Nắng nào tốt?

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Các bác viết dài quá!:D!
Theo em thì: tất cả mọi loại vật nuôi, cây trồng đều cần ánh nắng và nhất là ánh nắng buổi sáng. Còn nắng buối trưa và chiều thì nên tránh được nó thì tốt hơn đấy.
QUOTE]
Chào Nguoithuongxuan, hình như bạn không có tính kiên nhẫn thì phải? ;) Để trở thành một người rành rẽ về nghệ thuật cây cảnh, yếu tố cần phải có là sự kiên nhẫn. Viết ngắn gọn thì quá dễ, đỡ mất thời gian cho người viết (thời giờ là vàng ngọc mà). Có thể là vì méo mó nghề nghiệp (giảng dạy sinh viên), cho nên đã chỉ vẽ, thì phải chỉ cho chót, chứ chỉ nửa vời thì học trò không nhớ lâu được. Trong ngành khoa học, khi nắm được căn bản của một vấn đề nào đó, thì nó sẽ là chìa khóa để mở ra một khoảng không mới. Bởi chính vì thế, tôi đã phải viết dài dòng văn tự với hi vọng là cung cấp những thông tin căn bản, để từ đó người đọc hiểu được tại sao phải làm như vậy như vậy. Bonhe
Bác Bonnhe ơi!
Cảm ơn bác đã đoán mò về tính cách của em!
Em có thể rất kiên nhẫn nếu việc cần thiết phải kiên nhẫn bác ạ! và cũng sẽ khôgn tốn thời gian để kiên nhẫn nếu không cần thiết!
Thưa bác! Qua như bác nói ở trên thì bác là giảng viên Đại họcthì phải, nếu vậy thì quả là bác phải viết dài rồi vì sinh viên hiện nay không có tính TỰ NGHIÊN CỨU thì phải thành ra bác bị bệnh nghề nghiệp là đúng rồi!
Nói bác thông cảm chứ nông dân như chúng em, chân lấm tay bùn như chúng em bác quý bác viết ngắn vào thì bọn em mới nhớ được! Cỡ như cái nhà khoa học của Nông dân hay xuất hiện trên truyền hình ấy, cái ông gì nhỉ! à như là ông Lân Hùng, Lân Dũng gì đấy, hình như là con của Cố GS Nguyễn Lân thì phải. Chúng em chỉ có công thức lắp vào thôi, chứ nói khoa học cũng quý nhưng chẳng biết nói với ai cả. Bác quý bác bảo giúp cho quy trình trồng thôi, em làm theo tắp lự he he! vậy là cũng đã cố gắng hết sức em rồi, chứ bác bảo em những sắc tố, những quang hợp gì gì ấy thì em cũng chẳng biết nó là cái gì cả, những công thức CO2 + H2O ......> C6H12O6 em cũng chẳng biết nó là cái gì nữa! Khổ thân em lắm bác ạ! EM học trường làng, Văn hóa lớp 2 khai lớp 3 chỉ được cái ăn no vác nặng thôi bác thông cảm giúp em nhé!:D
À mà cái nhà bác này cũng thật là văn nghệ ghê! Em thấy trong cái điển tích văng nghệ hay văn học gì đó, các nhà văn nói với nhau là viết dài mới dễ chứ viết ngắn thì khó hơn chứ nhỉ! Ngắn mà ***** ý thì mới khó chứ cái nhà bác này nhể!
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Chất lượng ánh sáng cũng quan trọng cho cây cối. Rất may mắn là hầu hết ánh sáng sóng ngắn (năng lượng cao ---> làm tổn thương cho sinh vật) bị chặn lại bởi tầng ozone, trong khi những màu ánh sáng sóng dài hơn (cần cho quang hợp) đến bề mặt trái đất với số lượng khác nhau tùy theo thời điểm trong ngày. Cũng nên nhắc lại: ánh sáng xanh nước biển có năng lượng cao hơn ánh sáng đỏ nhiều, và cả 2 đều cần cho sự quang hợp. Vào buổi sáng sớm, cũng như chiều tà, sẽ không có nhiều ánh sáng xanh biển, mà hầu hết sẽ là ánh sáng đỏ (điều này dễ nhận thấy khi nhìn lên bầu trời phải không các bạn?). Ngoài ra, khi trời vào đông (winter), ánh sáng xanh biển cũng sẽ không nhiều. Vào buổi trưa, hầu hết sẽ là ánh sáng xanh biển (cũng nhìn lên bầu trời sẽ thấy). Nói chung, khi cây cối không nhận được nhiều ánh sáng xanh biển, thì cây sẽ chậm phát triển. Bonhe
Nói bác bỏ quá cho! Em chỉ tóm tắt thế này thôi!
"Nắng tháng tám, rám trái bòng" cái nằng xiên khoai (nắng về buổi trưa, buổi chiều ý) cẩn thận không cây nó tèo! Em thì em cũng cứ thích kinh nghiệm ngày xưa các cụ dạy thôi bác à!
Hoặc là bứng cây thì búng theo mùa: tháng giêng, tháng hai cắm cán mai cũng sống!
Ai bảo thời tiết không phải nguồn tài nguyên nhỉ?!
 

