Quan điểm về nắng khi chơi bonsai

lydainghia

Thành viên tích cực
Anh em ai cũng nghĩ nắng là điều kiện cần thiết để chơi kiểng. Một số cơ sở thực tiễn:

Anh Tí kiểng : "Nhà không có nắng đừng chơi kiểng".

Anh Nghĩa điếc: chơi kiểng ngay trên mái tôn để lấy nắng.

Anh InVinh: "Thiếu nắng cây phát triển kém".

Anh Bigbabol: "Nắng càng nhiều càng tốt cho việc trồng kiểng"

Bản thân mình: tháo dỡ kho, làm sân thượng lấy nắng trồng kiểng.

Anh hoanglong70: "thằng Nghĩa có cái sân thượng nắng đã quá.

Và còn rất nhiều anh em quan điểm như vậy.

Tuy nhiên, David Prescott là một bậc Thầy trong nghiên cứu khoa học và tạo tác Bonsai của thế giới, trong cuốn Cẩm nang bonsai (Bonsai guidebook) năm 2006, cho rằng : "Cây xanh cần ánh sáng để tồn tại. Không có ánh sáng, lá cây không thể tổng hợp được các chất đường để cung cấp năng lượng cho cây. Tuy nhiên thật sai lầm khi đánh đồng ánh nắng là ánh sáng cần thiết trong chăm sóc bonsai. Ánh nắng và ánh sáng có sự khác biệt rất quan trọng".

Theo quan điểm ông, ánh nắng có tia cực tím và phóng xạ tác động trực tiếp sẽ gây hại cho cây trồng trong chậu (bonsai). Ông khuyến nghị nên có lưới tản nhiệt để giảm ánh nắng trực tiếp . Ông còn giới thiệu một số phương pháp tạo ánh sáng cho bonsai, trong đó có thể dùng đèn huỳnh quang 30W không quá 16g một ngày.

Nếu quan điểm này hiệu quả thì là tin vui cho các anh em đang sống nhà phố có thể trồng cây ở balcon, mặc dù ánh nắng không chiếu trực tiếp đến, nhưng độ "tán quang" vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây bonsai.

Mời các anh bàn luận và thể hiện quan điểm.
 

lnvinh

Super Moderator
Anh đã từng trồng vạn niên tùng, si, da ấn độ, mai chiếu thủy lá lớn, sanh chỉ bằng ánh sáng neon trong vòng 1 năm. Cây trồng bằng ánh sáng đèn thì cây vẫn sống nhưng lá cây nhăn lăn tăn, lá trắng bệt thiếu diệp lục, vỏ cây nhăn nhúm tái tái. rễ không thấy mọc ra bao nhiều. Đại khái là trồng cây ngoài trời bằng ánh sáng chỉ có thể dùng để mục đích là có cây xanh và còn sống trong nhà thôi, chứ cây không sung mãn lắm.
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Chỗ em dùng lưới lan che bên trên để tạo tiểu khí hậu dễ chịu hơn chút,vì đa số cây ở dạng phôi và bán thành phẩm. Bớt nắng bớt thoát hơi nước,có thể tưới bất cứ lúc nào trong ngày nếu thấy cây hơi khô héo.
 

ngockien

Super Moderator
vấn đề này khá đơn giản,anh em trồng cây nơi thiếu ánh sáng hoặc ít nắng là biết tay ngay,không chết thì cũng quặt quẹo kém sung mãn,nhưng nắng quá cũng không có lợi cho 1 số loài cây,hay 1 số thời điểm trong chăm sóc và nuôi trồng.
có điều, đây là ý kiến của 1 chuyên gia hàng đầu về bonsai thì cũng rất đáng để suy ngẫm.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Điều này củng hơi phức tạp, tùy giống cấy tùy địa phương tùy độ cao nói chung nếu đủ ánh sáng để cây quang hợp thì cây có thể sống được tuy nhiên còn cần nhiều yếu tố khác hơn là ánh sáng như chất dinh dưởng đố ẩm độ thoáng v.v.. Cùng một loại cây nếu nuôi trong nhà cho rằng độ sáng nhân tạo bằng với ánh sáng bên thì cây củng không phát triển như cây ngoài trời
 

