Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

dungvan

Moderator
Chú Hưng và các ae cho cháu hỏi là cháu có 1 cây thông 2 lá ( mã vĩ) trồng ngoài đất ( đã đánh chặn 1/2 bầu đất cách đây gần 1 tháng) bây giờ cháu muốn chuyển vào trồng rổ thì cần tiến hành làm các bước như thế nào a. Đường kính Bầu đất của cây khi đánh lên khoảng 25cm vậy mình dùng loại rổ đk bao nhiêu a. Cháu chân thành cảm ơn chú và các ae
Chụp vài hình lên đây xem cụ thể cây của em như thế nào?
Khi em đánh chuyển 1/2, có cắt vào các rễ cỡ như thế nào?
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
[/QUOTE]
+ Cho xem Miếng lót đáy chậu ,chế ra sao ?
+ Nếu tự ĐỤC LỔ thêm ở phần ĐỐI DIỆN => tăng khả năng tiếp xúc không khí ..CÓ THỂ giống bài bản của nước ngoài sử dụng !Về lâu dài cái này nhà sản xuất nếu chịu làm ,thì không gì khó !
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Air-Pot tự chế tại Việt Nam giá thành khoảng 10 ngàn 1 cái



Đây cũng là hình ảnh của những người im lặng học,nhưng biết thực hành ngay và áp dụng thực tiễn trong điều kiện hiện có của mình.
 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Tên này quen quen lần đầu tiên nhập môn mong các chú các anh chị đi trước giúp đỡ. Cách đây 6 tháng cháu có đọc bài viết về những cây bonsai nổi tiếng thế giới. Thế là mê bonsai liền. Lang thang đọc và tìm hiểu từ gieo hạt; chiết; ....... Đđến giờ chiết được vài cành sanh trồng 4 tháng nay. Nghĩ cứ ngồi đọc mà không hỏi thì ko khá được nên cũng bon chen vào xin mọi người để ý giúp đỡ ạ.
 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Thực ra thì anh đang tiến hành thực hiện việc làm thon vót thân bằng cành mồi.
Nhưng khác cách làm của ae trước và của em đó thienhai,
Khác ở đây chỉ khác ở khâu xử lý cành mồi thôi.
Còn lại gần như giống.

Vì anh rút ra kinh nghiệm khi một cành cây đang phát triển thuận lợi.
Em đem kẽm uốn éo nó xong, và không thuận thì lập tức nó xì chồi tại vị trí gần đến chổ không thuận đó.
Và chổ chồi đó vọt rất nhanh và mau mập.

Nen anh sử dụng cành mồi theo lối đó và để từ từ cành chính teo dần mà vẫn có thân lắc +vót ngọn.

Anh đang tiến hành âm thầm, may gặp dịp thì chia sẽ với em và mọi người.
Em nghĩ thế này ko biết có đúng ý anh ko mong anh chỉ giáo ( người mới) . Lúc đầu anh nuôi cây bình thường + với cành mồi. Bỗng 1 ngày anh uốn cành chính hơi rủ xuống quá thế là cành mồi lại ngóc đầu lên cao hơn so với cành chính . Thế là theo bản tính hướng ngọn cành mồi dần dần lớn hơn cả cành chính . Thế là đương nhiên cành mồi này lại trở thành cành chính và ngược lại càng chính teo dần bị trở thành cành mồi . ( có 1 điều khá thú vị ở đây là tại chỗ điểm uốn cành sẽ tạo 1 co ấn tượng do thay đổi đột ngột) đây là chút " tài lanh" của em sau 6 tháng chơi cây có gì sai hay thiếu sót mong anh tnt_ arc chỉ giáo thanks!
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Em nghĩ thế này ko biết có đúng ý anh ko mong anh chỉ giáo ( người mới) . Lúc đầu anh nuôi cây bình thường + với cành mồi. Bỗng 1 ngày anh uốn cành chính hơi rủ xuống quá thế là cành mồi lại ngóc đầu lên cao hơn so với cành chính . Thế là theo bản tính hướng ngọn cành mồi dần dần lớn hơn cả cành chính . Thế là đương nhiên cành mồi này lại trở thành cành chính và ngược lại càng chính teo dần bị trở thành cành mồi . ( có 1 điều khá thú vị ở đây là tại chỗ điểm uốn cành sẽ tạo 1 co ấn tượng do thay đổi đột ngột) đây là chút " tài lanh" của em sau 6 tháng chơi cây có gì sai hay thiếu sót mong anh tnt_ arc chỉ giáo thanks!
Cảm ơn bạn, mình củng là chơi cho vui như bao ae khác thôi,
Nên đừng đề cao quá, mình rất ngại.
Mình củng như bạn thôi, đang học hỏi rất nhiều thứ từ ae vhia sẽ, chứ chẳng tài giỏi gì.

