sâu bệnh,côn trùng phá hại lan,phân bón,kỹ thuật chăm sóc hoa lan

culanluasg

Super Moderator
bệnh thối đen (black rot)






ảnh anh Dục ,anh Đô (hoalancaycanh.com)
nguyên nhân và trị liệu
Tác nhân

Nấm Phytophthora palmivora, Buti (Phytophthora cactorum, Shroet). Theo tài liệu của Hội hoa lan Hoa Kỳ còn có thêm tác hại của nấm Pythium ultimum, Trow. cùng có một lúc hoặc riêng lẻ.
điều trị
tên thương phẩm Aliette 80 WP). Aliette 80 WP là thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn hai chiều từ lá xuống rễ và ngược lại. Phun ở nồng độ 1 - 2‰. (phần ngàn) phun cách nhau 5 - 7 ngày để trừ bệnh và 10 - 15 ngày một lần để phòng bệnh. Phun lúc bệnh chớm phát hoặc phun phòng vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm là tốt nhất.
trích từ baovecaytrong.com
 

bongbim

Thành viên
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

bác Cù ơi đai châu nhà e bị chuột cắn rễ như thế này bây giwof nên thế nào?
 

culanluasg

Super Moderator
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

ngọc điểm khỏe mạnh thì sẽ ra lại rễ khác bác ah
 

catlan

Thành viên
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Bác Cù cho em hỏi:
Hôm chủ nhật vừa rồi em có pha vài giọt thuốc diệt nhện đỏ để phun cho vài cây nhà bị nhiễm. Nhưng thú thực là em không thể chịu nổi mùi của thuốc đó (quá độc hại).
Anh tư vấn giúp có loại thuốc nào tương ứng mà an toàn hơn không? Cả thuốc diệt rệp vẩy nữa anh nhé.
Nhà em có trẻ nhỏ và không gian trồng lan cùng chung không gian sinh sống.
Em cảm ơn!
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Bác Cù cho em hỏi:
Hôm chủ nhật vừa rồi em có pha vài giọt thuốc diệt nhện đỏ để phun cho vài cây nhà bị nhiễm. Nhưng thú thực là em không thể chịu nổi mùi của thuốc đó (quá độc hại).
Anh tư vấn giúp có loại thuốc nào tương ứng mà an toàn hơn không? Cả thuốc diệt rệp vẩy nữa anh nhé.
Nhà em có trẻ nhỏ và không gian trồng lan cùng chung không gian sinh sống.
Em cảm ơn!
Đúng là tôi có đọc 1 bài về rệp vảy; nhưng nhà chưa bj bị nên chia sẻ bạn tham khảo;

Cạo nhẹ lớp rệp vảy bám, dùng hỗn hợp; 1 lít nc ấm có 50% cồn+1 thìa cafe nc rửa chén+1 thìa cafe dầu ăn, bôi hoặc phun vào vị trí nhiễm. 1 tuần làm 1 lần
 

catlan

Thành viên
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

hoalandep1234 said:
Đúng là tôi có đọc 1 bài về rệp vảy; nhưng nhà chưa bj bị nên chia sẻ bạn tham khảo;

Cạo nhẹ lớp rệp vảy bám, dùng hỗn hợp; 1 lít nc ấm có 50% cồn+1 thìa cafe nc rửa chén+1 thìa cafe dầu ăn, bôi hoặc phun vào vị trí nhiễm. 1 tuần làm 1 lần
Bác có thể nói rõ "1 lít nc ấm có 50% cồn" ????
và cồn bao nhiêu độ???
TKS!
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Bác có thể nói rõ "1 lít nc ấm có 50% cồn" ????
và cồn bao nhiêu độ???
TKS!
Hẹn bạn mai đi, tôi ktra lại chút vì ko thực nhớ lắm. Tôi cũng xem trên đt.


Rệp vảy

1. Dấu hiệu và nhận dạng:

Phổ biến, chúng có 2 loại:

- Loại thứ nhất rệp vảy nâu vỏ cứng (3-5 mm) mầu nâu và gồ cao lên rất dễ nhận ở trên mặt, phía dưới lá hay thân cây và còn có tên Brown scales hay Coccidae.