Blackrose86

Thành viên tích cực
Theo Bl,nếu cây đã sung mãn và quen dần với nắng thì rất tuyệt,vì khi đó sự trao đổi chất trong cây diễn ra mạnh mẽ nhất,cây hấp thu chất dd tối đa,ít bị nhiễm nấm bệnh. Hơn nữa chính tia tử ngoại,tia cực tím đó góp phần làm lớp vỏ cây bị già xù xì nhanh chóng khiến cây mau có độ già hơn.
Một vài suy nghĩ của cá nhân bl.
 

lydainghia

Thành viên tích cực
Nếu quan điểm này hiệu quả thì là tin vui cho các anh em đang sống nhà phố có thể trồng cây ở balcon, mặc dù ánh nắng không chiếu trực tiếp đến, nhưng độ "tán quang" vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây bonsai.
Dạ xin các bác, các anh thảo luận về quan điểm trên để tạo hưng phấn và niềm tin cho nhiều anh em chỉ có ban công để chơi cây, ngày 2-4g nắng trực tiếp, 8-10g ánh sáng tán quang.
 

Thụy74

Banned
Như a LNV đã chia xẻ,thực tế là có thể dùng áng sáng nhân tạo để duy trì sự sống của cây,nhưng cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt tự nhiên được. Ở những nơi hoặc những ngày-mùa mà cường độ nắng quá lớn ( nóng,bức xạ,..),các tài liệu khuyên dùng lưới để che bớt,tản bớt cường độ nắng,tránh cho cây ở trong trạng thái khắc nghiệt.Ngược lại,vì lý do nào đó mà môi trường không có nắng trong một thời gian,thì dùng sáng sáng nhân tạo,để duy trì sự quang hợp tạm thời-tồn tại của cây,trước khi đưa cây trở lại môi trường tự nhiên.

Lý nghệ nhân thử đánh đố ae ah,~X(~X:)x
 

Garan

Thành viên
Nếu quan điểm này hiệu quả thì là tin vui cho các anh em đang sống nhà phố có thể trồng cây ở balcon, mặc dù ánh nắng không chiếu trực tiếp đến, nhưng độ "tán quang" vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây bonsai.
Dạ xin các bác, các anh thảo luận về quan điểm trên để tạo hưng phấn và niềm tin cho nhiều anh em chỉ có ban công để chơi cây, ngày 2-4g nắng trực tiếp, 8-10g ánh sáng tán quang.
Chậc, thanks anh LýĐạiNghĩa 1000 lần vì tạo topic gõ đúng ưu tư của em (và chắc có nhiều anh em khác nữa) :-* :-* :-*

Em đang trồng cây ở ban công, lại hướng Tây. Mùa này mưa rồi, nên đỡ xót. Chứ mùa nắng là em lại lăn tăn. Bình thường ánh sáng rất nhiều (ánh sáng tán xạ), nhưng nắng thì bắt đầu từ trưa mới có, và chiếu gay gắt đến chiều tối. Che lưới lan thì giảm bớt được ánh nắng, nhưng cũng giảm ánh sáng luôn :( Ko che thì thấy xót xót. Mà vấn đề này, chỉ có anh em ở ban công hướng Tây mới lo lắng nhiều. (Vì ban công hướng Đông là đẹp quá rồi, vừa có ánh nắng dịu buổi sáng, vừa tránh nắng gắt buổi trưa. Anh em trồng ở vườn thì nắng đều, từ nhẹ nhàng buổi sáng, nóng dần về trưa và nhạt dần về chiều, lại càng tốt cho cây)

Chậc, vậy "ánh sáng (tán xạ)" và "ánh nắng" khác và giống nhau thế nào ạ ? Cây cần cái nào hơn ? Mong các đàn anh chỉ bảo thêm, để em nhỏ đỡ xót ruột ạ :(

Em cảm ơn thiệt nhiều :(

(Tự nhiên vui quá, 2 hôm nay toàn chủ đề mình quan tâm: Đất trồng, nắng nôi, tưới tắm... :x )
 

bigbabol

Moderator
thêm một thực tiễn cho anh em xem, mình sẽ nghiên cứu vấn đề này và phát biểu sau với anh em, cám ơn lydainghia rất nhiều
Trồng phong lan dưới ánh đèn LED
Ba Huân
Email In

