẩu độ phù hợp với ý đồ chụp chứ nó ko có gì là cao siêu cả. Người biết chụp là người kiểm soát tốt ý đồ và đặt thông số đúng ý đồ chứ ko phải là chụp bằng chế độ nào.

Khi bắt nét ta có Af (nét tự động nhưng có ý đồ) và MF (vặn nét tay)
Với đèn ,trên máy canon có Ettl (tự động) và M (1/1 ,1/2 đến 1/128 đó là M đèn)
Với cân trắng có Tự động ,các chế độ mặc định (như trong đèn dây tóc,đèn nenon,ngoài trời...) ,để theo nhiệt độ K và chế độ Custom (cân trắng trong môi trường cụ thể)
Với Iso có thể để Auto và tùy chỉnh cụ thể 100,200 ,400...

Và với tất cả chế độ AV,TV hay M đều có thể tùy chỉnh các vấn đề nét,đèn,cân trắng,iso độc lập.

Khi để Av chủ yếu cần kiểm soát tốc độ an toàn để ảnh ko bị mất nét do tốc độ thấp quá còn đâu BT cứ thế mà bắn ko cần quan tâm chỉnh chỉnh tốc độ nữa. Nói chung là rất cô nhàn.

Bạn tham khảo link này
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://digital-photography-school.com/what-shooting-mode-do-you-shoot-in-most&prev=/search?q=mode+is+used+the+most+in+photography&hl=vi&biw=1467&bih=725&sa=X&ei=1GBdUbOiOKeUiQe4koCoCA&ved=0CEgQ7gEwAg

http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=en&u=http://digital-photography-school.com/digital-camera-shooting-modes-which-is-most-popular&prev=/search?q=mode+is+used+the+most+in+photography&hl=vi&biw=1467&bih=725&sa=X&ei=1GBdUbOiOKeUiQe4koCoCA&ved=0CC8Q7gEwAA

Thực sự mình nói điều đó rất nhiều người cười khỉnh mình đó. Họ ko coi trọng kết quả mà chỉ quan tâm đến thói quen của họ rồi nghĩ người khác ko đúng,là vớ vỉn :)
Bọn Tây nó hay chơi theo cái đại chúng ko quen kiểu tự sướng như mình (em chơi cây chơi ảnh đều thấy giống nhau 1 điều đó)
 

haibien

Quản Lý Viên
Bài viết của centimet hình như ở số hóa ,PV bên đó viết cũng có nhiều chủ quan lắm và cũng bị ném đá nhiều ngay tại đó.
Ngay như cái họ làm các video xem khi lia máy đều bị răng cưa mà mãi ko khắc phục dc thì thấy cũng ko siêu lắm.

Các nhiếp ảnh giá thế giới nếu xem flickc của họ có thể thấy chế độ ưu tiên tốc là chủ yếu.
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/10-anh-dep-nhat-thang-7-cua-national-geographic-1802906.html
 

hantu

Thành viên
Nói chung là không phải là cứ thế này hoặc cứ thế kia mới đúng là mới đúng mà tùy vào từng tình huống nhiều khi em để luôn auto bắn cũng có sao đâu \:D/
 

haibien

Quản Lý Viên
Nói chung là không phải là cứ thế này hoặc cứ thế kia mới đúng là mới đúng mà tùy vào từng tình huống nhiều khi em để luôn auto bắn cũng có sao đâu \:D/
Chuẩn đó bạn. Vấn đề là đáp ứng dc yêu cầu.
Tuy nhiên cái auto nó đáp ứng dc ít và chỉ những tình huống cần quá nhanh mới quay sang thôi.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Chủ đề này rất hay và hấp dẩn, nhưng tôi đọc mà chưa học được nhiều (có lẽ do tuổi già hơi lú chậm hiểu mà lại mau quên)
 

haibien

Quản Lý Viên
Những kỹ thuật cơ bản trong chụp ảnh ngược sáng
Link gốc:
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/kinh-nghiem/nhung-ky-thuat-co-ban-trong-chup-anh-nguoc-sang-2651476.html

Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, hãy đặt phía sau đối tượng một nguồn sáng và thay vì đo sáng chủ thể cần chụp như bình thường, hãy đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh.

Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể, trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh sẽ trông như một khối đen đã được loại bỏ các chi tiết để tạo sự tương phản mạnh mẽ với khung nền sáng xung quanh.


Điệu vũ hoàng hôn của tác giả Đào Phúc Quang Vũ trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.

Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, đơn giản bạn chỉ cần đặt đối tượng cần chụp sao cho ánh sáng đến từ phía sau chủ thể; và thay vì đo sáng đối tượng cần chụp như bình thường, bạn sẽ phải đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh. Điều này sẽ khiến chủ thể trong ảnh trở nên thiếu sáng và trở thành một hình khối đen nổi bật trên khuôn hình.

Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong kỹ thuật chụp ngược sáng được tổng hợp từ những website và diễn đàn nhiếp ảnh uy tín:

Ánh sáng nền cho chủ thể

Trong ảnh ngược sáng, cách đơn giản nhất để tạo ánh sáng nền là đặt chủ thể sao cho hướng ánh sáng mặt trời đến từ phía sau. Lưu ý, mặt trời càng thẳng góc với mẫu chụp, bạn càng dễ dàng tạo ra một bức ảnh ngược sáng có độ tương phản mạnh.

Tuổi thơ trong tôi của tác giả Nguyễn Khương Thiện trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.

Tương tự như các kỹ thuật chụp ảnh khác, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thể loại này là ngoài trời lúc bình minh và khi mặt trời bắt đầu lặn. Dĩ nhiên, vẫn có thể dễ dàng tạo được một bức ảnh ngược sáng ngay trong chính ngôi nhà của mình bằng cách đặt một nguồn sáng phía sau chủ thể; hay sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ phòng.

