Sân chơi cho người thích chậu...

greenstar

Thành viên tích cực
Dịch vụ 'nghịch đất' tại làng gốm Bát Tràng
Thu nhập mỗi tháng có thể lên tới trên 10 triệu đồng, dịch vụ cho thuê dụng cụ tự nặn đồ đang là nguồn thu chính của một số hộ làng gốm truyền thống Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 20 cây số, Bát Tràng nổi tiếng với nghề làm gốm, hình thành từ thế kỷ 14-15. Trong tổng số 2.000 hộ gia đình nơi đây, hơn một nửa mở lò, xưởng sản xuất. Số còn lại mở cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng, lưu niệm hay sản phẩm trang trí bằng gốm.

Hiện mới có 12 gia đình phát triển dịch vụ cho khách thuê dụng cụ và vật liệu để tự nặn. Đây hầu hết là những hộ có mặt bằng kinh doanh gần Chợ gốm Bát Tràng, khu vực bày bán chính các sản phẩm của cư dân nơi đây. Thu nhập từ dịch vụ "nghịch đất" của mỗi hộ trung bình trên 7 triệu đồng mỗi tháng, và có thể vượt 10 triệu vào mùa cao điểm cuối năm. Trong khi đó, tiền thu từ các lò, xưởng gốm cũng chỉ 9 đến 15 triệu mỗi tháng, tùy vào lượng hợp đồng và hàng bán.

Dịch vụ cho khách tự trải nghiệm cảm giác được nặn những sản phẩm từ đất đã xuất hiện ở làng gốm Bát Tràng khoảng gần 10 năm trở lại đây và hiện trở thành nguồn thu nhập của một số hộ gia đình tại Bát Tràng.

Ý tưởng ban đầu xuất hiện khi khách tham quan các xưởng nghề muốn được tự tay tạo ra những sản phẩm riêng, sau đó đã nhanh chóng phát triển thành dịch vụ hút khách, chủ yếu là giới trẻ.

Phí thu về trên mỗi một khách tham gia thấp, nhưng chính nhờ giá rẻ, cảm giác được tự thử sức mình đã thu hút khách, và vốn ban đầu không lớn, nên các hộ kinh doanh "Thử làm nghệ nhân" tại Bát Tràng vẫn có thu nhập tương đối ổn định mỗi tháng.

Chủ một địa điểm cho khách thuê dịch vụ cho biết, chị mất khoảng 6 năm mới có thể thành thạo kỹ năng vuốt, nặn sản phẩm để hướng dẫn cho khách. Những vật dụng tạo ra chỉ để trưng bày và giải trí, còn các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày đều phải do thợ có tay nghề tầm 20 năm trở lên tạo ra.

Việc tạo hình cho đồ vật không phải dễ dàng, thậm chí ban đầu người học việc phải mất khoảng 5 tháng để có thể làm quen với toàn bộ quá trình sản xuất.

Một tháng, công việc kinh doanh tại cửa hàng mang lại cho gia đình chị thu nhập bình quân 7 đến 9 triệu đồng, chưa trừ đi các chi phí như tiền mua đất sét, điện nước... Cuối năm, khoản thu có thể lớn hơn nhờ lượng khách tăng, có ngày lên tới cả trăm lượt. Mức phí để "nghịch đất" của mỗi khách là 10.000 đồng, không giới hạn thời gian và lượng đất sử dụng.

Anh Phùng Bạch Long, một thợ cả tại Bát Tràng cũng tranh thủ thời gian xưởng gốm đang ít việc để ra cửa hàng kinh doanh cùng vợ. Ngoài việc hướng dẫn cho khách tham gia, anh cũng là người hoàn thiện lại các sản phẩm của khách trước khi trang trí.
Quá trình "lau hàng" là công đoạn giúp lau sạch vết bụi bẩn và vân tay trên sản phẩm sau khi trải qua việc sấy khô, trước khi chuyển sang công đoạn khắc hình và tô màu.

"Nhà có xưởng chuyên sản xuất bình, lọ gốm, nhưng cửa hàng là nguồn thu không thể thiếu mỗi tháng. Khách chủ yếu là sinh viên, học sinh và người Việt mình, còn khách du lịch nước ngoài không mấy người muốn thử. Họ chủ yếu chỉ xem cách mình làm", chủ một sân chơi nặn gốm tại Bát Tràng cho biết.

Du khách có thể sấy sản phẩm và vẽ tạo hình rồi sơn bóng để mang về bày trang trí, hoặc thêm tiền để cửa hàng đưa đến lò nung, tráng men, với mức phí mỗi sản phẩm giao động từ 30.000 đến 50.000 đồng. Đồ gốm sau khi tráng men sẽ bền, bóng và đẹp hơn, có thể dùng đựng nước chứ không như đồ chỉ qua công đoạn sấy.

Theo Vnexpress.net
 

T-V-T

Thành viên
cái này hay nè,sáng tạo để thích nghi.........bây giờ kông có cái mới thì đói lắm,mà các bạn trẻ có chỗ giải trí lành mạnh
 

KIL

Thành viên Mua Bán
chỉ có 10k vô đây tha hồ mà nghịch nhen mấy bác, làm mấy cái chậu mini là trồng cây sướng luôn
 
Top