Ngwabi

Quản Lý Viên
Bác Bonnhe ơi!
Cảm ơn bác đã đoán mò về tính cách của em!
Em có thể rất kiên nhẫn nếu việc cần thiết phải kiên nhẫn bác ạ! và cũng sẽ khôgn tốn thời gian để kiên nhẫn nếu không cần thiết!
Thưa bác! Qua như bác nói ở trên thì bác là giảng viên Đại họcthì phải, nếu vậy thì quả là bác phải viết dài rồi vì sinh viên hiện nay không có tính TỰ NGHIÊN CỨU thì phải thành ra bác bị bệnh nghề nghiệp là đúng rồi!
Nói bác thông cảm chứ nông dân như chúng em, chân lấm tay bùn như chúng em bác quý bác viết ngắn vào thì bọn em mới nhớ được! Cỡ như cái nhà khoa học của Nông dân hay xuất hiện trên truyền hình ấy, cái ông gì nhỉ! à như là ông Lân Hùng, Lân Dũng gì đấy, hình như là con của Cố GS Nguyễn Lân thì phải. Chúng em chỉ có công thức lắp vào thôi, chứ nói khoa học cũng quý nhưng chẳng biết nói với ai cả. Bác quý bác bảo giúp cho quy trình trồng thôi, em làm theo tắp lự he he! vậy là cũng đã cố gắng hết sức em rồi, chứ bác bảo em những sắc tố, những quang hợp gì gì ấy thì em cũng chẳng biết nó là cái gì cả, những công thức CO2 + H2O ......> C6H12O6 em cũng chẳng biết nó là cái gì nữa! Khổ thân em lắm bác ạ! EM học trường làng, Văn hóa lớp 2 khai lớp 3 chỉ được cái ăn no vác nặng thôi bác thông cảm giúp em nhé!:D
À mà cái nhà bác này cũng thật là văn nghệ ghê! Em thấy trong cái điển tích văng nghệ hay văn học gì đó, các nhà văn nói với nhau là viết dài mới dễ chứ viết ngắn thì khó hơn chứ nhỉ! Ngắn mà ***** ý thì mới khó chứ cái nhà bác này nhể!

nói như bạn thì vào diễn đàn chỉ là 1 ảo ảnh không cần học hỏi không viết nhiều nên viết ít lại cho dể hiểu nếu bác không tìm tòi thì cứ theo luộn cũ tôi không bảo các cụ đều xai nhưng nếu mình không tìm tói thì tới bao giờ mình mới hiểu tại sao những nước khác họ lại lên thăm chị hằng rồi và cũng chẳng có chú cuội ngồi gốc cây đa , 1 người họ có ý chia sẻ nếu bác không thích thì không nên nói ra và làm làm mất cuộc vui & những thành ý cũa những thành viên khác .
 

