Herb Paris: Qi ye yi zhi hua (Thất Diệp Nhất Chi Hoa)

tuhung

Thành viên
<span style='color:purple'> <span style='font-size:17pt;line-height:100%'>Herb Paris: Qi ye yi zhi hua (Thất Diệp Nhất Chi Hoa) </span> </span> <img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/ZAO_XIU1.GIF' border='0' alt='user posted image' />

<img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/hoaTDNCH.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Dược thư cổ Trung Quốc viết: “Ốc hữu Thất Diệp Nhất Chi Hoa, độc xà bất tiến gia” (Nhà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không vào nhà). Cứ theo thiển ý , rắn độc chẳng ngán gì đến cây bảy trăm lá một trăm hoa huống gì chỉ bảy lá với một hoa. Mà thật ra thì đâu phải đúng 7 lá. Cây có thể mọc trong vòng 5 đến 10 lá. Con số 7 chỉ là tượng trưng và có vẻ huyền bí thế nào ấy. Nhưng một hoa thì đúng đấy. Mà lại có quả nữa.
Để trị nọc rắn thì nhai lá, nuốt nước còn bã thì đắp lên vết cắn.

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Vấn đề tên gọi: </span>

Loài này chưa có kết quả nghiên cứu tổng hợp đáng tin cậy. Vì thế mà ngay cả cái tên gọi cũng sinh rắc rối. Có 2 tên khoa học: Daiswa polyphylla (Rafinesque) và Paris quadrifolia (Linnaeus). Tuy vậy cũng có tài liệu dùng tên Paris polyphylla. Nghĩa là lẫn lộn cả.
Một tài liệu nói thế này: Daiswa thì tìm thấy ở châu Á, còn Paris tìm thấy ở Châu Âu (Giống Kinugasa ở Nhật cũng thuộc giống Paris). Paris có các hạt kèm vào trụ trung tâm của nang, còn hạt Daiswa thì ở ngoài.
Tài liệu khác cho là như sau: Daiswa polyphylla (Rafinesque). (Chinese). Cũng gọi là Paris polyphylla. Giống này có vùng phân bố rộng, với nhiều chủng loại, từ Trung quốc, Bhutan, India, Laos, Myanmar (Burma), Nepal, Sikkim, Thailand và Vietnam. Cao đến 100 cm (40 inches). Paris quadrifolia (Linnaeus), Herb Paris, True Love, Si ye chong lou (Chinese). Giống này phân bố còn rộng hơn, từ châu Âu sang châu Á bao gồm cả nuớc Nga (Siberia), Mongolia và các tỉnh Heilonjiang, Xinjiang ở Trung Quốc. Cũng đã tìm thấy ở Modave, Belgium, bởi Jeannine và Michael Hoog năm 1979. Cây cao 15-25 cm (6-10&quot<!--emo&;)--><img src='./images/1/smilies/wink.gif' border='0' style='vertical-align:middle' alt='wink.gif' /><!--endemo-->.

<img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/Paris_polyphylla.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Như vậy, có lẽ nên dùng các tên Daiswa polyphylla , Paris polyphylla, Qi ye yi zhi hua (Chinese) cho giống cây có ở Việt nam (là giống mà chúng ta đang nói đến). Giống còn lại nên dùng các tên Paris quadrifolia (Linnaeus), Herb Paris, True Love, Si ye chong lou (Chinese).
Sau đây ta dùng cái tên “lộn xộn” để trình bày về cây này. Chỉ cần chú ý là giống ở Việt Nam cao từ 0,3 mét đến 1 mét.

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Paris polyphylla </span>

Tên thông thường: Herb Paris, Tsao Hsiu, zao xiu, Si ye chong lou, Qi ye yi zhi hua (Thất Diệp Nhất Chi Hoa). Cây Bảy Lá Một Hoa (Việt nam).
Tên khoa học: Daiswa polyphylla ((Sm.)Raf.), Paris pokyphylla. Họ Trilliaceae. Từ polyphylla nghĩa là “nhiều lá” (many leaved). Là loại cây có độc (Poisonous).
Vùng phân bố: Đông Á, từ Trung quốc đến dãy Himalayas. Broad-leaved và mixed woodlands (tôi không dịch được những từ này) độ cao 3000 mét trong dãy Himalayas. Forests, bamboo forests, thickets, grassy or rocky slopes and streamsides (hì hì, xin các bạn tự dịch lấy) độ cao 100 - 3500 mét ở phía tây Trung Quốc.

Một tài liệu cũ mà tôi đã đọc (nhưng không nhớ tên tài liệu) nói rằng giống cây quý hiếm này còn tồn tại trong rừng bảo tồn Cúc Phương. Bạn nào có dịp may đi chơi Cúc Phương và muốn tìm thử thì với những thông tin trong bài này là đã đủ cho bạn rồi đấy.

