Kỹ thuật cao cấp cho cây Sanh và các loại cây khác

lnvinh

Super Moderator
Hôm nay tôi bắt đầu viết về một số các kỹ thuật cao cấp cho cây sanh và các loại cây khác. Vì sao là kỹ thuật cao cấp bởi vì đây là những kỹ thuật đòi hỏi phải có kinh nghiệm về thao tác, về thời gian và cả không gian, đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác. Nói thì nói vậy chứ lúc làm rồi tôi mới thấy chung quy lại chỉ là "Trăm hay tay quen" và quan trong là ý tưởng để thực hiện. Các kỹ thuật này do tôi đã được tham quan ở một số vườn TQ và các vườn của những nghệ nhân rất chuyên nghiệp của TP HCM và đã thực hiện thành công trên 1 số lọai cây.


1. “Vá” các vết thẹo quá to:
Đối với các vết thẹo quá to có thể dùng nhiều cách để “vá” lại
- Loại 1: Vết thẹo to đã bị mục ăn sâu vào trong: Dùng xi măng nhét đầy vào bọng cho đến khi kín, khi đầy vết mục, lúc xi măng còn ướt, ở phần lộ thiên xi măng dùng tro trấu đen trộn với xơ dừa chà ép xuống xi măng (làm 1 lớp khỏng 1cm).


- Sau này khi xi măng khô, tưới lâu ngày xơ dừa mục đi khi tưới sẽ văng mất và để lại vết xi măng nhìn rất đẹp không bị thô như màu xi măng nguyên thủy.







(Còn tiếp) Để vẽ hình nháp cho các bạn đã
 

longduyen

Thành viên tích cực
kinh nghiệm quý báo này trong anh VInh chắc còn rất nhiều. Bác chịu khó nhanh cho anh em biết nhiều nhé.
Cảm ơn bác nhiều và chờ các phần sau
 

Inin2009

Thành viên tích cực
Anh Vinh có nhiều kỹ thuật quá, cảm ơn anh đã chia sẻ với anh em trên diễn đàn.
 

lnvinh

Super Moderator
- Loại 2: Vết thẹo to nhưng phần gỗ vẫn còn tốt:
o Cách 1: Đối với các vết thẹo theo chiều mọc của rễ buông, có thể áp các rễ buông cho dính vào thân, để lấy rễ che kín vết thẹo đồng thời lấy rễ làm thân luôn:





o Cách 2: Đối với các vết thẹo nằm trên lưng thân cây, không có rễ buông nào đi qua, dùng các nhánh gần đó hay lấy cây con ghép cho dính vào 2 đầu vết thẹo sau này các cành này lớn to ra dính lại với nhau che kín vết thẹo luôn:

 

ntt2007

Thành viên mới
bác Vinh làm ơn cho mình hỏi, làm thế nào để ghép duoc nhìu nhánh dài vô chỗ thẹo như trong hình cuối cùng vậy bác ?
 

lnvinh

Super Moderator
bác Vinh làm ơn cho mình hỏi, làm thế nào để ghép duoc nhìu nhánh dài vô chỗ thẹo như trong hình cuối cùng vậy bác ?
Em ghép nhiều nhánh song song với nhau, ban đầu ghép ở phía gần gốc trước khi dinh rồi mới ghép phía gần ngọn nhớ để lại nhiều nhánh con cho nhánh ghép mau to, dính lại với nhua thành da mới luôn.
 

huynq.gl

Thành viên
Cảm ơn các kinh nghiệm ở trên anh Vinh đã phổ biến cho anh em, rất mong nhận được nhiều sự chia sẻ về kinh nghiệm làm cây của anh hơn nữa. Các kinh nghiệm ở trên đều có thể áp dụng được trong thực tế, tuy nhiên cách đầu tiên nếu như các nhà vườn kinh doanh cây cảnh áp dụng và khi bán cây không nói rõ kiếm khuyết đó của cây, hoặc bán cây theo giá trị thực thì đúng là đã lừa khách hàng. Vậy nên chỉ mong cách đó chỉ nên áp dụng cho những bạn đang sở hữu cây bị lỗi và cần khắc phục để cây được đẹp hơn cho mình.
 

