Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Minh Xuân

Quản lý
Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Tôi không phải là một nghệ nhân về bonsai mà là một người từng tham gia nghiên cứu các loài thông Việt Nam và có ham thích với nghề cây cảnh. Trong số các loài cây trồng làm bonsai, các cây lá kim (tùng, bách, thông, sam) chiếm một vị trí quan trọng vì đây là những cây sống lâu, mọc chậm, hình dáng thân, tán, lá rất phù hợp làm bonsai, rất có hồn của cây thế.
Tuy nhiên chúng ta thường chỉ thưởng thức những tác phẩm bonsai cây lá kim qua tranh ảnh (!) vì ở nước ta kiến thức và nguồn giống các loài cây này còn quá hạn chế. Chúng ta thán phục những cây tùng Trung Quốc nhưng nhập những cây này về trồng thì đúng là "tiền mất, tật mang" vì những cây đó không sống nổi qua năm thứ nhất.
Bonsai Việt dựa trên sanh, si, đa, đề, tức là những cây lá rộng. Liệu chúng ta có thể xây dựng được bonsai cây lá kim Việt hay không? Lòng kiên nhẫn và ham mê thì người chơi nào cũng có. Nhưng nan giải nhất vẫn là lấy đâu ra những cây lá kim phù hợp làm thực liệu ban đầu ở Việt Nam?
Xin đóng góp với các bạn một số hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân về tìm giống, nhân giống và nuôi trồng cây lá kim Việt Nam. Mở đầu xin gửi tặng các bạn một tấm ảnh thông trong tự nhiên. Bạn nào nói được đây là cây gì, ở đâu, thì tôi xin không dám phát biểu tiếp nữa.

 

hungcuong1979

Thành viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

vâng, cảm ơn bác rất mong được bác truyền đạt những kinh nghiệm quý báu về dòng cây lá kim,đây cũng là một mảng rất khuyết của cây cảnh VN bởi vì thông,tùng..thật sự đòi hỏi kỹ thuật rất cao và chăm sóc cũng rất khó
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

bác này chơi ác thiệt bỏ 1 cây thông lên chỉ hỏi chủng loại cây gì chụp ở đâu ? thì em chiệu bác thử chụp vài lá sem sao may ra còn biết loại nào khi nhìn lá cái này còn hên sui :D nói chung nếu bạn nghiên cứu về cây lá kim thì nên phổ biến cho mọi người hiễu biết chân thành cám ơn bạn nhiều . nếu bạn nghiên cứu về cây lá kim cho mình hỏi tí cây sau đây thuộc loại thông gì cách chăm sóc ,bật mí thông này chỉ có 2 lá thôi ,
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

bác này chơi ác thiệt bỏ 1 cây thông lên chỉ hỏi chủng loại cây gì chụp ở đâu ? thì em chiệu bác thử chụp vài lá sem sao may ra còn biết loại nào khi nhìn lá cái này còn hên sui :D nói chung nếu bạn nghiên cứu về cây lá kim thì nên phổ biến cho mọi người hiễu biết chân thành cám ơn bạn nhiều . nếu bạn nghiên cứu về cây lá kim cho mình hỏi tí cây sau đây thuộc loại thông gì cách chăm sóc ,bật mí thông này chỉ có 2 lá thôi.
Thông 2 lá ở Việt Nam có ... 3 loại:)
1. Thông nhựa vùng thấp, gặp ở Bắc và Trung bộ.
2. Thông nhựa vùng cao, ở Tây Nguyên
3. Thông 2 lá... chưa có tên, là loài mới phát hiện ở Na Hang - Tuyên Quang.
Thông của bạn chắc là Thông nhựa vùng thấp. Xin phép không đánh tên La tinh vì tên La tinh của loài này cũng là vấn đề đang tranh cãi:)
Thông trong ảnh của tôi ở trên có ... 5 lá. Ảnh cây con như sau (cây ở giữa ảnh). Xin mời đoán:)



Xin đừng hiểu nhầm là tôi muốn chơi ngông hay dấu nghề. Vấn đề là chơi thông rất khó và mới, nếu không kiên nhẫn và say mê thì không chơi được. Vì thế Minh Xuân muốn cùng các bạn vừa viết vừa trao đổi, để mọi người hiểu những gì đưa ra ở đây.
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Cây trên là thông đỏ. Cây dưới là thông mã vĩ thì phải.
 

