Ghép sứ toàn tập

cto-mini

Thành viên tích cực
Nhằm phổ biến rộng rãi những kiến thức về kỹ thuật ghép sứ mà mình đã học hỏi được từ các các ACE đi trước, kể cả nghiên cứu học hỏi trên internet .....
Nay xin được mạn phép ghi ra 1 chút kiến thức về các cách ghép sứ
I/- Cách ghép chữ V ( cách này hiện nay vẫn được 1 số nhà vườn áp dụng )
Cách này dễ thực hiện, tuy nhiên vết sẹo ghép sẽ không đẹp.

Chuẩn bị dụng cụ : 1 con dao thật sắt bén , 1 khăn lông , dây nilong ( hoặc Keo cao su non ) ....

Bước 1 :
+ đầu tiên các bác cắt ngang các thân nhánh sứ dụ tính ghép , vết cắt phải dứt khoát , cắt đứt thân nhánh ghép phải thật ngọt ( ( khi cắt không cứa qua cứa lại nhe AE - vì như vậy sẽ làm tổng thương các mô của cây - ghép sẽ khó dính )
+ Cắt xong phải chùi con day ngay vào khăn lông chuẩn bị sẵn- mục đích để làm gì : nếu AE không chùi con dao - thì dao sẽ dính đầy mũ cây sứ - để 1 hồi khi mũ sứ khô lại thì bạn không thể cắt được nữa ( mũ khô làm con dao không còn sắt bén nữa ) - hổng tin bạn làm thử đi .
Cắt ngang như vầy nè


BƯỚC 2 :
+ Dùng dao tiến hành xẻ vạt nêm - vết cắt phải thật sắc ngọt. - Lưu ý khi dùng dao cắt , xẻ xong phải chùi sạch mũ dính vào dao ngay .




Bước 3 :
+ tiến hành cắt bo ghép hình chữ V ( chú ý cắt làm sao cho vừa khớp với gốc ghép) , như trên vết cắt phải thật sắc ngọt - không được khứa khứa nhe AE


Bước 4 :
+ đặt bo ghép lên gốc ghép - khi đặt bo sứ vào tay không được run run nha AE, đặt bo vào xong là không có được rút ra đâu nhe.


Bước 5 :
+ dùng dây nylong cột lại bo ghép với gốc ghép




Bước 6 :
+ tiến hành dùng bao ly lon chụp lại toàn bộ gốc ghép và bo ghép


Thế là xong cách ghép Vạt nêm
+ Khi làm xong chờ khoảng 3-4 ngày sau, xem lại nếu thấy bo ghép vẫn còn xanh tươi là ok, nếu bo sứ chuyển sang màu đen thì :D:D:D:D:D cắt bỏ ngang tiếp tục làm lại lần 2 .
+ 3 ngày hoặc 4 ngày sau bo ghép vãn còn tươi thì khoản 2 tuần sau xem lại khi thấy bo ghép nhẩy lá non thì tháo bọc ra - chỉ tháo bọc thôi nhe AE - dây nilong cột cứ để vậy, nó sẽ tự mục và tự rớt ra thôi.

Chúc AE thành công
 

Nhhanh

Thành viên
Bài viết rất bổ ích. Đây là lần đầu tiên em nghe thấy ghép hoa sứ. Vườn nhà có mấy cây, cơ hội để thực hành đã đến, hihhi. cám ơn anh nha
 

cto-mini

Thành viên tích cực
Cách ghép ngồi:
( bài và ảnh minh họa mượn tại new.dalatrose )
- Trước tiên cắt ngang gốc ghép chỗ định ghép, thao tác cắt thật dứt khoát, nhanh, gọn (vì nếu cứa thì dập thớ, xơ cành sứ)


- chờ khoản 3-5phút + Sau đó, cắt thêm một lát mỏng nữa thì gốc ghép ráo mủ, dễ ghép.


+ Từ cành sứ giống cần ghép dài đã tước lá, cắt một bo ghép (có từ 1 mắt lá đến 3 mắt lá thôi ).


Sau đó vòng dây lên bo ghép để giữ cố định


Và cột giây để giữ chặt bo ghép.
 

hoclamvuon

Thành viên
còn một cách không cần cột dây lấy bọc nilong chùm bao cả bo ghép vô góc ghép sau đó lấy dây thung buộc lại là xong vừa nhanh và tiện hơn buột dây rất nhiều!
 

