King nhiệm về cây duyên tùng (tùng cối)

dungkhiem

Thành viên
Chào các bạn, đối với cây duyên tùng (tùng cối) thì kinh nghiệm về cây này mình không biết nhiều nên hôm nay lập topic này rất mong các bạn, các nghệ nhân có kinh nghiệm cùng nhau chia sẻ những điều chưa biết về cây duyên tùng như: kỷ thuật bứng cây, chăm sóc cây, trồng, uốn chi, nhân giống.
Sau đây mình xin nói sơ lược về cây duyên tùng:
[/url][/IMG]
Đặc điểm của cây tùng là thân màu vàng nâu, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẽo. Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bun ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bun ra thành 5 lá nhỏ. Theo mình thì có thể nói lá cây duyên tùng là rất nhỏ so với những cây kiểng thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không trái nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…..
À mà quên nữa, hình như cây tùng tượng trưng cho người quân tử phải không các bạn? Thế sao chúng ta không chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau để phát triển cây thuộc phái mình. Từ lâu lắm đa phần những người đi trước tòan chơi cây của phái yếu (mai, cúc, lan, liễu …) hay cây của nhà phật, đình, chùa( sanh, đề, si, sộp …)
Rất mong đượïc các bạn quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm để chúng ta hiểu thêm về cây này.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Kính mời các tiền bối, nghệ nhân,chuyên gia, ACE tâm huyết về Tùng.
Hãy: chia sẻ kinh nghiệm quí báu mà các bạn đã từng trãi, cho ACE mới vào nghề có được cơ hội học hỏi ...
Đây là một chủ đề hay và rất hửu ích, mà các ACE mới vào nghề chưa có kinh nghiệm rất quan tâm.
Mong quí vị nhiệt tình ủng hộ và chia sẻ.
Trân trọng Cám ơn.
 

dcvuong

Thành viên tích cực
Tôi đang trồng một ít tùng cối từ cành ươm, do vậy đã lượm lặt được một số thông tin xin chia sẻ cùng mọi người.
Mong các bác bổ xung thêm!

NHÂN GIỐNG:
Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển (miền bắc là mùa xuân)
- Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn.
- Giâm cành: Chọn những cành bằng chiếc đũa trở xuống.
- Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.

ĐẤT TRỒNG:
Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ (trấu hoặc mụn dừa), phân vi sinh.

NƯỚC TƯỚI:
Tùng cối rất hợp với nước bể phốt, là loại cây cần nhiều nước vì vậy không nên để đất trồng khô quá và nên tưới đẫm hàng ngày.

ÁNH SÁNG:
Cần nhiều ánh nắng và nên để cây ở vị trí nắng đều.

CHĂM SÓC:
- Hàng năm có thể bổ xung NPK vào khoảng tháng 3.
- Cắt tỉa, bẻ, uốn cành vào mùa đông hoặc đầu xuân khi thời tiết se lạnh là tốt nhất, lưu ý không được lặt hết lá và đầu ngọn luôn phải để hướng lên trên một chút để hứng sương.
- Lên chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân, đánh bầu, khi trồng cắt hết rễ dập, thối, lèn đất trồng thật chặt quanh gốc, đưa chậu vào chỗ mát và tránh nước mưa vào nhiều gây thối rễ.

Lưu ý:
- Tuyệt đối không tiến hành cắt tỉa cùng lúc với khi sang chậu.
- Rễ tùng cối có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.
- Theo kinh nghiệm của một số nghệ nhân chia sẻ thì cây tùng trồng trong chậu nông thì tốt hơn ở chậu sâu với cùng một môi trường và điều kiện chăm sóc như nhau.
 

Le Manh Cuong

Moderator
Chào các bạn tôi là Cường bạc là người rất rất yêu và say mê chơi và làm cây tùng cối.Tôi có vườn tùng cùng với anh bạn tại đường vào phủ tây hồ,tôi thích tùng từ khi mới bắt đầu chơi cây tôi có một ít kinh nghiệm làm,chăm sóc,nhân giống cây tùng cối muốn chia sẻ cùng các bạn.Nói như bạn gì ở trên là chưa đúng tùng cối ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả vì thế việc nhân giống chủ yếu bằng cách chiết và dâm cành.Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí và cắt vào mùa xuân,còn dâm cành thì các bạn chọn những cành bánh tẻ to cỡ ngón tay út cắt dài khoảng 20cm sau khi cắt dùng dao sạch cạo sạch lớp vỏ mầu bên ngoài (chiều dài vết cạo khoảng 2 đến 3 cm) sau đó cắm vào lọ thuốc ra rễ sao cho bột thuốc dính đều rồi đem dâm vào hỗn hợp đất chộn cát rồi để vào nơi thoáng mát hàng ngày tưới lá để giữ độ ẩm.Chúc các bạn thành công,cây tùng cối nếu muốn ra hoa các bạn không cắt lá lúc đó lá tùng sẽ không xòe và hoa sẽ mọc ra từ kẽ lá.Tùng cối thích những nơi nhiều nắng và gió,cần được tưới rửa lá hàng ngày thì cây rất khỏe,không bị muội và lá sẽ rất đẹp.Tùng cối một năm chỉ làm một lần vào thời gian cây ngủ(từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch),tùng cối khi đã được đôn đảo thì sống rất khỏe mỗi lần thay đất có thể cắt bỏ bộ rễ thật đau để cho bầu đất được thu nhỏ và mỏng đi,hàng năm cần phải làm vệ sinh lá lưu ý không nên dùng kéo sẽ làm cho đầu lá chỗ bị cắt thâm lại chông rất xấu mà nên dùng tay rút các đầu lá.Những lá bị vàng hoặc bi bệnh cần vặt bỏ như vậy cây tùng sẽ phát triển được tốt.
 