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Mô tả: </span>

===trích bài của 2 tác giả Tiến Sĩ TRẦN CÔNG KHANH và Dược Sĩ PHẠM HẢI==
(hình minh hoạ do tôi thêm vào)
Cây thảo, có dáng đặc biệt. Thân rễ dài chừng 5-15cm; đường kính 2-2,5cm, có nhiều ngấn ngang và sẹo to. Từ thân rễ mọc lên một thân khí sinh thẳng đứng cao tới 1m. Đầu thân khí sinh chỉ có một tầng lá mọc vòng, thường có 6-9 lá hình mác dài 15-22cm, rộng 5-8cm, có mép nguyên.

<img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/ZAO_XIU2.GIF' border='0' alt='user posted image' /> <img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/ZAO_XIU3.JPG' border='0' alt='user posted image' />

Từ đỉnh thân mọc ra một hoa đơn độc, có cuống dài 15-30cm, có (5-) 7 (-10) lá đài màu xanh hình lá, (5-) 7 (-10) cánh hoa hình sợi màu vàng, nhiều nhị hình sợi, bầu màu tím đó, có 3 lá noãn. Quả mọng màu tím đen.

<img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/hoaTDNCH.jpg' border='0' alt='user posted image' /> <img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/quaTDNCH.jpg' border='0' alt='user posted image' />
=====hết trích dẫn=====================

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Điều kiện vật lý </span>

Cây quanh năm cao 0,3 m đến 1m. Ra hoa vào tháng bảy tháng tám. Hoa lưỡng tính.
Cây thích hợp đất có cát hay độ phì trung bình. Chịu đựng được pH kiềm , acid và trung tính. Có thể mọc ở vùng tối hay nửa sáng. Cần có đất ẩm ướt.
Cây được trồng bằng hạt.
Ứng dụng Y Học
Hì hì, tôi sẽ trích nguyên văn cho bạn để bạn dịch thoải mái hơn.
====trích===
Analgesic; Anthelmintic; Antiphlogistic; Antispasmodic; Antitussive; Depurative; Febrifuge; Narcotic.
The roots are analgesic, antiphlogistic, antipyretic, antispasmodic, antitussive, depurative, febrifuge and narcotic. They posses anthelmintic properties. A decoction of the roots is used in the treatment of poisonous snake bites, boils and ulcers, diphtheria and epidemic Japanese B encephalitis.

The roots have shown antibacterial action against Bacillus dysenteriae, B. typhi, B. paratyphi, E. coli, Staphylococcus aureus, haemolytic streptococci, Meningococci etc.

The whole plant is febrifuge.
===hết trích====
Nếu bạn không hào hứng với việc dịch thuật thì dùng tạm “cây nhà lá vườn” vậy nhé (nếu có chê cũng xin đừng post lên, kẻo mình ngượng lắm):
“Tác dụng Chỉ thống, Tẩy giun, Tẩy trùng , Chống co thắt, Hạ Sốt, An thần. Ở hướng này thì còn dùng điều trị rắn độc cắn, mụn và nhọt, bệnh bạch hầu và Viêm Não Nhật Bản B do dịch tễ.
Có khả năng kháng khuẩn Kiết lỵ, Thương hàn và phó thương hàn, E.C., Chùm cầu mủ vàng, Chuỗi cầu tan máu, Màng não cầu, vv... Dân chúng thường dùng làm thuốc giảm sốt.”

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Canh tác: </span>
Rất dễ mọc trong điều kiện rừng đất ẩm. Thích đất cát hơn. Không thể phát triển duới -15 độ C nhưng có tài liệu cho rằng vẫn nuôi trồng thành công ở cực bắc và cực nam Britain. Loài này biến hoá thành rất nhiều chủng và dưới chủng. Cây rất chậm ra hoa nếu trồng bằng hạt nhưng hoa có tuổi thọ rất dài, đến hơn 3 tháng.
Phổ biến giống
Gieo hạt đã chín vào cuối mùa hè trên đất cát trong nhà kính. Việc gieo trồng sẽ bảo quản hạt cho đến khi nó được chuyển giao. Hạt rất chậm nảy mầm. Sau 7 tháng thì có thành phẩm thời kỳ đầu và hạt đã được vùi sâu trong đất rồi. Lá sẽ xuất hiện sau đó 4 tháng. Cần vùi hạt trong chậu thật sâu để chắc rằng cây vẫn còn có khả năng mọc với thời kỳ đầu dài đến 2 năm mà không bị xáo trộn. Một khi mà cây đã nẩy mầm cần phải đều đặn cung cấp dịch dinh dưỡng loãng để chắc rằng chúng không bị thiếu ăn. Khi tất cả các cây đã yên nghỉ được đến cuối năm thứ 2, bắt đầu phân phối ra mỗi cây một chậu. Cho chúng phát triển ít nhất 1 năm nữa trong nhà kính trước khi dời chúng ra chỗ trồng vĩnh viễn.