A69

Thành viên tích cực
theo tôi thì không nên tưới nước cho sứ trước khi ghép từ 3 đến 5 ngày thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
 

MINHQUANG_1979

Thành viên
còn một cách không cần cột dây lấy bọc nilong chùm bao cả bo ghép vô góc ghép sau đó lấy dây thung buộc lại là xong vừa nhanh và tiện hơn buột dây rất nhiều!
có chắc vậy không bạn ??
bạn chắc ở tphcm hay miền nam

chứ ra ngoài miền bắc ghép kiểu này tỷ lệ thất bại khá cao đấy.( mình có 1 người bạn , bác thưởng ở hà nội : ghép kiểu đó mùa này 10 bo rớt hết 10 )

trùm bao--> hơi nước không thoát --> đọng lại --> dễ thúi bo.

vậy ghép kiểu nào đạt tỷ lệ sống cao nhất ??
- trùm bo ( hay ghép bịt),ghép ngồi
- dùng dây cột ,
- dùng cao su non,
- dùng lylon xé thành từng sợi rịt,
- dùng keo 502

minhquang1979
" vui là chính "
 

cto-mini

Thành viên tích cực
có chắc vậy không bạn ??
bạn chắc ở tphcm hay miền nam

chứ ra ngoài miền bắc ghép kiểu này tỷ lệ thất bại khá cao đấy.( mình có 1 người bạn , bác thưởng ở hà nội : ghép kiểu đó mùa này 10 bo rớt hết 10 )

trùm bao--> hơi nước không thoát --> đọng lại --> dễ thúi bo.

vậy ghép kiểu nào đạt tỷ lệ sống cao nhất ??
- trùm bo ( hay ghép bịt),ghép ngồi
- dùng dây cột ,
- dùng cao su non,
- dùng lylon xé thành từng sợi rịt,
- dùng keo 502

minhquang1979
" vui là chính "
nhất trí với bác minhquang1979 , có nhiều cách ghép - phù hợp với từng người , tui mới ghép khoản nữa tháng trước, gặp mưa 2 ngày thúi hết trơn nè , mổi cây chỉ còn dính 1 bo thôi "Mưu sự tại nhân - thành sự tại thiên"
riêng dùng keo 502 ghép chưa thử lần nào, để thứ cách đó xem sao? bác minhquang1979 nhỉ
 

MINHQUANG_1979

Thành viên
tặng các bạn có niềm đam mê về loài cây này
Với vốn kinh nghiệm ghép của minhquang nay xin phổ biến rộng rãi :
Cách ghép ngồi - ghép bịt
(cách ghép minh quang thường thực hiện với tỷ lệ sống cao nhất )
+ YouTube Video


http://www.youtube.com/watch?v=buIDeQEWQvU&feature=player_embedded

có gì sai sót mong các bạn bổ sung thêm cho hoàn chỉnh

------------------
minhquang1979
0937703999
 

MINHQUANG_1979

Thành viên
bài Minhquang chỉ có tính tham khảo đăng lên mọi người cùng trao đổi cho vui.
Nguyên nhân ghép rớt bo

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho công việc ghép không thuận lợi

với kinh nghiệm cá nhân xin đưa ra vài nguyên nhân :

1- Cách ghép

2.-vật liệu,dụng cụ ghép

3.- thời gian tháo bao ghép, dây ghịt bo

4 - thời tiết ghép ( yếu tố bên ngoài )

Có nhiều cách ghép khác nhau : ghép ngồi , ghép bịt , ghép mắc lá , ghép vạt nêm , ghép áp thân…
Nhưng hầu hết các nhà vườn đều áp dụng 3 kiểu ghép chính :


Ghép ngồi : đặt bo lên và dùng dây , hay cao su non, hay những thứ khác có tính dẻo và đàn hồi ( lylong,…) mà giữ bo ghép

Bên ngoài cũng có ly lông trùm bảo vệ bo ( mục đích tránh ảnh hưởng bởi bên ngoài)

Ghép bịt dùng bao ly lông ( nhỏ , lớn : tùy bo mà áp dụng ) trùm bo và ghịt xuống , và lấy dây thun, hay dây khác cột lại.