dungkhiem

Thành viên
Theo ý anh Le Manh Cuong là cây tùng này có bông, chắc tại vì ở ngoài miền Bắc có thời tiết lạnh nhiều nên có bông. Còn DK ở miền Nam thì chưa thấy bông của cây duyên tùng, không biết có bạn nào ở miền Nam thấy bông của duyên tùng không?
Bổ sung một số hình về lá của cây duyên tùng miền Nam.
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
Cây tùng có lá giống như vầy thì ở miền Nam gọi là duyên tùng, còn miền Bắc gọi là tùng cối phải không các bạn?
 

dungkhiem

Thành viên
Theo ý anh Le Manh Cuong là cây tùng này có bông, chắc tại vì ở ngoài miền Bắc có thời tiết lạnh nhiều nên có bông. Còn DK ở miền Nam thì chưa thấy bông của cây duyên tùng, không biết có bạn nào ở miền Nam thấy bông của duyên tùng không?
Bổ sung một số hình về lá của cây duyên tùng miền Nam.
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
[/url][/IMG]
Cây tùng có lá giống như vầy thì ở miền Nam gọi là duyên tùng, còn miền Bắc gọi là tùng cối phải không các bạn?
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Chào các bạn tôi là Cường bạc là người rất rất yêu và say mê chơi và làm cây tùng cối.Tôi có vườn tùng cùng với anh bạn tại đường vào phủ tây hồ,tôi thích tùng từ khi mới bắt đầu chơi cây tôi có một ít kinh nghiệm làm,chăm sóc,nhân giống cây tùng cối muốn chia sẻ cùng các bạn.Nói như bạn gì ở trên là chưa đúng tùng cối ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả vì thế việc nhân giống chủ yếu bằng cách chiết và dâm cành.Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí và cắt vào mùa xuân,còn dâm cành thì các bạn chọn những cành bánh tẻ to cỡ ngón tay út cắt dài khoảng 20cm sau khi cắt dùng dao sạch cạo sạch lớp vỏ mầu bên ngoài (chiều dài vết cạo khoảng 2 đến 3 cm) sau đó cắm vào lọ thuốc ra rễ sao cho bột thuốc dính đều rồi đem dâm vào hỗn hợp đất chộn cát rồi để vào nơi thoáng mát hàng ngày tưới lá để giữ độ ẩm.Chúc các bạn thành công,cây tùng cối nếu muốn ra hoa các bạn không cắt lá lúc đó lá tùng sẽ không xòe và hoa sẽ mọc ra từ kẽ lá.Tùng cối thích những nơi nhiều nắng và gió,cần được tưới rửa lá hàng ngày thì cây rất khỏe,không bị muội và lá sẽ rất đẹp.Tùng cối một năm chỉ làm một lần vào thời gian cây ngủ(từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch),tùng cối khi đã được đôn đảo thì sống rất khỏe mỗi lần thay đất có thể cắt bỏ bộ rễ thật đau để cho bầu đất được thu nhỏ và mỏng đi,hàng năm cần phải làm vệ sinh lá lưu ý không nên dùng kéo sẽ làm cho đầu lá chỗ bị cắt thâm lại chông rất xấu mà nên dùng tay rút các đầu lá.Những lá bị vàng hoặc bi bệnh cần vặt bỏ như vậy cây tùng sẽ phát triển được tốt.
Như vậy trong thời gian này mình có cắt ngọn thì vẫn kô sao phải kô bạn ?. Cảm ơn.
 

Le Manh Cuong

Moderator
Nếu bạn có vườn ươm tốt bạn có thể làm quanh năm,những cành to mà tương lai sẽ thành cây đẹp cũng chiết được nhưng phải bó đất 2 lần để được nhiều rễ,khi bó các bạn nên chú ý dùng ni lông trắng để theo dõi được dễ.Khi rễ ra dài và đầu rễ đen lại thì sẽ tiến hành bó đất thêm một lần nữa.
 

Le Manh Cuong

Moderator
Hàng ngày tôi đều ở trên vườn vào buổi sáng từ 8h đến 11h 30 vì thế vào thời gian đó bạn đến lúc nào cũng được.
 

