Một số tác phẩm trưng bày tại Tao đàn 2017

bonsai_vietnam

Thành viên tích cực
Nếu đi theo hướng này, 20-30 năm nữa Việt Nam không phải nhập Bonsai nữa và có thể xuất khẩu được
 

newcomer!!!

Moderator
Hình ảnh rất đẹp, người Việt mình luôn có xu hướng dễ dàng chấp nhận cái mới nhưng sau đó cũng rất nhanh chóng bảo thủ trở lại. Chính điều này làm cho mọi thứ rất vụn vặt và không thể tạo ra hay định hình một cái gì đó lâu dài....
 

vanflorida

Thành viên
Cảm ơn anh Sáu chia sẻ những hình ảnh. Bonsai VN đã có những bước tăng tốc vượt bậc trong những năm gần đây, sẽ có những cây giá trị tầm đẳng quốc tế trong thời gian tới. Bonsai là cụm từ của cây và chậu, cây đã khởi sắc nhưng chậu có vẻ còn mờ mịt quá. Trong các hình anh Sáu đăng, chẳng có cái chậu nào mình cảm thấy tương xứng hài hòa cho các tác phẩm đã trở thành giá trị; tĩ mỹ về cây nhưng lại lơ là về chậu, một tì dầu dừa hay dầu thực vật chùi bóng chậu trong vài phút hình như cũng chẳng ai để ý. Các cây chưng bày ở Nhật và phương Tây nếu mắc phải những lỗi nhỏ như vậy họ trừ điểm ngay vì thiếu tính kỹ càng. VN có dư khả năng về thẫm mỹ và kỹ thuật tạo ra các chậu tương xứng với cây, có điều người chơi cây bỏ tiền tĩ mua trâu nhưng không nghĩ đến sắm cái cày tương xứng với sức của trâu. Chừng nào bồn được hiểu là một nữa của Bồn-Tài, các nghệ nhân làm chậu có thể kiếm sống được với nghề kiến thiết chậu và làm đôn, lúc ấy Bonsai VN sẽ rộ sắc ngang hàng tương xứng với các cây xứ người.
 

uha

Thành viên
Đây là phong cách và văn hóa chơi cây của người Việt trong nước. Mà đã là văn hóa thì chúng ta cần phải tôn trọng cho dù thích hay không, không ai bắt phải theo Nhật cả. Chẳng hạn như ở miền nam California có một số hội chơi toàn cây bách Cali (California Juniper), vào một dịp triển lãm có vị khách Nhật ghé thăm và buôn lời bình luận rằng cây đẹp chậu đẹp đôn đẹp nhưng lại thiếu tánh thẩm mỹ vì đã không chịu bỏ rêu trên mặt chậu. Một lão niên trong hội cầm lòng không được đành lên tiếng "xin ngài thông cảm vì loài này mọc ở sa mạc, nơi đó khô hạn quanh năm nên chúng tôi chẳng tìm đâu ra rêu để đắp mặt chậu cho ngài ngắm"

Cám ơn anh Sáu đã chia sẻ, phiền anh cho biết những cây trên là cây nhập hay cây người mình nuôi trồng ra?
 

bonsai_vietnam

Thành viên tích cực
nhập từ đài loan Anh.
==================================
Cảm ơn anh Sáu chia sẻ những hình ảnh. Bonsai VN đã có những bước tăng tốc vượt bậc trong những năm gần đây, sẽ có những cây giá trị tầm đẳng quốc tế trong thời gian tới. Bonsai là cụm từ của cây và chậu, cây đã khởi sắc nhưng chậu có vẻ còn mờ mịt quá. Trong các hình anh Sáu đăng, chẳng có cái chậu nào mình cảm thấy tương xứng hài hòa cho các tác phẩm đã trở thành giá trị; tĩ mỹ về cây nhưng lại lơ là về chậu, một tì dầu dừa hay dầu thực vật chùi bóng chậu trong vài phút hình như cũng chẳng ai để ý. Các cây chưng bày ở Nhật và phương Tây nếu mắc phải những lỗi nhỏ như vậy họ trừ điểm ngay vì thiếu tính kỹ càng. VN có dư khả năng về thẫm mỹ và kỹ thuật tạo ra các chậu tương xứng với cây, có điều người chơi cây bỏ tiền tĩ mua trâu nhưng không nghĩ đến sắm cái cày tương xứng với sức của trâu. Chừng nào bồn được hiểu là một nữa của Bồn-Tài, các nghệ nhân làm chậu có thể kiếm sống được với nghề kiến thiết chậu và làm đôn, lúc ấy Bonsai VN sẽ rộ sắc ngang hàng tương xứng với các cây xứ người.
Những cây dự thi (Trưng bày trong khu dự thi) Cũng được chuẩn bị tốt lắm Anh. Còn khu của Cty Em là khu gian hàng trưng bày riêng.
 