Minh Xuân

Quản lý
Bác Bonnhe ơi!
Cảm ơn bác đã đoán mò về tính cách của em!
Em có thể rất kiên nhẫn nếu việc cần thiết phải kiên nhẫn bác ạ! và cũng sẽ khôgn tốn thời gian để kiên nhẫn nếu không cần thiết!
Thưa bác! Qua như bác nói ở trên thì bác là giảng viên Đại họcthì phải, nếu vậy thì quả là bác phải viết dài rồi vì sinh viên hiện nay không có tính TỰ NGHIÊN CỨU thì phải thành ra bác bị bệnh nghề nghiệp là đúng rồi!
Nói bác thông cảm chứ nông dân như chúng em, chân lấm tay bùn như chúng em bác quý bác viết ngắn vào thì bọn em mới nhớ được! Cỡ như cái nhà khoa học của Nông dân hay xuất hiện trên truyền hình ấy, cái ông gì nhỉ! à như là ông Lân Hùng, Lân Dũng gì đấy, hình như là con của Cố GS Nguyễn Lân thì phải. Chúng em chỉ có công thức lắp vào thôi, chứ nói khoa học cũng quý nhưng chẳng biết nói với ai cả. Bác quý bác bảo giúp cho quy trình trồng thôi, em làm theo tắp lự he he! vậy là cũng đã cố gắng hết sức em rồi, chứ bác bảo em những sắc tố, những quang hợp gì gì ấy thì em cũng chẳng biết nó là cái gì cả, những công thức CO2 + H2O ......> C6H12O6 em cũng chẳng biết nó là cái gì nữa! Khổ thân em lắm bác ạ! EM học trường làng, Văn hóa lớp 2 khai lớp 3 chỉ được cái ăn no vác nặng thôi bác thông cảm giúp em nhé!:D
À mà cái nhà bác này cũng thật là văn nghệ ghê! Em thấy trong cái điển tích văng nghệ hay văn học gì đó, các nhà văn nói với nhau là viết dài mới dễ chứ viết ngắn thì khó hơn chứ nhỉ! Ngắn mà ***** ý thì mới khó chứ cái nhà bác này nhể!
Các bác chẳng nên tranh luận làm gì. Bác bonhe viết dài chắc có ý của mình vì tôi thấy ở những chỗ khác bác bonhe rất nhạy cảm với vấn đề và rất thực tế. Bạn Người Thường Xuân cũng rất kiên nhẫn, chuyên trồng cây thế từ hạt.
Vấn đề là văn viết không dễ, để cho đúng đối tượng, cho người đọc cảm nhận được vấn đề. Không phải ai cũng có thể dễ thành công về nghề viết. Vì thế nếu các bác có hơi dài dòng thì cũng nên thông cảm, cố gắng mà đọc lấy tinh thần chính của bài viết. Và khi được phản hồi ý kiến thì chắc sẽ các bác cũng chỉnh cách trình bày của mình cho anh em dễ hiểu hơn.
Theo tôi thì một vấn đề rộng như tác dụng của nắng với cây cối thì ta nên đi vào nói cụ thể cho những loài, hoặc nhóm cây nhất định thì mới dễ bàn. Ví dụ cụ thể ảnh hưởng nắng cho việc trồng cây và tạo thế. Chứ nếu lan man về cây cối nói chung thì rất vô cùng. Cây hoa có yêu cầu ánh sáng một kiểu, phong lan kiểu khác. Rồi xương rồng, cây mọng nước, .. Cái đúng cho cây này thì lại không hợp với cây khác.
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Các bác chẳng nên tranh luận làm gì. Bác bonhe viết dài chắc có ý của mình vì tôi thấy ở những chỗ khác bác bonhe rất nhạy cảm với vấn đề và rất thực tế. Bạn Người Thường Xuân cũng rất kiên nhẫn, chuyên trồng cây thế từ hạt.
Vấn đề là văn viết không dễ, để cho đúng đối tượng, cho người đọc cảm nhận được vấn đề. Không phải ai cũng có thể dễ thành công về nghề viết. Vì thế nếu các bác có hơi dài dòng thì cũng nên thông cảm, cố gắng mà đọc lấy tinh thần chính của bài viết. Và khi được phản hồi ý kiến thì chắc sẽ các bác cũng chỉnh cách trình bày của mình cho anh em dễ hiểu hơn.
Theo tôi thì một vấn đề rộng như tác dụng của nắng với cây cối thì ta nên đi vào nói cụ thể cho những loài, hoặc nhóm cây nhất định thì mới dễ bàn. Ví dụ cụ thể ảnh hưởng nắng cho việc trồng cây và tạo thế. Chứ nếu lan man về cây cối nói chung thì rất vô cùng. Cây hoa có yêu cầu ánh sáng một kiểu, phong lan kiểu khác. Rồi xương rồng, cây mọng nước, .. Cái đúng cho cây này thì lại không hợp với cây khác.
Vâng! viết như bác thì em xin chấp nhận ngay ạ! Nếu được hầu chuyện bác em xin kính bác một ly ạ!
Trân trọng!
 