Ghép vạt nêm : vạt xéo hình chữ V ở gốc ghép , bo ghép vạt hình chữ V ngược lại , rồi đặt nhanh bo ghép lên gốc ghép


Cách giữ bo :

minh quang thiển nghĩ không nên dùng dây caosu , các vật liêu có tính đàn hồi cột giữ bo, vì sao vậy ??

Các bạn để ý : khi thử dùng tay bóp nhẹ lên gốc ghép ( gốc đã cắt chuẩn bị ghép ngay ), thì có 1 hiện tượng sảy ra : chảy nước ở lõi ( nơi đặt bo ghép) minhquang thiển nghĩ đó là chất dinh dưỡng nuôi bo

Vậy dùng dây thun cột nếu cột chặc không vừa tầm ( các bạn mới tập ghép hay bị tình trạng này lắm ) à sẽ gây ra tình trạng nói trên


Vì thế : minhquang thường sử dụng 2 loại băng keo : băng keo văn phòng ( dùng để ghép khi để cây trong mát không có mưa tạt) , băng keo điện ( áp dụng ngoài trời , vì loại này nước không ảnh hưởng đến sự kết zín của nó )


Cách giữ bo là 1 yếu tố rất quan trọng trong việc thành , bại khi ghép

vật liệu ghép, dụng cụ ghép :
-dao thái lan ( nên mua : lưỡi dao ngắn tầm ), lưỡi lam ( dùng để cắt bo )

- đá mài dao : đá dạng nhuyễn ,

thủ thuật nhỏ : khi dao hết bén các bạn có thể kiếm cái đĩa sành sứ , dùng dao liết qua vài đường trên đít , hay thành đĩa thì dao sẽ bén lại ngay

- ăn côn , hay óc xi già xát trùng dao khi ghép

- Vải ( Tơ mịn ): để kê cắt bo ghép, lau dao

- Băng keo cột bo

- Dây cao su

- ly lông trùm bo

3.- thời gian tháo bao ghép, dây ghịt bo

Thông thường 10-12 ngày : đối với ghép ngồi, ghép bịt

Thủ thuật nhỏ :

- Mùa lạnh các bạn nên tháo sớm hơn 2-3 ngày

- Các bo khi tháo song : phải có 1 chất dung dịch bôi lên đầu bo , với mục đích tránh sự thoát hơi nước trên bo

Minhquang thường sử dụng : sơn ( sơn dầu ), keo 502 ( dán sắc ) trét nhẹ nhàng trên đầu bo và cột bao trùm bo lại



4.thời tiết ( yếu tố bên ngoài )

Nếu vân chuyển được cây trong mát , thông thoáng là tuyệt vời nhất.

( thời tiết lạnh miền bắc : thì nên có đèn sưởi ấm cây )



Thủ thuật nhỏ : khi ghép vào mùa lạnh

Bình thường trùm bo ghép chỉ có 1 bao ly lông bên ngoài , nay các bạn nên trùm thêm 1 bao nữa

( mục đích giảm lượng khí lạnh tác dụng lên bo , bo dễ sống hơn)



1 vài kinh nghiệm cá nhân rút lõi từ thực thực tế nay xin viết để các bạn tham khảo.


Minhquang 1979

" vui là chính - sứ cho mọi người "

( blog 360

http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenson662004/ )
 

MINHQUANG_1979

Thành viên
trên cây sứ có thể ghép mọi nơi,
khắc , cạo , xáo xào được hết ......


sẽ đưa hình tiếp
minhquang1979

" vui là chính - học hỏi giao lưu- kết bạn -thân ái "
 

