Phân biệt giữa cây Bonsai và kiểng cổ

longk_nguyen

Thành viên
Thưa các Anh, em trong diễn đàn, mình muốn lập chủ đề này để những người có kinh nghiệm đóng góp kiến thức giúp anh em mới chơi phân biệt giữa cây kiểng cổ và cây Bonsai để có thể định hướng tạo cây của mình theo 1 trường phái phù hợp với cây.

Để mở đầu Mình xin mạn phép viết trước mấy lời, mong các Anh em góp ý thêm
Hiện ở Vn có 2 trường phái chính gồm: kiểng cổ và Bonsai
1. Bonsai như chúng ta ai cũng biết xuất xứ từ Nhật bản, đặc điểm của cây Bosai là mô phỏng theo thiên nhiên, thu nhỏ lại trồng trong chậu. một trong những tiêu chí quan trọng của cây Bonsai là còng mô phỏng được giống cây ngoài thiên nhiên chừng nào cây càng có giá trị, sự mô phỏng thể hiện ở tính: Cổ, dáng cây. Dáng chính gồm 3 loại: trực, hoành, đổ từ đó phân ra nhiều dáng khác. Tuy nhiên ở Bonsai cũng còn một số thế khoe rễ, khoe thân và phối đá khác như ôm đá (bám đá), rễ rơm, Jin.

2. Kiểng cổ là các dáng thế do cha ông ta quy định (có thể học theo người Trung Quốc) theo các niêm luật rõ ràng, các niêm luật này áp dụng và tuân thủ theo các trường phái triết học Trung Quốc một cách chặt chẽ, chủ yếu là Nho giáo và Lão giáo, các nguyên lý nhị nguyên, tam tài, ngũ hành....
cũng như Bonsai kiểng cổ có 3 dạng chính: trực, hoành và đổ từ đó phân ra nhiều dáng nhỏ khác.
Một đặc điểm quan trọng của cây kiểng cổ là vấn đề đặt tên thế cây. Các thế cây được đặt tên thường theo các điển tích (không theo thế cây) hoặc được đặt tên theo các linh vật ngaỳ xưa mà điển hình là rồng (Long)

có thời gian mình sẽ viết tiếp về các nguyên lý của triết học TQ ứng dụng vào trong cây kiểng cổ
 

bonhe

Quản lý viên
Thưa các Anh, em trong diễn đàn, mình muốn lập chủ đề này để những người có kinh nghiệm đóng góp kiến thức giúp anh em mới chơi phân biệt giữa cây kiểng cổ và cây Bonsai để có thể định hướng tạo cây của mình theo 1 trường phái phù hợp với cây.

Để mở đầu Mình xin mạn phép viết trước mấy lời, mong các Anh em góp ý thêm
Hiện ở Vn có 2 trường phái chính gồm: kiểng cổ và Bonsai
1. Bonsai như chúng ta ai cũng biết xuất xứ từ Nhật bản, đặc điểm của cây Bosai là mô phỏng theo thiên nhiên, thu nhỏ lại trồng trong chậu. một trong những tiêu chí quan trọng của cây Bonsai là còng mô phỏng được giống cây ngoài thiên nhiên chừng nào cây càng có giá trị, sự mô phỏng thể hiện ở tính: Cổ, dáng cây. Dáng chính gồm 3 loại: trực, hoành, đổ từ đó phân ra nhiều dáng khác. Tuy nhiên ở Bonsai cũng còn một số thế khoe rễ, khoe thân và phối đá khác như ôm đá (bám đá), rễ rơm, Jin.

2. Kiểng cổ là các dáng thế do cha ông ta quy định (có thể học theo người Trung Quốc) theo các niêm luật rõ ràng, các niêm luật này áp dụng và tuân thủ theo các trường phái triết học Trung Quốc một cách chặt chẽ, chủ yếu là Nho giáo và Lão giáo, các nguyên lý nhị nguyên, tam tài, ngũ hành....
cũng như Bonsai kiểng cổ có 3 dạng chính: trực, hoành và đổ từ đó phân ra nhiều dáng nhỏ khác.
Một đặc điểm quan trọng của cây kiểng cổ là vấn đề đặt tên thế cây. Các thế cây được đặt tên thường theo các điển tích (không theo thế cây) hoặc được đặt tên theo các linh vật ngaỳ xưa mà điển hình là rồng (Long)

có thời gian mình sẽ viết tiếp về các nguyên lý của triết học TQ ứng dụng vào trong cây kiểng cổ
Chào bạn LongK_Nguyen, đề tài này rất thích thú, vì tôi muốn tìm hiểu về kiểng cổ VN, các nguyên tắc của nó. Tôi rất thích bunjin (literati style). Do đó, có thể kết hợp những tinh hoa của 2 ngành nghệ thuật vào tác phẩm của mình. Nói tóm lại, cây trong chậu thì được gọi là bonsai, nhưng cũng cần theo những nguyên tắc của nó, nhưng nguyên tắc không có nghĩa là mình không thể thay đổi nó. Nhờ bạn viết tiếp về các nguyên lý triết học TQ ứng dụng vào kiểng cổ. Cám ơn bạn nhiều. Bonhe
 