bonhe

Quản lý viên
Cũng nên nhắc lại, ánh nắng xanh biển chủ yếu giúp cho cây phát triển thân, lá; trong khi ánh nắng đỏ khi hợp với ánh nắng xanh biển sẽ giúp tạo hoa, trái cây chín. Điều này đã được các nhà khoa học áp dụng để trồng cây trong nhà.
Khi đem sự nhận biết này để áp dụng cho cây trồng ngoài trời, sẽ thấy rằng nắng nào cũng tốt, sáng trưa chiều, đều được cả. Dù sao khi áp dụng, cần phải biết rõ là cây mình trồng chịu đựng được loại nắng nào. Bên Mỹ, các cây được bày bán trong vườn cây, đều mang giấy thông hành, báo cho người muốn mua về tính chịu nắng (nắng cả ngày hay một vài tiếng, nắng trực tiếp hay gián tiếp). Do đó, nếu cây cần nắng nhiều giờ trong ngày mà lại chỉ được nhận ít giờ nắng, thì chắc chắn cây sẽ không khỏe, mà cây không khỏe sẽ dẫn đến bệnh, v.v...; ngược lại, nếu cây không chịu nắng nhiều giờ, mà lại để phơi nắng nhiều quá, thì cây cũng không tốt nốt!
Như đã nói ở trên, vào mùa hè, ánh sáng trời rất nhiều màu xanh biển (năng lượng cao), do đó ở những nơi khô nóng (như nơi tôi ở - khí hậu có thể giống như ở Phan Rang, Bình Thuận?), cây không nên để tiếp xúc với nắng trực tiếp nhiều quá, nắng từ sáng sớm tới khoảng 11 giờ trưa là hoàn hảo. Ở nơi không nóng nhiều vào mùa hè, thì cây có thể nhận nhiều giờ nắng hơn (như đã nói, càng nhiều giờ nắng, cây càng phát triển mạnh). Để nhận biết được khoảng thời gian nào trong ngày tốt cho cây bonsai, thì chỉ có thực nghiệm trong vùng mình ở là tốt nhất. Do đó, nếu các bạn sống trong một vùng nào đó, thì nên lập thành một câu lạc bộ bonsai, và qua đó có thể trao đổi kinh nghiệm tin tức với nhau. Vào mùa lạnh, cây có thể cho nhận nhiều giờ nắng hơn, nếu là loại cây không rụng lá (cây rụng lá, thì phải để cho nó ngủ đông), vì cường độ sáng vào mùa này không nhiều, và ánh sáng xanh biển không có nhiều như mùa hè. Tôi sẽ viết tiếp về những vùng lý tưởng cho cây bonsai, và cách nhận diện được cây nào chịu nắng nhiều. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Sở dĩ tôi liên tục nhắc đến cây bonsai, chứ không phải cây trồng dưới đất, là vì cây trong chậu nhỏ với số lượng đất không nhiều, thì chỉ cần một sự thay đổi nhiệt độ của không khí dù chỉ là nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây (khác với cây trồng trong lòng đất, sẽ có nhiệt độ tại bộ rễ ổn định hơn rất nhiều lần. Chính vì điều này, mà sự lựa chọn nơi để chậu bonsai thật là quan trọng. bởi vậy có nhiều người đã nói rằng việc chăm sóc cho bonsai không phải là dễ. Người chơi bonsai phải đầu tư nhiều thời gian cũng như tiền bạc để có thể có được một collection giá trị. Dù sao, nếu ai không có nhiều thời gian rảnh rỗi (trong đó có tôi ;)) thì cũng có thể chơi bonsai được, nhưng với điều kiện là phải có óc quan sát. Tôi nghĩ điều này cũng rất là quan trọng. Ý tôi muốn nói là, nếu những ngày nào được rảnh rỗi, thì chịu khó tranh thủ ra ngoài vườn và để ý hướng nắng. Chỉ cần mỗi tuần, chịu khó để ý hướng nắng, thì sau một năm, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra được nơi nào trong vườn là nơi tốt nhất cho cây bonsai của mình. Dĩ nhiên, tùy theo loại cây, mà nhu cầu nắng sẽ khác nhau (rất tiếc là tôi không rành các loại cây ở VN, nên không thể cung cấp thông tin được!). Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Từ đầu tới giờ, chỉ bàn về ánh nắng trực tiếp. Những nơi mà ánh nắng trực tiếp quá mạnh cho cây bonsai, thí dụ như ở hướng Nam của nhà, nơi mà nhận nắng trưa vào mùa xuân, hè, và nhận nắng cả ngày vào những mùa khác, thì chúng ta có thể xử dụng những phương tiện như: lưới che (không biết bên VN có không? bên này có bán lưới chuyên dùng cho các nhà vườn để che bớt nắng vào mùa hè), cây lớn trồng trong vườn (dùng bóng râm của cây để làm giảm cường độ nắng- tôi dùng cách này vì nếu dùng lưới che thì làm mất thẩm mỹ của khu vườn- những cây mới sang chậu hoặc là mới được ghép cành cần phải để trong chỗ mát, và đây là nơi lý tưởng). Bonhe
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Lưới chống nắng thì ở VN dùng nhiều rồi bác ạ :D Nếu đánh cây to mà không có lưới thì mất tiền là cái chắc :D