cto-mini

Thành viên tích cực
CÁCH GHÉP BỊT - CÁCH NÀY DỄ THỰC HIỆN VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
1/ Con dao ghép phải bén và mỏng. Phải cắt bo sứ cũng như nhánh sứ cho thật thẳng và phẳng.
2/ Phải có một cái khăn sạch khô để mỗi lần cắt bo sứ hay nhánh sứ là phải lau liền cho sạch, không được để lưỡi dao dính mũ sứ mà cắt vào bo hay nhánh sứ lần tiếp theo.
3/ Bo sứ ghép không được dài quá hay là có nhiều mắt lá quá. Trung bình chỉ có hai mắt lá và bo cao khoảng 1 cm là vừa.
4/ Khi cắt nhánh sứ ở cây nguyên liệu ghép, bác sẽ thấy mủ cây chảy ra , bác nên đợi khoảng một phút rồi bác cắt tiếp một lớp mỏng nữa để bỏ lớp mủ cây này đi, miễn làm sao là để mặt ghép thật khô không có dính chút mủ cây vào là tốt.
5/ Cây nguyên liệu để ghép và bo ghép không được bón phân hay phun thuốc trừ sâu ít nhất trước 15 ngày.
6/ Nên ghép vào sáng sớm lúc chưa có nắng hoặc chiều mát.
7/ Sau khi ghép xong nên để cây ở nơi có nắng từ 70 đến 100% nắng thì tốt. Nếu để vào trong nhà hay chỗ mát quá không có tí nắng nào là có khi không đậu bo nào hết.

Các bước thực hiện gần giống như cách ghép ngồi








+ Sau khi đã cột bằng dây thun , các bạn dùng tay kéo nhẹ nhàng cái bịt xuống sao cho bịt ôm vừa khít bo ghép phải tiếp xúc sát và chặt mặt cắt của nhánh ghép, kết hợp dùng ngón tay xe xe đẩy dây thun xuống thấp hơn tí. cái này quan trọng - quyết định nhen

Tiếp theo................

8/ Khi bo ghép được khoảng 5 tới 12 ngày thì ta sẽ thấy chồi non lú ra và đẩy bao nilon căng ra, lúc này ta nên lấy tay nâng nhẹ bao nilon lên một chút khoảng 3cm trở lại ( dây thun buộc vẫn giữ nguyên nhe ), để cho chồi non không bị ép. mời xem hình chồi non cỡ dưới đây hoặc nhỏ hơn trong hình một chút là nâng bao lên nhé.( nhớ là chỉ nâng nhẹ cái bao lên thôi nhé , đùng có nâng luôn cái bo lên thì mệt lắm á )



Và khi chồi non lên được khoảng 2-3 lá non như hình dưới đây thì có thể tháo sợi dây thun ra nhé.


............Chỉ tháo sợi dây thun ra thôi, còn vẫn để cái bao chụp lên bo sứ khoảng 3 ngày thì mới vứt bao đi nhé. Và khi tháo thun ra thì nên tháo vào buổi chiều mát. Để bao lại 3 ngày là vì để cho chồi non nó làm quen với môi trường bên ngoài đi hãy. Nếu sau khi ta tháo dây thun và bỏ bao đi luôn thì chồi non chưa quen và gặp nắng thì dễ bị cháy ngọn hay chồi vẫn sống nhưng sẽ bị đẹt và phát triển chậm.
Mấy bo ghép này là giống mới nên chỉ ghép có một mắt lá thôi á ( để tiết kiệm lấy bo ). Các bác sau này ghép quen thì mới ghép một mắt lá được, nhưng ghép hai mắt lá thì sau này ra tàn cây đẹp hơn.
9/ Khi buộc dây thun thì ta nên buộc thấp xuống phía dưới một chút để cho có chỗ mồ hôi đọng lại, vì buộc cao thì mồ hôi đọng gần bo ghép dễ làm bo bị hư và nhánh sứ bị thúi nuôn á.
Hình minh họa buộc thấp :


Buộc cao như hình dưới đây thì không nên đâu nhé :


Chúc các bác ghép bịt thành công
 

cto-mini

Thành viên tích cực
_ Cây sứ trồng từ hột từ 8 tháng tới một năm là có thể ghép được rồi.
_ Cành ghép thì nên chọn cành có màu xanh lá cây tới màu hơi xám xám là ghép tốt nhất, đừng nên chọn cành non quá ( cành non thường có màu xanh lá mạ ).
_ Về bo ghép thì ta có thể ghép bo có đường kính từ 3mm (3 Ly ) tới 5cm (5 phân ) bo lớn 5 phân Nguoica đã thử rồi.. Thường thì ta nên ghép bo non thì tốt hơn bo ghép già, vì bo non sau này phát triển mạnh hơn và siêng ra bông hơn. Bo ở ngay trên đầu ngọn là tốt nhất và phát triển mạnh nhất.
_ Bo ghép thường có đường kính nhỏ hơn đường kính của nhánh gốc ghép từ 2mm tới 3mm thì sau này chỗ tiếp xúc của bo và nhánh ghép sẽ liền lạc và đẹp hơn.
 