Last edited:

lyvc

Thành viên
Sao VNT không mang trưng bày những cây của nghệ nhân ở VNT làm? Toàn hàng ngoại nhập thế!
 

vanflorida

Thành viên
nhập từ đài loan Anh.
==================================


Những cây dự thi (Trưng bày trong khu dự thi) Cũng được chuẩn bị tốt lắm Anh. Còn khu của Cty Em là khu gian hàng trưng bày riêng.

Sao VNT không mang trưng bày những cây của nghệ nhân ở VNT làm? Toàn hàng ngoại nhập thế!
Cảm ơn anh Sáu và anh Lý! Lý do mình nêu vấn đề là anh em VN chúng ta nên tự sức tự cường, bàn tay của TQ hình như lúc nào cũng lởn vởn bên sau mọi thứ chúng ta đang làm. Nhìn những cái chậu làm từ TQ mình thấy thương các anh em đang bỏ mồ hôi công sức phô diển không những về vẻ đẹp nhưng còn là một ý chí tự lập tinh thần quốc gia bên trong. Anh Đổ Bình, anh Decera và còn biết bao nhiêu người khác theo đuổi niềm đam mê bằng nghề đúc chậu đã bao nhiêu năm rồi đấy, họ có đủ khả năng thiết kế riêng từng cái châu sao cho phù hợp từng cây chứ không cần phài mua các thứ làm đại tràng từ TQ. Bạn Thiên Hải có làm cho anh Uha mấy con dao cạo, chất lượng thép và dập ăn đứt hàng TQ đấy, bạn ấy có thể làm ra cả kềm cạp Bonsai. Hay như anh Uha nêu, đã là tục lệ nên bụt nhà không thiên, Hải vẫn phải đi làm thợ điện kiếm sống và anh Bình anh Decera và các nghệ nhân khác đành phải thoi thóp qua ngày vậy.
 

uha

Thành viên
Hôm nay cuối tuần, ngoài trời đang mưa được rảnh vậy xin phép tám chuyện vui chút.

Chơi có bạn bán có phường, chuyện đời là vậy. Chơi cây là tìm cái vui cái thú để rồi trao đổi với bạn bè, làm cho cuộc sống thêm thanh thản và phong phú chứ đâu phải chuyện giầu có hay danh vọng gì. Ấy vậy mà cũng lắm chuyện, mà tất cả cũng vì sự hơn thua ghen ghét làm cho cuộc chơi không còn thoải mãi mất đi sự đồng điệu và giá trị từ ban đầu.

Này nhé, khoảng 10 năm đổ về trước vào thời điểm bấy giờ nền bonsai của Mỹ có chút phát triển nhưng không mỹ mãn vì nguồn kiến thức và nhân lực (nghệ nhân) không đồng kiến với nhau. Thế hệ già (tức là những người có sự ảnh hưởng bởi John Naka) vặt một rằn răn giới giai cấp, thế hệ trẻ (du học từ Nhật về) tự cho mình là chánh thống nên cả hai ai cũng cho mình là hay là đúng. Mãi cho tới về sau có một anh chàng trẻ người Thái tên Boon học từ Nhật về cố thay đổi nhưng vất vả mấy năm đầu cũng không đi tới đâu. Cuối cùng ả đã đóng cửa chơi một mình, mở lớp dạy học trò và chỉ chơi với học trò.

Nói về tài của anh chàng Boon này thì chẳng có gì xuất sắc cả. Làm cây khai thác (yamadori) thì không bằng Ryan Niel, đi kẽm thì không đẹp bằng Bjohn, tế nhị thì không bằng David Nguy ấy vậy mà hoc trò thì đủ mọi tầng lớp ngoài xã hội; nào là tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, luật sư cho đến cả người lao công quét dọn... đều kính nể người thầy và rải rác nhiều trên mọi tiểu bang của Mỹ.