Đọc lại bài của bác từ đầu đến giờ, em thấy rất hữu ích cho những người mở nhà vườn kinh doanh cây cảnh, hoặc những gia đình khá giả, phần đất sân vườn chỉ để trồng hoa và cây cảnh. Tuy nhiên, điều này ít hữu ích với đa số những người như em ở chỗ:

+ Nếu có chút vườn cũng rất nhỏ, chỉ đủ để đặt vài cây, thậm chí phải chơi trên ban công, sân thượng ... thì không có nhiều sự lựa chọn về hướng cho cây;

+ Nếu gia đình ở quê, thường phải kết hợp với trồng cây ăn quả, hoặc có 1 số cây cổ thụ truyền nhiều đời không được chặt đi ... nên sự lựa chọn;

Nếu được, em mong bác chỉ giáo về những kiến thức chung như vầy:

+ Tập tính ưa nắng, gió của 1 số loài cây cảnh phổ biến;

+ Khả năng chịu bóng, thời gian tối đa đưa cây vào chỗ ít nắng rồi lại phải đưa ra chỗ nhiều nắng;

+ Một số kinh nghiệm thực tế chơi cây trong điều kiện diện tích hạn chế.

Em nghĩ như vậy, mọi người sẽ cảm thấy hữu ích và thiết thực hơn rất nhiều

Trân trọng!
 

vuongcc

Thành viên
E hèm!:D:D:D Đề tài nắng của bạn: bonhe không ngờ lại sôi nổi ghê he! mình cứ tưởng "NẮng mưa là chuyện của trời...";"Cây xanh cây tốt là chuyện của người yêu cây".
Nắng cung cấp năng lượng sống cho cây nói riêng và sinh vật sống nói chung. Chính vì vậy nắng là điều kiện cần và đủ cho sự sống. Nhưng nắng nhiều quá cũng không tốt, chính vậy bạn: lydainghia có câu:
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi lydainghia
Mưa mới tốt, cây mới phát triển tốt như dân ta có câu: "Không sợ khó, Không sợ khổ, Chỉ sợ KHÔ".
-------------
Ngòai nắng ra mưa cũng là điều kiện cần và đủ cho sự sống nói chung và cây nói riêng có phải không các bạn? vì mưa cung cấp nguồn dinh dưỡng, khoáng chất cho cây. Nhưng mưa nhiều quá cũng không tốt. Chính vì vậy mình lại thích câu nói của bạn:pqm
Trích dẫn:
Nguyên văn bởi pqm
: "Không sợ mệt, không sợ mỏi, chỉ sợ mềm."
-----------------
Chính vì chủ đề này: Cần mưa thuận gió hoà nhân dân ta mới có câu:
"Sáng nắng, chiều mưa, trưa gió nhẹ".
Như thế này những người yêu cây như chúng ta cũng chẳng cần căng lưới đen để giảm bớt ánh nắng & cũng chẳng cần "vắt đất ra nước thay trời làm mưa" có phỉ không mọi người?
Và tôi tin rằng tất cả mọi người chúng ta ai cũng đều yêu thích một Hán Việt bất hủ sau:
"Thiên địa nhân uân vạn vật hoá vần
Nam nữ cấu tinh vạn vật hoá sinh"