Phong trào sử dụng đèn LED trong nông nghiệp ở miền Nam khởi phát trong khoảng đầu năm 2006 nơi các trại lan xung quanh thành phố Hồ Chí Minh rồi mở rộng ra các tỉnh. Người ta chú ý đến các loài phong lan vì một giò hoa tươi tắn, khỏe, đẹp, sắc màu độc đáo và thời gian hoa nở trên cây kéo dài nhiều tháng… sẽ có giá bán rất cao, làm tiền đề cho nghề hoa xuất khẩu.

[Vườn cây được chiếu sáng bằng đèn LED]

Vườn cây được chiếu sáng bằng đèn LED

Một bộ đèn LED gồm nhiều diod phát sáng thật nhỏ. Chúng phát ra những chùm sáng như đỏ hoặc xanh có độ dài sóng rất hẹp chứ không bao quát và dư thừa đến độ phát nóng như ánh sáng trắng của đèn cao áp vẫn được dùng trong chiếu sáng cây trồng. Ưu điểm của đèn LED hiện nay là tiêu thụ rất ít năng lượng trong khi cho hiệu suất chiếu sáng cao, khoảng 115 lumen mỗi watt (lm/W) so với 60 của đèn huỳnh quang hay 15 của đèn sợi tóc, và thời gian sử dụng lâu hơn đến hàng chục lần kể cả trong điều kiện mưa gió ẩm ướt. Năng lượng dùng cho đèn LED là dòng điện một chiều (DC) hiệu thế thấp trong khoảng từ 1,5 đến 20volt, được cung cấp từ nguồn điện xoay chiều (AC) qua bộ đổi dòng AC-DC, hoặc từ các pin và acquy của hệ thống điện gió, điện mặt trời… độc lập với mạng điện lưới.

Trong nông nghiệp, với ưu thế khai thác ở điện thế thấp và không lệ thuộc vào lưới điện, tiết kiệm tối đa năng lượng đầu vào và cho năng suất cây trồng cao, đèn LED đã trở thành thế hệ chiếu sáng nông nghiệp mới cho cả cây trồng trong nhà lẫn ngoài vườn. Nhiều trong số các nghiên cứu ứng dụng đèn LED là của các nhà khoa học Việt Nam thực hiện ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhằm cải thiện chất lượng nông sản cho xuất khẩu, gia tăng năng suất cây trồng, hoặc tạo hiệu suất chuyển hóa cao như đối với loài tảo lấy dầu và cà rốt siêu caroten. Thông thường các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp sẽ chuẩn hóa thành quy trình cho từng loài cây trước khi cung cấp cho các trang trại, đặc biệt cho các chủ vườn hoa và nhà trồng dược thảo.

Thông thường người ta sử dụng hai chùm sáng màu đỏ (R) và màu xanh (B) có đỉnh cực đại ở độ dài sóng 662nm và 430nm, lúc đó quang phổ đèn LED gần trùng với quang phổ hấp thụ của các diệp lục tố A và B. Nghĩa là các loài cây trồng có thể hấp thụ tối đa để chuyển năng lượng ánh sáng đèn LED thành năng lượng tế bào, trong khi hiệu suất sử dụng của cây đối với năng lượng mặt trời và các nguồn ánh sáng trắng chỉ vào khoảng 35%. Tỉ lệ lắp đặt bình quân các bộ đèn LED là 8 diod màu xanh xen kẽ giữa 92 diod màu đỏ. Tỉ lệ này áp dụng cho giai đoạn gieo hạt hoặc cấy mô và cho cây non đang thời tăng trưởng. Người ta sẽ tăng tỷ lệ diod màu xanh khi cần làm cho thân cây cứng cáp hơn, cho hoa trổ sớm hơn hoặc cho trái kết nhanh hơn… Thay đổi tỷ lệ B/R, thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách đặt xa hay gần và thay đổi thời gian chiếu sáng là các thông số của kỹ thuật đối với từng loài cây. Thường các nhà vườn quan tâm đến thời gian cho hoa hoặc trái để có giá bán cao nhất.