NHAT DUY

Thành viên
những bài viết như thế này sẽ rất bổ ích cho những ng mới tập chơi như mình ,cảm ơn bạn mong rằng sẽ sớm nhận đc những bài tiếp theo
 

hoabmt

Thành viên
Theo tiếng việt thì Cây Cảnh (Cây Kiểng), là cây chỉ dùng để trang trí, để chiêm ngưỡng. Như vậy Bonsai, Jin,.. cũng có thể gọi là Cây Cảnh (Cây Kiểng) được, ta không phân biệt riêng đâu là Cây Cảnh (Cây Kiểng) với cây Bonsai, Jin, ....
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Thưa các Anh, em trong diễn đàn, mình muốn lập chủ đề này để những người có kinh nghiệm đóng góp kiến thức giúp anh em mới chơi phân biệt giữa cây kiểng cổ và cây Bonsai để có thể định hướng tạo cây của mình theo 1 trường phái phù hợp với cây.

Để mở đầu Mình xin mạn phép viết trước mấy lời, mong các Anh em góp ý thêm
Hiện ở Vn có 2 trường phái chính gồm: kiểng cổ và Bonsai
1. Bonsai như chúng ta ai cũng biết xuất xứ từ Nhật bản, đặc điểm của cây Bosai là mô phỏng theo thiên nhiên, thu nhỏ lại trồng trong chậu. một trong những tiêu chí quan trọng của cây Bonsai là còng mô phỏng được giống cây ngoài thiên nhiên chừng nào cây càng có giá trị, sự mô phỏng thể hiện ở tính: Cổ, dáng cây. Dáng chính gồm 3 loại: trực, hoành, đổ từ đó phân ra nhiều dáng khác. Tuy nhiên ở Bonsai cũng còn một số thế khoe rễ, khoe thân và phối đá khác như ôm đá (bám đá), rễ rơm, Jin.

2. Kiểng cổ là các dáng thế do cha ông ta quy định (có thể học theo người Trung Quốc) theo các niêm luật rõ ràng, các niêm luật này áp dụng và tuân thủ theo các trường phái triết học Trung Quốc một cách chặt chẽ, chủ yếu là Nho giáo và Lão giáo, các nguyên lý nhị nguyên, tam tài, ngũ hành....
cũng như Bonsai kiểng cổ có 3 dạng chính: trực, hoành và đổ từ đó phân ra nhiều dáng nhỏ khác.
Một đặc điểm quan trọng của cây kiểng cổ là vấn đề đặt tên thế cây. Các thế cây được đặt tên thường theo các điển tích (không theo thế cây) hoặc được đặt tên theo các linh vật ngaỳ xưa mà điển hình là rồng (Long)

có thời gian mình sẽ viết tiếp về các nguyên lý của triết học TQ ứng dụng vào trong cây kiểng cổ
Hiện nay có thể tạm chia thành ba loại cây cảnh:
- Cây thế (cổ): cây được dựng theo niêm luật chặt chẽ như: Độc trụ kình thiên, Long giáng, Phượng vũ, Hạc lập,...
- Cây Bonsai: là cây tự nhiên thu nhỏ trồng trong bồn (chậu), nếu cây thế cổ được gọi là thơ Đường luật thì Bonsai được ví như thơ mới,...
- Cây độc đáo (quái): ở đây bao gồm những cây độc đáo như: vạn tuế nhiều ngọn,...
Kẻ tập chơi xin được chép ra đây ý kiến của một vài người chơi tổng kết lại để hầu chuyện các bác!
Kính!
 

natureini

Thành viên
Đây chính là minh họa đơn giản nhất và rõ nhất về sự khác biệt. Không cần uốn 3 D, hoàn toàn tự nhiên - nguyên tắc hướng sáng và phân bố các cành hợp lý nhất.





Một nhận xét là: Chúng ta hay chú trọng đến sự phân bố và làm tán xét trong mối quan hệ "hợp lý" giữa tán với thân chính, sự khép tán và mối quan hệ giữa các tán theo đó mà hình thành. Đối với Bonsai ngoài sự phù hợp giữa các tán và thân chính, người làm còn chủ động trong việc phối kết hợp giữa các tán với nhau, tạo tính động cho tác phẩm. Có thể chia nhỏ thành sự phù hợp giữa các cấp tán cùng cấp và khác cấp.

