Dị mộc Thiên tạo

satruky

Thành viên tích cực
Dị mộc Thiên tạo
Trong số hàng ngàn tác phẩm làm lòng người ngẩn ngơ phải nói đến kiệt tác trường tồn đó là cây me gần 400 tuổi của tác giả Trần Hiếu Dân thuộc hội sinh vật cảnh TP HCM.
Ở các kỳ triển lãm nghệ thuật bon sai, phải nói đến Lễ hội cây nhân 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vừa qua, các nghệ nhân, người yêu cây từ khắp mọi miền tổ quốc mang những tác phẩm con cưng tinh hoa nhất của mình về tụ hội ở Bảo tàng Hà Nội. Đây là dịp những tác phẩm nghệ thuật được dịp khoe sắc, đua hương, cho người yêu cây thưởng lãm. Trong số hàng ngàn tác phẩm làm lòng người ngẩn ngơ phải nói đến kiệt tác trường tồn đó là cây me gần 400 tuổi của tác giả Trần Hiếu Dân thuộc hội sinh vật cảnh TP HCM.
Ở tác phẩm này, ngoài tính nghệ thuật đạt đến sự tột đỉnh một kiệt tác của thiên nhiên, nó còn độc đáo về mặt ý nghĩa nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nét độc đáo đó thể hiện cho sự trường tồn của dân tộc Việt.

Theo như chủ nhân của tác phẩm và một số người yêu cây thì nét độc đáo có một không hai ở “lão me”, là cây mà không phải cây, vì cây phải có gốc, ngọn, cành. Nhưng “lão me” đây chỉ sống bằng vỏ cây. Trước đây, cây bị bão bứt lên, vỏ bị xé thành nhiều mảnh, lõi cây chết khô chỉ còn lại vỏ. Qua gần 4 thế kỷ phơi mình trong mưa nắng, khắc nghiệt của thời tiết bốn mùa mà cây vẫn sống, không những sống bình thường mà còn sống khỏe và phát triển.
Từ gốc cây đi lên vỏ cây được chia thành ba miếng rồi lên đến hai phần ba, cây được thiên nhiên túm lại và từ đó bắt đầu hình thành một ngọn. ngọn me vươn lên chia thành nhiều cành. Các cành được phân bố vị trí hợp lý để quang hợp nuôi dưỡng gốc-thân- ngọn.
Đặc biệt nữa, chậu cây không phải làm bằng xi măng, gạch truyền thống, thay vào đó là nguyên một thân cây gỗ sao bị lũa có tuổi gần nghìn năm. Cây sao nằm dưới lòng suối hàng trăm năm, chính dòng nước trong đã bào, gọt dũa, cho đến khi hình thành cái chậu lũa như bây giờ. Chủ nhân cho biết phải sưu tầm tận miền Trung của một tiều phu tìm thấy dưới lòng suối.
“Me lão” cao khoảng hai mét rưỡi, chiều ngang cây cả tán hai mét. Được đặt trên chậu gỗ lũa dài bốn mét, có đôn rồng nâng đỡ. Để tác phẩm có thêm chiều sâu cho ý nghĩa của đại lễ 1000 năm Thăng long – Hà Nội, bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân đã tạo thêm tiểu cảnh nhiên nhiên núi đá, dòng suối chảy róc rách ngày đêm ngay dưới gốc me.
Gốc cây có nhiều rễ quấn lấy nhau, tượng trưng cho nguồn gốc người Việt, kết hợp với thân chia làm ba tượng trưng cho 54 dân tộc anh em của ba miền Bắc Trung Nam. Sự kiên cường, tính chịu đựng, cần cù của dân tộc việt được thể hiện ở thân cây (vỏ) gồ ghề, vặn vẹo, chai cứng như sắt, như đồng đến nỗi dùng đục để làm đẹp cho cây mà đục cũng bị mẻ.
Ngọn cây cành lá sum sê, trĩu hoa, nặng quả như minh chứng cho sự trường tồn phát triển của tác phẩm mà người chơi cây muốn gửi gắm tâm tình như người Việt trải qua hàng ngàn năm đến nay cho nước nhà hòa bình, thịnh vượng.
Me lão trường tồn tứ bách niên
Trải bao mưa nắng vẫn bình yên
Nguyện đem hương sắc cùng tô thắm
Đất Việt con Rồng với cháu Tiên​
Theo đánh giá của một số nghệ nhân và người sành chơi cây thì cây me này được thiên tạo vần vũ hàng thế kỷ, hội đủ bốn yếu tố cần để tạo nên một cây đẹp đó là Thanh - Kỳ - Cổ - Mỹ, làm đắm say lòng người, được đánh giá là cây có trị giá đến cả “triệu đô”.
Nguồn Pháp luật và Xã hội​
 

Nhật_Thành

Thành viên Mua Bán
Nếu nguồn tin là sự thật thì: già thì củng già, quái thì củng quái, đẹp thì củng tương đối đẹp, giá thì củng có giá.... vậy đi.
 

satruky

Thành viên tích cực
Nếu nguồn tin là sự thật thì: già thì củng già, quái thì củng quái, đẹp thì củng tương đối đẹp, giá thì củng có giá.... vậy đi.
Bỏ vài tỷ mua cây sanh về không biết làm gì chứ bỏ 1 triệu đô mua cây này cũng làm được vài thứ: me chấm muối ớt hoặc mắm ruốc nhậu, canh chua cá đồng nấu lá me hoặc trái me.
 

longga

Thành viên tích cực
Bỏ vài tỷ mua cây sanh về không biết làm gì chứ bỏ 1 triệu đô mua cây này cũng làm được vài thứ: me chấm muối ớt hoặc mắm ruốc nhậu, canh chua cá đồng nấu lá me hoặc trái me.
về tay mình có khi lại có củi nấu bánh chưng vì nhà không có nắng =))
 

gato68

Thành viên tích cực
Cái vết sẹo to đùng, đen sì ngay chính giữa cây chắc cũng được thiên tạo vần vũ cách đây 400 năm mới được vậy ha :)|
 

mrhuynh482

Thành viên tích cực
sao biết nó 400 tuổi vậy anh?nếu cây này ở miền nam mà bị bảo sập thì chỉ có cơn bảo LIN-DA 1997 thôi!\:D/
 
Top