Chuyện bạn đề cập là một trong các cách mà cái cây nó phải chống chọi để có thể phát triển một cách bình thường.
Việc bạn uốn cho đỉnh cành chúi xuống + nhánh hướng thiên thì trong đó đã bao gồm luôn 2 việc.

1) kìm hãm sự phát triển vùng đỉnh cành do không còn hướng thiên nữa, nên cây tự động tìm một vùng hướng thiên khác để thay thế để cây phát triển.

2) khi bạn uốn cành thì bề mặt cành sẽ có 2 vùng: nén lại (vùng trong của co) và giãn ra (vùng ngoài của co) do lực tác động khi uốn cành, từ đó tùy theo độ cong của công đoạn uốn mà các rế bào ở vùng chịu lực nén nó nén chặt lại ở mức độ tương ứng khác nhau,
Tương tựa như vậy ở vùng giãn thì các tế bào cũng sẽ giãn ra tương ứng với lực tác động.
Chính 2 thứ này làm cho các tế bào đang bình thường thuận lợi cho việc dẫn nhựa nguyên, nhựa luyện nuôi cây phù hợp với sức phát triển của cây.
Nay bị tác động thì các tế bào đó không được nguyên vẹn và bị thương ở các tế bào nên cây sẽ phải ưu tiên hàn gắn vết thương ở những tế bào trước để có lại đường vận chuyển lương thực.
Chính vì vậy mà bạn thấy cành sau khi uốn sẽ bị khựng lại gần như không phát triển một thời gian.
Và thời gian dài ngắn là do vết thương nặng nhẹ.

Nên thường nói nôm na ngắn gọn là cây bị khựng lại, chứ theo sự hiểu biết hạn chế của mình là do 2 việc trên gây cây ngưng phát để hàn gắn vết thương.

* Như vậy ý của comment mà bạn đã trích dẫn của mình chính là tìm cách kìm hãm sự phát triển tại một vị trí nào đó trên cành trở đi,
Để cây buộc phải tìm hướng khác bù vào, đại khái giống như hiện tượng nước tràn, bạn ngăn dòng nước đang chảy thì lập tức nó sẽ chuyển sang hướng khác vậy thôi.
Và mình làm biếng nên làm chuyện đó thôi, chứ khi tiến hành làm việc này thì thời gian sẽ lâu hơn mới có hiệu quả so với việc cắt giật.
Nhưng bù lại thì tự nhiên hơn.
Nên khi quyết định làm việc đó là mình chuẩn bị sẵn tinh thần là chịu khó chờ đợi chứ không thể nhanh được,

Chỉ có vậy, chúc bạn vui!
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Liên quan đến việc uốn cành và vùng nén vùng giãn?


Việc uốn cành dù muốn dù không thì sẽ đồng thời xãy ra 2 vùng nén giãn đồng thời khi uốn.
Và bạn có quyền nói tôi chả quan tâm cái việc nén và giãn ấy chi cho mệt.
Nhưng đó là tùy bạn, vì dù bạn không muốn thì nó vẫn cứ hiện diện và xãy ra như thường,
Ngoại trừ nếu bạn không tác động thì thôi, chứ mà có tác động là nó sẽ xãy ra.

Nhưng chuyện đó thì liên quan gì?
Với mình thi nhận thấy nó khá liên quan và ảnh hưởng tới kết quả của việc uốn cành của bạn.
Nếu bạn đã từng uốn cành, vậy bạn có để ý rằng có những lúc khi tháo kẽm thì co uốn thường có xu hướng khó giữ yên mà nó giãn ra.
Cho nên đa số ae cứ đợi thới gian lâu lâu cho nó vào nếp rồi mới tháo để co được định hình như ý.
Xong, một việc đối lập gây xấu cho cây là để lâu quá thì dấu tích sợi kẽm sẽ hằn lên khiến cành uốn mất tự nhiên?

Còn sớm quá thì co bung ra như trường hợp đã nói trên.
Vậy làm sao cho nó toàn vẹn??

Bạn nhìn hình trên, ở hình 1 một cái cành với các đoạn cong sẽ có xác vùng nén giãn tương ứng với nó.
Sang hình 2, nếu là một khúc cong, bạn nêm những cái nêm ở vùng giãn thì khả năng trả lại thẳng của đoạn đó sẽ ít hơn.
Sang hình 3, nếu như bạn củng nêm những cái nêm ở vùng nén thì khả năng trả lại thẳng của đoạn đó sẽ rất cao do những con nêm tác động.