- Loại thứ hai rệp vảy mầu trắng hay nâu nhạt, mềm và nhỏ còn có tên Boisduval scales. thường ở dưới lá, cuống hoa và tệ hại nhất là chui vào những ngóc ngách cúa cuống lá, bẹ hoa khó lòng diệt trừ.






Ảnh sưu tầm net

2. Tác hại:
Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên những lá lan. Sâu gây hại nặng làm giảm quang hợp của cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp vảy xuất hiện nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ cao.

3. Phòng trị:

“Theo Trung tâm khuyến nông

- Vệ sinh vườn thường xuyên.
- Có thể chà xát rệp bàn chải mềm, khăn ướt và bông thấm nước và cách ly hướng gió.
- Nếu mật độ lây bệnh nhẹ, có thể phun hoặc bôi bằng dung dịch 1 lít nước pha cùng 50% cồn isopropyl 75% +1 thìa cà phê nước rửa chén.
- Nếu mật độ lây bệnh nặng, mốc đen thường xuất hiện, có thể dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.


* Cồn Isopropyl (I.P.A) là một loại cồn có độ bay hơi cao vừa phải so với độ bay hơi của cồn ethyl. Nó tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, có mùi ngọt. Ngta hay sử dụng 30-50% với nước để tẩy rửa kính hoặc vệ sinh máy tính. Loại này có bán tại các hiệu thuốc Tây.

Theo quan điểm của tôi, các hướng dẫn ở thể nhẹ cho thấy, rệp vảy có thể chà bỏ nhưng khi có nấm đen thể nặng thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tham khảo thôi nhé vì nhà tôi bị dính bọ trĩ vì có lần để vườn khô và chúng cũng lây từ các vườn bên.
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Em xin góp bài dịch bệnh thối đen theo đúng từ gợi ý của bác Cù. Các bác hưởng ứng thì từ từ có thời gian em sẽ dịch hết các bệnh để ACE tham khảo có kinh nghiệm trồng hoa lan đẹp;

Có gì sơ xuất xin các bác sửa sai. Nếu đồng ý, xin bấm thanks em động viên;


1. Bệnh thối đen (black rot)


1.1. Nguyên nhân:

- Một đe dọa đối với các cây phong lan bất kỳ lúc nào trong thời tiết mưa ẩm kéo dài, bệnh thối đen có thể làm cho cây bị chết nếu không được phát hiện kịp thời. Tác nhân gây bệnh là bởi một hay cả hai loại nấm Pythium ultimum và Phytophthora cactorum. Có tài liệu cho rằng là nấm Phytophthora palmivora, Buti.
- Bệnh thối đen ảnh hưởng đến rất nhiều loài phong lan nhưng dường như cây Catteleya là điển hình dễ nhiễm bệnh.
- Các loại nấm mốc gây bệnh thối đen ở phong lan bao gồm các bào tử có khả năng di chuyển độc lập trong môi trường nước, còn được gọi là động bào tử. Chúng chỉ có thể sinh tồn trong môi trường được cung cấp nước. Khi có nước đọng trên lá, các động bào tử này sẽ thâm nhập vào các mô và bắt đầu giai đoạn tiếp theo của vòng đời. Ở điểm này, nấm mốc phát triển bộ phận sinh dưỡng hoặc sợi bao gồm các chuỗi nối (dài và mảnh) nhanh chóng đi vào các mô của cây bị bệnh. Khi xảy ra hiện tượng này, các dấu hiệu bệnh là các chấm nước mờ, nhỏ và lan rộng rất nhanh, biến thành màu nâu rồi màu đen. Khi không được điều trị, các cây bị bệnh lây nhiễm qua các cây khác và các cây có thể bị chết.


1.2. Triệu chứng bệnh:

- Nấm tấn công các hạt khi ở trong các lớp đất, làm cho cây ngã đổ và chết.
- Trên cây trưởng thành, bệnh có thể tấn công bất kỳ vị trí nào trên cây (Lá, giả hành, các rễ) nhưng thường xuất hiện ở các lá non hoặc các mạch dẫn dinh dưỡng chính, và kéo xuống hết đến rễ cây.
- Giống như tên gọi, bệnh thối đen làm xuất hiện các chấm (đốm) hay vết tổn thương màu đen trên cây bị bệnh. Các chấm (đốm) đen này liên tiếp mở rộng và có thể tất đến cả các bộ phận của cây. Trong điều kiện bệnh phát đến đỉnh cây đơn thân, mốc nấm sẽ triệt hạ cây. Các lá cũng chuyển màu vàng xung quanh khu vực bị bệnh. Khi bóp nhẹ, chúng ta sẽ thấy hiện tượng các ngọn bị mềm yếu và rỉ ứa nước.