Hiện nay, trong số các giống lan được chăm sóc bằng đèn LED thì Cymbidium được chú ý nhất vì cho ra nhiều sản phẩm độc đáo, từ những cánh hoa nhạt màu mờ ảo của loài Cymbidium sp đến màu nhung đỏ kiêu sa của Cymbidium carisona hay màu chanh ấn tượng của Cymbidium fifi. Các loài lan đặc hữu ở nước ta thuộc hai giống Catleya và Dendrobium cũng rất được quan tâm vì bản thân các cánh hoa đã có màu rất đẹp, kỹ thuật LED làm tôn lên vẻ đẹp đó và làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây có thể được khai thác dài lâu. Trên thực tế, việc trồng phong lan dưới ánh đèn LED là một nghệ thuật khám phá, càng làm càng tích lũy kinh nghiệm để có quy trình sản xuất ổn định, và càng tạo ra được nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị kinh tế cao.

Theo Nhà Nông
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Theo mình thì:

Cây không nhất thiết là cần "nắng" của mặt trời mà chỉ cần "ánh sáng". Song vì mặt trời là một nguồn ánh sáng liên tục và miễn phí nên hễ nói đến "ánh sáng" người ta thường nghĩ đến "nắng mặt trời".
Cây cối cần có "tần số ánh sáng xanh" để lớn và "tần số ánh sáng đỏ" để trổ bông. Trong mặt trời có đủ 7 tần số màu này nên đương nhiên nó giúp cho cây không những lớn mà còn trổ bông vào đúng mùa đúng dịp.

Thật ra thì cây cối cần một lượng "tần số ánh sáng xanh và đỏ" nhất định nào đó thôi, chứ không nhất thiết phải suốt ngày suốt tháng. Vì vậy nếu "xanh/đỏ" nhiều quá cũng khiến cho cây xơ xác với hiện tượng "cháy lá, cháy bông". Cho nên, nếu lỡ nhà bạn vào hướng Nam-Bắc, bạn cũng không phải quá lo lắng bởi vì theo hướng này cũng vẫn có đủ ánh sáng mặt trời cho cây. Nếu cây cối của bạn không phát triển hoặc không trổ bông là do những điều kiện khác, về dinh dưỡng, về nhiệt độ... chẳng hạn, chứ không hẵn chỉ do ánh sáng.

Hiện tại mình vẫn để cây trên sân thượng được che 2 lớp lưới loại che cho Lan.
 

Quỳnh Dao

Moderator
Đã có nhiều nghiên cứu về việc dùng ánh sáng Nhân tạo để thay thế cho ánh sáng Mặt trời. Và ông David đã nói rất đúng. Thực tế đã được chứng minh tại nhiều mô hình trên thế giới và đã thành công. Tuy nhiên việc áp dụng nó chỉ khả thi khi người ta không có ánh sáng trực tiếp, khi người ta muốn tạo môi trường giả để hạn chế những rủi ro của thiên nhiên hay đơn giản hơn là tại vì người ta thích làm như vậy.
Thực tế thì chi phí để thay thế ánh sáng là rất cao nên nếu không phải vì điều kiện bắt buộc thì không cần phải làm vậy.
 

bigbabol

Moderator
thực sự nếu được trồng bằng nguồn sáng nhân tạo đảm bảo được các yếu tố mà cây trồng cần thiết thì cây có thể sống tốt
ánh sáng đó phải có đặc tính:
- đầy đủ sắc tố để cây quang hợp
- cường độ phù hợp với đối tượng nuôi trồng
bên cạnh đó ta phải đảm bảo được thời gian chiếu sáng và các yếu tố ngoại cảnh phù hợp với cây trồng

với trình độ ngày nay vấn đề này không hề khó khăn, chúng ta có thể làm được tuy nhiên với điều kiện và vị trí địa lý sẵn có cũng như chi phí để thực hiện và duy trì chế độ nuôi trồng bằng nguồn sáng nhân tạo hay cải thiện những nơi chỉ có ánh sáng tán xạ để phù hợp với việc nuôi trồng nhỏ lẻ thì điều đó là chưa cần thiết
tóm lại cây trồng có thể sống tốt bằng nguồn ánh sáng nhân tạo nếu.....................
 