X.style

Thành viên tích cực
hay quá. cảm ơn anh Cường về những chia sẻ quý báu. e cũng rất thích chơi cay Tùng cối. nhưng lại chưa chơi đ cây nào. e vẫn đang tìm hiểu về phương pháp làm và chơi cây này.
 

khanhd06vt1

Thành viên
em có vài hình của tùng cối nam định để anh em qua sát thêm nha.

trời cây này của bác đẹp quá, nhìn thích thật đấy. từ khi biết đến cây tùng đây là cây tùng thứ 2, mà e cảm thấy thích nhất. Anh Thắng ở bên Văn QUán cũng có một cây mini dáng thác đổ nhìn như cây trong tranh luôn. cây của bác thì e thích nhất là phần lũa, nó tôn vẻ đẹp của cây lên rất nhiều
 

khanhd06vt1

Thành viên
Theo ý anh Le Manh Cuong là cây tùng này có bông, chắc tại vì ở ngoài miền Bắc có thời tiết lạnh nhiều nên có bông. Còn DK ở miền Nam thì chưa thấy bông của cây duyên tùng, không biết có bạn nào ở miền Nam thấy bông của duyên tùng không?
Bổ sung một số hình về lá của cây duyên tùng miền Nam.
[/url][/IMG]
Cây tùng có lá giống như vầy thì ở miền Nam gọi là duyên tùng, còn miền Bắc gọi là tùng cối phải không các bạn?
Theo như kinh nghiệm của e thì tùng miền nam lá dớt hơn nên thưa dăm hơn tùng ngoài băc. Còn tùng trong Nam thì e ko bit có Hoa ko vì Hoa tùng rất bé. có thời điểm Tùng của e ra hoa rất nhiều, nếu ai ko để ý thì ko thể bit đc, vì nó ra hòa vào mùa xuân thì phải nên nhìn cũng jong lộc non
 

khanhd06vt1

Thành viên
có bác nào am hiểu về kĩ thuật bổ tùng không. em bổ nhưng mà về sau cái chỗ bổ nó cứ xủi lên ko đc mịn (chứ không phải là bị nát). như thế bổ ko đúng ah các bác ????. bổ thì vặn như thế nào thì sẽ mịn ạ ????
 

Le Manh Cuong

Moderator
Tùy theo kích thước của cành bổ mà bạn bổ làm 4 hay 8 phần sau đó bạn lấy dây mềm khóa chặt hai đầu để khi bạn vặn vết bổ không bị há rộng ra,tiếp tục bạn lay đi lay lại cho vết bổ được mềm khi mềm rồi bạn bôi keo liền sẹo nếu có để cho mặt keo se lại bạn quấn một lượt li lông rồi cuối cùng là quấn băng dính điện,lưu ý băng dính quấn càng chặt tay càng tốt,chỉ tháo băng khi thấy cành bẻ sống khỏe như những cành không bẻ.khi bẻ phải bẻ dứt khoát không bẻ đi bẻ lại nhiều lần sẽ làm đứt mạnh ,cành bẻ phải được cố định thật chắc ,hàng ngày tưới ẩm cành và lá không tưới nhiều vào gốc.Nếu trời nắng gắt cần làm giàn lưới để che bớt nắng,chúc bạn sớm thành công.
 

dungkhiem

Thành viên
Tùy theo kích thước của cành bổ mà bạn bổ làm 4 hay 8 phần sau đó bạn lấy dây mềm khóa chặt hai đầu để khi bạn vặn vết bổ không bị há rộng ra,tiếp tục bạn lay đi lay lại cho vết bổ được mềm khi mềm rồi bạn bôi keo liền sẹo nếu có để cho mặt keo se lại bạn quấn một lượt li lông rồi cuối cùng là quấn băng dính điện,lưu ý băng dính quấn càng chặt tay càng tốt,chỉ tháo băng khi thấy cành bẻ sống khỏe như những cành không bẻ.khi bẻ phải bẻ dứt khoát không bẻ đi bẻ lại nhiều lần sẽ làm đứt mạnh ,cành bẻ phải được cố định thật chắc ,hàng ngày tưới ẩm cành và lá không tưới nhiều vào gốc.Nếu trời nắng gắt cần làm giàn lưới để che bớt nắng,chúc bạn sớm thành công.
Cái này thắc mắc hoài (đã nghỉ ra) mà hổng dám làm, hôm nào sẽ làm thử.... Cảm ơn anh Le Manh Cuong nhiều.
 

hoangga8us

Thành viên
Hàng ngày tôi đều ở trên vườn vào buổi sáng từ 8h đến 11h 30 vì thế vào thời gian đó bạn đến lúc nào cũng được.
Anh Cường cho em địa chỉ vườn và số điện thoại hôm nào em qua thăm vườn anh học hỏi với,nhà em cũng gần phủ Tây Hồ.
 
Top