Mình có nhận xét vậy, còn điều kiện, khả năng, trình độ để thực hiện được thì cũng còn dài dài.
 

tungson

Thành viên
Em chép mấy tấm hình trog sách ngưòi ta gọi là "cổ tụ thế" để các bác cùng thảo luận nhé.
 

natureini

Thành viên
Đối với những cây thân trực thẳng tắp ( thẳng đúng cách) trong Bonsai hiếm khi nhìn thấy các cành được uốn bẻ theo kiểu 3D.
Một đường thẳng được tạo từ một đường cong sẽ hợp lý hơn là một đường cong được cố ý tạo nên từ một đường thẳng. :)

Kiểng cổ, kiểng thế ưu điểm nổi bật nhất đó là nó rất chú trọng đến việc thể hiện được chủ đề của tác phẩm ( tình cha con - phụ tử, mẫu tử, long dáng, quần thụ, tam sơn, ngũ phúc ...) Những cái tên đó không gì khác là Chủ đề của tác phẩm.
Trong cả một quá trình, người làm đã cố gắng thao tác và tác động một cách nhiều nhất có thể để đạt được mục tiêu này. Thường dựa trên thao tác kỹ thuật cứng nhắc - những niêm luật.
Như vậy, khác biệt đó chính là yếu tố kỹ thuật: phương pháp, cách thức, công nghệ làm để tạo nên một tác phẩm để thể hiện chủ đề. Nếu cùng một cây phôi ta hoàn toàn có thể làm theo phong cách Bonsai, có thể làm theo kiểng cổ để thể hiện cùng một chủ đề nhưng nhìn chúng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Bonsai thể hiện tự nhiên, một vật phẩm tự nhiên thu nhỏ, được tạo ra thông qua cảm nhận tinh tế của con người đối với tự nhiên, muôn màu muôn vẻ.
Kiểng cổ mang tính hình tượng, một công cụ để giáo dục, thể hiện tính nhân văn ...

Cái quan trọng là bạn thích cái gì hơn !
 

tungson

Thành viên
- Bonsai theo gốc tiếng Nhật về mặt ngữ nghĩa người ta gọi là cây trồng trong chậu, trong bồn. Bon sai có chiều cao khống chế khoảng từ 20-70cm. Thực chất nó là hình ảnh thu nhỏ vào chậu của cổ thụ ngoài thiên nhiên, không ó buộc theo luật lệ nào về số lượng tán, thân, cũng như kiểu dáng thân, gốc, ngọn.... Chơi bonsai là đưa thiên nhiên lại gần cuọc sống con người. Bon sai cần nhấtt là dáng vẻ tự nhiên của toàn cây cảnh.
- Với cây thế (kiểng cổ), ngoài dáng vẻ lâu năm, cây thế còn phải đảm bảo luật về dáng thân, nơi tạo nguyệt, só lượng, vị trí tán cây, dáng gốc, thế ngọn... mõi cây thế dều chứa đựng một hàm ý khác nhau, về nhân cách, tâm hồn. tù từng tính cách , từng sở thích , ước vọng cả người chơi. Thế cây không phải do một ai đặt ra để mọi ngưòi dập khuôn tạo thế cũng chẳng phải một sớm một chiều mà hình thành ***** mọi thế cây.

Thu nhỏ thiên nhiên,
Mang lại gần kề cuộc sống con người.
Mượn thiên nhiên bày tỏ lòng người, nhờ cây thổ lộ
tâm tình, những suy tư , ẩn ý.

Em mạo muội có mấy lời nhận xét, có gì mong các bác cao niên lượng thứ.
 