Chủ thể cho ảnh ngược sáng

Bất kỳ một vật thể nào cũng có thể được dùng làm chủ thể trong ảnh ngược sáng. Tuy nhiên, để có được những bức ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh với người xem, bạn cần chọn những gì có hình khối hay đường nét rõ ràng – vì một khi lên ảnh, tất cả chi tiết bên trong hay màu sắc của chủ thể đó sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.

Đo sáng nền

Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ chúng để có thể thiết lập lại cho đúng trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó. Nếu đã có một ít kinh nghiệm về máy ảnh và yêu thích chế độ sáng tạo tùy chỉnh thủ công hoàn toàn, bạn có thể đo sáng nền sau đó nhấn nút khóa sáng rồi bố cục lại khung hình sao cho ưng ý.

Chụp tự động hay tùy chỉnh thủ công

Hầu hết máy ảnh hiện đại đều được trang bị hệ thống đo sáng tự động có độ chính xác cao để đảm bảo chủ thể của bức ảnh luôn đủ sáng. Tuy nhiên, chính vì quá “thông minh” nên người dùng sẽ gặp chút rắc rối khi máy tự động tăng sáng cho chủ thể - trái ngược hoàn toàn với tiêu chí làm cho chủ thể thiếu sáng trong chụp ảnh silhouette.

Bình minh Vũng Tàu của tác giả Du Chi Hung trong chủ đề ảnh Ngược Sáng của Số Hóa. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.

Chính vì vậy, nếu sử dụng các chế độ chụp tự động hay bán tự động, khi đo sáng nền, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh rồi tiếp tục giữ nguyên trong khi bố cục lại khung hình, sau đó nhấn mạnh nút này để chụp. Với hầu hết các máy ảnh hiện nay, bạn có thể chụp ảnh ngược sáng bằng cách này. Tuy nhiên, đôi khi hình ảnh không được sắc nét nếu sử dụng chế độ lấy nét tự động.

Với chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn, cách đơn giản nhất là sử dụng các thông số khẩu độ và tốc độ mà máy tính toán được khi đo sáng nền bằng chế độ tự động. Nếu chủ thể vẫn chưa thật tối như mong muốn, hãy tiếp tục đóng từ 1 đến 2 khẩu; hoặc sử dụng tính năng “bracketing” để máy tự động chụp nhiều ảnh ở nhiều mức độ phơi sáng khác nhau.

Tắt đèn flash

Ánh sáng từ đèn flash tích hợp trên máy sẽ làm chủ thể sáng lên và làm hỏng bức ảnh ngược sáng của bạn. Vì thế, hãy luôn nhớ tắt đèn flash, nhất là khi bạn chụp bằng các chế độ tự động.

Bố cục

Một bức ảnh chụp ảnh ngược sáng đẹp cũng cần phải có một bố cục tốt. Sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn trông thú vị và lôi cuốn hơn. Người chụp có thể tận dụng những vật xung quanh như khung cửa sổ, mái vòm hay một tán cây để bức ảnh trông sinh động, gần gũi hơn với người xem.

Lấy nét

Quê hương thanh bình của Huynh Lam. Ảnh chụp bằng máy Nikon D200. Thông số: f/9, 24mm, ISO 200. Độc giả bấm vào hình để xem chi tiết.

Trong nhiếp ảnh, để có được một bức ảnh đẹp thì ngoài bố cục, độ sắc nét cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu sử dụng tính năng lấy nét tự động khi chụp ảnh ngược sáng, người dùng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn có thể do chủ thể không có độ tương phản; hay khi đo sáng nền và chụp bằng chế độ chụp tự động trên máy.

Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng chế độ chỉnh nét bằng tay (MF) để lấy nét vào chủ thể trước khi tiến hành đo sáng vào hậu cảnh. Ngược lại, nếu không tự tin vào khả năng lấy nét thủ công, hãy sử dụng độ sâu trường ảnh lớn (thiết lập trị số khẩu độ vào khoảng f/16) để đảm bảo toàn bộ khung cảnh được chụp luôn sắc nét.

Quỳnh Lâm
 

haibien

Quản Lý Viên
Và đây là ảnh ngược sáng do em chụp bằng "Auto "












Kinh nghiệm của em là chụp ko dc thì chụp lại :)
 

centimet

Quản lý mới
hôm nay Cent gặp được 2 người bạn đang dùng 60d...và một phát hiện thú vị mà 2 ảnh chia sẻ là màn hình của máy thể hiện ảnh quá tốt ...khi xuất ảnh sang Cp dường như kém hẳn....họ gọi màn hình này là : kẻ lừa tềnh...hichic

Đúng như Cent trải nghiệm hôm trước
bấm được bức này khoái quá , chạy ngay ra cp ...định là up lên..ai dè ảnh bị mất chi tiết trên cánh chim...trong khi trên màn hình của máy thì lại tuyệt vời.



Anh em nào mới dùng như Cent chú ý thêm.

Cung kính
Centimet
 

haibien

Quản Lý Viên
Em mới xem qua loạt video của tinhte.vn thì thấy đó là những cái rất cơ bản để các bác thực hành.
Kỹ thuật rất chính thống và chính xác.
Em xin đăng lên đây,các bác cố xem kỹ,thắc mắc đâu hỏi tiếp.

***************
Kỹ thuật chụp phơi sáng
+ YouTube Video
 

haibien

Quản Lý Viên
Kỹ thuật cầm máy ảnh
+ YouTube Video
 
Top