1.3. Biện pháp phòng ngừa:

- Khử trùng các chậu trồng, chất trồng và các nguồn nước cũng như nước thặng dư từ các cây bị bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất tránh lây lan bệnh.
- Trồng ngoài trời, các chậu cần các ly mặt đất khoảng 90-120cm để tránh lây nhiễm.
- Giữ lá cây luôn khô.
- Thông thoáng vườn trồng là mấu chốt có thể giúp cây khô ráo nhanh sau khi tưới nước hoặc sau khi trời mưa.
- Có thể áp dụng một hay nhiều quạt thông gió trong khu vực trồng nhằm cải thiện dòng không khí và giúp ngăn chặn nấm mốc.
- Khi thấy các biểu hiện đầu tiên của nhiễm bệnh, cách lý các cây bị bệnh nhằm tránh lây nhiễm sang các cây khỏe mạnh.
- Cuối cùng, một vài nhà vườn trồng lan khuyến cáo sử dụng phân có tỉ lệ canxi cao vào mùa Xuân để tránh bệnh thối đen ở cây non.

1.4. Các biện pháp xử lý cơ học:

- Ngăn chặn lây lan bệnh thối đen ở phong lan, chúng ta sử dụng dao vô trùng (đã khử trùng) để cắt bỏ phần bị bệnh của cây, dùng một mảnh khăn bằng vải sạch bao quanh khu vực lây nhiễm để đánh dấu.
- Kiểm tra thận trọng phần mới cắt, đôi lúc chúng ta có thể thấy sắc biến sang nâu nhạt trên các chấm mao mạch nhất là trên giả hành. Điều này cho thấy sạch bệnh trên bề mặt của giả hành.
- Trên các cây mạch bó như giống lan Catteleya, chúng ta cũng cần thiết cắt các chiếc lá phía dưới và sâu xuống dưới giả hành. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng, cắt đến gần căn hành.
- Đối với các giòng lan đơn thân như Vanda, Hồ điệp, chúng ta loại bỏ các phần lá bị nhiễm bệnh hoặc toàn bộ lá nếu thấy cần thiết nhằm ngăn nấm phát triển lên ngọn. Để cây nơi có thoáng gió nhiều để vết cắt mau khô.

1.5. Các biện pháp xử lý hóa chất:

- Khi các phần bị bệnh của cây đã được loại bỏ, chúng ta nên sử dụng thuốc nấm để bảo vệ các mô khỏe. Bột quế là loại thuốc nấm tiêu biểu, có thể phun trực tiếp lên phần tiếp xúc tại vị trí cây bị bệnh. Trang Rays Orchids cũng khuyến cáo người trồng lan nên trộn bột quế với các loại keo dính có gốc cazein (Như Elmer’s “Cái này bên Mỹ có. Việt Nam có lẽ anh Cù cho ý kiến bổ sung”) hoặc dầu ăn để tạo một miếng dính dày. Miếng dính này khó thấm nước và có thể sử dụng bao quanh vết thương trên cây.
- Có một số loại thuốc đắp phát triển đặc trị bệnh thối đen là StopRot. Sản phẩm bao gồm hỗn hợp vang Boócđô và mỡ lông cừu (lanolin). Bản thân vang Boócđô là hỗn hợp sun phát đồng và vôi, có tính năng diệt khuẩn nấm. Mỡ lông cừu làm kín vết thương và tránh thâm nhập ẩm. Cho dù chúng ta dùng các nào thì cũng phải đảm bảo vết thương được bảo vệ bằng thuốc chống nấm nhằm ngăn chặn phơ nhiễm đi vào từ vết thương.
- Phun ướt đẫm cây bằng thuốc nấm cũng là một giải pháp. Chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc BVTV như Aliette, Subdue, Dithane M-45 and Physan 20 và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc xin lời khuyên từ người bán thuốc, chuyên gia…
- Để bảo vệ hạt giống khỏi bệnh này, chúng ta nên sử dụng thuốc nấm nước theo tỉ lệ phù hợp với từng loại hạt và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc xin lời khuyên từ người bán thuốc, chuyên gia…Sau đó, điều trị thuốc trị nấm trong vòng 2 tuần.