Như vậy khi bạn uốn cành muốn mau định hình thì bạn làm sao cho tế bào phát triển ở vùng giãn nhiều hơn thì sẽ tương tựa như những cái nêm được nêm vào, giúp cho co mau định hình.
Còn ngược lại nếu bạn để vùng nén phát triển mạnh hơn thì nó sẽ giuống trường hợp ở hình 3.
Mình chỉ phác đại đại để minh họa nên hơi khó nhìn, mong bạn xem và hình dung thêm.

Chúc bạn có những khám phá thú vị và chia sẽ với ae, trong đó có cả mình nữa....~O)~O)
 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Anh nói em cũng hình dung được phần nào rồi ạ. Cảm ơn anh. Vấn đề em đang quan tâm là em làm cho chi hướng thiên còn cành hướng xống như thế sẽ tạo có ấn tượng đúng ko anh (em mù mờ quá) và có chắc ngon teo dần ko hay còn phải tác động gì nữa. Anh đã vậy mí rồi thì mở bài~ thân bài ~ kết luận phương pháp làm mà anh đang thử nghiệm đi ??????
 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Liên quan đến việc uốn cành và vùng nén vùng giãn?


Việc uốn cành dù muốn dù không thì sẽ đồng thời xãy ra 2 vùng nén giãn đồng thời khi uốn.
Và bạn có quyền nói tôi chả quan tâm cái việc nén và giãn ấy chi cho mệt.
Nhưng đó là tùy bạn, vì dù bạn không muốn thì nó vẫn cứ hiện diện và xãy ra như thường,
Ngoại trừ nếu bạn không tác động thì thôi, chứ mà có tác động là nó sẽ xãy ra.

Nhưng chuyện đó thì liên quan gì?
Với mình thi nhận thấy nó khá liên quan và ảnh hưởng tới kết quả của việc uốn cành của bạn.
Nếu bạn đã từng uốn cành, vậy bạn có để ý rằng có những lúc khi tháo kẽm thì co uốn thường có xu hướng khó giữ yên mà nó giãn ra.
Cho nên đa số ae cứ đợi thới gian lâu lâu cho nó vào nếp rồi mới tháo để co được định hình như ý.
Xong, một việc đối lập gây xấu cho cây là để lâu quá thì dấu tích sợi kẽm sẽ hằn lên khiến cành uốn mất tự nhiên?

Còn sớm quá thì co bung ra như trường hợp đã nói trên.
Vậy làm sao cho nó toàn vẹn??

Bạn nhìn hình trên, ở hình 1 một cái cành với các đoạn cong sẽ có xác vùng nén giãn tương ứng với nó.
Sang hình 2, nếu là một khúc cong, bạn nêm những cái nêm ở vùng giãn thì khả năng trả lại thẳng của đoạn đó sẽ ít hơn.
Sang hình 3, nếu như bạn củng nêm những cái nêm ở vùng nén thì khả năng trả lại thẳng của đoạn đó sẽ rất cao do những con nêm tác động.

Như vậy khi bạn uốn cành muốn mau định hình thì bạn làm sao cho tế bào phát triển ở vùng giãn nhiều hơn thì sẽ tương tựa như những cái nêm được nêm vào, giúp cho co mau định hình.
Còn ngược lại nếu bạn để vùng nén phát triển mạnh hơn thì nó sẽ giuống trường hợp ở hình 3.
Mình chỉ phác đại đại để minh họa nên hơi khó nhìn, mong bạn xem và hình dung thêm.

Chúc bạn có những khám phá thú vị và chia sẽ với ae, trong đó có cả mình nữa....~O)~O)
Qua mục này thì em hiểu là cây của em sẽ duỗi ra nhanh hơn do em phần phát triển lại ở hướng co.:-@
 

thiendi69

Thành viên mới
tmt_arc
mình thấy bạn chưa có tác phẩm nào ra hồn hết sao bạn bình luận người ta nhiều thế!mổi người 1 cách chơi!chưa thành phẩm sao dạy người ta!trong khi đó mình ......ói!
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
tmt_arc
mình thấy bạn chưa có tác phẩm nào ra hồn hết sao bạn bình luận người ta nhiều thế!mổi người 1 cách chơi!chưa thành phẩm sao dạy người ta!trong khi đó mình ......ói!
Cảm ơn bạn, bạn đã thấy tác phẩm nào của mình mà bảo chưa ra hồn?
Xin thưa với bạn mình không có tác phẩm nào để bạn thấy cả.
Nên bạn có lẻ đã nhầm lẫn ai chăng?
Mình chia sẽ hiểu biết của mình cho ae nào cần,
Ae nào không cần thì đừng quan tâm.
Cảm ơn bạn lần nữa, chúc bạn chóng lành bệnh hay ói của bạn.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Trả lời: Kỹ thuật trồng Rổ Nhựa cho cây BONSAI