Dù có nói gì đi chăng nữa nhưng chúng ta phải thừ nhận rằng chụp ảnh cây cảnh nói riêng và chụp ảnh phong cảnh nói chung thì chụp lúc trời nắng là rất đẹp có đúng không bạn bonhe?:D:D:D
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Chào TDT, chú lại muốn xỏ xiên anh rồi phải không? :p anh viết bài này với mong mỏi là các bạn hiểu được tầm quan trọng của ánh nắng với cây trồng. Bởi vậy, đã viết dài dòng vì phải đưa ra một số lý thuyết với hy vọng là các bạn nắm được rồi áp dụng cho hoàn cảnh riêng của mình.

Anh muốn tóm lại thế này: không có nắng nào gọi là không tốt cả. Chỉ có điều, áp dụng nó thì tùy loại cây trồng. Như đã nói từ đầu, tôi không sống ở VN cho nên không thể cho các bạn lời khuyên là cây nào ưa nắng, gió; xin nhắc lại, chỉ có các bạn đang sống ở VN mới có thể cho lời khuyên về vấn đề này thôi. Tôi tha thiết mong là bạn nào có tấm lòng, hãy cởi mở kiến thức của mình ra cho các bạn đang cần đến.

TDT nói về khả năng chịu bóng râm của cây? Theo sinh lý cây trồng, cây cần phải có nắng để giúp cho sự quang hợp. Nếu cây không được nhận ánh sáng trực tiếp, thì sẽ dẫn đến suy yếu, có thể dẫn đến tử vong. Khi tôi mới bắt đầu chơi bonsai, mua 2 cây được quảng cáo là chỉ trồng trong nhà (indoor), thế là cứ để trong nhà, vài tháng sau, 2 cây đều chết cả! Đây là một vấn nạn ở bên Mỹ! Ở một số siêu thị, hoặc chợ có bày bán cây bonsai (instant bonsai) mà hầu hết các labels đều nói là cây để trồng trong nhà. Nhiều người bắt đầu thích bonsai, thấy vậy mua về, và cứ theo thế mà làm, sau vài tháng cây chết, thế là họ nghĩ là bonsai khó trồng quá, và đành bỏ thú vui này. Có một số cây có thể sống thoải mái trong nhà dưới điều kiện ánh sáng tán xạ (nhưng dĩ nhiên nếu những cây này đựoc để ngoài nắng thì sẽ phát triển mạnh hơn nhiều). Hầu hết các cây phải có ánh nắng trực tiếp. Nếu muốn đưa cây vào trong nhà để triển lãm, hay trưng bày cho đẹp nhà, thì chỉ nên để một vài ngày thôi. Thầy Nhật của tôi một lần có hỏi tôi là con có biết tại sao bên Nhật, các show bonsai lớn hầu hết diễn ra vào mùa đông không? Lý do: vào mùa đông, cây cối nghỉ đông hoặc là sự chuyển hóa cây giảm đến mức thấp nhất, do đó, chúng không cần ánh nắng như vào các mùa khác, do đó có thể đem chúng vào trong nhà thoải mái mà không sợ.