lnvinh

Super Moderator
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Rất vui vì bạn Minh Xuân phổ biến các kiến thức có thể nói còn rất hạn chế về dòng lá kim, đúng là hiện nay thông tin về dòng này còn rất ít nên cũng khá nhiều anh em chưa dám đụng đến vì ngại chưa nuôi được. Tiện thể nếu bạn có nghiên cứu thêm về dương thì phổ biến rộng thêm để cho anh em cùng học hỏi.
Riêng về việc nuôi trồng cây lá kim nói chung hiện nay nhất là các cây nhập từ nước ngòai có thể nói là đã và đang được rất nhiều người nuôi được và mọc rất tốt, không kể đến Đà Lạt thì các vùng đồng bằng đặc biệt là TP. HCM có rất nhiều anh em nuôi lá kim như thông tùng bách đều rất đạt, chỉ ngọai trừ thông 5 lá (Ngũ trâm tùng, ngũ kim tùng) là không nuôi được dưới đồng bằng thôi hoặc nuôi được, không chết nhưng rất èo uột, chỉ có trên Đà Lạt nuôi được. Còn về thông 2 lá không biết được phát hiện từ lúc nào nhưng cách đây 11 năm lúc lần đầu tiên tôi thấy ở vùng Di Linh thì đã có rất nhiều cây già có từ trước đó rất lâu rồi.
 

camauteur

Thành viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Chủ đề này rât hay! Tôi tin rằng nhiều người còn đang rất thiếu kinh nghiệm về cây lá kim, mong các bác có kinh nghiệm truyền đạt lại một số kiến thức về cách trồng, thuần dưỡng và chăm sóc cây lá kim ở đồng bằng có khí hậu nhiệt đới.

Theo tôi một vài loại cây lá kim có thể thuần dưỡng, sinh trưởng được ở nơi có khí hậu nhiệt đới như đồng bằng đông nam bộ nhưng nếu muốn cây sinh sản được là việc rất khó.

Sẵng đây bác nào cho biết: cây Thông đen thuộc loài thông mấy lá? Trong các loại thông có ở VN thì những loại nào thích hợp làm bonsai cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng loại. Thanks

 

Ngwabi

Quản Lý Viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

bác cà mau teo chơi ác rứa :D thông đen thì hình như có 2 lá thì phải lá cứng vỏ cây màu hơi đen cho nên gọi là thông đen còn thông đỏ vỏ cây màu hung nâu đỏ cho nên gọi là thông đỏ lá mền hơn thông đen nhưng thông đỏ là loài dể bị chết bất đắt kì tử còn thông 5 lá thì phần chính là thông trắng lá màu bạc kim hình nó đây đây hinh này của 1 vườn cây ở nhật thằng bạn BJ trong hội bonsai nó đi học chơi bonsai bên japan gởi cho coi cây cũa nó làm


bạn minh xuan đừng nghỉ mình chọc bạn ngông đâu nhen cùng nhau học hỏi ấy mà :D còn thông trắng thì tôi có vài cây loại nhỏ bạn coi nó ra sao hen 1 trong những cây cũa tôi trong thời kì tạo dáng
 

bonhe

Quản lý viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Sẵng đây bác nào cho biết: cây Thông đen thuộc loài thông mấy lá? Trong các loại thông có ở VN thì những loại nào thích hợp làm bonsai cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng loại. Thanks