nguyenphatloi

Thành viên
cũng là cách ghép bịt, nhưng thực hiện hơi khác ở phần "bịt" bo sứ, xin chia sẻ với các bác


Về thời gian ghép: tốt nhất là vào mùa khô , trước và sau tết, lúc này sức phát triển của cây sứ mạnh

Việc ghép sứ thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ bao gồm
  • Túi nylon (kích thước 7 cm x 10 cm là vừa)
  • Dây thun
  • Dao cắt (ở đây tôi sử dụng lưỡi lam)
  • Bông gòn hoặc khăn sạch


Bước 2: Chọn gốc ghép. Gốc ghép phải đang phát triển mạnh và "đủ tuổi" để ghép. Thường thì gốc ghép "đủ tuổi" sẽ có màu xanh ngả sang xám, đường kính nhánh > 1cm


Bước 3: Cắt nhánh, tạo tàn chính.
Định hình thân chính cây sứ sau này, cắt trừ hao từ 5-10 mm . không nên chừa nhánh quá dài, mắt ghép sẽ phát triển yếu sau này



Bước 4: Chuẩn bị bo ghép
Sau khi cắt tán định hình , chờ 1 - 2 phút cho nhựa cây sứ tiết ra. Có thể dùng bông gòn lau cho sạch nhựa



Trong lúc này, có thể tranh thủ chuẩn bị bo ghép
Bo ghép lấy từ nhánh có loại hoa đẹp , bo ghép có màu xanh hơi ngả sang xám thì ghép dễ lên hơn. cắt bỏ hết các lá. Bo ghép dài từ 8-10mm ( dài quá thì càng khó dính). mỗi bo có ít nhất 1 mắt lá, chỗ này sẽ mọc chồi khi bo ghép phát triển





Bước 5: Tiến hành đặt bo vào gốc ghép
Dùng dao cắt bỏ 1 lớp mỏng ở gốc ghép ( từ 2-5mm). không cho bề mặt này tiếp xúc với bất cứ vật gì nữa



Đặt bo ghép vào gốc ghép sao cho 2 bề mặt khít với nhau



Dùng túi nylong trùm kín và ghịt chặt bo ghép vào gốc ghép. lấy thun cột chặt lại




Tiến hành tương tự cho các nhánh sứ còn lại


Lưu ý:
  • Đối với cách ghép này không cần phải mang cây sứ vào chỗ mát. có thể để dưới ánh nắng trực tiếp và tưới nước bình thường
  • Sau 10 ngày cắt dây thun nhưng vẫn để nguyên bịt nylon như vậy thêm 2-3 ngày nữa thì mới tháo hoàn toàn
  • Thường xuyên kiểm tra dây quấn, nếu chưa đến 10 ngày mà dây thun bị đứt thì quấn lại bằng dây mới
 

MINHQUANG_1979

Thành viên
thiển ý kinh nghiệm riêng minhquang ghép tại vườn nhà cùng các bạn

minhquang có nhận xét :
- nhánh già dùng dây thun cột
- nhánh non : dùng băng keo cột
- ghép khó hơn : dùng keo 502
minh quang áp dụng các kiểu ghép 1 cách linh hoạt .

ghép bịt nhược điểm :

1. dễ gây ra tình trạng đọng nước ( nôn na là hầm bo khi ghép --> thúi bo )

2. vào mùa mưa , ( mùa lạnh ) ghép sứ : bo có tỷ lệ sống khá thấp
( cái này các bạn chơi sứ lâu năm chắc rõ )

3. bo không được thông thoáng ( nôn na là gò ép bo )

vậy minhquang chỉ ghép theo kiểu ghép ngồi và áp dụng các cách cột bo cho phù hợp

vài ý trao đổi cùng các bạn.
http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenson662004/
 

culanluasg

Super Moderator



anh Minh Quang Cù vẫn chưa hiểu rõ ý ,về cơ bản chỉ khác cọng thun,chưa thấy rõ sự khác biệt,anh có thể giải thích thêm
 
Top