trunghp

Thành viên
Theo tôi muốn phân biệt được bonsai, và cây kiểng cổ cần phân biệt nguồn gốc xuất phát của các trường phái này. và các định nghĩa: như Cây cảnh, cây thế, cây kiểng cổ, cây hoa, cành hoa, bon sai vv... Có thể nói việc chơi cây cảnh trên thế giới hiện tại nói chung xuất phát từ trung quốc, nhiều bằng chứng cho thấy từ thời nhà Hán, đến nhà Tuỳ, Đường đã chơi cây cảnh. Lúc đó cây thế, cây hoa, cành hoa đều gọi chung là cây cảnh. Sau đó khoảng thế kỷ 13 14 cây cảnh được truyền bá sang Việt Nam, Nhật, Cao ly... tại TQ cây cảnh cũng phát triển theo các trường phái khác nhau như Ôn Châu, Dương Châu...cho đến nay
Người Nhật lúc đó du nhập và phát triển cây cảnh của Trung Quốc thành trường phái của họ trở thành đạo chơi cây (Như trà đạo) đến bây gọi là bonsai mà vẫn được định nghĩa là cây trồng trong chậu, có hình dáng tựa như ngoài thiên nhiên được thu nhỏ lại.
Người Việt Nam du nhập thú chơi cây của người TQ nhưng giai đoạn đó chỉ phát triển trong các nhà quí tộc. bình dân không có điều kiện để chơi cây cảnh. giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn cây cảnh ở nước ta đã phát triển tương đối thịnh ở các phủ, nhà quan lại, quí tộc. Giai đoạn Pháp thuộc cây cảnh đã có mặt khắp đất nước ta. khi đó đã có nhiều cuộc thi về cây cảnh, hoa trên toàn quốc. Cây cảnh đã có nghiêm luật về dáng, thế và đã đặt tên theo các điển tích, linh vật. Trong khánh chiến chống Pháp, chống Mỹ nước ta bị chia cắt hai miền. Miền Nam tiếp tục phát triển và cây cảnh thời Nguyễn trở thành trường phái Cây Kiểng cổ bây giờ. Miền Bắc tập trung vào kháng chiến nhưng vẫn duy trì trường phái cây cảnh thời Nguyễn, bây giờ thường gọi là Cây Thế..
Giai đoạn hội nhập thế giới sau chiến tranh lần II. Cây Bon sai của người nhật phát triển và du nhập sang châu Âu, Mỹ, Úc...được hoan nghiêng và phát triển nhanh chóng tạo thành các trường phái trên thế giới nhưng đa số đều theo trường phái của Nhật mà gọi là Bon sai. Tuy nhiên cũng có sự du nhập của cây Trung Quốc, Hàn quốc, Nam Việt Nam nhưng ảnh hưởng không lớn.
Từ khi nước ta hội nhập trên thế giới các trường phái cây cảnh Trung quốc (cũ và mới), Nhật, châu Âu, Úc... đã phát triển mạnh và ổn định ta mới có điều kiện so sánh cây Thế Cổ ở miền Bắc, cây Kiểng cổ ở miền Nam, và cây bon sai trên thế giới, cây cảnh ở Trung Quốc. Hiện nay trong bối cảnh hoà nhập nhiều người ( nhất là trong diễn đàn này) đang tư duy, làm cây theo kiểu tự nhiên, ảnh hưởng của cây thế cổ, cây kiểng cổ không còn nhiều nữa ( như vườn nhà Bác Chí ta không thấy cây có các nghiêm luật theo lối cũ và không thể gọi tên theo điển tích và linh vật được nữa)
Có một số ý kiến với kiến thức còn hạn chế mong các bác thông cảm - còn các định nghĩa xin được hầu chuyện sau.
 

bonhe

Quản lý viên
Hiện nay có thể tạm chia thành ba loại cây cảnh:
- Cây thế (cổ): cây được dựng theo niêm luật chặt chẽ như: Độc trụ kình thiên, Long giáng, Phượng vũ, Hạc lập,...- Cây Bonsai: là cây tự nhiên thu nhỏ trồng trong bồn (chậu), nếu cây thế cổ được gọi là thơ Đường luật thì Bonsai được ví như thơ mới,...

Kính!

Bạn có thể phân tích rõ hơn về những niêm luật này được không? Cám ơn bạn nhiều. Bonhe
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Bạn có thể phân tích rõ hơn về những niêm luật này được không? Cám ơn bạn nhiều. Bonhe
Bác chịu khó xem trước vài chục thế cổ ở đây, các niêm luật của từng thế ở đó, còn các quy tắc chung nằm ở những trang honglong237 chưa đưa lên. Honglong237 đưa nốt những trang còn lại nhé :D

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=5820

Chính xác là cuốn này có 72 thế cổ, không hiểu sao tái bản lại bị mất 1 số thế :D
 

tieungaogiangho

Thành viên
Ha ha ha
Tớ hỏi mấy ông đây thơ gì
Đường luật, thơ mới hay cổ thi
Tứ tuyệt nhưng nay đà cách điệu
Thế cộng bonsai mới diệu kỳ

okay okay okay chưa.
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Ha ha ha
Tớ hỏi mấy ông đây thơ gì
Đường luật, thơ mới hay cổ thi
Tứ tuyệt nhưng nay đà cách điệu
Thế cộng bonsai mới diệu kỳ

okay okay okay chưa.
Penjing sánh với thể cổ thi
Bonsai lại giống tự do kia
Cảnh cổ thì thuộc dòng Đường luật
Cây thế song thất lục bát kìa

Cây cảnh nghệ thuật dòng lục bát
Kết hợp đông tây kim cổ nghe
Vừa đẹp gieo vần, lại phóng khoáng
Ý tưởng miên man, đẹp lạ kỳ
 

tieungaogiangho

Thành viên
hay hay hay

Chú Thích được cái hiểu ý anh
Như vậy chắc chắn thành Cây Đẹp
Cổ kim kết hợp, linh tinh...dẹp
Thế giới nghiêng mình, "khóc" đồng thanh

cay cay cay
 
Top