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Ngộ độc </span>

===trích bài của 2 tác giả Tiến Sĩ TRẦN CÔNG KHANH và Dược Sĩ PHẠM HẢI==
Bộ phận độc và chất độc:
Thân rễ có một glycozit độc tên là paridin
Triệu chứng ngộ độc:
Nạn nhân có biểu hiện nôn mửa , đau đầu. Nếu nhiễm độc nặng thì co giật.
Giải độc và điều trị:
Trước hết phải rửa dạ dày, gây ỉa chảy. Cho uống dấm loãng. Nếu co giật thì dùng thuốc trấn tĩnh. Theo kinh nghiệm có thể dùng bài thuốc sau đây: Cam Thảo 5 đồng cân, sắc lấy nuớc. Sau cho thêm nước ép của 2 lạng Gừng Tươi và ít Dấm Thanh, chia đôi, nửa uống, nửa ngậm.

=====hết trích dẫn=====================

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Một số chủng Paris polyphylla : </span>

Các chủng được liệt kê bằng tên khoa học, tên thông thường hoặc cả hai. Có thêm các chủng tương cận để giám biệt.
Paris axialis - (Sold formerly as P. quadrifolia)
Paris cronquistii
Paris fargesii var. latisepala - Daiswa fargesii
Paris polyphylla Smith
Paris polyphylla var. polyphylla
Paris polyphylla var. stenophylla
Paris polyphylla var. thibetica
Paris thibetica var. - apetala
Passiflora caerulea - &#39;Waterloo Blue&#39;
Passiflora hybridum - &#39;Amethyst&#39;
Passiflora hybridum &#39;Incense&#39; - Passion Vine, Incense
Passiflora hybridum &#39;Jeanette&#39; - Hardy Passion Vine &#39;Jeanette&#39;
Passiflora lutea - Yellow Passionflower
Patrinia scabiosifolia &#39;Nagoya&#39; - Compact Patrinia

=====Hoa vá lá của Cây Bảy Lá Một Hoa===

<img src='http://geocities.com/tranvanvung/7l1h/herb_paris.jpg' border='0' alt='user posted image' />

====hình Post dưới đây là quả của Cây Bảy Lá Một Hoa====

Ngòai y học thì Cây Bảy Lá Một Hoa không còng công dụng gì khác.
Tôi viết bài này nhằm mục đích đề nghị một ý kiến dùng Cây Bảy Lá Một Hoa làm cây cảnh. Chì thế thôi. Vì chúng ta là dân chơi cây cảnh.
Đỗ Nguyễn Tử Hưng
 

tuhung

Thành viên
Đính chính và nói thêm vài điều

<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Thứ nhất:</span>

Tôi thành thật xin lỗi đã soạn sai câu sau đây: “Để trị nọc rắn thì nhai lá, nuốt nước còn bã thì đắp lên vết cắn.” Xin cho phép tôi được đính chính.
Cách điều trị nhễm độc nọc rắn (Snake bite) như trên chỉ áp dụng với phương thức dùng lá lưỡi rắn hay dùng chanh quả tươi.
Với cây 7Lá1Hoa thì tác dụng ở thân rễ chứ không ở lá.
Thân rễ được sử dụng theo 2 cách:
1- Sắc trong nước rồi uống. Liều 5-10Gr / lần. Có thể phối hợp với cây Bạch Hoa Xà = Chinese lobelia (Herba Lobeliae Radicantis).

<img src='http://www.woodcottagenursery.com/plants/perennials/Lobelia%20cardinalis.jpg' border='0' alt='user posted image' />

2- Tán thành bột, trộn với giấm cho nhão để bôi lên vết cắn.



<span style='font-size:13pt;line-height:100%'>Thứ nhì:</span>

Tôi không chủ đích soạn bài dành cho cây thuốc. Sở dĩ trình bày nhiều về vấn đề này vì các nghiên cứu khoa học về công dụng của cây đều chỉ có bấy nhiêu. Nếu nhắm vào đấy thì ta còn nhiều cách thực tiễn và hiệu nghiệm hơn. Vả lại, cây 7Lá1Hoa là một giống quý hiếm. Đã vậy, phải mất 3 năm mới có thân rễ già giặn. Trồng cây chỉ để làm thuốc thì phí phạm lắm.
Tôi hướng đến mục tiêu phổ biến cách chơi cây cảnh. Có những lý do sau:
**- Giống: giống lạ, hoàn toàn xứng đáng cho dân chơi sưu tầm.
**- Dáng cây: Dáng lạ và đẹp.
**- Hoa: kỳ lạ
**- Quả: kỳ lạ
**- Chiều cao của cây: tối đa 1 mét nên có thể trồng chậu và chưng ở bất cứ nơi nào thích hợp.
**- Cách nhân giống để kinh doanh: Công phu và kỳ bí.
**- Tên gọi: “Thất Diệp Nhất Chi Hoa” nghe rất Võ Lâm Tiểu Thuyết, và hay nữa.

Vậy bạn nào có ý muốn chơi, có công tìm được giống, và có lòng tốt thì xin biếu tôi một cây. Tôi thành thật cảm ơn, và cảm ơn trước.

Đỗ Nguyễn Tử Hưng.
=====oooo=======oooo=======oooo=======oooo=====

 
Top