Chàng Boon đã lập ra hội bonsai của riêng mình đặt tên là BIB (Bay Island Bonsai), và chỉ nhận hội viên nếu là hoc trò của chàng, và nếu muốn học với Boon thì phải vô hội BIB... như vậy thì không phải là đóng của chơi cây một mình hay sao. Hội BIB mỗi năm đều có triển lãm một lần, tuy số lượng cây không bằng GSBF (một hội bonsai lớn nhất của Mỹ) nhưng chất lượng thì hơn hẳn. Một vài quy luật tiểu biểu triển lãm của BIB là không chưng bầy cây nhập, tất cả đều phải được nuôi trồng và huấn luyện tại Mỹ. Cây không đạt tiêu chuẩn không được thi; tiêu chuẩn chậu (chậu chất lượng), tiêu chuẩn trưng bày (đôn, tranh liểng, cây phụ cảnh), tiêu chuẩn thẩm mỹ (vệ sinh cây, vệ sinh chậu, về sinh rêu). Và cuối cùng, người dự thi không có kiến thức không được thi; kiến thức chấm điểm của giám khảo, kiến thức bình luận.

Tất cả học trò của Boon sẽ được đào tạo một khóa chuẩn bị và dự thi triển lãm. Từ cách chẩm điểm và phê điểm của giám khảo, làm thế nào để đạt điểm tiểu biểu. Học cách tự làm giám khảo để chấp nhận người khác chấm điểm mình. Đây là những môn học ngoài giờ (extra) trừ những giờ nuôi trồng, tạo dáng, chăm sóc...v.v.

Và 10 năm đổ lại đây phong trào bonsai đã lớn mạnh nhờ những học trò rải rác khắc nơi này. Họ đã đóng góp và phổ biến thêm. Có những người đã là giám khảo của những cuộc triển lãm lớn, có những người đã thầy, là giảng viên, là những nhà vườn lớn. Tất cả họ đều duy trì một tinh thần tôn trọng lẫn nhau và đồng nhất với nhau. Vì họ có cùng một kiến thức với nhau.

Hôm nay mình đưa tên tuổi của Boon ra không để chuộc lợi gì và mình cũng chẳng phải là học viên của BIB... có chăng đi nữa thì chỉ là người hàng xóm có đôi khi tám chuyện qua lại. Nhưng điểm mình muốn nói ở đây rằng....

Rằng Việt Nam chúng ta có rất nhiều nghệ nhân tài danh, làm cây rất đẹp. Nhưng Việt Nam ta chưa có một người thầy có thực tài. Thực tài ở đây là làm và nói đồng bộ với nhau. Để cấy vô học trò những kiến thức căn bản. Vì ngay cả một kiến thức căn bản cũng không có thì làm sao tôn trọng và đồng nhất với nhau được. Này nhé, tôi cảm thấy tôi làm như vầy sẽ đẹp và tôi mang cây tôi đi thi nhưng ông không chấm cây tôi đạt điểm vì ông không có kiến thức hoặc ông thiên vị. Và kiến thức của tôi cao hơn ông vì tôi giỏi hơn ông.

Chỉ là vài cái nhìn tổng quát từ người ngoài cuộc, xin đừng đặt nặng vất đề. Chúc một cuối tuần vui vẻ.
 

mrhuynh482

Thành viên tích cực
Hôm nay cuối tuần, ngoài trời đang mưa được rảnh vậy xin phép tám chuyện vui chút.

Chơi có bạn bán có phường, chuyện đời là vậy. Chơi cây là tìm cái vui cái thú để rồi trao đổi với bạn bè, làm cho cuộc sống thêm thanh thản và phong phú chứ đâu phải chuyện giầu có hay danh vọng gì. Ấy vậy mà cũng lắm chuyện, mà tất cả cũng vì sự hơn thua ghen ghét làm cho cuộc chơi không còn thoải mãi mất đi sự đồng điệu và giá trị từ ban đầu.