Anh nói em cũng hình dung được phần nào rồi ạ. Cảm ơn anh. Vấn đề em đang quan tâm là em làm cho chi hướng thiên còn cành hướng xống như thế sẽ tạo có ấn tượng đúng ko anh (em mù mờ quá) và có chắc ngon teo dần ko hay còn phải tác động gì nữa. Anh đã vậy mí rồi thì mở bài~ thân bài ~ kết luận phương pháp làm mà anh đang thử nghiệm đi ������
Cảm ơn bạn đã quan tâm chuyện làm không giống ai của mình nêu.
Thực chất việc này chủ yếu do mình muốn tạo độ thon vót đồng thời không để lại dấu vết của chuyện cắt giật mà thôi.
Chứ một khi tạo ra cái chi bị chậm do sức vận chuyển để nuôi yếu thì chi đó sẽ kém phát triển.
Nhưng không phải cứ cái gì phát nhanh, phát bạo là đã hay hoàn toàn, đôi lúc nó củng có cái bất lợi của nó.
Mình mong rằng bạn sẽ kiểm nghiệm trên thực tế để tự đánh giá thì sẽ hay hơn, và biết đâu sẽ gặp nhiều phát hiện hay để chỉ lại cho mình và ae khác đang cần.

Qua mục này thì em hiểu là cây của em sẽ duỗi ra nhanh hơn do em phần phát triển lại ở hướng co.:-@
Củng gần tương tựa như thế chứ không hoàn toàn.
Vì ở một mức nào đó nếu cành uốn để lâu thì lớp gỗ tạo ra đủ dày để giữ nguyên hình dạng thì dù là phía trong hay phía ngoài nó vẫn đủ sức để định hình cái co.
Xong do khuyết điểm khi để lâu thì sợi kẽm sẽ để lại dấu và tạo thành các rảnh biến dạng cho cành gây xấu
Nên mình chỉ nhắc chừng để bạn lưu tâm hơn ở chổ đó để sớm có cái co đẹp và co được định hình như ý.
Chứ với mình thì khi nắm nguyên lý đó, mình dùng cho chuyện khác, nó quan trọng hơn cái co.
Mình chỉ gợi ý để bạn tự khám phá ra điều riêng của bạn, chúc bạn vui....~O)~O)
 

thanguma

Thành viên
Cách trình bày của a khá dài dòng, hướng tai gai mắt với 1 số ae, và cũng có thể hửu ích với 1 số người. Như kiểu bác totbung thì có thể dc, vì bác ấy đã có trải nghiệm. Lắng và đọng lại 1 xíu có thể tốt hơn cho a. ( e viết vậy cũng thừa biết chướng tai gai mắt lắm lắm với a chẳng hạn...)
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Cách trình bày của a khá dài dòng, hướng tai gai mắt với 1 số ae, và cũng có thể hửu ích với 1 số người. Như kiểu bác totbung thì có thể dc, vì bác ấy đã có trải nghiệm. Lắng và đọng lại 1 xíu có thể tốt hơn cho a. ( e viết vậy cũng thừa biết chướng tai gai mắt lắm lắm với a chẳng hạn...)
Cảm ơn bạn,
Mình đủ sức để nhận biết cái nào là chướng cái nào là gai,
Nên bạn không cần thiết phải rào đón trước sau như thế.

Việc này củng như mình chẳng biết cái bác Tốt Bụng mà bạn đề cập đã từng trải những gì
Nhưng với mình thì mình dùng cái đầu và con tim để mà xem và cảm những gì người ta nói thì củng đủ để phần nào biết được chuyện đúng sai,
Chứ mà biểu thấy được người ta từng trải thì chả lẻ cứ đi tìm hiểu từng người rồi hẵng tin sau??

Mình nhận được những gì từ ae thì mình đáp lại thế thôi,
Còn chuyện chướng tai ai thì mình không có sức để mà dò xét.
Xem chuyện có vui với từng người hay không?

Mình chả mong làm ai vui, củng chẳng hy vọng ai làm mình vui.
Cảm ơn bạn, mình xin phép chấm dứt chuyện phiếm ngòi chủ đề tại đây.
Chúc bạn ngủ ngon ~O)~O)
 
Top