TDT có hỏi kinh nghiệm trong hoàn cảnh diện tích trồng cây bị hạn chế? Tôi luôn mong là phải chi vườn của mình lớn hơn để cây trồng có thể thoải mái hơn. Dù sao, liệu cơm gắm mắm vậy ;). Như đã nói, hầu hết cây của tôi được để bên hướng đông của nhà. Do đó phải biết cách sắp xếp vị trí cây cho hợp lý, kẻo không cây cao lại che nắng của cây thấp hơn. Phải chú ý đến hướng nắng, hướng di chuyển của ông mặt trời.
-Cây cao lớn thì để ở phía sau, cây thấp bé thì để ở phía trước so với hướng nắng.
-Cây không chịu nhiều nắng thì để phía sau hoặc để dưới cây cao.
Dù sao như đã trình bày, nắng nào cũng tốt cả trong một điều kiện nào đó, cho nên nếu sân vườn không cho phép, thì có thể xử dụng bất cứ khoảng không nào mà cây có thể nhận nắng (có còn hơn không). Nói thí dụ, nếu chỉ có thể trồng cây ở hướng Nam và Tây, trong mùa hè, thì chắc chắn là cây sẽ chịu rất nhiều stress từ sức nóng của mặt trời, có một số cách để làm giảm stress cho cây trong chậu:
-dùng lưới che nắng.
-để chậu cây dưới tán của cây lớn trong vườn
-dùng khăn màu trắng để che phủ chậu và mặt đất của chậu
-bên này tôi dùng granulated Humic acid trộn trong đất trồng (tôi nghĩ là các bạn không nên dùng humic acid vì đất ở VN nhiều phèn chua quá rồi phải không?
-dùng nhiều chất hữu cơ cho đất trồng (cũng không cần điều này tại VN, vì tôi thấy các bạn dùng quá nhiều đất thịt rồi)

Câu hỏi: có khi nào các bạn nghĩ tới việc trồng cây trong khoảng không gian không? Bạn tôi ở đây có lần cho tôi biết ý nghĩ của bạn ấy là: làm một giàn cây với những chậu bonsai được treo lơ lững trên không. Điều này có thể ứng dụng cho những ai không có đủ mặt bằng để trồng cây, giống như những đường cao tốc trên không vậy.

Tôi sẽ trình bày tiếp về cách nhận diện cây nào chịu được nắng gió trong bài viết tiếp. Nhắc lại, tôi sẽ chỉ trình bày nguyên tắc thôi, còn thực tế, thì các bạn tại VN phải có trách nhiệm nhận định. Hy vọng đây là điều công bằng phải không? :rolleyes: Bonhe
Chết, bác hiểu vậy thì chết em chửa :D:D:D Thực ra vấn đề cần thiết thì ai cũng hiểu, nhưng nhiều khi cái khó nó bó cái khôn. Nếu đất đai rộng như châu Úc thì cứ việc đặt 10m 1 cây, che nắng vào khỏi nói. Nhưng đa số anh em trong Diễn đàn cần thêm 1 số điều thiết thực, cụ thể hơn chút nữa :D

Ví dụ như vấn đề giới hạn chịu bóng của các loại cây và những ảnh hưởng nếu thiếu nắng chẳng hạn. Còn trong câu chuyện của bác về mua cây bên Mẽo, em nghĩ mấy bác VN nhà ta dại, bán cây sanh vứt đâu chả sống. Mấy ông Mẽo to đầu mà khôn, bán xong chết, muốn chơi lại mua, họ lại bán được :D

Đùa tí thôi, thực tế nhiều khi nó bó buộc. Bác nào có khúc mắc gì đưa lên, bác Bonhe giải đáp 1 thể nhé :D
 

bonhe

Quản lý viên
Dù có nói gì đi chăng nữa nhưng chúng ta phải thừ nhận rằng chụp ảnh cây cảnh nói riêng và chụp ảnh phong cảnh nói chung thì chụp lúc trời ắng là rất đẹp có đúng không bạn bonhe?:D:D:D
Chụp hình lúc trời nắng là luôn có màu sắc, độ rõ nét, nhưng chưa chắc có hình đẹp đâu bạn :p Bonhe
 

Truly Bonsai

Thành viên
Chúng ta thường quan tâm tới nắng khi mới đặt cây xuống đất.Nắng để làm gì rất ít người nghĩ đến...Nên rất cảm ơn bác Bonhe đưa ra ý tưởng và cách thức cho mọi người chiêm nghiệm và suy ngẫm.Riêng tôi cảm nhận nắng làm cho bộ rễ ở bên nắng chiếu nhiều sẽ phát triển khỏe hơn và đẹp hơn.
 