Này nhé, khoảng 10 năm đổ về trước vào thời điểm bấy giờ nền bonsai của Mỹ có chút phát triển nhưng không mỹ mãn vì nguồn kiến thức và nhân lực (nghệ nhân) không đồng kiến với nhau. Thế hệ già (tức là những người có sự ảnh hưởng bởi John Naka) vặt một rằn răn giới giai cấp, thế hệ trẻ (du học từ Nhật về) tự cho mình là chánh thống nên cả hai ai cũng cho mình là hay là đúng. Mãi cho tới về sau có một anh chàng trẻ người Thái tên Boon học từ Nhật về cố thay đổi nhưng vất vả mấy năm đầu cũng không đi tới đâu. Cuối cùng ả đã đóng cửa chơi một mình, mở lớp dạy học trò và chỉ chơi với học trò.

Nói về tài của anh chàng Boon này thì chẳng có gì xuất sắc cả. Làm cây khai thác (yamadori) thì không bằng Ryan Niel, đi kẽm thì không đẹp bằng Bjohn, tế nhị thì không bằng David Nguy ấy vậy mà hoc trò thì đủ mọi tầng lớp ngoài xã hội; nào là tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, luật sư cho đến cả người lao công quét dọn... đều kính nể người thầy và rải rác nhiều trên mọi tiểu bang của Mỹ.

Chàng Boon đã lập ra hội bonsai của riêng mình đặt tên là BIB (Bay Island Bonsai), và chỉ nhận hội viên nếu là hoc trò của chàng, và nếu muốn học với Boon thì phải vô hội BIB... như vậy thì không phải là đóng của chơi cây một mình hay sao. Hội BIB mỗi năm đều có triển lãm một lần, tuy số lượng cây không bằng GSBF (một hội bonsai lớn nhất của Mỹ) nhưng chất lượng thì hơn hẳn. Một vài quy luật tiểu biểu triển lãm của BIB là không chưng bầy cây nhập, tất cả đều phải được nuôi trồng và huấn luyện tại Mỹ. Cây không đạt tiêu chuẩn không được thi; tiêu chuẩn chậu (chậu chất lượng), tiêu chuẩn trưng bày (đôn, tranh liểng, cây phụ cảnh), tiêu chuẩn thẩm mỹ (vệ sinh cây, vệ sinh chậu, về sinh rêu). Và cuối cùng, người dự thi không có kiến thức không được thi; kiến thức chấm điểm của giám khảo, kiến thức bình luận.

Tất cả học trò của Boon sẽ được đào tạo một khóa chuẩn bị và dự thi triển lãm. Từ cách chẩm điểm và phê điểm của giám khảo, làm thế nào để đạt điểm tiểu biểu. Học cách tự làm giám khảo để chấp nhận người khác chấm điểm mình. Đây là những môn học ngoài giờ (extra) trừ những giờ nuôi trồng, tạo dáng, chăm sóc...v.v.

Và 10 năm đổ lại đây phong trào bonsai đã lớn mạnh nhờ những học trò rải rác khắc nơi này. Họ đã đóng góp và phổ biến thêm. Có những người đã là giám khảo của những cuộc triển lãm lớn, có những người đã thầy, là giảng viên, là những nhà vườn lớn. Tất cả họ đều duy trì một tinh thần tôn trọng lẫn nhau và đồng nhất với nhau. Vì họ có cùng một kiến thức với nhau.

Hôm nay mình đưa tên tuổi của Boon ra không để chuộc lợi gì và mình cũng chẳng phải là học viên của BIB... có chăng đi nữa thì chỉ là người hàng xóm có đôi khi tám chuyện qua lại. Nhưng điểm mình muốn nói ở đây rằng....

Rằng Việt Nam chúng ta có rất nhiều nghệ nhân tài danh, làm cây rất đẹp. Nhưng Việt Nam ta chưa có một người thầy có thực tài. Thực tài ở đây là làm và nói đồng bộ với nhau. Để cấy vô học trò những kiến thức căn bản. Vì ngay cả một kiến thức căn bản cũng không có thì làm sao tôn trọng và đồng nhất với nhau được. Này nhé, tôi cảm thấy tôi làm như vầy sẽ đẹp và tôi mang cây tôi đi thi nhưng ông không chấm cây tôi đạt điểm vì ông không có kiến thức hoặc ông thiên vị. Và kiến thức của tôi cao hơn ông vì tôi giỏi hơn ông.

Chỉ là vài cái nhìn tổng quát từ người ngoài cuộc, xin đừng đặt nặng vất đề. Chúc một cuối tuần vui vẻ.
Tôi thích anh!
 
Top