lnvinh

Super Moderator
Cảm ơn các kinh nghiệm ở trên anh Vinh đã phổ biến cho anh em, rất mong nhận được nhiều sự chia sẻ về kinh nghiệm làm cây của anh hơn nữa. Các kinh nghiệm ở trên đều có thể áp dụng được trong thực tế, tuy nhiên cách đầu tiên nếu như các nhà vườn kinh doanh cây cảnh áp dụng và khi bán cây không nói rõ kiếm khuyết đó của cây, hoặc bán cây theo giá trị thực thì đúng là đã lừa khách hàng. Vậy nên chỉ mong cách đó chỉ nên áp dụng cho những bạn đang sở hữu cây bị lỗi và cần khắc phục để cây được đẹp hơn cho mình.

Vấn đề ở đây là Kỹ thuật em à, cây bị 1 khiếm khuyết gì đó mình phải làm sao khắc phục cho đẹp, cách thức này không chỉ ở VN mà cả các nước cũng áp dụng cho trường hợp cây bị bể bọng như vậy. Còn mục đích làm gì thì phải tùy người.
 

huynq.gl

Thành viên
Vấn đề ở đây là Kỹ thuật em à, cây bị 1 khiếm khuyết gì đó mình phải làm sao khắc phục cho đẹp, cách thức này không chỉ ở VN mà cả các nước cũng áp dụng cho trường hợp cây bị bể bọng như vậy. Còn mục đích làm gì thì phải tùy người.
Ý em giống như anh nói, mục đích là của từng người. Đương nhiên kỹ thuật đó là khắc phục các khiếm khuyết của cây, làm cho cây đẹp hơn thì ai cũng muốn. Nhưng nếu như dùng kỹ thuật đó để kinh doanh thì nhiều khi không ổn lắm.
 

lnvinh

Super Moderator
Anh nghĩ không có gì không ổn cả, Vết thẹo như vậy thì người mua cũng thấy, nếu cảm thấy thích cây thì mua thôi chứ đâu phải là làm nguyên cây giả bằng ximang đâu mà không ổn, nhiều cây mục quá không làm vậy cây sẽ mục hẳn luôn còn chết nữa.
 

thaiquangngai

Thành viên
Bác Vinh cho cháu hỏi tí ah. Kỹ thuật uống cành bằng cách bổ thân ( sử dụng kiềm bổ thân ) . Mình bổ cành như thế nào để cành bị bổ ko bị chết ? Cháu bổ xong quấn băng keo đen toàn bộ vết bổ rồi uốn mà cành vẫn bị chết (ko bị gãy cành ). Bác cho cháu hỏi thử có phải do vết bổ dài quá hay do quấn bằng băng keo dẫn đến chết cành ko ah. Thank Bác !!!
 

lnvinh

Super Moderator
Kỹ thuật bổ thân dài đầu tiên là phải ưu tiên cho các cây có sớ thân thẳng song song như các lại tùng, còn các cây có dạng sớ phúc tạp thì bổ thân chỉ có thể tiến hành từ từ nếu không quen. Việc bổ thân dẫn đến việc chết cây trước hết là do chưa hiểu hết về sinh lý của cây: không nhìn thấy sớ gân của thân nên bổ cắt ngang đường dẫn nhựa của thân và trường hợp nưa mà thường xuyên gặp phài là không xử lí tốt vết bổ. Khi bổ xong phải bôi thuốc xử lí vết bổ và phải quấn thân kín để tránh nhiễm khuẩn hoặc nước ứ gây ủng, thối vết bổ.
 

lnvinh

Super Moderator
2. Tạo thêm rễ buông những chỗ cần thiết:

- Cách 1: Dùng dao cùn khấc sâu đến phần gỗ chỗ muốn ra rễ. Nếu muốn đơn giản và nhanh chỉ cần xịt thêm thuốc kích thích ra rễ vào chỗ khấc rồi dùng lưới che lan phủ lên để tránh trường hợp bị khô vết khấc, đồng thời sau này rễ buông khi ra không bị gió thổi mọc sẽ thẳng đẹp. Trường hợp không có thuốc kích thích rễ dung vải dày đắp vòng quanh vết khấc hằng ngày tưới ẩm nhiều.
(Tránh dùng cách tạo rễ kiểu như chiết cành có thể làm cành đó bị phù)
- Cách 2: ghép nguyên mảng rễ: tách hẳn 1 mảng rễ của 1 cây khác (có dính 1 phần da của thân cắt, rạch 1 đoạn tương ứng trên cây chủ, tách ra đặt đoạn rễ ngoài vào, quấn chặt sau này phần rễ ghép tự liền da và phát triển bình thường (cách này ít dùng vì người không quen thao tác khó và không biết cách xử lí vết thẹo rạch sau này phù không thẩm mỹ)
- Cách 3: (Hay sử dụng) Lấy 1 đoạn rễ của 1 cây khác. Khoan hay dùi 1 lỗ sao cho vừa khít với đầu của đoạn rễ định ghép, nhét đoạn rễ đó vào, bó chặt lại. sau 1 hời gian rễ sẽ tự ăn vào thân, nhìn rất đẹp:




3. Nối ngọn cho những cây có vết cắt ngọn quá to:

- Cách 1: ghép áp bện
- Cách 2: Ghép ngồi (Tối về viết tiếp)
 

thanhluong

Thành viên
Cám ơn bác InVinh, xin bác cho biết ghép rễ vào thời điểm nào là thích hợp nhất ah, tôi mới tập chơi cây nên rất mong được bác giúp đỡ.
 

lnvinh

Super Moderator
Cám ơn bác InVinh, xin bác cho biết ghép rễ vào thời điểm nào là thích hợp nhất ah, tôi mới tập chơi cây nên rất mong được bác giúp đỡ.
Trong Nam mình ghép mùa nào cũng dính hết nhen.
 

lnvinh

Super Moderator
3. Nối ngọn cho những cây có vết cắt ngọn quá to:

- Cách 1: ghép áp bện: Ghép áp cùng 1 nhiều nhánh con vòng quang mặt cắt, khi các nhánh đã dính vào thân, dùng dây bó sát các nhánh lại với nhau và túm lại tạo độ vót cho ngọn. Sau này các nhánh tự dính và bết lại như 1 ngọn vót nguyên thủy:

Hình minh họa mặt cắt 25cm .
Ghép áp nhiều nhánh con vòng quanh mặt cắt:



Dùng dây ép các nhánh ghép lại với nhau:



Có thể bó thành ngọn vót sẵn hay thành nhánh về sau khỏi tạo thêm:

 

lnvinh

Super Moderator
- Cách 2: Ghép Ngồi: Đối với mặt cắt quá lớn và không có thời gian hay điều kiện dùng phương pháp ghép áp bện thì chúng ta dung phương pháp ghép Ngồi rất hữu hiệu, thời gian chỉ cần trên dưới 18 tháng là có 1 cây thân thành phẩm luôn:
Dùng 1 cây nhỏ (Lúc này các bạn có thể thấy giá trị của các cây công nghiệp đó)có đường kính phần rễ dưới cổ rễ lớn gần bằng mặt cắt, dung máy cắt hay cưa thật sắt cắt ngang sao cho tương ứng với độ ngang của mặt cắt cây chính, vừa cắt xong (kể cả cây chính) còn nhựa đang chảy áp chặt 2 mặt cắt lại với nhau. Nếu có nhiều cành nhánh để làm điểm tựa thì dung dây quấn níu áp sát lại, nếu không có nhánh thì có thể đóng 4 cây đinh rồi quấn theo chiều các chữ X để giữ cho chặt 2 mặt cắt, sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn vết thương. Lâu ngày 2 mặt cắt cũng tự dính lại như 1 cây có ngọn sẵn vậy:

Cây đã ghép xong: phần trên là nguyên 1 cây nhỏ cắt bỏ phần đế để ghép với cây to, mặt cắt 22cm:



Đây là vết ghép liền nhau sau 9 tháng:



Một cây ghép ngồi tương tự trong 6 tháng:

 
Top