Garan

Thành viên
Em lạc đề xíu ạ :"> Em gu gồ ra cái bonsai handbook của bác David Prescott, nhưng lục lọi vẫn chưa thấy link download ebook ạ :">

Anh LýĐạiNghĩa, bác Quỳnh Dao, hay anh em nào có ko ạ :"> share cho em lọ mọ đọc với ạ :">
 

lydainghia

Thành viên tích cực
Em lạc đề xíu ạ :"> Em gu gồ ra cái bonsai handbook của bác David Prescott, nhưng lục lọi vẫn chưa thấy link download ebook ạ :">

Anh LýĐạiNghĩa, bác Quỳnh Dao, hay anh em nào có ko ạ :"> share cho em lọ mọ đọc với ạ :">
Mình không có ebook, mình có nguyên cuốn gốc in bằng offset 4 màu , hình ảnh minh họa đẹp lắm.
 

Garan

Thành viên
Mình không có ebook, mình có nguyên cuốn gốc in bằng offset 4 màu , hình ảnh minh họa đẹp lắm.
Em lạc đề một lần nữa thôi :"> Cái đấy là bản nguyên gốc tiếng anh hay tiếng Việt vậy anh ? Nếu là nguyên gốc tiếng Anh thì anh order trên mạng hay sao ạ :) Giá cả thế nào anh nhỉ. :D
 

lydainghia

Thành viên tích cực
Em lạc đề một lần nữa thôi :"> Cái đấy là bản nguyên gốc tiếng anh hay tiếng Việt vậy anh ? Nếu là nguyên gốc tiếng Anh thì anh order trên mạng hay sao ạ :) Giá cả thế nào anh nhỉ. :D
Đã dịch tiếng Việt, giá 65.000 đ, mình mua từ 2006 kg biết bây giờ còn hàng kg
 

Hoanglong70

Thành viên tích cực
Hết nghiên cứu chất trồng, bây giờ lại đến ánh nắng, chắc Lydainghia đang nghiên cứu về "chiều sâu" đây mà. Gần ra sách rồi hay sao đó :-?.
 

ducquy1910

Thành viên tích cực
góp thêm viên gạch cùng xây chủ đề " nắng" cùng cả nhà ! anh LÝ DẠI NGHĨA cho phép chứ ạ ? hiiiiiiii


như anh INVINH đã chia sẻ, tốt nhất cây trồng vẫn cần ánh sáng tự nhiên (nắng mặt trời) hơn vì từ xưa đến nay vẫn vậy rồi.
nếu vì lý do gì đó có thể dùng ánh sáng nhân tạo thay thế, tùy loại cây sao cho thích hợp. nhưng dù bằng cách gì đi nữa cây phát triển vấn kém hơn.
một vài kinh nghiệm cần lưu ý khi sử dụng nắng tự nhiên (nắng mặt trời). như anh NGHĨA đã chia sẻ, ánh nắng tạm được chia làm 3 loại, nắng buổi sáng, nắng buổi trưa, nắng buổi chiều.tùy vào ưu và nhược điểm từng loại để sử dụng cho phù hợp.

nắng buổi sáng : nhiều tia hồng ngoại, cường độ nắng cũng vừa phải ~ tốt cho cây trồng, chống nấm có hại cho thân và rễ cây, ngoài ra có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh hại lá.

nắng buổi trưa: nói chung giống nắng buổi sáng chỉ khách là cường độ chiếu sáng mạnh hơn, có thể khắc phục bằng cách che một lớp mùng mỏng, mục đích làm giảm cường độ chiếu sáng. nói chung là tốt cho cây

nắng buổi chiều: nhiều tia khúc xạ ánh sáng (tia cực tím...)~ có hại cho cây, cây còn non rất dễ bị cháy lá, cháy rễ, nghiêm trọng cháy luôn thân cây. cây chậm phát triển, ít ra rễ từ thân cây.
dựa vào đặc tính trên mọi người có thể điều chỉnh sao cho phù hợp từng loại cây, từng giai đoạn phát triển của cây, ...
đó là kinh nghiệm riêng bản thân em, mong cả nhà góp ý thêm !

thank anh NGHĨA mở chủ đề hay cho anh em ;)
 
Top