Chủ đề này rất hay vì giúp nhiều người được hiểu biết thêm, trong đó có tôi. Thông đen (hắc tùng) hầu hết chỉ có 2 lá. Nhưng không hiểu vì sao mà một số cây hắc tùng của tôi lại có 3 lá! Có người nói là do cây còn nhỏ, có tính phát triển mạnh, nên nó cho 3 lá, và có thể ở những chổ có 3 lá, một thời gian sau, nó sẽ phát triển những nhánh mới ở đây (tôi hi vọng vậy vì sẽ có nhiều nhánh để lựa chọn hơn.
Hình 1: thân cây từ chỗ giây đồng chạm vào thân trở lên, là phần phát triển từ tháng 4 năm nay, như các bạn thấy, nó đã có 2 lần phát triển trong năm nay, phần trên ngọn là đợt 2, trong đợt này, nó có 3 lá, thay vì 2 lá như những đợt trước.
Bonhe
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chủ đề này. Xin có vài nhận xét. Xem kiến thức về thông thì bạn Ngwabi đứng đầu, biết tương đối tốt và dám chơi những cây khó như thông trắng (5 lá).
Bạn bonhe cũng có kinh nghiệm. Thông đen đúng là đôi khi có 3 lá. Thông mã vĩ ở Việt Nam cũng vậy, lúc 2 lúc 3 lá, tùy giai đoạn sinh trưởng và vị trí sinh trưởng. Thông 5 lá cũng thế, có lúc cũng 4 lá như ai.
Ban camautuer chịu chơi nhưng biết chưa nhiều. Nhìn cây mầm thì làm sao biết mấy lá được. Phân biệt gọi thông 2,3 hay 5 lá nghĩa là mỗi cụm lá kim có số lá như vậy. Không phải là cây lúc nảy mầm có 2, 3, hay 5 lá như đối với cây lá rộng. Các loài cây lá kim có số lá mầm không cố định, nói chung là nhiều lá mầm.
Ban TĐT có lẽ là biết ít nhất (đừng giận nhé:D). Thông đỏ không phải là thân hay vỏ cây màu đỏ, mà cũng không phải là thông (Pinus):). Thông đỏ có lá dẹt, không tạo thành cụm lá, thuộc họ riêng. Gọi chính xác phải là Thông quả đỏ (Hồng đậu sam, Taxus). Còn Thông mã vĩ thì không mọc ở trên đá như trong ảnh.
Vài nhận xét như vậy, hy vọng các bạn tự đánh giá mình đang "gần đất, xa trời" ở mức nào:D.
 

lnvinh

Super Moderator
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Chất văn của bạn MX nói giống kiểu mấy nhà thơ hay nói ghê,mấy lần tiếp xúc mấy bác văn thơ hay nghe theo kiểu văn nói giống như vậy.

Mấy lần đi Đà Lạt có chụp lại cảnh, nhìn cảnh bạn MX chụp cũng giống giống, có phải cây này MX chụp tại DL không?
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Cây lá kim là một nhóm lớn thuộc ngành cây hạt trần có thân gỗ. Cây hạt trần khác với cây hạt kín (thực vật có hoa hay cây lá rộng) là cây không ra hoa mà chỉ tạo nón, nón phát triển thẳng thành quả và hạt.
Trong cây hạt trần ngoài cây lá kim còn có nhóm thiên tuế cũng là nhóm có khả năng làm cảnh tốt. Về Thiên tuế xin hẹn ở một chủ đề khác.
Cây lá kim thường có thân gỗ, sinh trưởng đỉnh mạnh nên thường có tán cây dạng nón (tưởng tượng như cây thông nô en vậy). Cây lá rộng thì các cành bên phát triển đồng đều nên cây mọc lòa xòa. Các cây lá kim có lá thường mảnh, nhỏ. Những đặc điểm này làm cho cây lá kim rất thích hợp cho việc tạo dáng, tạo thế, tạo tán.
Tên gọi cây lá kim thường gặp là tùng, thông, bách, sam, nhưng tên tiếng Việt hay tiếng địa phương nói chung ít chính xác, hay chỉ chính xác trong những vùng, những nhóm người nhất định. Tốt hơn vẫn là dùng tên tiếng La tinh.
Từ "Thông" thường dùng để chỉ cụ thể nhóm cây lá kim chi Pinus, có lá mọc thành cụm, lá nhọn, mảnh như kim. Cụm lá có từ 2 đến 5 lá. Càng nhiều lá là những cây càng ưa lạnh.
Từ "Sam", tiếng Tàu cũng có nghĩa là Thông, nhưng ở Việt Nam thường dùng chỉ các loài họ thông (Pinaceae), nhưng có lá dẹt như Thiết sam (Tsuga), Thiết sam giả (Pseudotsuga), Vân sam hay Lãnh sam (Abies), Du sam (Keteleeria).
Từ "Bách" nói đến các loài tương tự như Bách tán, tức là họ Hoàng đàn (Cupressaceae) như Bách tán Đài Loan (Taiwania), Bách vàng (Xanthocyparis), Bách xanh (Calocedrus).
Từ "Tùng" dùng chung gọi các loài cây lá kim, nhiều khi cả cây lá rộng mọc dạng tán hình nón (tùng cối?). Hiểu hẹp hơn thì từ "tùng" dùng cho cây lá kim họ Kim giao (Podocarpaceae) như Hồng tùng (Dacrydium), Bạch tùng (Podocarpus imbricartus), Tùng la hán (Podocarpus spp).
Còn có từ "mu" hay "mộc" dùng cho một số loài cây họ Hoàng đàn như Pơ mu (Fokienia), Sa mu - Sa mộc (Cunninghamia).
Vài dòng về tên gọi cây lá kim để các bạn thấy sự phong phú các loài cây này ở Việt Nam. Người chơi có không ít sự lựa chọn, miễn là phải hiểu và biết mình định chọn chơi cây gì.
 