Trích bài viết của Cô Susan Jones; Hiệp Hội Hoa Phong Lan Mỹ, 16700 AOS Lane, Delray Beach, Florida 33446
 

culanluasg

Super Moderator
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Bọ trĩ

Tên khoa học: Thrip palmi

Họ: Thripidae

Bộ: Thysanoptera

Triệu chứng

Bọ trĩ gây nặng thời kỳ cây con trên nhiều loại cây rau khác nhau như các loại cà, đậu, ớt, dưa bầu bí…Trưởng thành và bọ non chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém.

Đặc điểm hình thái

Là loại côn trùng nhỏ rất khó nhìn bằng mắt thường. Trưởng thành dạng thon có màu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có màu trắng vàng đến vàng.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Trứng được đẻ trong mô lá, một con có thể đẻ từ 3-160 trứng, ấu trùng và trưởng thành thường nằm ở mặt dưới lá, nhộng nằm trong đất. Hiện nay có rất ít tài liệu xác định vòng đời của bọ trĩ, tuy nhiên thời gian trứng khoảng 3 ngày, vòng đời khoảng 11 -16 ngày, ấu trùng có 2 tuổi.

Trưởng thành và ấu trùng thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn dưa quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết.

Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện ấm nóng, khô, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Thiên địch

Thiên địch của bọ trĩ có bọ rùa, ruồi ăn thịt, đặc biệt một số ong ký sinh có vai trò quan trọng giảm mật số bọ trĩ v.v…

Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Che phủ bằng rơm rạ, ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ, che phủ bằng lá thuốc lá có thể tiêu diệt bọ trĩ. Tưới nước mạnh trên lá cũng có thể rửa trôi bọ trĩ. Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con.

* Biện pháp vật lý: sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành.

* Biện pháp sinh học: Khuyến khích hoặc sử dụng các loài bọ rùa, ong ký sinh Ceranisus sp.

* Biện pháp hóa học: Có nhiều loại thuốc có hiệu quả như Confidor, Hopsan, Cyperin, Pyrinex… phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao. Có thể dùng dầu khoáng.

Theo Chi Cục BVTV TP.HCM

theo http://www.sieuthinongnghiep.com/document/96.html
 

culanluasg

Super Moderator
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan



băng dính màu vàng bắt côn trùng và bọ trĩ vườn lanviet (bình quới,Bình Thạnh TPHCM)

- Bọ Trĩ gây tổn thương trên vài loài hoa lan

trên cánh hoa dendrobium



trên Mokara


ảnh caremvn (cayxanh.net)

trên cattleya (ảnh cobebandiem)

 

culanluasg

Super Moderator
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan



thấy ở miền Tây có quảng cáo loại này ,các bạn thử xem,tuy nhiên nếu mới xin thử vài cây thôi
 

culanluasg

Super Moderator
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

thuốc trừ nhện đỏ theo ksnongnghiep.com
Do nhện đỏ có tính nhờn kháng thuốc rất nhanh vì thế bạn không nên phun xịt một loại thuốc kéo dài nhiều lần (dù thuốc có hiệu quả rất cao), mà phải luân phiên bằng một trong những loại thuốc sau đây: Danitol 10EC; Nissorun 5EC; Comite 73EC; Ortus 5 EC; Kelthane 18,5EC; Microthiol 80WP...khi xịt nhớ xịt ướt đều tất cả những vị trí có nhện bu bám.
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan



băng dính màu vàng bắt côn trùng và bọ trĩ vườn lanviet (bình quới,Bình Thạnh TPHCM)

- Bọ Trĩ gây tổn thương trên vài loài hoa lan

trên cánh hoa dendrobium



trên Mokara


ảnh caremvn (cayxanh.net)

trên cattleya (ảnh cobebandiem)