bonhe

Quản lý viên
.Riêng tôi cảm nhận nắng làm cho bộ rễ ở bên nắng chiếu nhiều sẽ phát triển khỏe hơn và đẹp hơn.
Chào bạn Truly Bonsai, bạn có nhận xét rất hay. Không biết các bạn có biết là: cây trên mặt đất có cành dạng như thế nào, thì ở dưới mặt đất, bộ rễ cũng sẽ có dạng giống như vậy! Bộ rễ là sự phản chiếu của các cành nhánh của cây, xem mặt đất như là mặt kính phản chiếu vậy. Do đó, khi cây chỉ nhận nắng từ một phía, thì từ từ các cành tán lá có khuynh hướng hướng về nơi có ánh nắng, và điều này cũng dẫn đến là bộ rễ cũng phát triển cùng hướng với cành tán lá. Do đó, nếu muốn bộ rễ phát triển đẹp theo tất cả mọi hướng (một bộ rễ lý tưởng cho bonsai), thì cứ cách vài tuần, các bạn nhớ xoay chậu bonsai một lần, mục đích để cho tất cả các mặt được nhận nắng đồng đều. Bonhe
 

haiau58

Thành viên
ôi; đất, nước,nắng,gió, quá rườm rà,mổi thành viên trong diển đàn,nếu muốn nắm rõ về vấn đề nầy.
tìm mua các loại sách nói về kỹ thuật,đất,nước,nắng,gió trong kỹ thuật nuôi trồng bon sai cây cảnh.
đang bán tại các siêu thị sách
 

ongdo

Thành viên
Bạn Haiau58 thân mến!Những gì bác Bonnhe đã chia sẻ theo mình đều rất thiết thực và bổ ích.Nói theo cách của bạn thì mình nghĩ bạn (có thể bây giờ và trước đây) và sau này là con cái của bạn cũng chẳng cần đến trường học làm gì,vì sách giáo khoa,sách tham khảo...ti tỷ sách bán đầy tại các nhà sách,mua về mà đọc thôi.Mong bạn suy nghĩ kĩ trước khi viết bài vì mình nghĩ chính những bài mà theo bạn là "quá rườm rà",là không cần thiết vì trong sách có cả rùi ấy lại có lúc cần cho chính bạn đấy.Thân!:)
 

bonhe

Quản lý viên
Sáng nay ra trước nhà, nắng tốt, thấy mấy cây hoa lê lá đã và đang đổi màu, quá đẹp nên lấy máy hình ra chụp, để cho thấy là hướng nhà ảnh hưởng như thế nào với cây trồng. Nhà tôi nhìn về hướng Nam, do đó vườn trước nhà luôn nhận nắng quanh năm; trong khi nhà đối diện với nhà tôi nhìn về hướng Bắc, do đó không nhận nhiều nắng và dĩ nhiên sẽ lạnh hơn. Do đó, khi các cây lê của các nhà đối diện đã đổi màu cách đây cả tháng và lá rụng gần hết, thì phía bên nhà tôi mới bắt đầu đổi màu lá cách đây khoảng 10 ngày, và như trong hình, nhiều lá vẫn còn màu xanh. Bonhe


Cây hoa lê ở khu nhà hướng bắc



Cây hoa lê nhà tôi

 

vuquocdung

Thành viên
sáng nay ra trước nhà, nắng tốt, thấy mấy cây hoa lê lá đã và đang đổi màu, quá đẹp nên lấy máy hình ra chụp, để cho thấy là hướng nhà ảnh hưởng như thế nào với cây trồng. Nhà tôi nhìn về hướng nam, do đó vườn trước nhà luôn nhận nắng quanh năm; trong khi nhà đối diện với nhà tôi nhìn về hướng bắc, do đó không nhận nhiều nắng và dĩ nhiên sẽ lạnh hơn. Do đó, khi các cây lê của các nhà đối diện đã đổi màu cách đây cả tháng và lá rụng gần hết, thì phía bên nhà tôi mới bắt đầu đổi màu lá cách đây khoảng 10 ngày, và như trong hình, nhiều lá vẫn còn màu xanh. Bonhe


cây hoa lê ở khu nhà hướng bắc



cây hoa lê nhà tôi

hình đẹp quá, thanks bác bonhe về nắng:d
 
Top