maivinhhy

Quản lý mới
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Bác MINH XUÂN chắc phải là nhà khoa học ở lĩnh vực này rồi.Mong bác phổ biến những kiến thức quí báu để anh em được học hỏi.Cám ơn bác
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Chủ đề này rât hay! Tôi tin rằng nhiều người còn đang rất thiếu kinh nghiệm về cây lá kim, mong các bác có kinh nghiệm truyền đạt lại một số kiến thức về cách trồng, thuần dưỡng và chăm sóc cây lá kim ở đồng bằng có khí hậu nhiệt đới.
Theo tôi một vài loại cây lá kim có thể thuần dưỡng, sinh trưởng được ở nơi có khí hậu nhiệt đới như đồng bằng đông nam bộ nhưng nếu muốn cây sinh sản được là việc rất khó.
Không phải Minh Xuân muốn dây dưa, chậm nói ra kinh nghiệm. Vấn đề là kiến thức chung của mọi người về cây lá kim còn ít quá. Bây giờ có đưa cho các bạn cây e rằng cũng khó trồng và phát triển được.
Minh Xuân theo đuổi chủ đề "Cây rừng làm cảnh" kể cũng khoảng 15 năm nay, với mong muốn xây dựng được một nền tảng cây giống cảnh thuần chất Việt Nam, cho xứng đáng với hệ thực vật tự nhiên phong phú và độc đáo của nước ta. Vấn đề thuần dưỡng cây rừng nói ngắn lại là ở 3 mảng:
1. Chọn loài cây: không phải cây rừng nào cũng làm cảnh được. Bắt đầu trồng một cây thì dễ, nhưng để cho cây ra hồn mất hàng năm, thậm chí hàng chục năm. Vì thế bước lựa chọn cần rất cẩn thận, tính cho xa. Nếu không công bỏ ra không thu được kết quả như mong muốn, dẫn đến thất vọng và bỏ cả cây.
2. Kỹ thuật nuôi trồng: việc này các bạn nói chung có nhiều kinh nghiệm. Nhưng nuôi cây nên dựa vào hiểu biết về loài và sinh thái loài. Vì vậy xây dựng kỹ thuật nuôi trồng lại liên quan trực tiếp đến vấn đề chọn loài và hiểu loài cây.
3. Kỹ thuật nhân giống: nếu không nhân giống được, cây không ra hoa, chẳng nhẽ lại vào rừng đào cây? Phần lớn các loài cây lá kim là những cây quí hiếm. Có những loài số cây còn lại tính trên đầu ngón tay. Nếu Minh Xuân chỉ chỗ cho các bạn, các bạn đánh về nhà mà nuôi không sống, nhân không ra, thì khác nào chúng ta tự tiêu diệt nguồn tài nguyên của chúng ta. Nhân giống đảm bảo tính bền vững của việc chơi cây.
Về ý kiến của bạn camauteur cho rằng thông khó sinh sản ở điều kiện đồng bằng, thì điều đó đúng. Nhưng nhân giống khác với sinh sản. Chơi thông không nhất thiết phải chơi cây có quả. Có nhiều cách tạo giống khác. Ví dụ, giâm cành hay ghép cây. Thậm chí Minh Xuân từng thử nghiệm thúc hoa cho Hoàng đàn bằng cách tiêm thẳng thuốc vào thân. Nón hoa ra rất nhiều. Đối với thông cũng vậy thôi. Có điều những kỹ thuật như vậy đối với cây lá kim đòi hỏi có tay nghề và hiểu biết cao, chứ không dễ như đối với cây lá rộng. Vì thế mong các bạn trước hết tham gia trao đổi, hiểu thêm vấn đề. Lúc cần thiết sẽ xin chỉ nguồn giống và cách nhân giống cho các bạn.
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Chất văn của bạn MX nói giống kiểu mấy nhà thơ hay nói ghê,mấy lần tiếp xúc mấy bác văn thơ hay nghe theo kiểu văn nói giống như vậy.
Mấy lần đi Đà Lạt có chụp lại cảnh, nhìn cảnh bạn MX chụp cũng giống giống, có phải cây này MX chụp tại DL không?
Cảm ơn bạn lnvinh có lời khen. Cái ảnh biểu tượng của Minh Xuân lẽ ra mọi người đều phải nhìn "quen quen" mới đúng:). Vì loài thông này vẫn hay được vẽ trong tranh thủy mặc của Tàu với cảnh rừng thông núi đá, có thác nước, có mấy con hạc bay lòng vòng đó. Hay nói cách khác nó cũng có thể phần nào là biểu tượng của bonsai Tàu. Nhưng cây này là cây Việt Nam 100%.
Những cây thông đẹp như vậy là nhờ có cụm 5 lá. Cụm 5 lá tạo cho cây tán đẹp, thanh mảnh, hài hòa. Những bạn nào từng thấy cây Ngũ trâm tùng của Tàu (thông trắng như của bạn Ngwabi ở trên) thì hiểu điều này. Ở Việt Nam thông 5 lá có 2 loại.
Một loại là Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) gặp ở miền Bắc, trên các đỉnh núi đá ở độ cao trên 1500m so với mặt biển. Vì mọc trên đá nên cây mọc dang gần giống như cây bonsai, tức là thành thế, thành dáng thật sự (xem ảnh đầu trang). Có khi ngắm những cây thông đá tự nhiên này các bạn cũng sẽ có cảm hứng để làm cấy thế, chưa cần mang cây về trồng.
Loại Thông năm lá thứ hai gọi là Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), mọc trên núi đất, ở độ cao khoảng 2000m. Mọc trên đất nên cây to, cao, thẳng. Cây gặp trên các đỉnh núi của Tây Nguyên.