Em cũng bổ sung giúp anh Thuận mấy ảnh sâu hại - bọ trĩ

1. Bọ trĩ sinh động tàn phá hoa Catteleya



2. Và thật buồn chúng cũng không nề hà hoa Hồ Điệp



3. Khi nhận dạng ra chúng

- Nhìn từ xa



- Zoom lại gần, giống con mọt gạo, béo ú và no nê



4. Lưu ý:

Hãy cảnh giác với chúng vì có thể phá hủy những bông hoa mà các bạn yêu quý và nuôi dưỡng. Em vô tình sử dụng fendona (thuốc tẩm màn/ mùng) không độc cho người và động vật nuôi, thấy hiệu quả là bầy bọ trĩ bỏ đi hết.

 

tuandefzajj

Thành viên tích cực
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Gói này mấy tiền a Vinh ơi. Hôm qua về thấy đai châu nhà e giống nhà a rồi. Toàn cây cấy đã lâu k để ý vẫn dính như thường
 

hoalandep1234

Quản lý mới
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Gói này mấy tiền a Vinh ơi. Hôm qua về thấy đai châu nhà e giống nhà a rồi. Toàn cây cấy đã lâu k để ý vẫn dính như thường
Gói fenando này chỉ có 15-20 ngàn tiền.

Ngọc điểm mùa này ngoài Bắc ae mình trồng rất dễ bị dính bệnh thối nhũn hoặc thối nấm vì cứ lạnh và mưa phùn lâm râm cả ngày, thỉnh thoảng lại điểm cho mấy ngày nắng ấm là dễ dính lắm. Thực ra, anh lười nên không che cho các em nó.

Anh ghép trồng Ngọc điểm trên cái cây to đùng ấy thì chẳng cách nào di chuyển vào khô để chữa bệnh đc cả vì quá nặng nên có thể che vải nhựa phía trên hoặc phải tháo cây ra thôi.

Nếu em trồng chậu, em mang các cây này vào khô, xử lý bằng ridomil theo liều lượng ghi trên bao bì, 1 tuần/ 1 lần. Nếu không lành, cũng có cách khác. Em có thể mua thuốc tím (dạng hạt) ở các quầy thuốc tây pha với tỉ lệ 1 muỗng sữa chua thuốc tím với 8 đến 10lít nước, ngâm khoảng 15 phút toàn bộ cây và chậu, để khô hẳn nơi thoáng mát sau vài ngày. Sau đó đợi hôm nắng ấm, em ngâm tiếp vào hỗn hợp 5cc B1 + 1 lít nước để kích thích cây sinh trưởng và để nơi khô, thoáng và mát cho đến khi cây ra rễ trở lại.

P/S:

- Thuốc tím (KmnO4-Kali penmanganat): Muối kim loại dạng tinh; màu tím đen ánh kim ở nồng độ đậm và màu đỏ ở nồng độ nhẹ (loãng).

- Công dụng:

+ Khả năng oxy hóa của thuốc tím là do lượng oxy nguyên tử mới sinh ra khi hòa vào nước. Chúng có khả năng oxi hóa các hữu cơ, vô cơ hay trong y học là tác dụng sát khuẩn (2KMnO4 > K2MnO2 + MnO2 + O2). Một số tư liệu còn cho biết thuốc tím có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, điều này đồng nghĩa với một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật trên bề mặt của lá cây phong lan sẽ được loại bỏ.

+ Trong cs, ngta ứng dụng chúng để ngâm rau ăn. Tuy nhiên, nồng độ pha sẽ tùy thuộc vào loại rau lá mềm, lá cứng. Người ta khuyến cáo ngâm ngay sau khi pha vì nguyên tử oxy sinh ra kết hợp với O2 sẽ mất hoạt tính oxy hóa. Cách ngâm rau với thuốc tím cũng ko triệt tiêu đc trứng giun, sán thặng dư trong rau.

Bài viết
 

tuandefzajj

Thành viên tích cực
Trả lời: sâu bệnh,côn trùng phá hại lan

Gói này mấy tiền a Vinh ơi. Hôm qua về thấy đai châu nhà e giống nhà a rồi. Toàn cây cấy đã lâu k để ý vẫn dính như thường
 
Top