Thông năm lá Đà Lạt

Cả hai loài thông năm lá trên đều là loài đặc hữu hẹp (phân bộ hạn chế), chỉ gặp ở Việt Nam, hoặc ở một số địa điểm lân cận ở Lào hay Vân Nam - Quảng Tây Trung Quốc.
 

pqm

Thành viên tích cực
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Bạn MX có kiến thức về thông đáng nể, mừng cho d đ có thêm người am hiểu để anh em nhờ cậy. Chơi thông quả là khó để có được cây đẹp. Bạn nói thêm về tùng đi, món này phổ thông hơn và nhiều người chơi. Mong bạn giúp mọi người trong đó có tôi thêm hiểu biết về 2 loại này nhé
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Rất vui khi có 1 chuyên gia về Thông ,Tùng tham gia và phổ biến kiến thức giúp cho những người mê họ Thông và Kim Giao. Tôi đả trồng các lọai Tùng:La Hán, Ngọa,Sơn ,Thanh,Tuyết,Duyên.Đến nay thì chỉ có La Hán là tôi còn được khỏang 100 cây, còn các lọai khác thì chỉ còn vài cây (do không biết đặc tính cây trồng nên đã chết rất nhiều).
Mong MX giúp chúng tôi biết thêm chủng lọai này. Cảm ơn.
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

chào minhxuan cám ơn anh tặng cho tôi đứng đầu sổ thôi không dám nhận đâu chết bất đắt kì tử kekeke :D mach nhỏ cho anh biết cái lão bonhe cũng không phải tay vừa đâu còn anh lngvinh nữa quyên còn lão hòa thượng xôi thịt kia nữa kìa :D quyên cà mau teo :D còi chừng mấy nhân vật tiền bối này còn nhiều điều chưa biết hết đâu và cám ơn anh về những thông tin và bài viết này hy vọng anh bớt chut thời gian viết them cho mọi người và hiều về thông và các loại cây khác chúc cã nhà 1 ngay vui vẻ :D :D
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Mạn phép chê các bác, xin mọi người chớ giận:D. Minh Xuân biết các bác đều có tay nghề trồng cây cao. Nhưng cái các bác thiếu là hiểu biết về loài và loài trong tự nhiên. Do thành tựu của công tác điều tra thực vật trong những năm cuối, ở Việt Nam mới phát hiện ra một loạt các loài cây lá kim mới với những điểm phân bố mới. Có những loài thế giới cũng chưa biết bao giờ. Đây là điều thuận lợi cho người chơi cây Việt Nam.
Kỹ thuật nuôi trồng và nhân giống cây những năm cuối ở Việt Nam đã phát triển mạnh. Điều này cũng cho phép thuần hóa được nhiều loài cây mới hơn. Vấn đề là thông tin từ những nhà khoa học không đến người chơi, nên mọi người vấn còn biết rất ít về tài nguyên cây rừng Việt Nam và sử dụng chưa được bao nhiêu.
Nếu bạn nào hỏi về kỹ thuật cụ thể thì đề nghị mô tả cụ thể: cây có nguồn gốc từ đâu, bao nhiêu tuổi, địa điểm trồng ở đâu, ... Nhất là có vài cái ảnh thì càng tốt vì tên cây tiếng Việt lung tung lắm, không biết đâu mà lần. Còn nếu hỏi chung chung thì Minh Xuân cũng đành trả lời một cách chung chung theo dự đoán của mình mà thôi.
Minh Xuân thấy bạn lngvinh có mấy cây vạn niên tùng (tùng la hán) khá đẹp. Không biết bạn lấy giống từ đâu? Bạn dblongthanh trồng tùng la hán mà khó khăn vậy. Chắc là trồng từ cây con, không biết cách chăm cây con. Tùng la hán thì trồng đâu có gì khó. Không tin cứ hỏi bạn lngvinh mà xem:D.
Nhân tiện xin hỏi có bạn nào ở Đà Lạt hay ở vùng núi cao không? Những vùng này là vùng có nhiều cây lá kim và chắc chắn các bạn chưa rõ có thể có những cây gì mọc trong rừng sau nhà các bạn.
 

Minh Xuân

Quản lý
Trả lời: Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

Thông nhựa ở Việt Nam

Loài thông gặp nhiều nhất ở Việt Nam là Thông nhựa (Pinus merkusii). Loài này có cụm 2 lá kim, thân có vỏ nứt. Loài dễ sống, chịu khô, ưa thoát nước. Đây là loài thông thích hợp nhất cho làm cây thế ở vùng đồng bằng.


Phân bố thông nhựa (Pinus merkusii)

Phân biệt 2 loại thông nhựa vùng cao và vùng thấp. Thông nhựa vùng thấp (hình vuông trong bản đồ) gặp ở các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ ở độ cao thấp (dưới 200m). Thông nhựa vùng cao (hình tròn) gặp ở các Tây Nguyên và thỉnh thoảng ở Tây Bắc, Tây Bắc Trung Bộ. Độ cao thường gặp từ 200m đến 1200m.
Thông nhựa vùng cao sinh trưởng chậm và xấu hơn loài vùng thấp (ở Đức Trong - Di Linh của Lâm Đồng). Tuy nhiên ở một số nơi cây có thể rất lớn ví dụ như cây Thông nhựa ở Tây Nghệ An dưới đây (điểm hình tam giác trong bản đồ). Mọi người thường nghe nói về gỗ "thông Lào" chính là gỗ Thông nhựa vùng cao ở Lào giáp với miền Trung Việt Nam.



Thông nhựa cho rất nhiều hạt, dễ nảy mầm. Cây con lúc đầu mọc nhanh, sau đó ngừng mọc và bước vào giai đoạn thuật ngữ gọi là "giai đoạn cỏ". Cây to thân mà không mọc cao. Vài năm sau mới sinh trưởng chiều cao.
Vì nguồn giống Thông nhựa rất sẵn kể cả cây nhỏ cũng như cây to nên dễ dàng dùng làm thực liệu cho bonsai. Thông nhựa còn dùng làm gốc để ghép những loài thông khác khó tính hơn, ví dụ ghép Thông năm lá lên gốc Thông nhựa.
Việt Nam còn loài thông hai lá với lá ngắn hơn Thông nhựa. Loài gặp ở Tuyên Quang (điểm hình sao trong bản đồ), nhưng số lượng ít, khó tìm.
 
Top